Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Phim tài liệu: “Việt Nam – Đông Á 35 năm bão lửa 1940-1975”; Nga liên tiếp cáo buộc Trung Quốc gây rối trên Biển Đông; Học giả Nga ( tung hỏa mù): Thỏa thuận hợp tác quân sự Trung-Mỹ đã được chuẩn bị bí mật

Phim tài liệu đặc biệt về cuộc chiến Đông Dương và Việt Nam 1940 — 1954 với những thước phim lịch sử về cuộc tấn công biển người của Hồng Quân Trung Cộng tại chiến trường Cao Ly (Triều Tiên) đẫm máu.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgnP6Sy-izAkzxXPyjjlnDql49BTuT_baQ5VWIDpHeKHxHuuL2LCN1FeVTxgBVV80qcSj-oNOyAjrsaTJPJ-s-6nUmSNynsVaQbjpJuslTeVwars55vreK2kwOpSBh78J6TeBGGzsV7yg/s1600/480.jpg
Một cảnh trong phim
Những hình ảnh về quốc trưởng Bảo Đại trong sứ mệnh tái hình thành và phát triển quân đội Quốc Gia Việt Nam và những ngày cuối cùng của cuộc chiến Pháp-Việt mà ngày N đã kết thúc tại Genève.

Đây là DVD phim tài liệu tổng lược về cuộc đời chính trị của vị tổng thống đầu tiên của Việt Nam và những chứng tích lịch sử của nền đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa.

Qua tập phim này, người xem được nhìn thấy những hình ảnh về cuộc đối đầu giữa chính phủ Ngô Đình Diệm với các lực lượng Giáo Phái và Bình Xuyên, những nỗ lực phát triển Quân Lực VNCH, những chứng liệu về mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, và những hoạt động chính trị và xã hội của vị Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà đã gây ra nhiều tranh cãi trong hơn 50 năm qua.


Nga liên tiếp cáo buộc Trrung Quốc gây rối trên Biển Đông

(Tình hình Biển Đông - Vấn đề Biển Đông) - Hhoạt động cải tạo, xây dựng và bồi đắp các đảo mới đang được Trung Quốc tiến hành rất nhanh làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.

Giáo sư D. Mosyakov - Quyền Giám đốc Viện Phương Đông học - Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã đưa ra nhận định này khi nói lời khai mạc Hội thảo quốc tế lần thứ 2 với chủ đề "An ninh và Hợp tác ở Biển Đông: Những vấn đề cấp bách và giải quyết xung đột" do đơn vị này vừa tổ chức.
Theo đó, hội thảo đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học quốc tế, chính giới, báo chí sở tại và có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh xung đột ở Biển Đông tiếp tục diễn biến căng thẳng.
Theo Giáo sư D. Mosyakov nhận định, ngoài những nhân tố bên ngoài, chính sách của Trung Quốc là một trong những nhân tố bên trong gây ra căng thẳng trên Biển Đông.
"Hoạt động cải tạo, xây dựng và bồi đắp các đảo mới đang được Trung Quốc tiến hành rất nhanh, làm thay đổi hiện trạng địa lí, gây ra phản ứng của các nước láng giềng, làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông", Giáo sư D. Mosyakov nói.
Theo đó ông cho rằng, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cần phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các thỏa thuận đã đạt được.
Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu, đại diện chính quyền và các bộ ngành, đặc biệt là sự góp mặt của gần 10 chuyên gia hàng đầu thế giới về vấn đề Biển Đông đến từ các nước như  Mỹ, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore... đã trao đổi một cách nghiêm túc, thẳng thắn và khách quan trước các vấn đề hóc búa liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông.
Trên cơ sở các ý kiến phân tích, các học giả tập trung vào việc tìm kiếm và kiến nghị các giải pháp cho cuộc khủng hoảng, làm giảm căng thẳng và giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông.
Giới chuyên môn cũng cho rằng các mục đích trong các hành động của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) là để mở rộng hơn nữa các căn cứ Không quân, Hải quân của mình về phía Nam, tiến tới giành quyền kiểm soát tất cả vùng nước của Biển Đông.
Hoạt động cải tạo đảo được Trung Quốc tiến hành một cách nhanh chóng
Hoạt động cải tạo đảo được Trung Quốc tiến hành một cách nhanh chóng
Các hành động này đã làm thay đổi hiện trạng địa lý, gây ra sự phản ứng của các nước láng giềng, làm trầm trọng thêm căng thẳng ở Biển Đông, đe dọa đến hòa bình và an ninh trong khu vực.
Từ quan điểm an ninh quốc tế, các học giả cho rằng, hành động của Trung Quốc chỉ mang lại các mối đe dọa của các cuộc xung đột quy mô lớn, thậm chí có thể nhanh chóng chuyển thành cuộc xung đột toàn cầu như cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ.
Các học giả tham gia Hội thảo đã chỉ trích cách tiếp cận của Trung Quốc về việc không tính đến các lợi ích hợp pháp của các nước láng giềng, nhất là Việt Nam và Philippines.
Bên cạnh đó, các học giả cũng chỉ ra rằng, với sức mạnh ngày càng tăng và sự cứng rắn trong thực hiện chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ không chỉ đe dọa an ninh của các nước Đông Nam Á mà còn đặt các nước này vào tình thế khó xử nghiêm trọng trong quan hệ về kinh tế, ngoại giao.
Gần đây nhiều diễn đàn đã được Nga thực hiện và các học giả liên tục đưa ra những cáo buộc về hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.
Gần đây nhất hội thảo với chủ đề "Tranh chấp lãnh thổ và luật pháp quốc tế trong kỷ nguyên mới" cũng phân tích nhiều khía cạnh của vấn đề này.
Tại đây các ý kiến cho rằng giải pháp duy nhất để giải quyết tất cả những điều tiêu cực trên là Trung Quốc phải thay đổi đường lối, quay lại ý tưởng hợp tác với các nước láng giềng, tính đến lợi ích hợp pháp của họ, tìm kiếm và đạt được một thỏa hiệp trên cơ sở luật pháp quốc tế và đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Phương Nguyên (Tổng hợp)





Học giả Nga: Thỏa thuận hợp tác quân sự Trung-Mỹ đã được chuẩn bị bí mật


(GDVN) - Hai bên còn nhất trí về một số thỏa thuận về bộ quy tắc ứng xử giữa phi công và thủy thủ hai nước trong các cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên trên không và trên biển.

Tờ Tầm nhìn của Nga ngày 17/6 đưa tin cho biết, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận lớn với Mỹ về hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Thỏa thuận có chữ ký của Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ Raymond Odierno và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long tại Washington. Đây là một thỏa thuận đầu tiên thuộc loại hình này được ký kết giữa hai bên trong những năm gần đây.

Dự kiến trong năm tới, quân đội Trung Quốc cũng sẽ tham gia cuộc tập trận RIMPAC do Mỹ tổ chức.
Ảnh nguồn vz.ru
Ngoài ra, hai bên còn nhất trí về một số thỏa thuận về bộ quy tắc ứng xử giữa phi công và thủy thủ hai nước trong các cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên trên không và trên biển.

Thỏa thuận này được ký kết trong bối cảnh truyền thông phương Tây và chính quyền Washington những tuần gần đây mạnh mẽ lên án các hành vi leo thang căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông và Mỹ đã thẳng thắn lên án các hành động này của Bắc Kinh.

Trong khi đó, Bắc Kinh cũng công khai chỉ trích các chỉ trích của Mỹ đối với họ về cách ứng xử của Trung Quốc ở Biển Đông.

Alexei Maslov, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phương Đông của Nga cho biết, việc một thỏa thuận lớn như vậy xuất hiện trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ gia tăng căng thẳng do những bất đồng ở Biển Đông cho thấy nó đã được chuẩn bị từ trước một cách bí mật.

Việc ký kết được thỏa thuận này đối với Trung Quốc là một thành công rất quan trọng. Nó giúp Bắc Kinh giành đạt được sự cân bằng trong quan hệ đối tác với Nga và Mỹ, nâng cao vị thế của Bắc Kinh trong quan hệ đối tác quân sự với Washington.

Về mặt ngoại giao, thỏa thuận này hỗ trợ rất lớn cho Bắc Kinh trong việc làm đẹp hình ảnh đã nhiều hoen ố của mình trong cách hành xử ở nước ngoài rằng Trung Quốc không phải là quốc gia thích hành động một chiều.

Thỏa thuận cũng là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã trở thành đối thủ có tay nghề cao và linh hoạt trong việc thực hiện quyền lực chính trị ở Đông Nam Á.

Hơn nữa, thỏa thuận này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến các thỏa thuận mà nhiều nhà quan sát nghĩ rằng không thể. Thực tế là Mỹ bị ràng buộc trong quan hệ với Đài Loan theo thỏa thuận ký kết năm 1972.

Theo đó, trong trường hợp Bắc Kinh khởi động quân sự chống lại Đài Loan, Mỹ sẽ có trách nhiệm hỗ trợ đồng minh này, kể cả bằng vũ lực. Nhưng thỏa thuận mới giữa Washington và Bắc Kinh trên thực tế không chỉ làm thỏa thuận kia mất hiệu lực mà còn dấy lên nghi ngờ về cam kết của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á.

Ngoài ra, ông Maslov còn cho rằng thỏa thuận hợp tác quân sự mới giữa Trung Quốc và Mỹ chắc chắn sẽ đe dọa tới lợi ích của Nga trong khu vực./.
Nguyễn Hường

Không có nhận xét nào: