Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Đưa đầy đủ các sự kiện vào SGK Lịch sử, một việc làm cần thiết


Anh Vũ, thông tín viên RFA

tichhopmonlicsu-622.jpg
Sách giáo khoa môn lịch sử
File photo
Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12 trước đây chỉ vẻn vẹn 11 dòng về chiến tranh Biên giới năm 1979. Song đến nay, Bộ GD&ĐT quyết định đưa vào SGK đầy đủ các vấn đề, kể cả vấn đề nhạy cảm như chiến tranh Biên giới 1979 và HS-TS… Vấn đề này có ý nghĩa như thế nào?

“Quan hệ tế nhị”

Nhiều năm nay, khác với các cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ được tuyên truyền rầm rộ, thì cuộc chiến tranh Biên giới chống quân TQ xâm lược năm 1979 được dư luận đánh giá là vấn đề tế nhị và nhạy cảm, truyền thông ít được phép nhắc đến.
Từ Hà nội, Nhà văn Phạm Viết Đào một người đã tìm hiểu và bạch hóa nhiều vấn đề “nhạy cảm” trong cuộc chiến tranh Biên giới 1979 với TQ nói với chúng tôi:
Quan hệ VN-TQ có những sự thật lịch sử trong chiến tranh thì có những cái đã không được bạch hóa. Đó có thể do là một chủ trương có từ trên đối với các cơ quan chức năng như tuyên giáo, báo chí… buộc phải im lặng.
-Nhà văn Phạm Viết Đào
“Quan hệ VN-TQ có những sự thật lịch sử trong chiến tranh thì có những cái đã không được bạch hóa. Đó có thể do là một chủ trương có từ trên đối với các cơ quan chức năng như tuyên giáo, báo chí… buộc phải im lặng.”
Mới đây, GS Vũ Dương Ninh  đồng chủ biên cuốn SGK Lịch sử lớp 12 khi trả lời phỏng vấn của VnExpress đã thừa nhận, vào năm 2000, khi thảo luận vấn đề soạn SGK Lịch sử lớp 12 nên viết thế nào về những sự kiện có liên quan đến vấn đề hải đảo và biên giới giữa VN và TQ? Đã có ý kiến chỉ đạo là không viết vì khi đó ta vừa bình thường hóa quan hệ với nước bạn. Vì lý do "quan hệ tế nhị" với nước bạn nên nội dung này bị sửa đi sửa lại và rút bớt rất nhiều. Từ 4 trang xuống chỉ còn lại 11 dòng.

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

GẶP MỘT SỐ CCB TỪNG THAM GIA BẢO VỆ CAO ĐIỂM 1509 VỊ XUYÊN-HÀ GIANG ( LÃO SƠN )

 Tác giả:  | Filed under: Uncategorized |1 Phản hồi

Ghi chép của Phạm Viết Đào

Cuối tháng 2-2012 vừa rồi các  cựu chiến binh của C 14 E 122, F313 tổ chức gặp mặt hàng năm tại Sơn Dương, Thái Nguyên để cùng nhau ôn lại những kỷ niệm gian khổ của những ngày sống, chiến đấu ác liệt bảo vệ Cao điểm 1509 Vị Xuyên Hà Giang…CCB Đường Minh Tuấn quê ở Hương Canh, Vĩnh Phúc đã điện cho mình và mời mình lên tham gia cuộc gặp gỡ này để đưa thông tin lên mạng, động viên anh em…
IMG_2067
Cựu binh: C14, E 122, F 313-Đại đội pháo trực tiếp bào vệ 1509…

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Tướng Lê Mã Lương: "Không sợ chiến tranh nên mới có hòa bình"

Chúng ta đã để lại “khoảng lặng” hàng thập kỷ về chiến tranh Biên giới 1979. Sự thiếu sót này là có tội với lịch sử, tiền nhân, đồng bào...

LTS: Thông tin thời gian tới, khi công bố khung chương trình tổng thể, chương trình bộ môn, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét để đưa nội dung về các cuộc chiến tranh vệ quốc bảo vệ biên giới, hải đảo (1976 - 1988) vào sách giáo khoa khiến dư luận hết sức quan tâm.

Trước đó, nội dung về cuộc chiến tranh vệ quốc này chỉ được đề cập rất ít trong sách giáo khoa...

Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc phỏng vấn với Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt Nam.

PV: Theo ông, cần nhìn nhận như thế nào cho đúng với bản chất cuộc chiến tranh Biên giới 1979?

Tướng Lê Mã Lương: Về bản chất, đây là một cuộc chiến tranh xâm lược mà đối phương đã có ý đồ (từ những năm 50 của thế kỷ trước), nhằm đưa các nước Đông Nam Á vào trong quỹ đạo của Trung Quốc.

Mặt khác, Việt Nam là nước có một vị trí chiến lược, địa chính trị cực kỳ quan trọng ở Đông Nam Á.

Trong lịch sử, Trung Hoa đã phát động 16 cuộc chiến tranh lớn hòng thôn tính Việt Nam, dùng Việt Nam để thôn tính Đông nam Châu Á.

Nhà cầm quyền Trung Quốc lúc bấy giờ muốn nắm Việt Nam, khống chế bán đảo Đông Dương, tạo hành lang xâm nhập Đông Nam Á.

Họ coi chúng ta là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược “trỗi dậy Trung Hoa” như cái cách ông Chu Ân Lai từng nói trong cuộc gặp giữa đại biểu 4 đảng (Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Lào) tại Quảng Đông tháng 9/1963.

"Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cửa một con đường xuống Đông Nam châu Á..."

Đó là nguyên nhân vì sao trước đây họ vừa giúp, vừa kiềm chế, ngăn cản cách mạng của chúng ta lớn mạnh để tiện thực hiện âm mưu mở rộng ảnh hưởng của mình. 

Khi ý đồ kiềm chế không thực hiện được, từ chỗ bí mật, họ chuyển sang công khai thù địch với Việt Nam và trắng trợn tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam với những tuyên bố lừa bịp như “dạy cho Việt Nam một bài học”, “cuộc đánh trả tự vệ”…

Thiếu tướng Lê Mã Lương: Trong lịch sử, Trung Hoa đã phát động 16 cuộc chiến tranh lớn hòng thôn tính Việt Nam(ảnh: QUỐC TOẢN).

Nguyễn Văn Thơm (CCB F 313): cuối 4/1984, một E của F 312 phản công lấy lại 1250 ( Giả Âm Sơn) thất bại, chết gần hết, 7 ngày chưa lấy hết xác…

Phạm Viết Đào.


Blog Phạm Viết Đào:

Thưa quý vị và các bạn
Loạt clip được thực hiện về các trận đánh ác liệt tại Hà Giang do các CCB từng tham chiến tại mặt trận này kể lại được thực hiện vào giai đoạn tháng 7-8/2012, sau khi blogger Phạm Viết Đào nghỉ hưu ( 1/6/2012...
Những clip này được đưa lên mạng trước gần 1 năm sau đó thì blogger Phạm Viết Đào bị " xộ khám" 15 tháng tù( ngôn ngữ của các dư luận viên  khi viết về việc bắt giam P.V.Đ)...
Nhân dịp tưởng nhớ về ngày 17/2/1979 năm nay, ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến biên giới các tỉnh phía bắc nước ta, theo yêu cầu của nhiều bạn đọc, blogger Phạm Viết Đào lần lượt khôi phục lại một số clip được thực hiện thời điểm trước khi đi "tu nghiệp" 15 tháng trong tù...
Mời quý vị và các bạn chú ý đón xem !
( Học theo cách mời của VTV...he...he...)

Bài liên quan:

>Ngày 28/4/1984, Cao điểm 1509-Vị Xuyên-Hà Giang bị Trung Quốc đánh chiếm qua lời kể của các nhân chứng...


P.V.Đ và 1 CCB của E 876-F356 đứng trên sườn của đỉnh 1100, sau lưng là đỉnh


685, góc trái xa là đỉnh 772; Ảnh chụp tháng 10/2014 tại chân 685 sau khi Phạm Viết Đào " sau khi mãn khóa lớp " tu nghiệp" 15 tháng ngày 13/9/2014...

Căn cứ vào thông tin trong bài “Trung Quốc viết về trận 28/4/1984 đánh chiếm Cao điểm 1509 và Cao điểm 1250 Vị Xuyên-Hà Giang như thế nào ?” do Trung Quốc viết, trong tháng 4-1984 Trung Quốc đã tung ra 2 đợt tấn công lớn danh nghĩa là “thu hồi” thực chất là lấn chiếm 2 cao điểm tại khu vực cửa khẩu Thanh Thủy, đó là Cao điểm Giả Âm Sơn, còn gọi là Núi Bạc; trên bản đồ đó là Cao điểm 1250 và Cao điểm Lão Sơn, phía Việt Nam gọi là 1509…

Trung Quốc viết về trận 28/4/1984 đánh chiếm Cao điểm 1509 và Cao điểm 1250 Vị Xuyên-Hà Giang như thế nào ?

Blog Phạm Viết Đào:

Thưa quý vị và các bạn
Loạt clip được thực hiện về các trận đánh ác liệt tại Hà Giang do các CCB từng tham chiến tại mặt trận này kể lại được thực hiện vào giai đoạn tháng 7-8/2012, sau khi blogger Phạm Viết Đào nghỉ hưu ( 1/6/2012...
Những clip này được đưa lên mạng trước gần 1 năm sau đó thì blogger Phạm Viết Đào bị " xộ khám" 15 tháng tù ( ngôn ngữ của các dư luận viên  khi viết về việc bắt giam P.V.Đ)...
Nhân dịp tưởng nhớ về ngày 17/2/1979 năm nay, ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến biên giới các tỉnh phía bắc nước ta, theo yêu cầu của nhiều bạn đọc, blogger Phạm Viết Đào lần lượt khôi phục lại một số clip được thực hiện thời điểm trước khi đi "tu nghiệp" 15 tháng trong tù...
Mời quý vị và các bạn chú ý đón xem !
( Học theo cách mời của VTV...he...he...)

Bài liên quan:

Ngày 28/4/1984, Cao điểm 1509-Vị Xuyên-Hà Giang bị Trung Quốc đánh chiếm qua lời kể của các nhân chứng...


P.V.Đ và 1 CCB của E 876-F356 đứng trên sườn của đỉnh 468, sau lưng là đỉnh


685, góc trái xa là đỉnh 772; Ảnh chụp tháng 10/2014 tại chân 685 sau khi Phạm Viết Đào " sau khi mãn khóa lớp " tu nghiệp" 15 tháng ngày 13/9/2014...


Cao điểm 1509, phần đỉnh ngọn núi này nay đã nằm bên biên giới Trung Quốc sau hiệp định ngừng chiến được ký giữa Trung - Việt năm 1990.

Chúng tôi xin trích một đoạn bài viết dựa theo lời kể của một trung đoàn trưởng pháo binh Trung Cộng đã tham dự trận đánh chiếm Núi Đất (Lão Sơn) năm 1984 từ cuốn sách nói trên, do Hà Minh Thành (Trần Trung Đạo)  đang sinh sống tại Nhật dịch và trực tiếp gửi cho Phạm Viết Đào.... 
Bà viết này đã xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam trên blog Phạm Viết Đào 2009...
Sau khi đưa bài này lên blog, trang Quân sử Việt Nam đã tổ chức một chiến dịch " ném đá" vào P.V.Đ, trong đó có cả CCB của 356 từng chiến đấu ở Vị Xuyên Hà Giang tham gia... 
Một số ý kiến cho rằng: Phạm Viết Đào đã giúp Việt Tân chuyển lửa về quê để đốt phá mối quan hệ hữu nghị Việt-Trung "đời đời bền vững"...
Xin đưa lại những thông tin này của Hà Minh Thành ( Trần Trung Đạo)...
Theo 1 nguồn tin từ một trang mạng, trận đánh chiếm Cao điểm 1509 ngày 28/4/1994,

Trung Quốc đã đưa trung đoàn 118 thuộc sư đoàn 40, quân đoàn 14 trực thuộc quân khu Côn Minh có pháo binh yểm trợ đã tấn chiếm cao điểm Núi Đất 1509...

Theo một nguồn tin trên mạng Trung Quốc đã thiệt hại 198 lính khi đánh chiếm 1509...


Trận Lão Sơn trong cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt năm 1984

Lao son 1
Lính Trung quốc đang cắm cờ tại đỉnh núi 1509 ( núi Lão Sơn ) trong trận chiến ngày 28-4-1984
Trần Trung Đạo
Dịch từ Internet China Defence
Lời người dịch:
Cuộc chiến Việt Trung lần thứ nhất xảy ra từ năm 1979 đã chấm dứt. Cả hai bên, vì những lý do khác nhau, đều hạn chế không cho dư luận thế giới và nhân dân của họ biết về những sự thật của cuộc chiến này. Sau năm 1979, trên những đỉnh đồi, những ngọn núi dọc biên giới Việt Trung, nhiều cuộc đụng độ lớn nhỏ vẫn thường xảy ra.

Cuộc chiến biên giới 17-2-1979: Mỹ-Trung đã mặc cả những gì?

Đặng Tiểu Bình bên cạnh Tổng thống Mỹ Jimmy Carter trong chuyến thăm Washington năm 1979
Để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống quân xâm lược ngày 17-2-1979, biết bao xương máu quân dân Việt Nam đã đổ xuống vì mưu đồ của những nước lớn.
 Trung Quốc khởi xướng chiến tranh xâm lược Việt Nam

…Đến giữa tháng 1-1979, hơn một phần tư quân đội thường trực của Trung Quốc đã được đưa đến biên giới Trung-Việt, với tổng cộng khoảng hơn 320.000 quân núp dưới danh nghĩa bộ đội địa phương, cùng với khoảng 30 vạn dân binh và lực lượng hỗ trợ hậu cần.

Để thực hiện kế hoạch tác chiến theo kiểu “Biển người” này, Trung Quốc đã huy động tổng cộng tới 8 Quân đoàn và Tập đoàn quân tham gia tác chiến trực tiếp, một Tập đoàn quân được sử dụng làm lực lượng dự bị chiến lược, sẵn sàng chi viện cho các hướng.

Guồng máy khổng lồ hoạt động cho một cuộc xâm lược quy mô, núp dưới cái tên khêu gợi sự thương cảm của cộng đồng quốc tế là “Chiến tranh phản kích tự vệ” đã được chuẩn bị xong và sẵn sàng gieo tội ác xuống đất nước láng giềng nhỏ bé và thân thiện.

Từ trước đến nay, mọi người thường chỉ bàn về nguyên nhân Trung Quốc đánh Việt Nam là do Trung Quốc không đạt được mục đích chi phối đường lối đối ngoại của Việt Nam, lo ngại Việt Nam tự lực tự cường lớn mạnh, trở thành một quốc gia có ảnh hưởng bao trùm Đông Dương.

Hai nữa là Trung Quốc muốn ngăn chặn ảnh hưởng quá lớn của Liên Xô với Việt Nam và Đông Nam Á, tránh bị vây ép từ 2 phía, đồng thời thử độ bền vững của Hiệp ước hợp tác toàn diện mà Việt Nam và Liên Xô mới ký năm 1978.

Cuoc chien bien gioi 17-2-1979: My-Trung da mac ca nhung gi?
                                 Quân Trung Quốc bắn pháo phản lực sang lãnh thổ Việt nam

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Ngày 28/4/1984, Cao điểm 1509-Vị Xuyên-Hà Giang bị Trung Quốc đánh chiếm qua lời kể của Đường Minh Tuấn ( CCB 313 )...

Blog Phạm Viết Đào:

Thưa quý vị và các bạn
Loạt clip được thực hiện về các trận đánh ác liệt tại Hà Giang do các CCB từng tham chiến tại mặt trận này kể lại được thực hiện vào giai đoạn tháng 7-8/2012, sau khi blogger Phạm Viết Đào nghỉ hưu ( 1/6/2012...
Những clip này được đưa lên mạng trước gần 1 năm sau đó thì blogger Phạm Viết Đào bị " xộ khám" 15 tháng tù ( ngôn ngữ của các dư luận viên  khi viết về việc bắt giam P.V.Đ)...
Nhân dịp tưởng nhớ về ngày 17/2/1979 năm nay, ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến biên giới các tỉnh phía bắc nước ta, theo yêu cầu của nhiều bạn đọc, blogger Phạm Viết Đào lần lượt khôi phục lại một số clip được thực hiện thời điểm trước khi đi "tu nghiệp" 15 tháng trong tù...
Mời quý vị và các bạn chú ý đón xem !
( Học theo cách mời của VTV...he...he...)

P.V.Đ và 1 CCB của E 876-F356 đứng trên sườn của đỉnh 1100, sau lưng là đỉnh

685, góc trái xa là đỉnh 772; Ảnh chụp tháng 10/2014 tại chân 685 sau khi Phạm Viết Đào mãn khóa lớp " tu nghiệp" 15 tháng ngày 13/9/2014...


Blog Phạm Viết Đào: Cao điểm 1509 là một điểm cao khống chế nằm trên địa bàn xã Thanh Đức, huyện Vị Xuyên, Hà Giang cao hơn mặt biển gần 1500m; Đây là điểm cao về mặt quân sự được mệnh danh là " điểm cao khống chế" vì từ trên đỉnh 1509 có thể nhìn thấy thành phố Hà Giang...Tài liệu Trung Quốc có khi gọi là Núi Đất; Còn Lão Sơn theo chúng tôi là tên chung mà Trung Quốc đặt cho những trận đánh ác liệt giữa quân Trung Quốc và bộ đội Việt Nam tại khu vực ngã ba cửa khẩu Thanh Thủy-Thanh Đức,huyện Vị Xuyên, Hà Giang...

Từ trước ngày 28/4/1984, Cao điểm này được giao cho 1 đại đội của Sư đoàn 313 chốt giữ.
Từ đầu tháng 4/1984 phía Trung Quốc liên tiếp bắn phá lên cao điểm này. 
5 giờ sáng ngày 28/4/1984 Trung Quốc chính thức mở đợt tấn công và đến 15 giờ thì đã đẩy lùi quân ta và làm chủ đỉnh cao này...
Diễn biến của trận đánh ác liệt này như thế nào và nguyên nhân 1509 bị thất thủ rơi vào tay Trung Quốc để rồi sau đó phía ta tổ chức nhiều trận phản kích nhưng không lấy lại được.
Blog Phạm Viết Đào ghi lại lời kể của Đường Minh Tuấn thuộc C 22, E 122, F 313 là một trong những người lính cuối cùng của Sư 313, mở đường máu rút khỏi 1509 vào chiều 28/4/1986...
Sau lời kể của Đường Minh Tuấn, Blog Phạm Viết Đào sẽ đưa thông tin của lính Trung Quốc kể về trận đánh này; ý kiến của cựu lãnh đạo Sư đoàn 313 lý giải nguyên nhân để mất 1509...


Đường Minh Tuấn kể về việc chiến đấu bảo vệ Cao điểm 1509



Phần 1: Gặp Đường Minh Tuấn người mở đường máu thoát khỏi Cao điểm 1509 Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang chiều 28/4/1984?

Các Cựu chiến binh E 457, F 313, quê Vĩnh Phúc từng chiến đấu tại Thanh Thủy Hà Giang...

Trung Quốc sẽ sớm áp đặt vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông


SINGAPORE (CTMMedia) – Giới chức ngoại giao và các chuyên gia an ninh quốc tế nhận định, Trung Quốc sau khi khai triển hệ thống hỏa tiễn phòng không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc sẽ làm tương tự với Trường Sa để thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông đúng như kế hoạch của Bắc Kinh đã làm ở biển Hoa Đông.

Trung Quốc sẽ sử dụng các cơ sở phi pháp ở hai quần đảo này như những căn cứ để thực hiện các hoạt động quân sự, đồng thời tăng cường đưa dân đến sinh sống để khẳng định đòi hỏi chủ quyền phi lý của mình.

Trung Quốc làm tất cả những điều đó để tiến tới việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông như đã làm hồi năm 2013 với biển Hoa Đông.

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Bộ Giáo dục sẽ đưa chiến tranh biên giới, hải đảo vào SGK

(Giáo dục) - Chiều 22/2, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết sẽ xem xét đưa các cuộc chiến tranh biên giới và hải đảo vào nội dung sách giáo khoa (SGK) mới.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, Bộ GD&ĐT đang lắng nghe ý kiến của các nhà sử học, người dân. Thời gian tới, khi công bố khung chương trình tổng thể, chương trình bộ môn, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét đưa nội dung về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, phía Tây Nam, hải chiến Hoàng Sa… vào SGK với dung lượng phù hợp.
Trước đó, nhiều chuyên gia giáo dục khẳng định, chủ quyền biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa, cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 cần được đưa vào nội dung SGK.
Bộ Giáo dục sẽ đưa chiến tranh biên giới, hải đảo vào SGK
Học sinh lớp 12 trong giờ học Lịch sử.
Thầy Trần Trung Hiếu – giáo viên Lịch sử trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, cho rằng, SGK hiện hành đã lạc hậu, nhiều bất cập và thiếu sót.

PVN lại lo Lọc dầu Dung Quất gặp khó khăn do không bán được sản phẩm



Dân trí PVN lo ngại chênh lệch về thuế suất nhập khẩu ưu đãi áp dụng cho Lọc dầu Dung Quất và mức thuế ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng xăng dầu nhập khẩu từ các nước đang khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm trong nước gặp khó khăn.
 >> “Gã khổng lồ” dầu khí Nga dừng đàm phán mua 49% cổ phần Lọc dầu Dung Quất
 >> Bộ Tài chính bác hàng loạt kiến nghị ưu đãi cho Lọc dầu Dung Quất
 >> Lọc dầu Dung Quất "than" sắp hết chỗ chứa hàng tồn kho

(Ảnh minh hoạ).
(Ảnh minh hoạ).
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa tiếp tục có công văn gửi Bộ Tài chính - Công Thương, Văn phòng Chính phủ về những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất năm 2016 do có sự chênh lệch giữa thuế suất nhập khẩu ưu đãi của nhà máy với thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam áp dụng với các mặc hàng xăng dầu.

Tin vui: Không dựng rào cản để sàng lọc người tự ứng cử

(Thời sự) - Phó Chủ tịch MTTQ VN cho rằng nên động viên các doanh nhân, kể cả người ngoài Đảng tự ứng cử, nếu những người đó thực sự đủ điều kiện tiêu chuẩn để vào danh sách ứng viên.

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ VN Nguyễn Văn Pha xuất hiện trong chương trình Sự kiện và bình luận của VTV1 ngày 20/2 trao đổi về công tác hiệp thương và chất lượng ĐBQH khóa 14.
Ông Nguyễn Văn Pha
Ông Nguyễn Văn Pha
Ông cho biết, trong vòng hiệp thương giới thiệu người ứng cử ĐBQH lần thứ nhất vừa diễn ra, nhiều địa phương đề nghị về cơ cấu, số lượng, thành phần người ứng cử địa phương mình.