Đăng lúc: 26/06/2016 10:59
Minh họa. Nguồn internet
Lời bàn của Trần Hữu Dũng:
Bài này khá, nhưng khi đề nghị một Ban Chuyên trách "Hoạt động kiểm tra độc lập với hệ thống quyền lực Đảng và chính phủ" thì quả là không tưởng!
(Mà nếu có Ban này thì thành viên của nó cũng sẽ toàn là con ông cháu cha!)
(Mà nếu có Ban này thì thành viên của nó cũng sẽ toàn là con ông cháu cha!)
Hiện tượng Con Ông Cháu Cha (viết tắt COCC) không thiếu trong xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, nếu trước kia nó chỉ khép nép thì trong chục năm lại đây nó không còn e dè nữa, và trong vòng một hai năm gần đây nó trở nên ngang ngược, công khai thách thức lương tâm xã hội.
Đã có nhiều đề xuất về giải pháp cho vấn nạn này. Sau đây là một đề xuất như vậy của một chuyên viên về tổ chức quản lý từng làm việc ở các công ty đa quốc gia châu Âu và Mỹ.
COCC thực là một câu hỏi thách thức lương tâm, nhưng nó chỉ là một mặt của vấn đề rộng hơn và nhức nhối hơn nhiều: vấn đề nhân sự khiến cho các chức trách lớn và rất lớn lọt vào tay những con người bất xứng hay tệ hơn đã từng vướng vào nhiều lỗi về năng lực chuyên môn lẫn đạo đức cá nhân, nhưng họ vẫn tiếp tục được cất nhắc và bổ nhiệm. Do thiếu vắng tài năng và đạo đức, chức trách trong tay không phải để họ phục vụ nhân dân mà để họ tận vơ vét và chuẩn bị cho con cháu họ thay thế! Và chu kỳ vơ vét lại tiếp tục!
Thế nào là Con Ông Cháu Cha?
Hiện tượng Con Ông Cháu Cha là hiện tượng người con, cháu, em…, nghĩa là người thân của một quan chức, được đề bạt, bổ nhiệm bởi quan chức đó hay dưới áp lực, ảnh hưởng của quan chức đó. Một thí dụ như vậy được thấy qua trường hợp ông Lê Phước Hoài Bảo, vị Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam gây xôn xao dư luận năm ngoái, và mới đây là con của nguyên Bộ trưởng bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.
Xác định trên sẽ không khiến chúng ta nhầm lẫn rằng trường hợp Tổng Thống Bush con với trường hợp ông Bảo đều là COCC (dù tầm vóc hai người và hai sự việc khác nhau). Trường hợp ông Bảo là COCC vì quá trình thăng tiến của ông do sự bổ nhiệm trực tiếp của cha ông lúc còn đương nhiệm, hoặc do cấp dưới của cha ông. Còn chức vụ Tổng thống của ông Bush con, trái lại, do dân chúng lựa chọn qua một cuộc bầu cử minh bạch, công khai và bình đẳng giữa các ứng cử viên. Trường hợp ông Bush con không phải COCC.
Xã hội các nước dân chủ hay các công ty đa quốc gia đều có luật pháp hay nội quy phòng ngừa tệ nạn COCC. Nói chung họ cấm cha con, chồng vợ, anh em… làm chung trong một cơ quan trong đó người này là cấp dưới trực tiếp của người kia, hay người này là cấp dưới của cấp dưới trực tiếp của người kia. Lý do chính của sự cấm này là sự bất bình đẳng trong cơ quan, và/hay sự bất tiện trong khi làm việc. Bình đẳng là một giá trị rất được tôn trọng của xã hội văn minh, bởi vì bình đẳng là một trong những điều kiện của xã hội khai phóng.
Dư luận bất bình và đề nghị giải pháp
Nhiều tiếng nói chống lại tệ nạn COCC đã cất lên. Sau mô tả hiện tượng là đề nghị giải pháp, và nhìn chung có hai hướng chính trong các giải pháp được đề nghị này:
Hướng 1: kêu gọi cán bộ có trách nhiệm học tập tấm gương đạo đức của các cá nhân trong lịch sử như Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Trần Thủ Độ, Tô Hiến Thành…
Hướng 2: kêu gọi đảng Cộng Sản Việt Nam, nhà nước Việt Nam có các biện pháp minh bạch trong thi tuyển công chức, đề bạt, bồi dưỡng…
Trong khi không hề coi nhẹ khía cạnh giữ gìn đạo đức trong giới công quyền cũng như không hề coi nhẹ các biện pháp minh bạch trong thi tuyển công chức, đề bạt, bồi dưỡng thì thực lòng tôi vẫn chưa yên tâm khi chưa thấy đề cập tới một giải pháp mà tôi nghĩ là gốc của vấn đề: giao sự giám sát về cho nhân dân.
Tại sao giao sự giám sát về cho nhân dân là giải pháp gốc?
Chắc ai trong chúng ta cũng công nhận rằng:
Một quốc gia, một xã hội là do nhân dân mà ra. Nhân dân, lãnh thổ, chính quyền là ba thành tố gốc cấu tạo nên một quốc gia, cả về mặt thực thể lẫn về mặt pháp lý.
Trong ba thành tố đó, Nhân Dân là gốc quan trọng nhất, bởi vì không có nhân dân làm gì có chính quyền? Và cũng không có lãnh thổ vì không có cương vực, chỉ có một mảnh đất hoang!
Vậy nhân dân là thành tố gốc của quốc gia, là nguồn gốc của chính quyền. Chính quyền do nhân dân tạo ra với sứ mạng chính là phục vụ nhân dân, trong đó cụ thể là:
1) Bảo vệ tài sản và tính mạng dân chúng
2) Bảo vệ các quyền tự do căn bản của dân chúng
3) Bảo vệ lãnh thổ
4) Phát triển quốc gia (kinh tế, giáo dục…)
Một chính quyền với sứ mạng đó phải là một chính quyền tôn trọng các giá trị Công Bằng, Chí Công Vô Tư, Liêm Chính… Bản chất của hiện tượng COCC mâu thuẫn hoàn toàn với các giá trị nói trên. Chính quyền là nơi các thành viên của nó phục vụ nhân dân, không phải phục vụ một gia đình, một dòng họ, một phe nhóm! Nếu các thành viên của chính quyền đó vi phạm thì dân chúng sẽ loại bỏ ra khỏi hệ thống chính quyền. Vậy sự giám sát của Nhân Dân là giải pháp căn bản nhất để ngăn cấm và phòng ngừa tệ nạn COCC.
Giải pháp để giao sự giám sát về cho Nhân Dân
Xét các hoàn cảnh thực tế của nước Việt Nam hiện nay do một đảng - đảng Cộng sản Việt Nam - lãnh đạo,
Xét bài học của lịch sử hàng ngàn năm: Quyền lực làm tha hóa con người, tha hóa tổ chức. Quyền càng lớn và càng tập trung, sự tha hóa càng lớn,
Xét thực tế rằng tệ nạn COCC do và chỉ do những thành viên quyền thế của chính quyền gây ra,
Xét mục đích của đề nghị này là hỗ trợ chính quyền khắc phục tệ nạn COCC,
Tôi xin đề nghị một giải pháp như sau:
Thiết lập một Ban Chuyên trách Kiểm tra Nội bộ với trách nhiệm và tính chất như sau:
1) Trách nhiệm: Kiểm tra nội bộ mà chủ yếu là kiểm tra các sự bổ nhiệm ở mức độ quan trọng.
2) Tính chất:
A - Ban Chuyên trách không tham gia hệ thống quyền lực chính trị và công quyền.
B - Ban Chuyên trách không quyết định bổ nhiệm, chỉ kiểm tra và báo cáo kết quả nhận xét cho những người ra quyết định bổ nhiệm và cho các cấp lãnh đạo đảng và chính quyền tương xứng
C – Hoạt động kiểm tra độc lập với với hệ thống quyền lực Đảng và chính quyền.
Ban Chuyên trách được tổ chức gọn nhẹ, thành phần lãnh đạo Ban do Quốc hội bầu ra trên danh sách các ứng viên. Các ứng viên là thân hào nhân sĩ trong nước muốn tham gia hoạt động này, có kinh nghiệm trong các lãnh vực quản lý, pháp lý, hành chánh… tốt nhất là không thuộc hệ thống đảng hay chính quyền. Do không tham gia hệ thống quyền lực, các ứng cử viên nên có tư cách độc lập (không do Mặt Trận Tổ Quốc giới thiệu) thì tiếng nói sẽ thuyết phục dân chúng hơn.
Hoạt động của Ban Chuyên trách này độc lập với Kiểm toán và Thanh tra Nhà nước, và hoạt động chủ yếu trong các vụ việc có nhiều tai tiếng hay có khả năng có nhiều tai tiếng.
Một Ban như vậy có tốn chi phí không? Có, nhưng so với các thất thoát do hiện tượng COCC tạo ra thì chi phí này xứng đáng đầu tư vì sẽ ngăn chặn phần lớn thất thoát.
Nếu Ban Chuyên trách hoạt động có hiệu quả, dần dần có thể mở rộng hoạt động kiểm tra sang lãnh vực chi tiêu công, bởi vì tệ nạn COCC và tham nhũng thường song hành với nhau.
Tôi mạnh dạn đề đạt ý nghĩ của mình, mong góp phần vào việc lành mạnh hóa xã hội. Tôi nghĩ rằng nếu có một cơ quan kiểm tra tương đối độc lập thì sẽ giảm việc vừa tiến hành công việc vừa tự kiểm tra, nghĩa là vừa đá bóng vừa thổi còi. Việc này sẽ đem lại những điều tốt đẹp hơn cho dân chúng và cả cho Đảng!
Lê Học Lãnh Vân
COCC thực là một câu hỏi thách thức lương tâm, nhưng nó chỉ là một mặt của vấn đề rộng hơn và nhức nhối hơn nhiều: vấn đề nhân sự khiến cho các chức trách lớn và rất lớn lọt vào tay những con người bất xứng hay tệ hơn đã từng vướng vào nhiều lỗi về năng lực chuyên môn lẫn đạo đức cá nhân, nhưng họ vẫn tiếp tục được cất nhắc và bổ nhiệm. Do thiếu vắng tài năng và đạo đức, chức trách trong tay không phải để họ phục vụ nhân dân mà để họ tận vơ vét và chuẩn bị cho con cháu họ thay thế! Và chu kỳ vơ vét lại tiếp tục!
Thế nào là Con Ông Cháu Cha?
Hiện tượng Con Ông Cháu Cha là hiện tượng người con, cháu, em…, nghĩa là người thân của một quan chức, được đề bạt, bổ nhiệm bởi quan chức đó hay dưới áp lực, ảnh hưởng của quan chức đó. Một thí dụ như vậy được thấy qua trường hợp ông Lê Phước Hoài Bảo, vị Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam gây xôn xao dư luận năm ngoái, và mới đây là con của nguyên Bộ trưởng bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.
Xác định trên sẽ không khiến chúng ta nhầm lẫn rằng trường hợp Tổng Thống Bush con với trường hợp ông Bảo đều là COCC (dù tầm vóc hai người và hai sự việc khác nhau). Trường hợp ông Bảo là COCC vì quá trình thăng tiến của ông do sự bổ nhiệm trực tiếp của cha ông lúc còn đương nhiệm, hoặc do cấp dưới của cha ông. Còn chức vụ Tổng thống của ông Bush con, trái lại, do dân chúng lựa chọn qua một cuộc bầu cử minh bạch, công khai và bình đẳng giữa các ứng cử viên. Trường hợp ông Bush con không phải COCC.
Xã hội các nước dân chủ hay các công ty đa quốc gia đều có luật pháp hay nội quy phòng ngừa tệ nạn COCC. Nói chung họ cấm cha con, chồng vợ, anh em… làm chung trong một cơ quan trong đó người này là cấp dưới trực tiếp của người kia, hay người này là cấp dưới của cấp dưới trực tiếp của người kia. Lý do chính của sự cấm này là sự bất bình đẳng trong cơ quan, và/hay sự bất tiện trong khi làm việc. Bình đẳng là một giá trị rất được tôn trọng của xã hội văn minh, bởi vì bình đẳng là một trong những điều kiện của xã hội khai phóng.
Dư luận bất bình và đề nghị giải pháp
Nhiều tiếng nói chống lại tệ nạn COCC đã cất lên. Sau mô tả hiện tượng là đề nghị giải pháp, và nhìn chung có hai hướng chính trong các giải pháp được đề nghị này:
Hướng 1: kêu gọi cán bộ có trách nhiệm học tập tấm gương đạo đức của các cá nhân trong lịch sử như Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Trần Thủ Độ, Tô Hiến Thành…
Hướng 2: kêu gọi đảng Cộng Sản Việt Nam, nhà nước Việt Nam có các biện pháp minh bạch trong thi tuyển công chức, đề bạt, bồi dưỡng…
Trong khi không hề coi nhẹ khía cạnh giữ gìn đạo đức trong giới công quyền cũng như không hề coi nhẹ các biện pháp minh bạch trong thi tuyển công chức, đề bạt, bồi dưỡng thì thực lòng tôi vẫn chưa yên tâm khi chưa thấy đề cập tới một giải pháp mà tôi nghĩ là gốc của vấn đề: giao sự giám sát về cho nhân dân.
Tại sao giao sự giám sát về cho nhân dân là giải pháp gốc?
Chắc ai trong chúng ta cũng công nhận rằng:
Một quốc gia, một xã hội là do nhân dân mà ra. Nhân dân, lãnh thổ, chính quyền là ba thành tố gốc cấu tạo nên một quốc gia, cả về mặt thực thể lẫn về mặt pháp lý.
Trong ba thành tố đó, Nhân Dân là gốc quan trọng nhất, bởi vì không có nhân dân làm gì có chính quyền? Và cũng không có lãnh thổ vì không có cương vực, chỉ có một mảnh đất hoang!
Vậy nhân dân là thành tố gốc của quốc gia, là nguồn gốc của chính quyền. Chính quyền do nhân dân tạo ra với sứ mạng chính là phục vụ nhân dân, trong đó cụ thể là:
1) Bảo vệ tài sản và tính mạng dân chúng
2) Bảo vệ các quyền tự do căn bản của dân chúng
3) Bảo vệ lãnh thổ
4) Phát triển quốc gia (kinh tế, giáo dục…)
Một chính quyền với sứ mạng đó phải là một chính quyền tôn trọng các giá trị Công Bằng, Chí Công Vô Tư, Liêm Chính… Bản chất của hiện tượng COCC mâu thuẫn hoàn toàn với các giá trị nói trên. Chính quyền là nơi các thành viên của nó phục vụ nhân dân, không phải phục vụ một gia đình, một dòng họ, một phe nhóm! Nếu các thành viên của chính quyền đó vi phạm thì dân chúng sẽ loại bỏ ra khỏi hệ thống chính quyền. Vậy sự giám sát của Nhân Dân là giải pháp căn bản nhất để ngăn cấm và phòng ngừa tệ nạn COCC.
Giải pháp để giao sự giám sát về cho Nhân Dân
Xét các hoàn cảnh thực tế của nước Việt Nam hiện nay do một đảng - đảng Cộng sản Việt Nam - lãnh đạo,
Xét bài học của lịch sử hàng ngàn năm: Quyền lực làm tha hóa con người, tha hóa tổ chức. Quyền càng lớn và càng tập trung, sự tha hóa càng lớn,
Xét thực tế rằng tệ nạn COCC do và chỉ do những thành viên quyền thế của chính quyền gây ra,
Xét mục đích của đề nghị này là hỗ trợ chính quyền khắc phục tệ nạn COCC,
Tôi xin đề nghị một giải pháp như sau:
Thiết lập một Ban Chuyên trách Kiểm tra Nội bộ với trách nhiệm và tính chất như sau:
1) Trách nhiệm: Kiểm tra nội bộ mà chủ yếu là kiểm tra các sự bổ nhiệm ở mức độ quan trọng.
2) Tính chất:
A - Ban Chuyên trách không tham gia hệ thống quyền lực chính trị và công quyền.
B - Ban Chuyên trách không quyết định bổ nhiệm, chỉ kiểm tra và báo cáo kết quả nhận xét cho những người ra quyết định bổ nhiệm và cho các cấp lãnh đạo đảng và chính quyền tương xứng
C – Hoạt động kiểm tra độc lập với với hệ thống quyền lực Đảng và chính quyền.
Ban Chuyên trách được tổ chức gọn nhẹ, thành phần lãnh đạo Ban do Quốc hội bầu ra trên danh sách các ứng viên. Các ứng viên là thân hào nhân sĩ trong nước muốn tham gia hoạt động này, có kinh nghiệm trong các lãnh vực quản lý, pháp lý, hành chánh… tốt nhất là không thuộc hệ thống đảng hay chính quyền. Do không tham gia hệ thống quyền lực, các ứng cử viên nên có tư cách độc lập (không do Mặt Trận Tổ Quốc giới thiệu) thì tiếng nói sẽ thuyết phục dân chúng hơn.
Hoạt động của Ban Chuyên trách này độc lập với Kiểm toán và Thanh tra Nhà nước, và hoạt động chủ yếu trong các vụ việc có nhiều tai tiếng hay có khả năng có nhiều tai tiếng.
Một Ban như vậy có tốn chi phí không? Có, nhưng so với các thất thoát do hiện tượng COCC tạo ra thì chi phí này xứng đáng đầu tư vì sẽ ngăn chặn phần lớn thất thoát.
Nếu Ban Chuyên trách hoạt động có hiệu quả, dần dần có thể mở rộng hoạt động kiểm tra sang lãnh vực chi tiêu công, bởi vì tệ nạn COCC và tham nhũng thường song hành với nhau.
Tôi mạnh dạn đề đạt ý nghĩ của mình, mong góp phần vào việc lành mạnh hóa xã hội. Tôi nghĩ rằng nếu có một cơ quan kiểm tra tương đối độc lập thì sẽ giảm việc vừa tiến hành công việc vừa tự kiểm tra, nghĩa là vừa đá bóng vừa thổi còi. Việc này sẽ đem lại những điều tốt đẹp hơn cho dân chúng và cả cho Đảng!
Lê Học Lãnh Vân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét