Truyền thông Trung Quốc tiết lộ những bí mật đầy thống khổ của Marx những năm cuối đời
Dân chúng Trung Quốc đại lục ngày càng thức tỉnh. Làn sóng dẹp bỏ các chướng ngại lịch sử bắt nguồn từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng mỗi lúc một dâng cao. Giữa lúc ấy, những điều tiếng xung quanh cuộc đời Karl Marx, ông tổ chống lưng cho học thuyết Cộng sản cũng dần được phơi bày. Sự thật lịch sử đã cho thấy, bản thân Marx từng là một tín đồ Cơ Đốc giáo, cũng từng tín phụng Thần linh và Thượng đế, sau đó ông ta đã gia nhập vào Satan giáo và thờ phụng ma quỷ. Tà thuyết Cộng sản mà ông ta sáng lập là một phiên bản khác của tinh thần Satan giáo, mục đích là lôi kéo những người tôn thờ tà thuyết Cộng sản vào địa ngục, hủy diệt nhân loại. Học thuyết của Marx đã gây họa loạn cho nhân gian, mang lại những tai nạn khủng khiếp cho nhân loại, bản thân ông ta đã phải ra đi trong thân thể lở loét đầy bệnh tật.
Bản tin hiếm thấy ở Trung Quốc đại lục tiết lộ nỗi thống khổ khôn thấu của Marx trước khi qua đời
Trang Tin tức The Paper của Trung Quốc đại lục vào ngày 6 tháng 6 đã cho đăng một bài viết hiếm thấy của Triết gia người Anh Simon Critchley, trong đó có đề cập đến tình hình bệnh tật triền miên của Marx lúc cuối đời.
Bài viết nói, trong suốt thời gian dài, Marx hầu như nằm liệt trên giường bệnh, thống khổ khôn xiết. Trong thời gian viết cuốn “Tư bản luận”, ông ta luôn mắc phải vô số những căn bệnh như “chứng viêm niêm mạc trầm trọng, viêm mắt, nôn ra mật, bệnh phong thấp, bệnh đau gan cấp tính, hắt hơi, chóng mặt, ho khan, chứng ung nhọt”. Những căn bệnh này được đề cập trong các bức thư của Marx. Trong đó, “ung nhọt” đã trở thành “sự thống khổ đáng sợ”, nó còn lan khắp “thể xác tàn tạ” của ông ta trong một thời gian dài. Nghiêm trọng nhất là vùng xung quanh cơ quan sinh dục, khiến ông ta đau đớn tột cùng. Đây vẫn chưa phải là kết thúc đối với Marx, vẫn còn hai chứng bệnh chí mạng khác: viêm màng não và ung thư phổi.
Bài viết còn nói, trong mười năm cuối đời do bệnh tật triền miên, Karl Marx phải chạy chữa khắp nơi, những mong tìm được một thầy thuốc giỏi có thể trị được những căn bệnh quái ác. Trong một khoảng thời gian dài, Marx đã lòng vòng khắp châu Úc, Đức, Thụy Sĩ, Pháp, quần đảo Wight, quần đảo Channel, Easrbourne và Ramsgate. Nhưng số phận là một cơn mưa định mệnh đối với Marx, mây đen đuổi theo từng bước chân một, cho đến tận lúc ông dừng chân ở Monte Carlo.
Trong những năm tháng cuối cùng, con đường chính trị của Marx càng lúc càng thăng trầm, tâm tình tuột dốc, khiến cho ông không thể viết ra được một tác phẩm nghiêm túc nào.
Nhưng truyền thông đại lục cũng không dám đưa tin, con đường trở thành ma quỷ của Marx trước khi bôn ba nơi hải ngoại là như thế nào.
Bình luận viên Lý Lâm nói, theo nguồn tin đã được công bố ở Trung Quốc đại lục, Marx trước lúc chết đã phải chịu một nỗi thống khổ tột cùng, phải chăng là vì ma tính của Marx đã phát tiết dẫn đến ông ta phải chịu báo ứng vì hành vi của mình.
Tín đồ Cơ Đốc của những năm đầu
Theo loạt bài viết được đăng trên mạng Aboluo mang tên “Con đường trở thành ma quỷ của Karl Marx”, tác giả Kim Chung đã cho biết: trong những năm đầu, Marx vốn là một tín đồ Cơ Đốc giáo. Trong một bài viết mang tên “Tín đồ Cơ Đốc hợp nhất theo lời 15: 1 – 14 trong sách Phúc Âm Gioan: Ý nghĩa, tính tất yếu và ảnh hưởng của sự hợp nhất” Marx có viết: “Sự hợp nhất với Đấng Ki tô nằm trong sự hữu nghị thanh khiết của đời sống và sự thân mật với Ngài, trong sự thật ấy: Ngài luôn ở trước mắt và trong tâm chúng ta”.
Marx viết: “Như vậy, hợp nhất với Đấng Ki tô khiến chúng ta thăng hoa, khiến cuộc khảo nghiệm trở thành niềm an ủi, khiến tâm linh chúng ta mở phóng sự quan ái với người khác – đây không phải là thanh danh cho khát vọng hay kiêu ngạo của chúng ta, mà là vì Đấng Ki tô”.
Dường như đồng thời, Marx còn viết trong “Suy nghĩ của một thanh niên trước ngưỡng cửa nghề nghiệp”: “Tôn giáo đã ban cho tôi một lý tưởng để ngưỡng vọng. Ngài đã hi sinh cho toàn thể nhân loại. Có ai dám phủ nhận điều này? Nếu như chúng ta lựa chọn nghề nghiệp nào có thể đem đến những điều tốt đẹp nhất cho nhân loại, chúng ta sẽ không phải vấp ngã đau đớn trên đường đi, bởi vì đây chính là sự hi sinh dâng hiến cho vạn vật.”
Cậu thiếu niên Karl Marx 17 tuổi vẫn là một tín đồ Cơ Đốc, cậu đã viết trong bài văn tốt nghiệp Trung học của mình: “Nếu như không có sự tín ngưỡng vào Thượng đế, không có sự nhất trí với Đấng Ki tô, nhân loại không thể nào hoàn bị những đức hạnh cao đẹp chân chính cũng như thỏa mãn sự truy cầu đối với chân lý và quang minh”.
“Chỉ có Thượng đế mới cứu vớt được chúng ta”.
Lúc Marx tốt nghiệp Trung học, trong văn bằng của cậu còn có lời phê về tri thức tôn giáo: “Tri thức về giáo lý Ki tô của anh ta là tường tận và có cơ sở tốt. Ngoài ra, anh ta còn rất am hiểu lịch sử của Giáo hội Ki tô”.
Marx bị ám ảnh bởi ma quỷ, gia nhập Satan giáo, lập chí hủy diệt thế giới
18 tuổi, chành thanh niên Karl Marx bước vào cánh cửa đại học, người thanh niên này đã gặp phải một sự việc kỳ dị, từ đó con người anh ta biến thành một kẻ phụng thờ Satan.
Sự việc quái dị này được viết trong “Oulanem” được Marx hoàn thành trong những năm tháng sinh viên. Satan giáo có một dạng nghi thức tế tự gọi là “Cuộc tụ hội đen”. Trong nghi thức này, tư tế của Satan giáo sẽ tiến hành tụng niệm lúc nửa đêm. Những ngọn nến màu đen được cắm la liệt trên bàn thờ, tư tế mặc áo trường bào, tụng niệm sách tế tự theo trình tự ngược, bao gồm cả tên các Thánh như Jesus, Thánh Maria cũng được đọc ngược. Một cây Thập tự giá được bày trí lộn ngược đầu hay bị đạp dưới chân, một Thánh khí được trộm ở nhà thờ trên có khắc tên Satan dùng để giả mạo điển lễ giao lưu. Trong “Cuộc tụ hội đen” này, một bộ Kinh Thánh sẽ bị đốt. Tất cả các thành viên ở hiện trường sẽ phát thệ phải vi phạm tất cả bảy tội lỗi trong giáo nghĩa của Thiên Chúa giáo, vĩnh viễn không làm việc tốt. Sau đó chúng tiến hành những nghi lễ dục vọng.
