Ảnh minh họa
Trước đề xuất thực hiện dự án đầu tư sản xuất vào lĩnh vực chăn nuôi, công nghiệp thực phẩm và dự án cảng biển với tổng mức đầu tư 2,5 tỉ USD tại Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) của Công ty Wei Yu Engineering Co, LTD (Đài Loan), UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đề nghị các Sở, ngành tham mưu, đề xuất, nghiên cứu về dự án này.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản chỉ đạo các Sở, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Tài chính, Công thương, xây dựng, Tài nguyên và môi trường, Khoa học công nghệ, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh… nghiên cứu kỹ đề xuất dự án của Công ty Wei Yu Engineering Co, LTD.
UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đề nghị các Sở, ngành tham mưu, đề xuất phương án xử lý bằng văn bản, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30.6.
Trước đó, vào giữa tháng 5.2016, Công ty Wei Yu Engineering Co, LTD (Đài Loan) đã có công văn gửi tỉnh ủy Hà Tĩnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh Hà Tĩnh để trình bày đề xuất được thực hiện các Dự án tại Khu kinh tế Vũng Áng bao gồm dự án đầu tư sản xuất vào lĩnh vực chăn nuôi, công nghiệp thực phẩm và dự án cảng biển.
Theo đó, dự án cảng biển của nhà đầu từ đến từ Đài Loan có tổng mức đầu tư là 1,5 tỉ USD, dự án chăn nuôi và công nghiệp thực phẩm có tổng vốn đầu tư dự kiến là 1 tỉ USD.
Đến đầu tháng 6.2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh đã có báo cáo về các nội dung đề xuất của Công ty Wei Yu Engineering Co, LTD. Cụ thể, dự án của Công ty Wei Yu Engineering Co, LTD bao gồm 3 hợp phần:
Thứ nhất, xây dựng các cầu cảng tại cảng Vũng Áng và khu hậu cảng diện tích 96,8 ha.
Thứ hai, phát triển tổng hợp ngành nuôi trồng như chăn nuôi lợn, gà, sản xuất rau quả với diện tích khoảg 800 ha; xây dựng các nhà máy như nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, nhà máy chế biến bột mì, nhà máy chế biến dầu ăn, nhà máy chế biến thịt, nhà máy đông lạnh thực phẩm…
Thứ ba, xây dựng nhà điều hành và ký túc xá cho các chuyên gia, kỹ sư với diện tích 80 ha.
Sau khi tiến hành thảo luận với các sở ngành địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh nhận định, dự án của Công ty Wei Yu Engineering là dự án có quy mô lớn, tổng hợp nhiều ngành, sử dụng công nghệ cao, mang tính liên kết, thu hút nhiều lao động, phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh.
Đối với vấn đề quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng cảng Vũng Áng và phát triển ngành nuôi trồng của công ty là phù hợp với quy hoạch hiện nay của tỉnh.
Cụ thể, cảng Vũng Áng được quy hoạch xây dựng 11 cầu cảng đã có 6 cầu cảng được đầu tư xây dựng, còn lại 5 cầu cảng chưa có nhà đầu tư. Đối với hợp phần phát triển nuôi trồng phù hợp với quy hoạch chăn nuôi tập trung và trồng rau, củ, quả của tỉnh đã được phê duyệt. Đối với các nhà máy chế biến dự kiến đặt tại Khu công nghiệp Phú Vinh thuộc Khu kinh tế Vũng Áng và nhà điều hành, ký túc xá chuyên gia dự kiến bố trí tại các khu đô thị thuộc Khu kinh tế Vũng Áng là hợp lý.
Về nhu cầu sử dụng đất, báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tổng diện tích nhà đầu tư đề xuất khoảng 1.000 ha, trong đó: khu hậu cảng là 96,8 ha, tuy nhiên hiện nay quỹ đất này của Hà Tĩnh chỉ còn lại khoảng 50 ha. Các khu nuôi trồng, nhà đầu tư đề xuất 800 ha, chia thành 16 khu, mỗi khu 50 ha và quỹ đất của tỉnh hiện có của tỉnh đáp ứng được. Các nhà máy đặt tại khu công nghiệp và nhà điều hành, ký túc xá, nhà đầu tư đề xuất 80 ha và tỉnh Hà Tĩnh có thể đáp ứng được.
Tóm lại, về cơ bản, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của nhà đầu tư.
Về công nghệ, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, nhà đầu tư cam kết sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, sử dụng đất tiết kiệm, đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam và quốc tế. Tuy nhiên, báo cáo của nhà đầu tư chưa nêu rõ các biện pháp xử lý môi trường.
Trên cơ sở đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị UBND tỉnh đồng ý về nguyên tắc cho phép nhà đầu tư khảo sát, đề xuất các nội dung liên quan đến dự án xây dựng cầu cảng, phát triển tổng hợp ngành nuôi trồng trên cơ sở quy hoạch và điều kiện thực tế, đảm bảo tính hiệu quả, khả thi và phát triển bền vững.
Đồng thời, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị UBND tỉnh trước mắt đồng ý cho nhà đầu tư khảo sát, đề xuất cụ thể giai đoạn 1 của dự án để thực hiện và đánh gái hiệu quả, từ đó mới yếu cầu nhà đầu tư khảo sát, đề xuất các giai đoạn tiếp theo.
Duyên Duyên
UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đề nghị các Sở, ngành tham mưu, đề xuất phương án xử lý bằng văn bản, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30.6.
Trước đó, vào giữa tháng 5.2016, Công ty Wei Yu Engineering Co, LTD (Đài Loan) đã có công văn gửi tỉnh ủy Hà Tĩnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh Hà Tĩnh để trình bày đề xuất được thực hiện các Dự án tại Khu kinh tế Vũng Áng bao gồm dự án đầu tư sản xuất vào lĩnh vực chăn nuôi, công nghiệp thực phẩm và dự án cảng biển.
Theo đó, dự án cảng biển của nhà đầu từ đến từ Đài Loan có tổng mức đầu tư là 1,5 tỉ USD, dự án chăn nuôi và công nghiệp thực phẩm có tổng vốn đầu tư dự kiến là 1 tỉ USD.
Đến đầu tháng 6.2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh đã có báo cáo về các nội dung đề xuất của Công ty Wei Yu Engineering Co, LTD. Cụ thể, dự án của Công ty Wei Yu Engineering Co, LTD bao gồm 3 hợp phần:
Thứ nhất, xây dựng các cầu cảng tại cảng Vũng Áng và khu hậu cảng diện tích 96,8 ha.
Thứ hai, phát triển tổng hợp ngành nuôi trồng như chăn nuôi lợn, gà, sản xuất rau quả với diện tích khoảg 800 ha; xây dựng các nhà máy như nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, nhà máy chế biến bột mì, nhà máy chế biến dầu ăn, nhà máy chế biến thịt, nhà máy đông lạnh thực phẩm…
Thứ ba, xây dựng nhà điều hành và ký túc xá cho các chuyên gia, kỹ sư với diện tích 80 ha.
Sau khi tiến hành thảo luận với các sở ngành địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh nhận định, dự án của Công ty Wei Yu Engineering là dự án có quy mô lớn, tổng hợp nhiều ngành, sử dụng công nghệ cao, mang tính liên kết, thu hút nhiều lao động, phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh.
Đối với vấn đề quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng cảng Vũng Áng và phát triển ngành nuôi trồng của công ty là phù hợp với quy hoạch hiện nay của tỉnh.
Cụ thể, cảng Vũng Áng được quy hoạch xây dựng 11 cầu cảng đã có 6 cầu cảng được đầu tư xây dựng, còn lại 5 cầu cảng chưa có nhà đầu tư. Đối với hợp phần phát triển nuôi trồng phù hợp với quy hoạch chăn nuôi tập trung và trồng rau, củ, quả của tỉnh đã được phê duyệt. Đối với các nhà máy chế biến dự kiến đặt tại Khu công nghiệp Phú Vinh thuộc Khu kinh tế Vũng Áng và nhà điều hành, ký túc xá chuyên gia dự kiến bố trí tại các khu đô thị thuộc Khu kinh tế Vũng Áng là hợp lý.
Về nhu cầu sử dụng đất, báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tổng diện tích nhà đầu tư đề xuất khoảng 1.000 ha, trong đó: khu hậu cảng là 96,8 ha, tuy nhiên hiện nay quỹ đất này của Hà Tĩnh chỉ còn lại khoảng 50 ha. Các khu nuôi trồng, nhà đầu tư đề xuất 800 ha, chia thành 16 khu, mỗi khu 50 ha và quỹ đất của tỉnh hiện có của tỉnh đáp ứng được. Các nhà máy đặt tại khu công nghiệp và nhà điều hành, ký túc xá, nhà đầu tư đề xuất 80 ha và tỉnh Hà Tĩnh có thể đáp ứng được.
Tóm lại, về cơ bản, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của nhà đầu tư.
Về công nghệ, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, nhà đầu tư cam kết sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, sử dụng đất tiết kiệm, đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam và quốc tế. Tuy nhiên, báo cáo của nhà đầu tư chưa nêu rõ các biện pháp xử lý môi trường.
Trên cơ sở đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị UBND tỉnh đồng ý về nguyên tắc cho phép nhà đầu tư khảo sát, đề xuất các nội dung liên quan đến dự án xây dựng cầu cảng, phát triển tổng hợp ngành nuôi trồng trên cơ sở quy hoạch và điều kiện thực tế, đảm bảo tính hiệu quả, khả thi và phát triển bền vững.
Đồng thời, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị UBND tỉnh trước mắt đồng ý cho nhà đầu tư khảo sát, đề xuất cụ thể giai đoạn 1 của dự án để thực hiện và đánh gái hiệu quả, từ đó mới yếu cầu nhà đầu tư khảo sát, đề xuất các giai đoạn tiếp theo.
Duyên Duyên
Formosa với 15 năm đầu tư tại Việt Nam
Bình Nguyên |
Trước khi Formosa Hà Tĩnh hoạt động, tập đoàn đến từ Đài Loan này đã có rất nhiều công ty lớn ăn nên làm ra tại Việt Nam, đáng kể nhất là hệ thống nhà máy dệt nhuộm tại Nhơn Trạch.
Tại Việt Nam, Formosa có 2 dự án đầu tư lớn là tổ hợp Hưng nghiệp Formosa tại Đồng Nai với tổng vốn đầu tư gần 1 tỷ USD cùng dự án khu liên hợp gang - thép và cảng Sơn Dương (Formosa Hà Tĩnh) tại khu kinh tế Vũng Áng, với tổng vốn đầu tư lên đến 28 tỷ USD.
Cả 2 dự án này đều là những dự án đầu tư nước ngoài quy mô lớn nhất hiện nay.
Thống trị nhiều lĩnh vực
Từ năm 2001, Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép triển khai dự án xây dựng khu liên hợp dệt sợi nhuộm đặt tại khu công nghiệp Nhơn Trạch III, Đồng Nai, với diện tích 300 ha.
Formosa Đồng Nai là một trong những doanh nghiệp FDI lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam.
Năm 2014, doanh thu của công ty này đạt hơn 17.100 tỷ đồng; tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đạt lần lượt là 17.400 và 13.300 tỷ đồng.
Formosa Đồng Nai đã thuê gần như toàn bộ hơn 300 ha diện tích của khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 để xây dựng khu liên hợp nhà máy sợi – hạt nhựa – nhiệt điện… với sản phẩm chính của công ty này là các sản phẩm sợi, dệt, nhựa.
Tại địa phương này hiện có một danh sách các thành viên của Formosa ở nhiều lĩnh vực như Formosa Taffeta Đồng Nai, Formosa Taffeta Việt Nam (chuyên về dệt – nhuộm) Formosa Gear (sản xuất linh kiện cơ khí)…
Tất cả đều có quy mô vốn cũng như doanh thu lên đến cả trăm triệu USD.
Sau khi ghi đấu ấn ở Đồng Nai, dự án đình đám thứ 2 nhưng lớn nhất của tập đoàn này tại Việt Nam là khu liên hợp gang - thép và cảng Sơn Dương (Formosa Hà Tĩnh) đầu tư ở Khu Kinh tế Vũng Áng.
Dự án này khởi công từ tháng 7/2008, trên tổng diện tích hơn 3.300 ha, bao gồm cả diện tích mặt biển (cảng Sơn Dương), thời gian thuê đất là 70 năm.
Để phục vụ siêu dự án, tỉnh Hà Tĩnh đã phải thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng gần 2.000 ha đất, với gần 3.000 hộ dân thuộc 9 xã vùng huyện Nam Kỳ Anh.
Formosa Hà Tĩnh do 9 cổ đông góp vốn, trong đó có 7 cổ đông là các đơn vị thành viên của Formosa Group, nắm gần 95% cổ phần.
Dự án khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa giai đoạn 1 dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2016 và sẽ là một trong những khu liên hợp gang thép lớn nhất Đông Nam Á.
Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 10 tỷ USD, bao gồm khu liên hợp sản xuất thép, nhiệt điện và cảng nước sâu tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Tháng 4/2015, thông tin trên cổng thông tin điện tử Quảng Bình cho biết, Tập đoàn Formosa đề xuất đầu tư tại địa phương này nhà máy chế biến quặng, nhà máy xử lý sản phẩm phụ của Khu công nghiệp gang thép Vũng Áng.
Chủ tịch tỉnh Quảng Bình đã yêu cầu cần có báo cáo chi tiết, cụ thể thông tin về quy mô diện tích, nguồn nhân lực sử dụng, nhất là vấn đề tác động tới môi trường để tỉnh xem xét.
Ồn ào với sai phạm
Là một doanh nghiệp FDI lớn hàng đầu Việt Nam, Formosa cũng mang đến cho môi trường kinh doanh tại bản địa những vụ lùm xùm.
Trong vụ cá chết hàng loạt xảy ra tại các tỉnh Bắc Trung bộ, Formosa đang là đối tượng được nghi vấn. Điều này cũng khiến nhiều người điểm lại những bê bối của doanh nghiệp trong quá khứ.
Đầu tiên là việc sử dụng hơn 3.000 lao động chui người Trung Quốc tại Vũng Áng.
Năm 2014, tại thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra, khu kinh tế Vũng Áng có 6.121 lao động nước ngoài nhưng chỉ cấp được 3.261 giấy phép.
Trong số đó, chỉ có 1.400/4.154 lao động người Trung Quốc được cấp phép.
Vụ lùm xùm tiếp theo được ghi nhận là sập giàn giáo cảng Sơn Dương thuộc khu công nghiệp Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) ngày 25/3/2015 khiến 13 người chết, 29 người bị thương.
Trước đó Công ty Formosa Hà Tĩnh đã từng có văn bản xin xây dựng công trình miếu thờ trong khu vực dự án Formosa, và đã bị tỉnh Hà Tĩnh không đồng tình. Tuy nhiên, công ty này vẫn triển khai xây dựng.
Gần đây nhất, ngày 5/3/2016, doanh nghiệp FDI này lại bị phát hiện đổ chất thải gồm chai lọ, xốp, cao su, ván gỗ, bông, vải, thạch cao, sắt thép, nhiều thùng chứa đầy hóa chất… xuống khu đất rộng nằm sát đường thuộc phường Kỳ Liên.
Chỉ tính từ thời gian sau Tết Nguyên đán đến nay, hơn 15 chuyến xe chở rác thải có trọng lượng hàng trăm tấn từ công trường Formosa xả trong khu vực dân cư lân cận gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Sự việc gây bất bình dư luận cả nước trong suốt tháng 3 vừa qua.
Giá thuê đất chỉ 80 đồng/m2 suốt 70 năm
Tại dự án của Công ty Formosa, việc xác định tiền thuê đất, thời gian thuê đất được Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng áp dụng với chính sách ưu đãi đặc biệt.
Theo Hợp đồng cho thuê đất đã ký giữa Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng và Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, thời gian cho thuê đất lên đến 70 năm và tiền thuê đất được miễn trong 15 năm.
Công ty này đã thuê hơn 33 triệu m2 đất, mặt nước, với giá tiền thuê đất chỉ 80 đồng/m2/năm và tiền thuê mặt nước 10 triệu đồng/km2/năm, đã bao gồm thuế GTGT.
Tổng cộng trong thời hạn 70 năm, Formosa chỉ phải trả gần 94 tỷ đồng.
Căn cứ theo hợp đồng, thời gian giao đất sẽ theo 2 giai đoạn. Giai đoạn một được bàn giao vào tháng 1/2009 với diện tích hơn 28 triệu m2 (bao gồm 14,5 triệu m2 diện tích đất liền và 13,5 triệu m2 mặt nước).
Giai đoạn 2 được bàn giao tháng 12/2009 với diện tích hơn 5,1 triệu m2.
Ứng theo hai giai đoạn bàn giao đất, tiền thuê đất được thanh toán theo hai giai đoạn.
Giai đoạn 1 là 71,4 tỷ đồng (bao gồm 64 tỷ đồng trả cho phần đất liền và 7,4 tỷ đồng tỷ đồng phần mặt nước). Giai đoạn 2 thanh toán hết 22,4 tỷ đồng còn lại trên tổng số tiền đã ký kết trên hợp đồng.
Hợp đồng còn thể hiện, rõ ngoài số tiền thuê đất nói trên, trong vòng 70 năm, bên thuê đất không phải nộp thêm bất kỳ khoản tiền sử dụng đất hay một khoản phí và thuế nào khác về đất cho bên cho thuê đất.
Về ưu đãi bất ngờ này, thông tin trên báo Hà Nội Mới cho biết, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra và đã phát hiện nhiều sai phạm tại dự án Formosa.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, dự án Formosa được Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng (nay là Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh) cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý là vượt quá thẩm quyền, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Việc xác định tiền thuê đất, thời gian ưu đãi... còn chưa chính xác.
Formosa là ai?
Thành lập năm 1954, Tập đoàn Formosa, tên tiếng Anh là Formosa Plastics Group (FPG), là một tổ hợp công nghiệp đa ngành của Đài Loan.
Tập đoàn này được thành lập bởi hai anh em Vương Vĩnh Khánh (Wang Yung-ching) và Vương Vĩnh Tại (Wang Yung-tsai).
Từ một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh nhựa, FPG đã phát triển ra một mạng lưới hàng trăm công ty con, với 4 đơn vị lớn nhất bao gồm Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics (sản xuất nhựa), Formosa Petrochemical (hóa dầu), và Formosa Chemicals &Fibre (sợi nhựa, vải).
Ngoài nhựa và các sản phẩm hóa dầu, FPG còn đầu tư vào lĩnh vực thép, chất bán dẫn, điện,...
Ngoại trừ Nan Ya, ba công ty còn lại đều đứng trong top 1.000 công ty đại chúng lớn nhất thế giới năm 2012, theo xếp hạng của Forbes.
Hai anh em họ Vương được xem như những huyền thoại kinh doanh của Đài Loan khi chưa học hết tiểu học nhưng đã gây dựng nên một trong những đế chế hùng mạnh nhất châu Á.
Hiện 2 người sáng lập tập đoàn Formosa đều đã qua đời. Con gái ông Vương Vĩnh Khánh, bà Vương Tuyết Hồng (Cher Wang) được biết đến với vai trò là chủ tịch và người sáng lập ra hãng sản xuất smartphone HTC.
Con trai ông Vương Vĩnh Tại là Vương Văn Uyên đang giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Formosa tại Đài Loan.
theo Zing
Tướng Lương: Cần làm rõ động cơ dự án 2,5 tỷ USD vào Vũng Áng
(GDVN) - Tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản cho phép Công ty Wei Yu Engineering (Đài Loan, Trung Quốc) khảo sát, lập dự án đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng.
Điều gì ẩn sau vụ tàu chở dầu Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam?Sách về Gạc Ma và Đặng Tiểu Bình – những câu hỏi chưa có lời đáp"Chúng ta phải nói cho con cháu biết bản chất thật của quân xâm lược"
Phải làm rõ động cơ phía sau của dự án
Trước đó, phía doanh nghiệp này đã có đề xuất đầu tư 2,5 tỷ USD với dự án chăn nuôi và công nghiệp thực phẩm có tổng vốn 1 tỷ USD; dự án cảng biển là 1,5 tỷ USD tại khu kinh tế Vũng Áng. Tổng vốn đầu tư hai dự án là 2,5 tỷ USD.
Nhà đầu tư cam kết sử dụng công nghệ cao, hiện đại,
Nhà đầu tư cam kết sử dụng công nghệ cao, hiện đại,
bảo vệ môi trường. Tổng diện tích dự án là 1.000 ha.
Theo đề xuất, Wei Yu sẽ xây dựng 5 cầu cảng tại Vũng Áng bao gồm các cảng số 7, 8, 9, 10, 11.
Theo đề xuất, Wei Yu sẽ xây dựng 5 cầu cảng tại Vũng Áng bao gồm các cảng số 7, 8, 9, 10, 11.
Đây là các cầu cảng vẫn chưa được xây dựng. Khu hậu cần cảng được Wei Yu đề xuất sử dụng 96,8 ha.
Về dự án nuôi trồng, công ty dự định phát triển ngành chăn nuôi lợn, gà, sản xuất rau quả với diện tích tổng hợp là 800 ha.
Về dự án nuôi trồng, công ty dự định phát triển ngành chăn nuôi lợn, gà, sản xuất rau quả với diện tích tổng hợp là 800 ha.
Xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, chế biến bột mì, dầu ăn, thịt đông lạnh, bảo quản thực phẩm…
Wei Yu còn dự định xây nhà điều hành và ký túc xá cho các chuyên gia, kỹ sư của công ty, với diện tích 80 ha.
Wei Yu còn dự định xây nhà điều hành và ký túc xá cho các chuyên gia, kỹ sư của công ty, với diện tích 80 ha.
Cổng vào Khu Kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh (ảnh Nghean.gov.vn) |
Trong văn bản gửi lên UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nhận định đây là dự án có quy mô lớn, phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh. Dự án đầu tư vào nông nghiệp, sử dụng công nghệ cao, thu hút nhiều lao động.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cũng đề xuất UBND tỉnh đồng ý về nguyên tắc cho phép Wei Yu khảo sát, đề xuất các nội dung phát triển cầu cảng, phát triển tổng hợp ngành nuôi trồng trên cơ sở quy hoạch và điều kiện thực tế đảm bảo tính hiệu quả, khả thi và phát triển bền vững.
Trước mắt sẽ khảo sát giai đoạn 1 của dự án để thực hiện rồi đề xuất các giai đoạn tiếp theo…
Liên quan tới sự việc nói trên, hôm 23/6, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, việc thu hút đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế cần tính toán kỹ tới lợi ích và những hệ lụy liên quan tới vấn đề môi trường…
“Trước khi cấp phép thực hiện dự án, Hà Tĩnh nên tìm hiểu động cơ phía sau của nhà đầu tư dự án nói trên. Bởi lẽ không bỗng dưng mà người ta chọn vị trí ấy (Khu kinh tế Vũng Áng - PV) để đầu tư đâu.
Mặt khác, nếu không lường trước được những hệ lụy kéo theo các dự án đầu tư, hậu quả sẽ rất khủng khiếp.
Thực tế cho thấy nhiều nước thông qua việc đầu tư các dự án kinh tế sang nước khác chỉ với mục đích "xuất khẩu" ô nhiễm.
“Trước khi cấp phép thực hiện dự án, Hà Tĩnh nên tìm hiểu động cơ phía sau của nhà đầu tư dự án nói trên. Bởi lẽ không bỗng dưng mà người ta chọn vị trí ấy (Khu kinh tế Vũng Áng - PV) để đầu tư đâu.
Mặt khác, nếu không lường trước được những hệ lụy kéo theo các dự án đầu tư, hậu quả sẽ rất khủng khiếp.
Thực tế cho thấy nhiều nước thông qua việc đầu tư các dự án kinh tế sang nước khác chỉ với mục đích "xuất khẩu" ô nhiễm.
Ví dụ ngành công nghiệp gang thép, chế biến là những ngành có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Nhiều khi bên nước sở tại cấm đầu tư, thì họ tìm cách chạy sang nước để xin làm”, Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm nhận định.
Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm (ảnh: Hoàng Lực). |
Theo Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm, để đảm bảo an toàn khi cấp phéo cho dự án, Hà Tĩnh cần xin ý kiến của các đơn vị có liên quan.
"Những dự án đầu tư lớn như vậy theo tôi nghĩ thiết phải xin ý kiến của Quốc hội, đồng thời đề nghị các cơ quan chuyên môn có liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông Nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng… tham gia đánh giá hiệu quả đầu tư và các vấn đề liên quan tới ô nhiễm môi trường, An ninh, quốc phòng.
Mặt khác, cần công bố thông tin cụ thể dự án, lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là các chuyên gia phản biện độc lập về dự án này, nhằm đảm bảo tính khách quan, hiệu quả…”, Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm nói.
Cẩn trọng
Theo Thiếu tướng Lê Mã Lương, anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt Nam, việc kêu gọi đầu tư, phát triển kinh tế là việc làm đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, cần hết sức cẩn trọng đối với những dự án “đội lốt” kinh tế, mục đích quân sự, gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.
“Cảng Vũng Áng, một trong những cảng biển quan trọng nhất của Việt Nam. Đây cũng là vị chiến lược, xung yếu, nhạy cảm trong công tác phòng thủ đất nước.
Do đó, tại khu vực Vũng Áng, bất kỳ các dự án nào có sự hấp dẫn về mặt kinh tế cũng đều phải suy xét cẩn trọng.
Mặt khác, cần công bố thông tin cụ thể dự án, lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là các chuyên gia phản biện độc lập về dự án này, nhằm đảm bảo tính khách quan, hiệu quả…”, Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm nói.
Cẩn trọng
Theo Thiếu tướng Lê Mã Lương, anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt Nam, việc kêu gọi đầu tư, phát triển kinh tế là việc làm đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, cần hết sức cẩn trọng đối với những dự án “đội lốt” kinh tế, mục đích quân sự, gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.
“Cảng Vũng Áng, một trong những cảng biển quan trọng nhất của Việt Nam. Đây cũng là vị chiến lược, xung yếu, nhạy cảm trong công tác phòng thủ đất nước.
Do đó, tại khu vực Vũng Áng, bất kỳ các dự án nào có sự hấp dẫn về mặt kinh tế cũng đều phải suy xét cẩn trọng.
Sự cảnh giác này là không thừa.
Tướng Lê Mã Lương (.ảnh: Quốc Toản). |
Theo Tướng Lương, Bộ Quốc phòng phải có quan điểm nhất quán trong việc phân tích, đánh giá các yếu có thể ảnh hưởng tới vấn đề đảm bảo an ninh quốc phòng, vấn đề phòng thủ đất nước.
"Không phải cứ thấy lợi ích kinh tế trước mắt mà quên hết các yếu tố có khả năng ảnh hưởng tới an ninh, quốc phòng.
"Không phải cứ thấy lợi ích kinh tế trước mắt mà quên hết các yếu tố có khả năng ảnh hưởng tới an ninh, quốc phòng.
Việc này phải nghiên cứu hết sức nghiêm túc chứ không chỉ đơn thuần là việc phát triển kinh tế của địa phương.
Điều quan trọng nhất là kiên quyết không đánh đổi sự an nguy của đất nước để lấy lợi ích kinh tế trước mắt bằng bất cứ giá nào và trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Do đó, đối với dự án này, bản thân tỉnh Hà Tĩnh cũng không đủ quyền hạn, để đưa ra quyết định cho phép đầu tư, thực hiện dự án.
Nếu trong quá trình thẩm định, dự án phát triển kinh tế gây ảnh hưởng tới vấn đề an ninh quốc phòng thì nên từ chối”, Tướng Lương đề nghị.
Do đó, đối với dự án này, bản thân tỉnh Hà Tĩnh cũng không đủ quyền hạn, để đưa ra quyết định cho phép đầu tư, thực hiện dự án.
Nếu trong quá trình thẩm định, dự án phát triển kinh tế gây ảnh hưởng tới vấn đề an ninh quốc phòng thì nên từ chối”, Tướng Lương đề nghị.
XUÂN QUANG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét