Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Bản chất sâu xa của Chủ nghĩa quốc tế vô sản

This entry was posted on Tháng Tám 6, 2015, in Kho tàng văn hóa, Thế giới ngày nay and tagged , , . Bookmark the permalink. 10 phản hồi

Karl Marx (1818-1883)
Karl Marx (1818-1883)
Võ Hưng Thanh
Chủ nghĩa quốc tế vô sản ngày nay không còn là vấn đề gì quan trọng trên khắp thế giới nữa. Tuy nhiên, trên TV vừa rồi vẫn còn có người nhắc đến nó một cách say mê nhiệt tình; hoặc có thể chỉ là một biểu hiện bề ngoài, nhưng cũng có thể là một thật lòng được nuôi dưỡng từ những tình cảm, niềm tin, hay cảm xúc quá khứ nào đó.
Từ ý nghĩa đó, tác giả bài viết này cũng cần nên phát biểu riêng tư một đôi điều thêm về chủ nghĩa quốc tế vô sản vốn đã có từ lâu để mọi người cùng nhận xét, phê phán hoặc thưởng lãm.

Lưu Trọng Văn - Hiến kế cho ngài thủ tướng làm người tử tế


Vậy là chỉ còn vài ngày nữa thôi ngài chính thức rời chính trường, rời quyền lực. Phải mất khá lâu đấy để ngài và các cộng sự của ngài có thể quen được với cái sự thật đáo để này, cái khoảng trống mênh mông này trước khi ngài tự khuyên ngài và các cộng sự về vườn của ngài: Ráng làm người tử tế.

Gã có lần nghe nhà văn Trần Công Tấn một người có mối quan hệ với không ít chính khách hàng đầu quốc gia kể rằng, khi còn quyền lực mỗi lần ngài Lê Đức Thọ vào Sài Gòn là kìn kịt quan chức xếp hàng tới chào. Nhưng khi hết quyền thì một lần bác nhà văn tới thăm ngẩn tò te vì sự vắng vẻ đến rợn người.

Gã nghe nhạc sĩ Trần Hoàn kể, ngài Hoàng Tùng, trưởng ban Tuyên giáo Trung ương (cái chức của chú Võ Văn Thưởng bây giờ), hàng năm tết lịch biếu ngập nhà, đến mức người nhà phải đem cho và đem ra sân Hàng Đẫy bán cũng không hết. Ấy vậy mà vừa nghỉ, tết ông nhạc sĩ đương chức bộ trưởng bộ Văn hóa Trần Hoàn đến thăm thì ôi thôi thôi chả có tấm lịch biếu nào sất, ông bộ trưởng phải xúi các đơn vị dưới quyền của mình đem tặng lịch để ngài cựu trưởng ban khỏi tủi thân.

*** 

Còn bây giờ, gã xin dùng tài mọn của mình  được hiến kế cho sự nghiệp “Ráng làm người tử tế” của ngài thành hiện thực, như sau:

1. Lập Qũy “Ráng làm người tử tế”.

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Con em xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An xa quê tổ chức trồng cây lưu niệm tại quê hương

Phóng sự ảnh của Phạm Viết Đào.
Để tỏ lòng tri ân đối với mảnh đất nơi chôn rau cắt rốn, sáng nay ngày 27/3/2016, một số doanh nghiệp, cá nhân là con em xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã tổ chức quyên góp tiền, mua cây để đưa về trông lưu niệm tại quê hương Cát Văn của mình...
Đợt đầu, anh chị em trên mọi miền của đất nước đã quyên góp được 247 triệu và sáng nay họ đã mua mang vê quê khoảng 250 cây sấu, cây xã cừ để trồng trên tuyến đường quốc lộ 46 chính trên một quãng đường độ 2 km...
Việc trồng cây sẽ tiếp tục triển khai các đợt tiếp theo...
Bà con nhân dân quê hương Cát Văn đã nhiệt tình ủng hộ và cùng tham gia góp sức với nghĩa cử cao đẹp này; Sáng nay hàng trăm bà con xã Cát Văn đã tập trùng gồm có cả các cụ già, các thương binh, chị em phụ nữ cũng tham gia việc trồng và chăm sóc bảo vệ cây.
Mọi người hy vọng trong vài năm tới lớp cây xanh này sẽ tỏa bóng mát và tạo thêm màu xanh cho quê hương Cát Văn. Cùng với việc trồng cây, nhiều con em Cát Văn còn có nhiều hình thức đầu tư, góp sức mình để làm cho mảnh đất quê hương Cát Văn ngày một thêm tươi đẹp, giảm bớt đói nghèo...

 Thương binh cũng tham gia trồng cây

BTV-VTV Diễm Quỳnh cũng tham gia mạng " lề trái " chăng ?

7 máy bay xuất kích bảo vệ Trường Sa 1988 khiến TQ phải rụt vòi
Lời bàn:

Blogger P.V.Đ tình cờ tìm được clip dưới đây phát tán trên mạng ?
Nghe giọng đọc trong clip này thấy giống giọng của BTV-VTV Diễm Quỳnh ? Như vậy, người tung clip này lên mạng rất có thể là người có thế lực của VTV ?
Xin hỏi sao không đưa lên VTV cho nó chính thống mà lại ẩn danh như các blogger lề trái thường bị xếp vào diện thế lực thù địch ???
Hay thế lực thù địch cũng đã len lỏi vào VTV ?

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Tướng Thước: Không để lọt vào danh sách bầu cử người "bất đồng chính kiến"; họ là " cơ hội chính trị'; là "thế lực thù địch", là " quân xanh" ?

Lời bàn của Hai Xe Ôm: 

Ông tướng này " ngu tín hơn cả bọn ngu tín" ?! 

Theo ông tướng này thì khi hiệp thương chỉ nên đưa vào Quốc hội những người Đảng nói gì cũng gật, cũng vỗ tay nhiệt liệt...

Phần đông chúng nó bây giờ, cái đám " hậu sinh khả ố' ấy vì ' xôi thịt" mà chúng nó giả vờ ngu tín; Còn ông, tôi e ông bị ngu tín thật, thưa tướng quân ?!




Cô giáo: Con trai của ông bà đến lớp hay ngủ gật ? 
Ông bố: Lo gì, lớn lên cháu sẽ làm đại biểu Quốc hội ! 
( Tranh biếm họa của Rumani)
"Quân đỏ" của tướng Thước đây !

“Tuyệt đối tránh trường hợp đưa “quân xanh” vào hiệp thương, bầu cử để "lót đường". Đó không gọi là dân chủ bầu cử”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhận định.

LTS: Một số cựu quan chức từng là Đại biểu Quốc hội cảnh báo hiện tượng “quân xanh, quân đỏ” sẽ ảnh hưởng tới tính dân chủ trong bầu cử.

Để làm rõ vấn đề này, hôm 20/3, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX, X.

Vạch trần những kẻ "cơ hội chính trị"

PV: Thưa Trung tướng, quan điểm của ông như thế nào về nhận định “Tổ chức phản động đứng sau người tự ứng cử”?

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Không có một sự kiện chính trị quan trọng nào mà không có các thế lực thù địch tìm cách chống phá. Đó là quy luật.

Họ là những tổ chức, thành phần bất đồng chính kiến với quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. 

Họ tìm cách xuyên tạc, nói xấu những người được Đảng cử, dân bầu vào bộ máy quản lý nhà nước, hoặc tìm cách đưa những người bất đồng chính kiến với chính quyền, vào tổ chức chính trị với ý đồ chống phá.

Do đó, đơn vị có thẩm quyền cần chỉ rõ “tổ chức phản động đứng sau người tự ứng cử” là ai? Họ hoạt động như thế nào?

Từ đó vạch mặt, ngăn chặn những kẻ cơ hội, lợi dụng bầu cử để xuyên tạc, bôi xấu, chống phá chính quyền...

Theo Trung tướng, làm thế nào để chặn đứng những thành phần "cơ hội chính trị" trong quá trình tổ chức bầu cử?

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Quyền bầu cử và ứng cử là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp.

Việc những người tự ứng cử có lọt qua các vòng hiệp thương, bầu cử hay không, còn phụ thuộc vào sự tín nhiệm của cử tri và sự đánh giá của tổ chức bầu cử.

Nếu công tác hiệp thương bầu cử được thực hiện chặt chẽ thì khó có chuyện những người không xứng đáng được lọt vào danh sách bầu cử hoặc trúng cử.

Mặt khác, đối với những người tự ứng cử, dù phía sau có “bà đỡ” tìm cách đưa họ vào cơ quan dân cử thì cũng khó lọt qua con mắt của nhân dân.                              

Đối với những người ứng cử tự do thì việc giám sát được thực hiện theo quy định hiệp thương bầu cử.

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Thợ lặn chia sẻ câu chuyện có thật về ma nước

CÙNG CHỦ ĐỀ

Những hồn ma chết đuối, trú ngụ dưới đáy nước hay còn gọi là ma da, không chỉ ở Việt Nam mà trên khắp thế giới đều có. Thậm chí ở Mỹ người ta có cả một đội chuyên gia ngoại cảm chuyên đi săn chủng ma nước này.

thợ lặn, ma nước, ma da, Bài chọn lọc,
Ma nước xuất hiện mở ảo trên mặt nước (minh họa)
Các thầy đồng săn ma nước
Một nhóm các thợ lặn ngoại cảm tại bang Florida, Mỹ đã sáng lập ra trung tâm nghiên cứu các hiện tượng siêu nhiên dưới nước đầu tiên trên thế giới với tên gọi Paranormal Divers (tạm dịch: Thợ lặn ngoại cảm). Nhóm chuyên nghiên cứu về các linh hồn sống trong mọi loại nguồn nước trên thế giới. Trong quá trình thực hiện, nhóm thợ lặn ngoại cảm đã gặp không ít những trải nghiệm đáng sợ khi phải đối diện với những linh hồn ẩn náu dưới nước – hay còn được gọi là ma da theo cách gọi dân gian.

Tranh chấp Biển Đông: Liệu Trung Quốc có giải quyết bằng vũ lực ?

Ngày 15/5, mạng “Quân sự Thiên Thiên” của Trung Quốc đăng bài viết “Trung Quốc sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông, nước nào là đối tượng đầu tiên?”, nội dung đáng chú ý như sau:
Tại Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), Trung Quốc có một số đảo bị 5 nước là Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Brunây và Việt Nam chiếm đoạt lâu dài, nhưng để đạt được mục đích chung sống hoà bình, Chính phủ Trung Quốc đã ký với các quốc gia Đông Nam Á văn kiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” vào ngày 4/11/2002. “Tuyên bố” nhấn mạnh thông qua đàm phán, hiệp thương hữu nghị, lấy phương thức hoà bình giải quyết những tranh chấp liên quan tại Biển Đông, trước khi giải quyết tranh chấp, các bên cam kết giữ kiềm chế, không áp dụng các hành động khiến tranh chấp trở nên phức tạp và mở rộng. Văn kiện này có ý nghĩa tích cực quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích chủ quyền của Trung Quốc, duy trì hoà bình, ổn định tại khu vực Biển Đông, tăng cường lòng tin giữa Trung Quốc và ASEAN.

Việt Nam có những biểu hiện nào khi xâm chiếm các đảo ở Biển Đông?
Việt Nam chiếm giữ 29 đảo trên quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa), là nước xâm chiếm nhiều đảo nhất. Để chiếm giữ hữu hiệu các đảo này, Việt Nam đã áp dụng sách lược nói ít làm nhiều, nhằm tránh xảy ra xung đột với Trung Quốc, Việt Nam xâm chiếm một cách lặng lẽ, sau khi tạo sự thật đã rồi mới rêu rao có chủ quyền đối với các đảo này. Nhưng Việt Nam cũng ngại đụng chạm tới “giới hạn cuối cùng” của Trung Quốc, sợ một lần nữa vấp phải cuộc tấn công đến từ quân đội Trung Quốc, Việt Nam bắt đầu học bài “hỗ trợ từ nước ngoài” nhằm đạt được mục đích “lấy yếu thắng mạnh”.
Tháng 7/2008, Việt Nam ký hiệp định thăm dò dầu khí với một công ty nước ngoài, khiến vấn đề tranh chấp Biển Đông tạm thời yên lặng bỗng một lần nữa dậy sóng. Theo “Báo Hoa Nam buổi sáng” (Hồng Công) khi đó đưa tin, Việt Nam và tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) đạt được một hiệp định về hợp tác thăm dò dầu khí, trong đó địa điểm thăm dò lại nằm trong khu vực lãnh hải tranh chấp Trung-Việt trên Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu ngày 22/7/2008 chứng thực, Chính phủ Trung Quốc cho rằng hành động này là hành vi xâm phạm chủ quyền Trung Quốc của Chính phủ Việt Nam, bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đồng thời đưa ra giao thiệp nghiêm khắc; hơn nữa, yêu cầu tập đoàn Exxon Mobil chấm dứt thực hiện hiệp định này, tuy nhiên Exxon Mobil lại tin tưởng Việt Nam có chủ quyền đối với các khu vực thăm dò tương ứng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng trong khi trả lời phóng viên “Báo Hoa Nam buổi sáng” của Hồng Công, đã nói: Hiệp định ký kết với Exxon Mobil thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam, nước khác không có quyền can thiệp.
Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam không thương lượng với Trung Quốc, tự ý thăm dò tài nguyên dầu khi trong khu vực lãnh hải tranh chấp, Việt Nam đã phân chia hàng trăm khu vực thăm dò, khai thác dầu khí trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa để mời thầu trên toàn cầu. Trong những năm gần đây, các tập đoàn dầu khí của Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Đức đều ký với Việt Nam một loạt hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí tại Biển Đông. Việt Nam đã nhuộm màu sắc quốc tế cho vấn đề tranh chấp Biển Đông. Tháng 4/2007, Việt Nam khởi động kế hoạch phát triển mỏ khí và đường ống dẫn khí thiên nhiên trong vùng biển tranh chấp Trường Sa với tập đoàn dầu mỏ BP của Anh, gặp sự phản đối kiên quyết của Chính phủ Trung Quốc, buộc BP phải thay đổi kế hoạch.
Vì gác tranh chấp, Trung Quốc vẫn chưa khai thác nổi một thùng dầu tại khu vực tranh chấp. Trong khi đó, tính đến nay Việt Nam đã khai thác gần 100 triệu tấn dầu thô, 1,5 tỷ m3 khí từ các giếng dầu ở khu vực Trường Sa, thu lợi hơn 25 tỷ USD. Sản lượng dầu mỏ khai thác hàng năm tại Biển Đông đạt từ 50 – 60 triệu tấn, trong đó sản lượng dầu mỏ tại khu vực tranh chấp Trung – Việt đạt khoảng 8 triệu tấn, chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng sản lượng khai thác dầu mỏ hàng năm của Việt Nam là 30 triệu tấn. Để chiếm đóng vĩnh viễn các đảo, Việt Nam không ngại tổ chức cái gọi là diễn tập quân sự liên hợp với Mỹ nhằm vào Trung Quốc, với lại hai nước Trung-Việt vẫn đang trong quá trình đàm phán, thái độ bắt đầu thay đổi. Hành động này gặp phải sự phản đối của Trung Quốc, gây ra tình trạng căng thẳng hơn nữa trong quan hệ hai nước.
Trung Quốc nên chăng tấn công quân sự đối với Việt Nam?

Hà Tĩnh: "Bi đát" những công trình trăm tỷ ở Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo

Thứ ba, 22/03/2016 11:07

Trong nỗ lực hiện đại hóa Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, tháng 6/2011, UBND tỉnh Hà Tĩnh khởi công xây dựng tổ hợp công trình quốc môn, khu liên hợp, đường giao thông với tổng mức hơn 150 tỷ đồng. Nhưng dù đã chậm tiến độ hơn 4 năm, những công trình này vẫn còn quá ngổn ngang...


 
Bi đát những công trình hàng trăm tỷ đồng ở Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo

Hàng trăm tỷ đồng nằm phơi mưa nắng
Cửa khẩu Cầu Treo nằm trên địa bàn huyện Hương Sơn , tỉnh Hà Tĩnh, là một trong những cửa khẩu quan trọng không chỉ đối với tỉnh Hà Tĩnh mà còn đối với nhiều tỉnh thuộc khu vực Bắc Miền Trung. Từ khi được Chính phủ nâng lên thành cửa khẩu quốc tế (2001), áp lực đối với cửa khẩu này là rất lớn do lưu lượng thông quan xuất nhập cảnh người và hàng hóa giữa Việt Nam và nước bạn Lào, Thái Lan không ngừng tăng cao. Thực trạng mặt bằng chật hẹp, đường đi xuống cấp, trang thiết bị phục vụ việc kiểm soát thông quan lạc hậu, không tương xứng với tiềm lực giao thương và quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt – Lào, nên việc nâng cấp, mở rộng cửa khẩu quốc tế này trở nên tất yếu.
Phối cảnh tòa nhà liên hợp, cũng là Quốc môn tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo hết sức hoành tráng.
Phối cảnh tòa nhà liên hợp, cũng là Quốc môn tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo hết sức hoành tráng.

Thiếu cơ chế để Chủ tịch nước thực hiện quyền

Thứ ba, 22/03/2016, 10:17 (GMT+7)

(An ninh – Chính trị) - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng dù Hiến pháp và luật sửa đổi trao quyền lực hiệu quả, thực chất hơn cho Chủ tịch nước nhưng vẫn còn một số vướng mắc về cơ chế.

Sáng 22/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ 2011-2016 trước Quốc hội.
Chủ tịch nước "có phần trách nhiệm với những yếu kém của đất nước hiện nay".
Chủ tịch nước “có phần trách nhiệm với những yếu kém của đất nước hiện nay”.
Theo đó, Chủ tịch nước đã thực hiện đầy đủ, có hiệu quả nhiệm vụ quyền hạn mà Hiến pháp và pháp luật quy định, cũng như các các nhiệm vụ được Bộ Chính trị và Ban bí thư phân công.
Việc sửa đổi Hiến pháp và các chính sách, pháp luật đã làm rõ, tạo điều kiện cho Chủ tịch nước thực hiện quyền lực hiệu quả, thực chất hơn.
Hơn nữa, Chủ tịch nước nhận được sự quan tâm của Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ, Ban, bộ, ngành, địa phương vànhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quyền hạn được đảng, nhân dân giao phó.
Văn phòng Chủ tịch nước có nhiều đổi mới, nâng chất lượng, hiệu quả công tác.

Lưu Trọng Văn - Bốn lần gặp bác Sáu Phong...(Nguyễn Minh Triết)

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Ba, ngày 22 tháng 3 năm 2016 | 22.3.16

Hôm qua vì tranh luận việc hệ trọng nước non nên gã đã gọi bác Sáu Phong là...  “ngài”. Thực lòng gã chả khoái cách  gọi bác ấy như thế vì qua bốn lần gã tiếp xúc với bác ấy thì thấy bác ấy về cơ bản rất bình dân và chân chất , có đôi chút quê một cục... Nam Bộ.

Gã muốn cái gì ra cái đó.

Lần  một.

Khá lâu rồi, trong dịp báo Phụ nữ TP HCM mà nàng Thế Thanh là tổng biên tập tổ chức lễ kỉ niệm thành lập báo linh đình tại Dinh Độc Lập.

Gã đang tán phét. Cùng bàn với gã ngoài hiên Dinh có nhà báo Lý Qúy Chung, nhà văn hài hước Lê Văn Nghĩa cùng vợ là nhà thiết kế áo dài Minh Hạnh xinh đẹp, nhà thơ Phan Vũ...đột nhiên bác Nguyễn Minh Triết tức Sáu Phong  bí thư thành ủy (cái chức mà chú Đinh La Thăng đang giữ nổi đình nổi đám bây giờ) sà tới ngồi cùng bàn.

Lung tung chuyện rất đời thường đột nhiên bác Phan Vũ - “em ơi Hà Nội phố ta còn em mùi hoàng lan”, nổi hứng nói: Anh Sáu à, hôm nọ anh gặp gỡ anh em văn nghệ sĩ, bắt tay từng anh em thân mật, anh em thấy vinh dự lắm.

Chả biết bác Phan Vũ nổi tiếng quậy, từng hăng hái tham gia phong trào “Nhân văn giai phẩm” nói chơi xởi lởi hay thiệt tình nữa?

Thực ra gã chả khiêu khích ai làm gì nhưng nghe thấy...tức cho thân phận cánh văn nghệ sĩ nước nhà,gã tương luôn: Anh Phan Vũ ơi, anh quên là chính bí thư thành ủy cũng được vinh dự khi bắt tay anh và các văn nghệ sĩ à?

Kiến trúc quanh hồ Trả Gươm*

KTS Ngô Huy Giao | Chủ Nhật, 21/09/2014 14:01 GMT +7

KTS Ngô Huy Giao là người làm nghề thuộc “lớp trước”, mang những ảnh hưởng không hẳn giống thế hệ ngày nay. Trước khi đăng bài viết của ông, xin giới thiệu một bài thơ của Đoàn Nguyễn Tuấn viết đã mấy trăm năm để bạn đọc tham khảo.
 
Hồ Gươm nơi Lê Lợi sau thắng lợi đã trả lại kiếm cho rùa thần, là biểu tượng tuyệt đẹp, là điển cố vĩnh cửu trong tâm thức dân tộc Việt Nam, một dân tộc không sợ chiến đấu chống xâm lược, nhưng lại rất yêu hòa bình.
 
 
Kiếm hồ đẩu xạ
 
Đoàn Nguyễn Tuấn
 
Thập niên mao việt tĩnh Đông Đô
Long khứ Lam Sơn kiếm tại hồ
Bảo diệm quang trầm tam xích ngạc
Ngưu khư oánh triệt nhất hoằng châu
Hoa khai xuân sắc hoan trùng khải
Sương lạc thu thanh khốc tặc phù
Thương hải tang điền hồ tự nhược
Thiên uy do họa thủy vân đồ.
 
Dịch nghĩa:
 
Hồ Gươm ánh sao Bắc đẩu
 
Mười năm chinh chiến [1] làm cho Đông Đô yên bình,
Rồng [2] bay về Lam Sơn, kiếm ở lại hồ.
Lưỡi gươm ba thước chìm sâu vẫn tỏa ánh lửa quý,
Một gò sao Ngưu giữa hồ nước rộng trong sáng.
Hoa nở, sắc xuân mừng vui bao lần chiến thắng,
Tiếng sương thu rơi nghe như tiếng tù binh giặc khóc.
Trải qua bao biến đổi, Hồ Gươm vẫn y nguyên thế,
Oai trời từ đó còn vẽ bức tranh mây nước.
 
Kiến trúc quanh hồ Trả Gươm
 
Xa xưa, mặt hồ Gươm lan rộng cả ra sông Hồng, dài xuống mãi đằng Hàng Chuối ngày nay. Thế kỉ XVI, chùa Ngọc Sơn được dựng trên nền cung Khánh Thụy, đến năm 1843 đổi thành đền, thờ Quan Công, Trần Hưng Đạo và Văn Xương Đế quân. Năm 1865, TS Nguyễn Siêu cho làm tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc. Cây cầu xưa đơn sơ, nằm ngang, đầu những năm 1950, Tết Nguyên đán, người đông quá nên bị sập. KTS Nguyễn Ngọc Diệm (1908-1999) thiết kế lại, dáng cong cong, khỏe đẹp như ngày nay.
 

 
 

Trung Quốc đang "rót" 10,4 tỷ USD vào Việt Nam


Doanh Nghiệp VN  1 liên quan


Tính đến tháng 2/2016, Trung Quốc (chưa kể Đài Loan, Hong Kong, Ma Cao) đang có 1.346 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 10,4 tỷ USD.
Theo thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), tính đến hết tháng 2/2016, Trung Quốc (chưa kể Đài Loan, Hong Kong, Ma Cao) đang có 1.346 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 10,4 tỷ USD. Đây hiện là quốc gia đầu tư lớn thứ 9 tại Việt Nam.
Trung Quoc dang "rot" 10,4 ty USD vao Viet Nam - Anh 1
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông do Tổng thầu Trung Quốc thi công. Ảnh: báo VnExpress.
Với quy mô bình quân 7,7 triệu USD/dự án, các DN Trung Quốc chủ yếu tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 916 dự án, tổng vốn đăng ký là 5,38 tỷ USD, chiếm 52% tổng vốn.
Tiếp đó là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa chiếm gần 20% tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư của Trung Quốc tập trung chủ yếu theo hình thức trực tiếp (100% vốn) và hợp đồng BOT, BT, BTO.