Bài thơ trong chương “Người diễn tấu” của vở kịch Oulanem, có một đoạn tự bạch khá kỳ dị của Marx như sau:
Âm khí địa ngục trào dâng sung mãn đầu óc của ta,
Cho đến lúc ta phát điên, tâm của ta đã hoàn toàn biến đổi.
Đã nhìn thấy lưỡi kiếm này chưa?
Vị Vương Chủ Hắc Ám đã bán nó cho ta,
Nó đã đánh vào thời gian vì ta, và ban cho ta Ấn ký,
Vũ điệu chết chóc của ta đã thêm phần mạnh mẽ.
Những câu chữ như thế này có một hàm ý đặc biệt: Trong nghi lễ hiến tế của Satan giáo, để bảo đảm sự thành công của thanh kiếm vu thuật, thanh kiếm này sẽ được ban cho người Phổ tế. Nhưng người Phổ tế phải trả một cái giá, là dùng máu trong huyết quản của mình để ký vào khế ước với quỷ dữ, sau khi người này chết, linh hồn của kẻ ấy sẽ thuộc về Satan.
Kịch bản Oulanem của Marx còn viết:
Bây giờ nó đã lấp đầy trong ta! Nó trỗi dậy trong linh hồn ta,
Rõ ràng như hơi thở, cứng cáp như xương cốt.
Đôi vai của ta đã sung mãn sức lực tuổi trẻ,
Với tư thế bạo liệt,
Ta sẽ cấu nát người – nhân loại.
Trong tăm tối, vết nứt không đáy nơi địa ngục sẽ mở ra vì ngươi…
Trong đoạn kết của vở Oulanem còn viết:
Nếu như có một thứ nuốt chửng được tất cả,
Ta sẽ nhảy vào, để hủy diệt thế giới này.
Thế giới này tại nơi ranh giới giữa ta và địa ngục, hiện ra rộng lớn vô cùng,
Ta phải dùng những bùa chú mà ta trì tụng lâu nay để đập nó tan tành.”
Marx viết trong bài thơ “Thiếu nữ xanh xao” rằng:
Bởi vậy, ta đã đánh mất thiên đường,
Ta biết rõ điều này.
Ta đây đã từng tín ngưỡng linh hồn của Thượng đế,
Giờ đây đã được định sẽ vào địa ngục.
Trong thời gian theo học tại trường đại học, Marx đã gia nhập Hội Joanna Southcott, một giáo hội chủ trì Satan giáo và đã trở thành tín đồ tại đây. Ngày 10 tháng 11 năm 1837, anh ta đã viết cho cha mình một bức thư nói rằng: “Cái lớp vỏ bên ngoài đã được thoát ra rồi, vị Thánh trên tất cả các Thánh của con đã bị đuổi đi, sẽ cần một linh thể mới bước vào cư ngụ. Một sự cuồng bạo thật sự đã chiếm lấy con, con không còn cách nào khiến linh hồn cuồng bạo này yên tĩnh được”.
Các tư liệu lịch sử đã cho thấy, Marx đã thừa nhận là từng ký Khế ước với Satan, ông ta muốn ném toàn nhân loại vào địa ngục. Marx từng tuyên xưng bằng một bài thơ nhuốm đầy màu sắc cuồng bạo và tinh thần báng bổ rằng: “Ta phải phục thù với Thượng đế”, đây chính là giáo nghĩa tối cao của Satan giáo, Marx chính là người phát ngôn cho Satan tại thế gian này.
Marx viết vở Oulanem khi vừa tròn 18 tuổi. Lúc này, câu thanh niên đã quyết định kế hoạch cho cả cuộc đời mình là “hủy diệt nhân loại”, lấy việc khiến cho thế giới rúng động, đau đớn, loạn lạc làm cơ sở nhằm xây dựng ngai vàng cho mình.
Marx và chủ nghĩa Cộng sản
Lúc hoàn thành vở Oulanem và những bài thơ ca lúc đầu (trong những bài thơ của Marx có thừa nhận việc ông ta từng ký khế ước với quỷ dữ), ông ta không những không có ý niệm gì về Chủ nghĩa Xã hội mà trái lại còn kịch liệt phản đối. Lúc đó, Marx là Tổng biên tập của Tờ báo tiếng Đức Rheinische Zeitung, tờ báo này còn “tuyệt đối không chấp nhận cho dù trên phương diện lý luận đơn thuần về hình thức của chủ nghĩa xã hội trước đó, nói gì đến mặt thực tiễn của nó? Điều này bất kể thế nào cũng là không có khả năng…”
Nhưng lúc này, Marx đã gặp được Moses Hess, con người này đóng một vai trò khá quan trọng trong cuộc đời của Marx, chính ông ta đã dẫn dắt Marx hướng theo Chủ nghĩa Cộng sản. Trong một bức thư viết cho B. Auerbasch vào năm 1841, Hess đã tôn xưng Marx là “vị Tiến sĩ Triết học đương đại vô cùng trẻ tuổi (nhiều nhất là 24 tuổi), là người vĩ đại nhất, có thể là người duy nhất sẽ khiến cho Triết học và Tôn giáo đả kích lẫn nhau”. Có thể thấy, mục tiêu đầu tiên là đả kích tôn giáo chứ không phải là thực hiện xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, Marx thù ghét tất cả các thần linh, ngoài ra ông còn không nghe lời Thượng đế. Chủ nghĩa Cộng sản chỉ là thứ dẫn dụ giai cấp vô sản và phần tử tri thức đi thực hiện cái vòng lý tưởng của Satan mà thôi.
Một người bạn khác của Marx là Georg Jung vào năm 1841 còn viết rõ hơn, Marx muốn đuổi thần thánh ra khỏi thiên đường, lại còn muốn buộc tội Thần. Cuối cùng, Marx phủ nhận sự tồn tại của Tạo hóa. Nếu như Tạo hóa không tồn tại, như thế sẽ không có ai đặt ra giới luật gì cho chúng ta, chúng ta cũng không phải chịu trách nhiệm với bất cứ ai nữa. Marx còn tuyên ngôn xác nhận điểm này “Chủ nghĩa Cộng sản tuyệt không tuyên dương đạo đức”.
Trong thời đại của Marx, nam giới thường để râu, nhưng khác với kiểu của Marx, họ cũng không để râu dài. Ngoại hình của Marx là mang nét đặc trưng của tín đồ Hội Joanna Southcott.
Joanna Southcott là một nữ Tư tế của Tổ chức Satan giáo, bà ta tự xưng rằng mình có thể thông linh được với ác quỷ Shiloh. Bà ta chết vào năm 1814, 60 năm sau, một người lính tên là James White đã phát triển giáo nghĩa của Joanna Southcott, khiến cho nó có hơi hướng của chủ nghĩa Cộng sản.
Marx ít khi nào công khai đàm luận về những vấn đề vũ trụ luận, nhưng chúng ta có thể tìm hiểu quan điểm của ông thông qua việc thu thập các dữ kiện từ những mối quan hệ xung quanh. Marx đã cùng với một học giả theo phái vô chính phủ người Nga mang tên Mikhail Bakunin sáng lập nên Quốc tế thứ nhất. Bakunin từng viết:
“Tôn chỉ tà ác đó, chính là sự phản kháng của Satan đối với Thần, trong sự phản kháng này, nhân loại khắp nơi sẽ được giải phóng, đây chính là cách mạng. Câu nói để đánh dấu thân phận cho những người xã hội chủ nghĩa là ‘dựa vào danh nghĩa của vị Tôn giả đã bị đối đãi một cách sai lầm’. Satan, kẻ phản kháng vĩnh hằng, là nhà tư tưởng tự do đầu tiên và là cứu thế chủ, Satan đã giải phóng cho nhân loại từ vị trí thấp kém vô tri và vô cùng nhục nhã, trên trán người đều có đóng Ấn ký giải phóng và nhân tính, khiến cho con người biết phản kháng và ăn trọn quả tri thức”.
Bakunin không những tán tụng Lucifer, ông ta còn có một kế hoạch cách mạng cụ thể, chẳng qua, kế hoạch này chẳng phải là để giải cứu những người bần khốn đang bị bóc lột. Ông ta viết: “Trong cuộc cách mạng này, chúng ta cần phải đánh thức con quỷ trong tâm của con người, cần phải kích động những tình cảm đê hèn nhất. Sứ mệnh của chúng ta là lật đổ chứ không phải dạy bảo. Dục vọng hủy diệt cũng chính là dục vọng sáng tạo”.
Những người bạn của Marx cũng là tín đồ Satan
Proudhon, một trong những nhà tư tưởng chủ chốt trong phong trào xã hội chủ nghĩa, đồng thời là bạn của Marx, cũng là một người sùng bái Satan. Kiểu râu ria tóc tai của Proudhon cũng tương tự như Marx, Proudhon cũng viết ra những tác phẩm báng bổ Thần linh và kêu gọi Satan.
Nhà thơ trứ danh người Đức Heinrich Heine cũng là một người bạn thân với Marx, người này là một kẻ sùng bái Satan. Ông ta viết: “Tôi kêu gọi ma quỷ, lập tức nó liền đến và mang theo sự sợ hãi, tôi quan sát kỹ gương mặt của nó, nó không xấu cũng không tàn khuyết, nó là một đấng nam tử khả ái và đầy mê hoặc”. “Marx rất sùng bái con người Heinrich Heine, quan hệ giữa họ cũng rất nồng ấm và chân thành”. Vì sao Marx lại sùng bái Heine? Chắc có lẽ là vì những tư tưởng đậm màu Satan giáo sau đây của Heine:
“Tôi có một nguyện vọng … Trước cửa nhà tôi có những thân cây tuyệt đẹp, nếu có vị Thần thân ái nào đó muốn để cho tôi được hưởng niềm vui trọn vẹn, Ngài hãy ban cho tôi một niềm vui như thế này: để cho tôi nhìn thấy sáu, bảy kẻ địch của tôi bị treo cổ trên cây. Với cõi lòng ôm ấp nỗi buồn thương, sau khi họ chết, tôi sẽ khoan thứ cho họ những việc sai trái mà họ đã làm với tôi. Đúng vậy, chúng ta cần khoan thứ cho kẻ địch của chúng ta, nhưng không phải trước lúc chúng bị chết vì treo cổ”.
Đối với một người đường hoàng chính trực, có thể kết bạn với một người có loại suy nghĩ ấy được không? Nhưng xung quanh Marx toàn là những người như vậy.
Lunatcharski, một Triết gia từng đảm đương chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục Liên Xô, trong cuốn “Xã hội chủ nghĩa và Tín ngưỡng” có viết: Marx đã vứt bỏ toàn bộ những gì liên quan đến Thần, đồng thời lại đem Satan đặt ở vị trí dẫn đầu của giai cấp vô sản trong quá trình tiến hành cách mạng.
Muốn đồng ngôi với Tạo hóa
Người con gái rượu mang tên Eleanor, đã được Marx gả cho Edward Eveling. Chàng rể này đã từng có những diễn thuyết về đề tài “Sự bại hoại của Thần”. (Đây là những việc mà giáo đồ của Satan giáo làm, hoàn toàn không giống với những người theo thuyết vô thần vốn không phủ nhận sự tồn tại của Thần. Trừ những lúc lừa gạt người khác, họ tự biết rằng là Thần có tồn tại chỉ là nói xấu Thần mà thôi). Những câu thơ hồi hướng Satan sau đây sẽ cho thấy tâm thái của chàng rể:
Hướng về Ngài, tôi dám xin dâng hiến bài thơ này,
A! Satan sắp lên ngồi trên ngôi Vương Chủ trong buổi tiệc lớn!
A! Mục Sư, ta tránh khỏi Nước Thánh của mi và những lời lải nhải,
Bởi vì, Mục Sư này, Satan vĩnh viễn không ở sau ngươi.
Như gió xoáy từ đôi cánh vỗ,
Nó càn quét dân chúng, A, Satan vĩ đại!
Hãy tung hô, vì người Biện Hộ Vĩ Đại!
Đốt hương, đọc lời thề, hiến tế cho Ngài,
Ngài đã đem dấu Thánh của Mục Sư đặt dưới ngai vua!
Còn một chứng tích khác là bức thư của người con trai Edgar viết cho Marx vào ngày 21 tháng 3 năm 1854. Mở đầu bức thư là một câu nói rất sốc: “Ác quỷ thân ái của con”. Một đứa con làm sao có thể dùng những lời xàm ngôn như thế để gọi cha mình kia chứ? Chẳng qua, những giáo đồ của Satan giáo đều xưng hô với người thân mình theo kiểu như vậy. Chẳng lẽ con trai của Marx cũng đã nhập môn?
Có một sự thật quan trọng khác, người vợ của Marx vào tháng 8 năm 1844 có viết thư gửi cho ông ta, nói rằng: “Bức thư cuối cùng của Mục sư, Mục sư cao cấp cũng là người nắm giữ linh hồn, xin hãy ban sự hòa bình và an ổn cho bầy con chiên đáng thương của ông”. Trong “Tuyên ngôn Chủ nghĩa Cộng sản”, Marx biểu đạt rất rõ rằng ông ta muốn hủy diệt toàn bộ tôn giáo, nhưng vợ của ông ta trong bức thư lại gọi ông ta là Mục sư cao cấp và là Giáo chủ, là Mục sư và Giáo chủ của tôn giáo nào? Toàn bộ những bức thư ấy ở đâu? Đó là những điều chưa bao giờ được tìm hiểu trong thời gian Marx còn sống.
Trong bài thơ “Lòng cao ngạo của con người”, Marx thừa nhận, mục tiêu của ông ta không phải là cải thiện, cải tổ hoặc là đổi mới thế giới, mà là hủy diệt thế giới, vả lại còn lấy đó làm niềm vui:
Mang theo sự khinh miệt, ta ở trên bộ mặt thế giới,
Quăng khắp nơi chiếc găng tay sắt của ta,
Và nhìn vạn vật to lớn trong thế giới của người lùn đổ vỡ,
Nhưng sự sụp đổ của nó cũng không thể nào làm nguôi cơn kích động trong ta.
Thế rồi ta dạo bước như thần trong chiến thắng
Xuyên qua đống phế tích của thế giới.
Lúc lời nói của ta nhận được những sức mạnh lớn lao,
Ta cảm thấy như mình sánh ngang ngôi Tạo hóa.
Không chỉ có những câu thơ này mới thể hiện được tư tưởng Satan giáo trong đầu óc của Marx. Chúng ta không biết vì sao những người lưu giữ các bản viết tay của Marx lại bảo mật hoàn toàn tư liệu này. Trong cuốn sách “Người Cách mạng”, Albert Camus nói: “Karl Marx và Friedrich Engels có 30 tác phẩm chưa được xuất bản, nội dung những tác phẩm đó đều là sản phẩm của sự buông thả lý trí, hoàn toàn không giống với những gì mà công chúng được biết về chủ nghĩa Marx. Đọc cuốn sách này xong, tôi liền bảo thư ký của tôi viết thư đến Học viện Marx ở Moscow để tìm hiểu xem những lời của tác gia người Pháp này có thật hay không”.
“Tôi đã nhận được thư hồi đáp. Trong thư, Phó Chủ nhiệm Học viện Marx là Giáo sư M.Mtchedlov nói rằng Camus đã sai. Các tác phẩm của Marx có đến hơn 100 cuốn, trong đó có 13 cuốn đã được in ấn công khai. Ông ta đã tìm một lời biện bạch rất dở: vì Thế chiến II nổ ra nên những quyển còn lại không được xuất bản. Bức thư được viết vào năm 1980, tức 35 năm sau cuộc Thế chiến, lúc đó đến các quán bar và ngư trường còn được đầu tư những khoản vốn rất lớn.”
Cuộc sống sau khi bị quỷ nhập
Tất cả những giáo đồ bước chân theo Satan giáo đều có một cuộc sống cá nhân vô cùng hỗn loạn, Marx cũng không ngoại lệ.
Arnold Kunzli trong cuốn sách “Tâm trí của Karl Marx” có viết: hai người con gái và một con rể của Marx đều tự sát, còn có ba đứa trẻ cũng chết vì không được nuôi dưỡng đầy đủ. Laura, người con gái của Marx, được gả cho một nhà xã hội chủ nghĩa tên Paul Lafargue, bà đã tự mình chôn cất ba cốt nhục do chính mình sinh ra sau đó tự sát với chồng. Còn một người con gái khác tên Eleanor cũng rủ chồng làm việc tương tự, sau khi bà chết, người chồng Edward vì sợ chết nên đã chùn bước.
Marx có con riêng với một người hầu gái tên Helen Demuth, sau đó ông ta đem đứa con này “phi tang” cho Engels, chính Engels đã chấp nhận sự sắp xếp trong vở hài kịch này. Marx còn nghiện rượu rất nghiêm trọng, Riazanov chủ nhiệm Học viện Marx – Engels đã thừa nhận sự thật này trong cuốn “Karl Marx, Mai, nhà tư tưởng và nhà cách mạng”.
Vẫn còn những vết loang lổ khác đã viết nên cuộc đời Marx.
Ngày 9 tháng 1 năm 1960 tờ báo Reichsruf của Đức đã đăng một tin thực: Thủ tướng Úc Raabe từng trao tặng cho nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Krushchev một bức thư viết tay của Karl Marx, nhưng ông Krushchev lại không thích bức thư này, bởi vì nó đã chứng minh rằng, Marx từng là một tay chỉ điểm cho cảnh sát Úc để kiếm tiền thưởng, ông ta đã làm gián điệp trong đội ngũ của “những người cách mạng”.
Bức thư này được phát hiện một cách ngẫu nhiên trong Thư viện Tài liệu mật. Nó đã chứng thực, Marx là một tên chỉ điểm, trong thời gian lưu vong ở London, ông ta đã cáo giác những đồng chí của mình. Mỗi một tin tức đưa đi, Marx nhận được món tiền 25 bảng Anh. Có rất nhiều những “người cách mạng” ở khắp London, Paris, Thụy Sĩ bị Marx chỉ điểm. Một trong số đó là Ruge, một người từng xem Marx như là bạn thân. Những bức thư qua lại giữa hai người rất thắm thiết cho đến khi Ruge bị chỉ điểm.
Marx cảm thấy bản thân không có trách nhiệm chăm sóc gia đình, tuy nhiên theo những lời nói của ông ta thì có vẻ như việc này rất dễ dàng. Ngược lại, ông ta sống là nhờ vào sự bố thí của Engels. Theo tư liệu của Học viện Marx, trong suốt cuộc đời của mình, ông đã tiêu tốn của Engels đến 6 triệu đồng Franc.
Mặc dù vậy, Marx vẫn ham muốn tài sản thừa kế của gia tộc. Lúc một người bác ruột đang vật lộn với bệnh tật tuổi già, Marx viết: “Nếu như cái mạng chó này chết rồi, vậy thì không còn cản trở gì với tôi nữa”.
Đối với những người thân thiết hơn cả người bác này, Marx cũng không có chút từ tâm. Thậm chí khi đề cập tới mẹ ruột của mình, ông ta cũng cùng một thái độ như vậy. Tháng 12 năm 1863, Marx có viết thư cho Engels với lời lẽ như vầy: “Hai tiếng trước tôi vừa nhận được một bức điện báo nói rằng mẹ của tôi đã chết rồi. Vận mệnh cần phải lấy đi một thành viên trong gia đình này. Tôi đã bước một chân vào mộ phần, trong rất nhiều tình huống, cái mà tôi cần không phải là một bà già, đó là thứ khác. Tôi cần phải tự thân đến Trier để tiếp nhận tài sản”.
Đối với cái chết của mẹ ruột, Marx đã nói những lời như vậy. Ngoài ra, vẫn còn có những chứng cớ đầy đủ hơn đã chứng minh tình hình ác liệt trong quan hệ giữa Marx và người vợ. Bà vợ đã hai lần ly thân với ông ta, nhưng sau này lại quay trở về. Lúc bà chết, Marx cũng không thèm đến dự tang lễ.
Một người luôn cần kinh phí như Marx lại tổn thất rất nhiều tiền bạc trong thị trường cổ phiếu. Thân là nhà “Kinh tế học vĩ đại” như Marx lại chỉ biết đi phá tiền.
Marx và Engels đều thuộc vào hàng ngũ phần tử tri thức, nhưng thông qua những bức thư qua lại giữa hai người, người ta chỉ thấy những lời lẽ tục tĩu hạ lưu, hoàn toàn không tương xứng với địa vị xã hội của họ. Ngoài một lô những từ ngữ dâm uế ra, người ta không tìm thấy được bất cứ câu chữ nào liên quan đến lý tưởng “xã hội chủ nghĩa”.
Sự phóng đãng trong đời tư của Marx
Vẫn còn rất nhiều tư liệu lịch sử khác cho thấy đời sống của Marx là vô cùng phóng đãng.
Cuốn sách “Marx và Satan” được xuất bản từ năm 1986 cho biết, cả đời Marx luôn bóc lột người hầu gái Helen, hoàn toàn không chi trả bất cứ một đồng lương nào, còn cưỡng bức người phụ nữ này trở thành nô lệ tình dục, sau đó bà ta có sinh cho Marx một đứa con trai, và Engels đã trở thành một con dê thế tội. Người con gái Eleanor sau khi nghe được lời trăn trối sau cùng của Engels rằng đứa con ấy chính là của Marx, tinh thần bà đã suy sụp cực độ cuối cùng dẫn đến tự sát. Ngoài ra còn có tư liệu tiết lộ, nhiều tình tiết xung quanh việc Marx tư thông với người hầu gái mang họ Demuth này. Sau khi Marx qua đời, ông ta đã được chôn cất tại Khu nghĩa trang High Gates London, một trung tâm hoạt động của Satan giáo tại Anh.
Tà thuyết Cộng sản của Marx là phiên bản hiện đại của chủ nghĩa tôn thờ Satan.
Với một linh hồn bị ám ảnh bởi Satan và đạo đức đồi bại, Marx đã vận dụng những mánh khóe, dối trá và lừa đảo để tạo nên cái gọi là lý luận chủ nghĩa Cộng sản, hướng dẫn con người tín ngưỡng nó, từ đó đạt được mục đích hủy diệt tâm linh của con người. Thực chất, học thuyết Cộng sản của Marx chính là phiên bản hiện đại của chủ nghĩa Satan, chẳng qua là khoác bên ngoài cái áo Chủ nghĩa Cộng sản để che mắt thiên hạ, nó kêu gọi con người vứt bỏ Thần thánh, bán rẻ linh hồn để đổi lấy sự phóng túng dục vọng, mục đích chính là lôi người ta xuống địa ngục.
Hơn 100 năm nay, Chủ nghĩa Cộng sản đã đem lại cho con người vô vàn những tai nạn và thống khổ, Đảng Cộng sản Trung Quốc là một tín đồ trung thành đi thực thi những chủ thuyết của Satan, đạp đổ toàn bộ nền văn minh huy hoàng sáng lạn của dân tộc Trung Hoa, dùng thuyết vô thần để hủy diệt toàn bộ tín ngưỡng, họa loạn ở đất Trung Hoa gần một trăm năm, hơn 80 triệu người Trung Quốc đã chết dưới tay chính quyền tàn bạo Trung Cộng.
Theo sách Khải Thị trong Kinh Thánh từng viết, con rồng đỏ hung hãn, tàn bạo “tên của nó là ma quỷ hay Satan, mê hoặc toàn bộ nhân loại”, ở nhân gian này chính là một ĐCSTQ thèm khát máu tanh, tôn sùng bạo lực. Con “rồng đỏ” đánh Ấn ký của nó lên con người thông qua việc “nhập Đảng, nhập Đoàn, nhập Đội”, Ấn ký của con thú này chính là tấm giấy thông hành thẳng xuống địa ngục cùng ma quỷ.
Cuối năm 2004, loạt bài xã luận “Cửu bình Cộng sản Đảng” đã vạch trần một cách sâu sắc bản chất tà ác và những tội trạng lịch sử của ĐCSTQ, dấy lên phong trào thoái Đảng sục sôi trong khắp cõi Trung Quốc đại lục, trước mắt con số người thoái đảng đã vượt qua con số 200 triệu. “Tam thoái” chính là con đường duy nhất cứu thoát linh hồn người ta khỏi phải bước xuống địa ngục cùng tà giáo Satan.
Hiện nay, ĐCSTQ đang đứng trước nguy cơ tan rã, mong rằng toàn bộ những công chúng lương thiện tại Trung Quốc sẽ nhìn rõ được bản chất thật của tà đảng, dũng cảm thoái xuất khỏi các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội cùng nhau chào đón một Trung Quốc tương lai không có Đảng Cộng sản.
Tại
Sao Chủ nghĩa Marx Thất bại?
Tại
Sao Chủ nghĩa Marx Thất bại?
27/06/2016
Trần Kế Dũng
27-6-2016
Khi Liên Xô tan rã, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ về
mặt thực tiễn, chủ nghĩa cộng sản hay còn gọi là chủ nghĩa xã hội hiện thực
giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản đã thất bại là sự thật. Nhưng cho tới nay
hầu hết các lý do giải thích cho sự thất bại đó là nguyên nhân chính trị, từ
chuyện sai lầm về đường lối của các đảng cộng sản đến các những sai lầm cá nhân
lãnh tụ của các nước cộng sản đó … và một phần không nhỏ là do sự “phá hoại” từ
các nước dân chủ tư sản đứng đầu là Mỹ.
Trong bài viết này, chúng tôi không đề cập đến các vấn đề chính
trị như đã nêu ở trên mà chủ yếu tập trung vào hệ thống lý luận của Marx, nguyên
nhân đưa đến những “sai lầm” chính trị làm tan rã hệ thống xã hội chủ
nghĩa và sự thất bại của chủ nghĩa cộng sản.
Hàng loạt các vấn đề phải được xem xét lại từ bóc lột, lợi
nhuận, sở hữu, thu nhập, thương nghiệp, ngân hàng… đến các vấn đề nhà nước và
pháp luật, chính trị và vấn đề phát triển. v. v…
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu từng vấn đề cụ thể để xem Marx đã
sai như thế nào.
1- Bóc lột và giá trị thặng dư
Theo Tư bản luận, cấu tạo hàng hóa bao gồm: sức lao động + tài
nguyên nhiên liệu + máy móc = M (hàng hóa). Hàng hóa sau khi bán hết trừ tiền
khấu hao máy, tiền mua nguyên nhiên liệu và tiền thuê công nhân vẫn còn lại một
lượng là m. Marx chứng minh rằng m là do ăn bớt tiền công lao động của công
nhân làm thuê từ đó sinh ra giàu nghèo bóc lột giai cấp…đấu tranh giai cấp nhà
nước tư sản. v. v..
Sự thật không đơn giản như Marx đã trình bày trong Tư bản luận.
Bây giờ quay trở về thời điểm Marx đã phân tích, chúng ta có thể tóm tắt sơ
lược bối cảnh như sau: một nhóm người dệt vải thủ công trung bình ngày dệt được
2 m vải, với giá thời điểm đó là $20/m, trừ đi tiền nguyên liệu còn lại $10/m
thu nhập là $20/ người/ ngày. Một người trong số họ nghĩ ra máy dệt vải anh ta
bỏ ra 30 ngày để chế tạo ra nó cộng với tiền nguyên vật liệu $1000. Năng xuất
tăng 10 lần thời gian sử dụng máy là một năm (250 ngày) như vậy giá sản xuất
chế tạo ra chiếc máy đó là: $30 + $20 +$1600. Sau một năm sản xuất chế tạo ra
chiếc máy đó làm ra 5000 m tính thành tiền là $50. 000 trừ đi khấu hao máy cũ
chế tạo máy mới và tiền công lao động còn lại là $41. 800. Số tiền $41.
800 là giá trị sử dụng của máy đem lại. Người này chuyển qua chế tạo máy để
bán. Tất nhiên anh ta không bán với giá $1600 và cũng không thể bán được với
giá $41. 800 vì người mua không có lợi. Qua thương lượng họ đồng ý chia đôi giá
trị sử dụng của máy. Cuối cùng máy được định giá là $21. 500. Giá này là giá
trao đổi, nó lớn hơn giá sản xuất và nhỏ hơn giá trị sử dụng.
Thực tế là mọi giao dịch trên thị trường từ sức lao động, nguyên
nhiên liệu, máy móc đều thông qua giá trao đổi như đã nêu trên. Tới đây chúng
ta thay các giá trị trao đổi vào công thức của Marx cho chúng ta thấy rằng:
- Trên phương diện
toán học khi các tham số trong phương trình trên biến đổi thì nó phải là
hệ phương trình đại số. Số học không đưa ra được đáp số chính xác
- Phương trình của
Marx chỉ đúng trong một trường hợp duy nhất khi toàn bộ cấu thành giá sản
xuất bằng giá trị sử dụng của hàng hóa
- Giá trị của hàng
hóa bao gồm cả giá sản xuất, giá trao đổi và giá trị sử dụng là do năng
lực lợi ích của hàng hóa đối với thị trường (nhu cầu) quyết định, nó không
tính trên thời gian lao động cần thiết (hàng hóa sức lao động) như Marx
tính. Lý do dùng đơn vị thời gian tính lương trong các hợp đồng lao động
xuất phát từ việc chúng ta không có đơn vị đo lường nên thời gian dùng làm
thước đo qui đổi tạm thời. Ngoài ra, trong một xã hội có sự phân công lao
động thì nền kinh tế được chia ra nhiều nhóm nối kết với nhau thành một
vòng tròn khép kín. Đầu vào của nhóm này là đầu ra của nhóm kia và chúng
cân bằng với nhau (không xét trường hợp khủng hoảng). Năng lực lợi ích vật
chất của từng nhóm chia cho tổng số lao động trong nhóm ấy thành tiền
lương. Quay trở lại với công thức của Marx khi chúng ta thay thế hệ thống
giá trị trao đổi vào đó, trong trường hợp giá trị sức lao động được trả
hết thì lợi nhuận doanh nghiệp vẫn còn do lợi ích sử dụng của máy móc,
khoa học kỹ thuật đem lại.
Ngoài ra sản phẩm hàng hóa mới sản xuất được bán ra thị trường
theo giá trao đổi thì lợi nhuận này đều từ người mua (tức từ ngoài vào), Window
của Microsoft là một ví dụ.
2- Thương nghiệp
Marx dẫn giải về thương nghiệp qua công thức tiền – hàng –
tiền là sai, đúng của nó là tiền – hàng/ km – tiền, và khi đưa giá trị trao đổi
vào thương nghiệp thì lợi nhuận của thương nghiệp cũng đến từ hai nguồn, thứ
nhất là khai thác công cụ phương tiện lao động… và thứ hai, từ người tiêu dùng
bởi lợi ích từ các trung tâm thương mại mà khách hàng được hưởng lợi từ sự giảm
chi phí khi mua sắm hàng hoá.
Marx nói, thương nghiệp không tạo ra bất kỳ một nguyên tử lợi
ích nào, theo như câu nói trên chúng ta có thể hiểu như sau. Thương nghiệp
không tạo ra bất kỳ một thứ vật chất nào có giá trị (lợi ích) nên chỉ có lao
động sản xuất mới tạo ra chúng. Như nông dân làm ra lúa gạo, công nhân khai
thác làm ra than, dầu…
Căn cứ vào định nghĩa của Marx về lao động như sau: lao động là
một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, bằng hoạt động của chính mình
con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ với tự
nhiên. Có nghĩa là người nông dân không làm ra lúa gạo, lúa gạo là do cây lúa
tạo ra. Người công nhân khai thác không làm ra than, dầu, chúng có sẩn trong tự
nhiên… con người chỉ tác động vào chúng bằng công cụ và phương tiện lao động di
chuyển và kiểm soát chúng từ chỗ này ra chỗ khác. Lao động thương nghiệp cũng
vậy có khác chăng là bởi đơn vị đo lường một bên là cái, kg, tấn, chiếc… và một
bên là km mà km là một loại vi vật chất. Cái sai của Marx bắt đầu từ chỗ này,
ngoài ra Marx nói thương nghiệp không tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Của
cải là một tính từ trong lĩnh vực pháp lý nhằm xác định, sở hữu không phải là
đối tượng của triết học nghiên cứu về lao động, còn “vật chất xã hội” thì như
đã nêu ở trên do hệ thống đo lường của đối tượng lao động tạo ra đánh lừa nhận
thức như là cái, kg, tấn.. với km
3- Sở hữu:
Trong phần này chúng tôi không đề cập hay phản bác lại ý kiến
của Marx về vấn đề sở hữu, bởi vì ngoài một câu định nghĩa về sở hữu ra chúng
tôi không tìm thấy một bài viết, hay phân tích nào của Marx mang tính học thuật
đủ sức thuyết phục. Vì vậy ở đây chúng tôi tóm tắt tổng kết lại các nghiên
cứu trước đây rải rác cách nói về sở hữu.
Cũng như mọi yếu tố xã hội khác sở hữu cũng hình thành từ không
tới có, từ thấp đến cao phù hợp với trình độ và mức độ phát triển của xã hội đó.
Khởi nguồn nó được xây dựng về kế thừa trên nền tảng của vật
chất không gian sinh tồn của từng cá thể khi xã hội phát triển cao xuất hiện sự
hợp tác, phân công lao động và trao đổi sản phẩm lao động. Sở hữu ra đời để đáp
ứng cho những nhu cầu xã hội đó. Xét về bản thể của sở hữu nó được cấu tạo, xây
dựng nên bởi các thành phần như sau:
– Do năng lực lao động
– Lợi ích của lao động
– Các yếu tố tâm sinh lý của con người trong đó có tâm sinh lý
tự nhiên con người và tâm sinh lý xã hội con người. (trong bài này chúng tôi
chỉ đề cập đến hai yếu tố ban đầu). Khi năng lực và lợi ích mất đi sở hữu mất
theo và ngược lại.
Một trong những chức năng của sở hữu là phục vụ cho nhu cầu trao
đổi sản phẩm lao động do năng lực của người chủ sở hữu làm ra đối với xã hội và
ngược lại. Trong mối quan hệ trao đổi này thực chất là sự chuyển đổi năng lực
và lợi ích cho nhau, nó xuất hiện tạo ra các nhân tố xã hội mới.
+ Năng lực sinh ra trách nhiệm
+ Lợi ích sinh ra quyền hạn.
Những tương tác đó nảy sinh giữa người này với người kia và
ngược lại, ví dụ trong lĩnh vực kinh tế, một người khi đem một vật do mình làm
ra (năng lực lợi ích) thị trường bán, anh ta nhận lại tiền (quyền hạn) và bảo
đảm chất lượng (trách nhiệm). Quá trình đó diễn ra ngược lại với đối tác của
anh ta. Về mặt ý thức văn hóa, nó tự giáo dục con người ý thức về trách nhiệm
và quyền hạn của bản thân đối với xã hội và con người, nó là nền tảng để hình
thành tồn tại và phát triển của đạo đức và trật tự mang tính nhân văn của từng
con người đối với xã hội và các mối quan hệ khác về mặt vật chất của trách
nhiệm và quyền hạn, nó là cơ sở để ra đời luật pháp. Nhưng quá trình tương tác
này, nó vô nghĩa và phản tác dụng đối với vật chất tự nhiên và vật chất sinh
học. Thu nhập và sở hữu là hai vấn đề xã hội hoàn toàn khác nhau. Khi sở hữu
vượt quá nhu cầu cá nhân, phần dư dôi (tư liệu sản xuất) thuộc tài sản quốc gia
cộng đồng do nhà nước quản lý và kiểm soát chức năng, nhưng nó vẫn thuộc quyền
sở hữu tư nhân.
4- Nhà nước và cơ chế xã hội
Những người theo chủ nghĩa duy vật đều chấp nhận nguyên lý sự
thay đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất (triết học Max) và ngược lại. Tuy
nhiên đại đa số đều hiểu không đúng về mối quan hệ này, nó là quan hệ liên đới
hay là quan hệ nhân quả. Ngoài ra, tai hại hơn nữa là hiểu một cách máy móc,
thụ động và không trọn vẹn. Hiểu một cách đầy đủ là sự thay đổi về lượng dẫn
đến sự thay đổi về chất và ngược lại, đây là mối quan hệ liên đới. Song song
với nó là sự thay đổi về cơ chế và cấu trúc của vật chất. Đây là điều hiển
nhiên và chúng tôi không có ý đi sâu bàn về điều đó ở những hệ quy chiếu khác,
mà chỉ sự dụng nó vào vấn đề vật chất xã hội tức vấn đề nhà nước.
Đối với vật chất tự nhiên và vật chất sinh học (xin đọc lịch sử
hình thành vũ trụ về thuyết tiến hoá sự chọn lọc tự nhiên của Darwin). Cả hai
đối tượng vật chất này do “tự nhiên” sinh ra chất, lượng và cơ chế do “tự nhiên
kiểm soát” và điều tiiết, hay cụ thể hơn là do các hằng số vật lý điều tiết và
kiểm soát. Nhưng với vật chất xã hội, tức hệ thống môi trường xã hội, là một hệ
thống môi trường nhân tạo do con người tạo ra kiểm soát và điều tiết chúng, cả
về chất lượng và cơ chế cấu trúc của nó.
Kiểm soát điều tiết về cơ chế cấu trúc với vật chất xã hội đó
chính là chính trị, công việc của nhà nước. Hay nói cách khác, nhà nước xuất
hiện cùng với sự ra đời của xã hội, khi xã hội còn phát triển còn sự thay đổi
về chất lượng thì nhà nước còn tồn tại và phát triển theo. Trong bài viết ngắn
này chúng tôi không có ý định trình bày tất cả mọi vấn đề về nhà nước như lịch
sử hình thành phát triển, nó thuộc sở hữu của các nhà nước và vấn đề giai cấp,
nhà nước và cách mạng .v.v… mà chúng tôi chỉ đề cập đến lịch sử cận đại, liên
quan trực tiếp đến chúng ta trong vấn đề cơ chế và cấu trúc xã hội, sự tiến hóa
của nó cũng như sự khác biệt giữa chế độ phong kiến quân chủ tập quyền và chế
độ dân chủ tự do hay còn gọi là dân chủ tư sản và sự tiến hoá cuả nhà nước
trong hai thể ché xã hội đó. Trong chế độ phong kiến (quân chủ lập hiến) mọi
tài sản thuộc về nhà vua. Xã hội vận hành theo cơ chế tay ba tức nhà nước làm
trung gian trong mọi mối quan hệ xã hội từ chuyện cá nhân, gia đình đến
mọi vấn đề xã hội. Ở địa phương thay mặt vua là quan lại trực tiếp giải quyết
mọi vấn đề mà vua ban hành (nhân trị). Chế độ dân chủ tư sản, xã hộ tiến hoá
lên một cơ chế mới nó là cơ chế đa phương hai chiều trực tiếp giữa các chủ thể
xã hội, tổng số lượng các mối quan hệ trong xã hội tăng lên đột biến gấp nhiều
lần mở đường cho hàng loạt các vấn đề xã hội phát triển theo: năng lực nhu cầu,
văn hóa, kinh tế, chính trị… Trong cấu trúc về cơ chế đa phương hai chiều trực
tiếp này, đã có một cuộc cách mạng thay đổi mọi vấn đề, từ nhận thức của con
người đến các vấn đề xã hội, đến sự phát triển chưa từng có trong lịch sử. Quá
trình tiến hóa của văn minh nhân loại do cơ chế mới này đem lại.
Đối với nhà nước, trong cơ chế mới tự nó phân ra thành tam quyền
phân lập, kinh tế là thị trường tự do và hệ thống các quyền con người (hiến
chương liên hiệp quốc về quyền con người); đối tượng quản lý của nhà nước dân
chủ theo cơ chế mới là hệ thống giá trị phương tiện quản lý là luật pháp (xã
hội pháp trị, nhà nước pháp quyền). Đối với vật chất xã hội được chia ra làm 3
khu vực rõ ràng: chất thuộc về văn hoá, giáo dục, đào tạo và nghiên cứu. Lượng
thuộc khoa học, kinh doanh sản xuất quản lý. Cơ chế và cấu trúc thuộc về nhà
nước. So sánh cơ chế và cấu trúc của hai chế độ chính trị sẽ lý giải tại sao
xảy ra cuộc cách mạng 1776 (đọc toàn bộ bản tuyên ngôn độc lập Mỹ) và 1789
tại Pháp (tuyên ngôn nhân quyền). Nhà nước xã hội chủ nghĩa là do Lê Nin
thiết kế và xây dựng, nó có tất cả các thành phần như một nhà nước dân chủ tư
sản nhưng cơ chế của nó là cơ chế của chế độ phong kiến (đã nêu trên), nói ngắn
gọn nó là nhà nước phong kiến lộn ngược nó dân chủ cho số ít những người dân có
quyền, số đông còn lại vẫn là nô lệ.
Một vài nguyên nhân và căn bệnh của chủ nghĩa xã hội hiện thực
– Với con người việc giải thích về sự giàu có, giá trị gia tăng
hay lợi nhuận doanh nghiệp của Marx không chính xác dẫn đến hậu qủa là tạo ra ý
thức hận thù thường trực ở một số đông trong một quần thể cộng đồng xã hội,
trong một quốc gia hay khu vực làm mồi lửa cho bạo động chủ nghĩa cực đoan, xã
hội luôn trong tình trạng chia rẽ, đối kháng và bất an.
– Kinh tế: năng xuất lao động thấp và tham nhũng. Khi người lao
động không được quyết định giá trị lao động của mình (tiền lương) mà do nhà
nước quyết định, để tồn tại và duy trì sức lao động của mình, biện pháp duy
nhất họ có thể làm là giãm bớt cường độ lao động, toàn bộ nền kinh tế từ từ bị
tê liệt và sụp đổ.
– Người sản xuất và người tiêu dùng không quan hệ trực tiếp với
nhau từ đó sinh ra nền kinh tế quan liêu.
– Như ở phần đầu đã dẫn chứng, giá trị gia tăng chủ yếu nằm ở
sáng chế và chế tạo máy mới. Nhưng tiền lương của trí thức Xã hội chủ nghĩa
tính bằng giờ lao động không tính theo lợi ích của sáng tạo, do đó trí thức và
khoa học gia không có đủ điều kiện và trách nhiệm để làm việc sáng tạo và tái
sáng tạo. Điều đó sinh ra một nền kinh tế luôn luôn trong tình trạng lạc hậu.
– Chính trị: như ở trên đã nêu về mối quan hệ giữa chất lượng và
cơ chế của vật chất xã hội thì cơ chế và cấu trúc xã hội đó là chức năng của
nhà nước, quản lý điều hành nó là công việc chính trị.
Nhà nước và chính trị trong chế độ xã hội chủ nghĩa mắc phải
những căn bệnh như sau:
+ Sử dụng cấu trúc và cơ chế phong kiến không phải cơ chế tiến
hoá đa phương hai chiều trực tiếp giữa các chủ thể xã hội nên nó trì trệ chậm
chạp và ngày càng phình to ra, chi phí chính trị trên tổng giá thành sản phẩm
lao động xã hội tăng.
+ Người sản xuất không được quyết định giá trị. Người quyết định
giá trị lại không tham gia vào sản xuất nó biến nhà nước thành một hệ thống
chính trị quan liêu.
+ Chất, lượng, cơ chế là ba lĩnh vực riêng biệt được phân công
theo chức năng xã hội. Khi hệ thống chính trị can thiệp vào lĩnh vực chất và
lượng tự nó biến gíá trị quyền lực chính trị thành thứ có thể quan hệ trao đổi
được trong xã hội, tham nhũng xuất hiện và càng ngày càng tăng lên.
+ Khi chất và lượng thay đổi thì cơ chế và cấu trúc thay đổi
theo. Bản thân nhà nước trong cơ chế đa phương hai chiều trực tiếp tự nó sinh
ra bộ máy nhà nước tam quyền phân lập nhằm giám sát lẫn nhau theo chức năng mà
không kìm hãm sự phát triển về sự thay đổi năng động của nó.
Nhà nước do Lê Nin thiết kế và xây dựng do chính ông muốn bảo
đảm rằng nhà nước ấy không được phép thay đổi nên đã chồng ba hệ thống quyền
lực ấy lên nhau để khống chế lẫn nhau. Chức năng thay đổi của nhà nước bị triệt
tiêu ngay từ khi nó chưa ra đời, nó biến nhà nước xã hội chủ nghĩa thành vật
cản đường cho sự phát triển và tiến hóa xã hội vì nó duy trì cơ chế của xã hội
phong kiến.
Xã hội: sự phát triển của xã hội đó là một qúa trình tiến hóa,
trong đó tất cả mọi thành viên, mọi chủ thể đều giữa những vị trí, vai trò nhất
định trong một hệ thống môi trường xã hội. Việc phân loại con người theo cách
lý giải đơn giản phiến diện sai lạc của Marx như trong “Tư bản luận” làm vòng
tròn và sự kết nối xã hội bị phá vỡ, hệ thống môi trường xã hội bị sụp đổ. Từ
mối quan hệ trao đổi liên kết ràng buộc, tương hổ lẫn nhau sang chia rẽ, nghi
ngờ, thù hận, kình chống nhau ngày càng gia tăng không có điểm dừng.
Văn hoá xã hội trong chế độ xã hội chủ nghĩa: tư liệu sản xuất
thuộc sở hữu toàn dân, kinh tế kế hoạch do nhà nước kiểm soát và điều hành,
điều đó dẫn đến hệ quả là người sản xuất bị cách ly với người tiêu dùng, mối
quan hệ chính trong hệ thống các mối quan hệ xã hội bị loại bỏ. Văn hoá giao
tiếplà một bộ phận chính cấu thành văn minh nhân loại bị thủ tiêu thay thế vào
đó là một thứ văn hoá giao tiếp bằng bạo lực, dối lừa, câm điếc và Mackeno (mặc
kệ nó), chúng là sản phẩm tất yếu của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Văn hóa giáo dục: triết lý và ý thức của những người quản lý,
giáo dục trong chế độ xã hội chủ nghĩa đã vi phạm những nguyên tắc của sự tiến
hóa và phát triển sau: bản chất của mọi mối quan hệ là trao đổi và điều hiển
nhiên là người ta chỉ trao đổi những giá trị khác biệt không ai trao đổi những
thứ giống nhau. Số lượng và cường độ của sự trao đổi tăng tỉ lệ thuận với sự
khác biệt, nhưng trong các nước XHCN, từ giáo án, sách, tới chương trình…
đều thống nhất từ trên xuống dưới đó là thất bại thứ nhất. Mục đích của giáo
dục là để phát triển con người, điều đó có nghĩa rằng những giá trị mà con
người nhận được từ nền giáo dục ấy là tập hợp một hệ thống những giá trị nội
sinh. Muốn có nó giáo dục phải được đặt trong điều kiện tự do học thuật. Một
giáo viên phải đảm nhận nhiều chức năng và tính chất bao gồm nhà khoa học (tri
thức, kiến thức), nhà quản lý (chính trị), đaọ diễn (viết giáo án lên chương
trình điều hành), nghệ sĩ (truyền đạt tri thức văn hóa và khoa học bằng phương
pháp sư phạm), nhà tư tưởng (tự do, công bằng, bình đẳng, bác ái).
Nhìn vào nội dung và phương pháp của hầu hết các nước theo chế
độ xã hội chủ nghĩa thì đều tạo ra những con người với những hệ thống giá trí
ngoại lai có nghĩa là chỉ biết, thừa hành và copy, giáo dục bị phá sản do không
tạo ra được sự phát triển cho con người và xã hội.
Khoa học và nghiên cứu khoa học: như trong ví dụ về chế tạo máy
dệt đã nêu ở đầu cho chúng ta thấy những điều như sau: nếu những người dệt vải
thủ công chỉ đủ sống không có dư thừa và tích lũy thì sẽ không có người
chế tạo ra máy dệt vì anh ta không thể nhịn ăn để chế tạo máy và khi bán máy sẽ
không có người mua. Giá trị gia tăng của doanh diệp chủ yếu đều từ giá trị sử
dụng của máy móc (khoa học kỹ thuật).
Việc nhìn nhận khách quan một thực tế hiển nhiên là giá giao
dịch trên thị trường là giá trao đổi. Nó lớn hơn giá sản xuất và nhỏ hơn giá
trị sử dụng mở ra điều kiện tiên quyết cho sự phát triển và áp dụng khoa học kỹ
thuật vào nền kinh tế. Từ đó nảy sinh nhu cầu xã hội về khoa học, kỹ thuật mở
đường cho giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học kỹ thuật phát triển, trong ví
dụ người chế tạo máy khi lấy giá trao đổi chia cho số ngày công chế tạo thì ra
thu nhập bình quân theo giờ lao động. Tại sao phải tính thu nhập (lợi ích) bằng
giờ lao động? Bởi lợi ích từ khi xuất hiện đến nay và có thể còn rất lâu nữa
chúng không có đơn vị đo lường vì vậy người ta phải quy đổi nó sang một đơn vị
khác để thực hiện cho tính toán, quản lý hợp đồng… Việc tính lương cho những
người nghiên cứu khoa học theo thời gian lao động cần thiết (Marx) và tước
quyền quyết định giá trị trao đổi của sản phẩm khoa học kỹ thuật đã đẩy Chủ
nghĩa Xã hội tụt lại đằng sau, mặc cho người ta động viên, khuyến khích, lập
hội (về khoa học kỹ thuật)… nó vẫn đứng yên và đi xuống.
Trật tự, luật pháp và đạo đức xã hội (trong phần sở hữu) tóm tắt
sự hình thành và biến đổi của sở hữu từ lao động và trao đổi xã hội.
Từ năng lực và lợi ích sinh ra sở hữu trao đổi, sở hữu sinh ra
trách nhiệm và quyền hạn về pháp lý (tức bắt buộc) bên cạnh đó là ý thức về
trách nhiệm và quyền hạn sinh ra nó tạo ra nhân cách con người và văn hóa xã
hội, nó là một trật tự tự nhiên mà không có bất kỳ bộ máy cai trị hay một hệ
thống pháp luật nào có thể thay thế được. Đồng thời, trên nền tảng vật chất và
ý thức sở hữu, luật pháp mới có tính khả thi và luật pháp sinh ra để phục vụ
cho qúa trình tồn tại và phát triển đó.
Về vấn đề đạo đức trong bài này chúng tôi không bàn đến
lịch sử và các vấn đề đạo đức rộng khắp mà chỉ đề cập đến một vấn đề cốt lõi
của đạo đức trong xã hội hiện đại liên quan đến ý thức trách nhiệm và quyền hạn
do sở hữu và trao đổi sở hữu sinh ra. Trong xã hội hiện đại, mỗi con người luôn
phải đối diện với ba hệ thống giá trị là giá trị bản thân, hệ thống giá trị gia
đình và hệ thống giá trị xã hội. Chúng tồn tại đồng thời tương hỗ phát triển
nhưng chứa đựng những mâu thuẫn. Giaỉ quyết những mâu thuẫn này nảy sinh ra vấn
đề đạo đức và nhu cầu đạo đức để cả ba hệ thống giá trị đó cùng tồn tại và phát
triển.
Khi ba hệ thống giá trị thay đổi thì các vấn đề đạo đức thay đổi
theo, và đạo đức chỉ có bài học không có khuôn mẫu. Đạo đức chỉ có giá trị khi
con người phải có được quyền tự do lựa chọn, bằng các giải pháp phù hợp.
Khi mất quyền sở hữu thì trật tự tự nhiên xã hội, luật pháp và
đạo đức sẽ băng hoại và tan vỡ. Đó là một trong những căn bệnh của chủ nghĩa xã
hội mà không có gì có thể cứu vãn được.
Chính trị: Như giới thiệu ở phần sự tiến hóa của cơ chế và cấu
trúc xã hội đã nêu ở trên là đa phương hai chiều trực tiếp của các chủ thể xã
hội (chúng tôi sẽ quay lại đề tài này vào một dịp khác với câu hỏi tại sao?).
Bản thân các chức năng cuả nhà nước cũng bị quy luật phân công và chuyên môn
hóa này cuốn theo mà sinh ra cơ chế tam quyền phân lập. Không chỉ nhà nước mà
các chức năng xã hội cũng bị phân công và chuyên môn hóa theo đó là chất, lượng
và cơ chế xã hội (chính trị). Trở thành ba khu vực chức năng riêng biệt,
độc lập nhưng liên hệ chặt chẽ, nhịp nhàng và ăn khớp với nhau theo nguyên tắc
đa phương hai chiều trực tiếp cụ thể đó là khoa học, kinh doanh sản xuất và
chính trị mà chúng ta thường thấy ở các nước phát triển là độc lập của hệ thống
giáo dục nghiên cứu và đào tạo.
Kinh tế thị trường tự do không có sự can thiệp trực tiếp của nhà
nước và bộ máy nhà nước tam quyền phân lập. Đây là quy luật của sự tiến hóa
không phải là sự lựa chọn chủ quan của bất kỳ cá nhân nào theo nguyên tắc của
chủ nghĩa xã hội thì hệ thống chính trị quản lý và can thiệp trực tiếp vào các
lĩnh vực xã hội (khoa học và kinh tế) điều đó dẫn đến hệ qủa là nhân sự trong
lĩnh vực khoa học và kinh tế tác động ngược trực tiếp vào bên trong hệ thống
chính trị. Trong bộ máy nhà nước bắt đầu xuât hiện bè phái và các nhóm lợi ích
vì không có cơ chế kiểm soát và loại bỏ, chúng ngày càng phát triển và lũng
loạn hệ thống chính trị quyền lực của nhà nước dần dần bị tư hữu hóa trong một
xã hội lành mạnh mọi mối quan hệ xã hội là trao đổi lợi ích. Nhưng với cơ chế
quản lý xã hội chủ nghĩa quyền lực nhà nước bị lũng loạn chúng len lỏi vào
các mối quan hệ xã hội dần thay thế lợi ích bằng bạo lực. Hệ thống giá trị kinh
tế và giá trị xã hội bị mất cân bằng và sụp đổ. Kết qủa cuối cùng là bạo lực
được thay thế cho mọi mối quan hệ xã hội, từ trong bộ máy nhà nước đến ngoài
đường phố, từ bệnh viện, trường học đến nơi kinh doanh sản xuất,
thậm chí quyền lực siêu nhiên (thờ tự) cũng được đem ra khai thác triệt để. Đây
là sản phẩm tất yếu của chủ nghĩa xã hội, một chế độ phong kiến lộn ngược.
Học thuyết của Mác được xây dựng trên cơ sở những khái niệm
thiên lệch và hạn hẹp sao chép hiện tượng bên ngoài không phản ảnh đúng cái bản
chất bên trong cái đã sinh ra chúng biến học thuyết của Mác thành cực
đoan bế tắc và sụp đổ.
Những vấn đề nêu trên đây chúng không phải là những vấn đề
mới mẻ. Ở những nước tiên tiến nó đã phát triển không chỉ là lý thuyết mà đã
trở thành công nghệ quản lý xã hội.
Việt Nam muốn tiến lên thì trước tiên phải đổi mới hệ thống khái
niệm, nhận thức, tư duy lý luận… Nếu không sẽ tiếp tục bị sa lầy và tụt lại
phía sau.
Trong bài tới đây khi bàn về kinh tế thị trường tự do, chúng tôi
sẽ quay trở lại vấn đề lợi nhuận và tìm hiểu về cơ chế cấu trúc của kinh tế thị
trường xem chúng được hình thành và phát triển như thế nào? Đi vào chi tiết để
làm sáng tỏ những vấn đề được tóm lược đã nêu trên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét