Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa

(VNA-12/10/2011)- Ngày 11/10, ngay sau các cuộc hội đàm, hội kiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào cùng hai Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam và Trung Quốc đã chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai Đảng, hai Nhà nước.
Trong các văn kiện trên, có văn kiện Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Theo đó, Đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhất trí cho rằng, giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc là phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực.

Hai bên nhất trí căn cứ vào những nhận thức chung mà Lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được trong vấn đề trên biển, trên cơ sở “Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” năm 1993, xử lý và giải quyết vấn đề trên biển tuân theo những nguyên tắc dưới đây:

1. Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

2. Trên tinh thần tôn trọngđầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.

3. Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC).

Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.

4. Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.

5. Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.

6. Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển./.
(http://www.mofahcm.gov.vn/en/mofa/nr040807104143/nr040807105001/ns111012101302 )

Bài báo đã bị gỡ trên báo Lao Động: Thua lỗ hơn 3.000 tỉ đồng tại PVC: Sau ông Trịnh Xuân Thanh, còn ai phải chịu trách nhiệm?

 30/08/2016
Đôi lời: Bài báo này của tác giả Hồng Quân, đăng trên báo Lao Động sáng nay lúc 6:29 ngày 30-08-2016, nhưng hiện đã bị gỡ bỏ khỏi trang mạng. Xin được đăng lại từ bản Google cache để hầu bà con.
_______
Lao Động
30-8-2016
Ông Trịnh Xuân Thanh (trái) và Vũ Đức Thuận (phải).
Ông Trịnh Xuân Thanh (trái) và Vũ Đức Thuận (phải).
“Khi tôi tiếp nhận cơ ngơi của PVC, nguồn tiền khả dụng chỉ còn vẻn vẹn 2,7 tỉ đồng. Một doanh nghiệp lớn với vốn điều lệ hàng nghìn tỉ đồng, mà kiệt quệ chỉ sau vài năm. Trách nhiệm này trước hết thuộc về người đứng đầu Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC) là ông Trịnh Xuân Thanh (ảnh trái), khi đó là Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Vũ Đức Thuận (ảnh phải), khi đó là Tổng giám đốc. Ông Trần Minh Ngọc – nguyên Tổng giám đốc PVC sau thời ông Vũ Đức Thuận – đã nói với Lao Động.
Càng làm càng ra… lỗ to
Theo ông Trần Minh Ngọc thì vào thời điểm năm 2012, nhận thấy những dấu hiệu bất bình thường do thua lỗ dẫn đến nguy cơ mất vốn nhà nước tại TCty PVC, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã cử 2 đoàn thanh-kiểm tra tại TCty này. Kết luận của các đoàn kiểm tra cho thấy con số thua lỗ khi đó khoảng 1.000 tỉ đồng, chủ yếu do việc đầu tư ồ ạt vào 11 dự án bất động sản và trích lập dự phòng rủi ro với các khoản nợ xấu. 
Sau khi tập đoàn có quyết định điều chuyển cả 2 lãnh đạo PVC là ông Trịnh Xuân Thanh – Chủ tịch và ông Vũ Đức Thuận – Tổng giám đốc, thôi không điều hành hoạt động tại PVC, cử ông Trần Minh Ngọc, khi đó là Trưởng ban Quản lý dự án đóng mới giàn khoan dầu khí thay thế chức vụ làm Tổng giám đốc thay ông Vũ Đức Thuận thì số tiền thua lỗ của PVC càng lúc, càng lớn. 
Ông Ngọc nói, trên sổ sách thì khoảng 1.000 tỉ, nhưng khi soát xét, đối chiếu số nợ phải thu, phải trả thì ngay năm đầu tiên tiếp quản PVC, số tiền thua lỗ được xác định lên tới 1.800 tỉ đồng. Và chưa dừng lại bởi khi đó, nhiều dự án bất động sản được PVC quản lý tiếp tục “lao dốc” theo sự lao dốc của thị trường. Số lỗ đóng băng lên tới 3.200 tỉ đồng được xác định một phần là do khả năng quản lý, điều hành yếu kém của các lãnh đạo PVC, một phần là do thị trường bất động sản 
đóng băng.
“Sau khi xác định số lỗ lên tới 3.200 tỉ đồng, tôi có báo cáo lãnh đạo tập đoàn để xin ý kiến chỉ đạo. Một mặt tìm cách xử lý các khoản công nợ, tiếp tục thi công các dự án dang dở như Nhiệt điện Vũng Áng 1, Quảng Trạch 1, Thái Bình 1… Có thời điểm số vốn khả dụng của PVC chỉ còn vẻn vẹn có 2,7 tỉ đồng” – ông Trần Minh Ngọc khẳng định.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, thì trong thời gian từ 2007-2013, trên các cương vị là Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị TCty PVC, dù đã có kiến nghị, cảnh báo của các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tình hình thua lỗ và tiềm ẩn thua lỗ, nhưng ông Trịnh Xuân Thanh và Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế; đã để xảy ra nhiều sai phạm và thua lỗ gần 3.300 tỉ đồng (giai đoạn 2011-2013), nhiều tổ chức, cá nhân trong Tổng Công ty bị kỷ luật và xử lý hình sự.
Những vi phạm, thua lỗ này là nghiêm trọng. Với cương vị là người đứng đầu, ông Trịnh Xuân Thanh phải chịu trách nhiệm chính về những khuyết điểm, vi phạm này. Bên cạnh đó, người trực tiếp điều hành hoạt động đầu tư, kinh doanh của PVC là ông Vũ Đức Thuận với cương vị Ủy viên HĐQT, Tổng giám đốc PVC, ông Vũ Đức Thuận không thể đứng ngoài vô can về khoản thua lỗ nêu trên.
Lỗi do đầu tư ngoài ngành gây hậu quả nghiêm trọng
Báo cáo của Ban kiểm soát tại Đại hội cổ đông thường niên PVC năm 2013 cũng cho thấy, khoản thua lỗ của PVC chủ yếu do các khoản trích lập dự phòng. Các công trình có hiệu quả kinh tế thấp, gây lỗ do chưa có kinh nghiệm trong việc lập hồ sơ đề xuất, đánh giá toàn diện khối lượng và dự toán các gói thầu nên dẫn đến nhiều khối lượng phát sinh. Công tác quản lý và sử dụng vốn của Tổng công ty và các đơn vị thành viên đạt hiệu quả chưa cao…
Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2016 vừa tổ chức hồi tháng 4 vừa qua, Chủ tịch PVC – ông Bùi Ngọc Thắng – cho biết, khoản 3.200 tỉ đồng của TCty này vẫn “đóng băng” tại các khoản đầu tư tài chính, không tạo ra lợi nhuận, chưa kể còn nhiều khoản phải trích lập dự phòng do giá cổ phiếu giảm, thu hồi công nợ không thu được. Doanh thu của PVX (mã chứng khoán của PVC) bao gồm Cty mẹ và 9 đơn vị thành viên đạt 11.966 tỉ đồng, tăng 25% so với năm 2014. Lợi nhuận sau thuế đạt 22,69 tỉ đồng, đạt 41% kế hoạch năm và bằng 22% so với năm 2014. Nhưng trong 9 Cty con mà PVX đang chi phối, chỉ có 3 đơn vị có lãi sau thuế là PVC-MS (lợi nhuận sau thuế đạt 109,72 tỉ đồng), PVC-IC (lợi nhuận sau thuế đạt 35,57 tỉ đồng), PVC-PT (lợi nhuận sau thuế đạt 33,68 tỉ đồng). Các đơn vị còn lại tiếp tục thua lỗ, trong đó tập trung tại các đơn vị có hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn, kinh doanh bất động sản như PVC Land lỗ 28,22 tỉ đồng, PVC-Thái Bình lỗ 19,68 tỉ đồng, PVC-Đông Đô lỗ 18,23 tỉ đồng…
Ông Bùi Ngọc Thắng thừa nhận khối lượng công việc liên quan đến tái cơ cấu, thoái vốn, thu hồi công nợ của PVX còn nhiều khó khăn. Nếu làm được, hiệu quả sản xuất PVX sẽ rất tốt, còn không thì hoạt động kinh doanh chính sẽ không gánh được. Hiện tại, PVX đang quyết toán các dự án của PVN như Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, PVTex, Ethanol Phú Thọ… Đây là những dự án tại thời điểm năm 2013 PVC được giao làm tổng thầu EPC nhưng gây thua lỗ, đội vốn, do đó, công trình gần như không thể quyết toán được.
[Infographic] Con đường thăng tiến của 2 cựu quan chức PVC:

H1Đồ họa: Văn Thắng

Yên Bái và 8 phát K59

 31/08/2016
Hạ Đình Nguyên
30-8-2016
Ba lãnh đạo Yên Bái trong vụ thanh toán bằng súng: Đỗ Cường Minh, Phạm Duy Cường và Ngô Ngọc Tuấn. Ảnh: internet
Ba lãnh đạo Yên Bái trong vụ thanh toán bằng súng: Đỗ Cường Minh, Phạm Duy Cường và Ngô Ngọc Tuấn. Ảnh: internet
Như chuyện đã loan ai cũng biết. Chỉ là 8 phát đạn, 4 phát dành riêng cho ông Bí thư tỉnh trong một căn phòng riêng cách âm, 3 phát dành cho ông chủ tịch HĐND tỉnh, và một phát dành riêng cho mình, cùng trong một căn phòng khác của ông chủ tịch HĐND tỉnh. Tiếng súng K59 không lớn lắm và diễn ra trong mấy phút, nhưng âm vang của nó đã vang xa cả nước, kéo dài cả tuần nay chưa dứt, và hứa hẹn là chưa thể chấm dứt, với tin tức đã tràn ngập trên mạng, lề trái và lề phải… Ông Nguyễn Cường Minh – tên xạ thủ – trưởng Chi cục kiểm lâm – hẳn phải ghi đậm nét, dù màu đen hay màu đỏ, trong trang sử của đảng CSVN ở giai đoạn đặc biệt nầy.
Người ta lập tức nhớ lại câu chuyện của anh Đặng Ngọc Viết, năm 2013, với 6 phát súng colt. Vì có một sự tương đồng. Cái tương đồng là ở phong cách hành xử của xạ thủ, tuy có khác phần nào về ý nghĩa, vốn là động cơ đưa đến hành động. Người ta có thể sực nhớ hình ảnh của anh Nguyễn Viết Xuân với câu nói nổi tiếng: “Nhắm thẳng quân thù mà bắn” trong kháng chiến chống Mỹ. Có thể hình dung, ở công dân Đặng Ngọc Viết, ở đảng viên Nguyễn Cường Minh – kiểm lâm giống nhau: mắt nhìn thẳng vào đối tượng, bình thản, và bấm cò. Bấm cò chính xác vào đối tượng.
Với Đặng Ngọc Viết, đối tượng của anh không nhất thiết là Giám đốc Tư, nếu được thì càng tốt, mà bất cứ ai trong nhóm của Giám đốc Tư, đều có thể tượng trưng cho một chính sách mà anh thẳng thắng lên án, không cần đến “tòa án”, cái tổ chức mà anh không tin tưởng, và các phát súng của anh còn chưa hoàn hảo 100%. (Vì có người chỉ bị thương và sống sót). Đó là một chút khác biệt về kỹ năng, bởi anh chỉ là người lao động, không chuyên nghiệp về bắn súng.
Với Đỗ Cường Minh, mọi khía cạnh diễn ra có thể nói triệt để hơn. Cẩn thận và chắc ăn đến 4 phát liền vào đầu, vào ngực, đối tượng bị dứt điểm ngay tức thời, tại chỗ, rất chắc chắn. Đối tượng thư hai, 3 phát liền cũng vào đầu, vào ngực và cũng có một kết quả hoàn hão. Cái hoàn hão cuối cùng, ông ấy dành cho mình. Dù bà Chủ tịch UBND tỉnh nói rằng, tánh ông hiền lành, hòa nhã…, mà nhìn mặt ông người ta cũng thấy thế. Nhưng việc sử dụng súng của ông là chuyên nghiệp với cái chức vụ ông đang có, không hề dễ chịu chút nào. Hẳn là ông từng đối đầu với những tình huống gay cấn với lâm tặc, và nhất là với các loại “lâm tặc” của lâm tặc và trên cả lâm tặc. Ở đó, nó đòi hỏi không những kỹ năng về sử dụng súng, mà càng đòi hỏi về trí tuệ, nhất là một trái tim biết dứt khoát.
Cả anh Viết, và ông Minh đều đã lượng định được tình hình với toàn cảnh của nó, để biết và chọn cách “dứt khoát” – dứt khoát của kịch bản chính là phát súng cuối cùng cho mình. Cả hai người đã soạn kịch bản đều mang tính dứt khoát. Tạm gác qua lý lẽ đạo đức đời thường, hai kịch bản đều hoàn hảo. So sánh hai trường hợp, có thể thấy có sự: “hoàn hảo công khai” và sự: “hoàn hảo bí mật”.
Hoàn hảo công khai
Anh Đặng Ngọc Viết hỏi: Văn phòng của Trung Tâm phát triển Quỹ Đất ở đâu? Được chỉ và anh tìm vào. Ba phát dành cho 3 người có mặt, một cách dứt khoát. Anh bước ra cửa và gặp ngay 2 người xuất hiện từ phòng bên cạnh (cũng thuộc đơn vị), chia cho mỗi người một phát. Quỹ đạn của anh có phần eo hẹp, không trù phú như quỹ đất. Tất cả, anh chỉ có sáu. Anh phải dành dụm riêng cho mình có một.
Anh cầm cây colt trên tay với viên còn lại cuối cùng, bước vội qua sân, lấy xe, cởi về nhà, tắm rửa rồi thả bộ đến ngôi chùa làng. Anh xin một tô cơm chay ăn, bửa ăn cuối ngày, cũng là cuối cùng. Xong, anh bước ra quanh tượng Phật, chiêm nghiệm điều gì, rồi thân ái tặng cái viên cuối cùng cho mình.
Kịch bản của anh kết thúc rất hoàn hão và minh bạch. Khó mà nói anh đã vì xúc cảm nhất thời hay thiếu bình tỉnh. Vì anh đã vào Sài gòn chơi mấy tuần lễ, và để tìm súng, cơ mà! Người ta hiểu, vì sao anh đã hành động. Cảm xúc của người dân dành cho anh – là một nổi đau sâu thẳm, nghẹn ngào và rất minh bạch, về một giá trị đã chuyển hóa từ vật chất lên tinh thần. Anh bất bình vì quyền lợi vật chất của anh bị tước đoạt, nhưng sự bất bình vượt lên đỉnh cao khi giá trị tinh thần của anh bị xâm phạm, lời nhắn thách đố trong điện thoại của bọn “quỷ đất” gởi anh: “mầy làm gì được nào, có giỏi thì về đây!”. “Quỹ đạn” hiếm hoi của anh đã dành sém đủ cho 5 “quỷ đất”.
Hoàn hảo bí mật
Sau hoạt cảnh thứ nhất rất hoàn hảo tại văn phòng ông Bí thư, ông Minh di chuyển “bình thường và vui vẻ” trên đoạn đường dài 150m giữa chốn đông người, về phòng ông Chủ tịch HĐND tỉnh để thực hiện cảnh 2, và, kết quả cũng không hề kém. Không một ai phát hiện điều gì khác, hoặc ít nhất, ai là người đầu tiên – hoặc thậm chí nhóm người đầu tiên – bước vào các phòng ấy để “nhìn thấy” sự việc? Không nghe đề cập đến!
Chỉ biết kết quả: ông Minh và vị chủ tịch Hội Đồng, kiêm trưởng ban tổ chức (nhân vật quyền lực thứ nhì trong tỉnh) đã nằm trên đống máu với những vết đạn vào đầu, vào ngực. Oái ăm, sau đó mới phát hiện ông Bí thư ở bên tòa nhà kia, cách 150 m, cũng đã đột ngột “chuyển sang” từ trần , trước ông chủ tịch mấy phút (không rõ là mấy phút) và không ai hay biết. Người ta chỉ thấy “sát thủ” hai lần, lần di chuyển “bình thường và vui vẻ” trên/trong hành lang Hội trường, và lần nữa, cái xác của ông và xác của ông Tuấn cùng đẫm máu trong phòng riêng của ông Tuấn – Chủ tịch Hội đồng.
Hành tung của “sát thủ” diễn ra trong hai căn phòng như một bóng ma. Người ta còn nói lần phát ngôn đầu tiên của BS trưởng bệnh viện, rằng ông Minh đã bị một phát đạn từ phía sau gáy, và lời phát ngôn nầy đã bị xóa ngay sau đó trên các bản tin. Đến hôm nay, chúng ta có thể cho rằng, cuộc thảm sát nầy là hoàn hảo về phía sát thủ, cuộc điều tra và đưa tin càng làm cho nó hoàn hảo hơn, nhưng là một hoàn hảo còn trong bí mật với nhiều giả thiết đặt ra. Việc chôn xác ba người được tiến hành nhanh chóng, không nghe lời tuyên bố nào của ngành Pháp y cũng tô đậm thêm những nghi vấn.
Về dư luận
Ông Minh được cho là một cán bộ có nhân thân tốt: hòa nhã, vui vẻ, hiền lành, có tinh thần trách nhiệm cao, và vân vân. Lại có vợ, đương nhiên là phẩm chất tốt không kém, là Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Phụ nữ, và bố vợ là cựu Bí thư tỉnh nhà. Bây giờ trở thành một sát thủ và tự sát luôn. Tại sao thế?
Tôi không so sánh ông Minh với anh Viết. Chuyện anh Viết thì ai ai cũng rõ, với nỗi cảm xúc minh bạch, không hề gây một lợn cợn nào. Về vụ ông Minh thì dư luận lạnh lùng, chán cả đám, ngầm ý cho rằng, sát thủ và nạn nhân của sát thủ đều là sát thủ, cũng đều là nạn nhân của nhau.
Trên facebook, người ta tính có trên 30.000 like cho ông Minh, và dưới 800 like cho hai người kia. Có người, có thể là DLV, viết bài chỉ trích và mạt sát chống lại dư luận trên, nhưng bênh vực ai thì không được rõ? Nhân danh đạo đức chung chung, bênh vực chung cả cuộc thảm sát nầy sao? Rất kẹt! Thế thì luật pháp của đất nước nầy ở đâu, và đạo đức của đất nước nầy là gì? Cái lẽ gây nên sự nghẹn ngào là vì hai bên đều là của Đảng ta cả, đều có phẩm chất tốt cả, nhân thân tốt.
Vậy cái xấu dành cho ai bây giờ? Bênh con trị cháu, hay bênh cháu trị con đây? Lại xuất hiện cụm từ “lợi ích nhóm”, nó dẹp cái “con, cháu” sang một bên chăng. Dư luận thì có thể khen chê, hướng dẫn hay điều khiển, nhưng dư luận có vai trò khách quan của nó, là yếu tố quan trọng cho những nhà nghiên cứu xã hội, là thước đo lòng dân, vô cùng cần thiết cho kẻ cầm quyền. Vì sao dư luận không đau nhức, mà bộc lộ sự hả hê một cách công khai? Lẽ nào nhân dân nầy vô đạo đến thế, thấy chết chóc mà không khóc lóc sao?
Phải bi ai, phải buồn thảm, phải có những vòng hoa kính viếng, phải gào to lên như dân Bắc Triều Tiên khi lãnh tụ của mình mất, và “với sự mất mát to lớn” của đảng? Dân Việt Nam, vốn giàu tình cảm, nhưng dù sao cũng chưa thể, và không bao giờ có thể giả bộ được. Ông Trọng, ông Quang, bà Ngân còn giữ kín miệng chưa lên tiếng nữa là, chỉ thấy ông Phúc bay nhanh như vì sao xẹt, nhưng khó hiểu là ông ta đang thực sự làm gì!
Nhưng tôi thử bênh vực ông Minh.
Giả định rằng ông Minh sắp mất chức Trưởng Chi cục Kiểm Lâm, và rằng ông Bí thư tỉnh đã làm công tác tư tưởng cho ông, như bà Chủ tịch UBND tỉnh đã nói, thì sao nào? Ông Minh với tháng năm làm chức vụ ấy, chắc là không nghèo lắm. Với cái rừng đại ngàn đầy gỗ quý ấy, chẳng lẽ ông không được mét khối nào, khi mà gỗ đang di chuyển có cái búa kiểm lâm đóng vào, và cái gỗ nhập kho có búa đóng có tỉ lệ sai lệch rất lớn về số lượng như báo đã đăng? Cho dù ông không có khối nào, thì bà vợ với chức Tỉnh ủy viên – Chủ tịch Hội PN – đâu phải là chức nhỏ, bà ấy lại đẹp người, chẳng phải là một của quý nữa sao? Lại có thế lực của ông bố cựu Bí thư tỉnh đâu phải đã mai một hết?
Mất chức, về nghỉ cho khỏe, cần gì nữa! Trường hợp người ta bứng ông đi, rồi lột vỏ bắp dần dần, kéo đổ cả gia thế, thì chuyện nầy thật khó xảy ra. Ông Trọng rất sợ vỡ bình quý, nên đánh chuột bằng tiếng ho lớn lớn thôi, sợ gì! Con đường tình nghĩa vẫn là thỏa thuận, nương nhau mà sống ổn, dài lâu. Việc gì ông Minh phải liều thân như thế, và bỏ lại tất cả? Cái gỗ quý, nếu có, cũng thành vô nghĩa. Con đã lớn, có của thì không lo rồi, nhưng bà ấy thì đẹp người, còn đầy nhựa sống, sao không tiếc, để cho ai?
Nhưng cái phẩm giá, cái danh dự con người có khi nó vượt lên trên tất cả. Nó bất chấp, bất cần. Như trường hợp Đặng Ngọc Viết không thể chê vào đâu được, chỉ còn ngưỡng mộ mà thôi. Còn ông Minh? Có ai khiêu khích, làm nhục nào không? Có khi, cái khí phách “ai thắng ai” trong cuộc chơi cũng có một tầm cao giá trị.
Phải chăng là nó, tôi không hiểu. Còn như ông Bí thư Cường, ông Chủ tịch Tuấn thì thôi, không biết, không nói. Chỉ đoán là các ông ấy đã ra đi đột ngột trong một giấc đang mơ, chắc chắn là huy hoàng một màu đỏ ối. Cuộc thảm sát nầy, đang và sẽ qua nhanh, biến nhanh, như ý đảng muốn. Nhưng tiếng vọng của nó thì đang xoáy sâu nhiều chiều vào tâm tư của mọi người, cả đảng và cả dân.

Nhân danh đạo đức truyền thống người Việt, tôi từ xa xôi, không biết gì nhiều, xin gởi lời chân thành kính viếng 3 ông, mong linh hồn của 3 ông gỡ bỏ oán thù, mau siêu thoát, và quay về giúp đở gia đình, con cháu, từ bỏ nhanh nhanh cái “ý thức hệ” – nếu có – để thêm điều kiện sống làm người tử tế!

Giải mật hồ sơ CIA: Mọi can dự của Mỹ ở Việt Nam đều có ‘yếu tố’ Trung Quốc

Mặc dù không bao giờ được thừa nhận, mọi chính sách của Mỹ ở Việt Nam thực tế đều xuất phát từ vấn đề Trung Quốc. Trong quá khứ, sự lo ngại về khả năng của Pháp là khởi đầu cho tiến trình Mỹ can dự trực tiếp. Quân lực Mỹ tham gia chiến tranh để rồi dứt khoát rời bỏ Việt Nam cũng đều có yếu tố Trung Quốc.

Một dấu tích còn lại của trận Ðiện Biên Phủ. (Hình: Getty Images)
Một dấu tích còn lại của trận Ðiện Biên Phủ. (Hình: Getty Images)
Qua những hồ sơ từ nửa thế kỷ trước vừa được giải mật, chúng ta có thể nhận thấy Trung Quốc chiếm một vai trò quan trọng trong những báo cáo và phúc trình đánh giá của văn phòng CIA tại Việt Nam.

Phúc trình đề ngày 7 tháng 5 năm 1950 đánh giá triển vọng hành động ở Việt Nam của Cộng Sản Trung Quốc khi ấy vừa mới chiếm toàn thể lục địa. Bản phúc trình lượng giá là trong tình trạng hiện hữu nếu xảy ra một cuộc xâm lăng của Trung Quốc, lực lượng phòng thủ Pháp tại Ðông Dương chắc chắn sẽ nhanh chóng để mất toàn thể Việt Nam trừ Nam Bộ. Do đó viện trợ Mỹ chỉ thuần túy về vật chất không thể thay đổi tình thế.

Phúc trình cũng nhận định là “mặc dầu dân Việt không ưa Trung Quốc, nhưng không thể có phản ứng tức thời và sẽ phải cam chịu số phận bất kể vấn đề ý thức hệ.”

CIA soạn thảo phúc trình này theo yêu cầu của Bộ Ngoại Giao, với sự đóng góp của các cơ quan tình báo Bộ Ngoại Giao, Lục Quân, Hải Quân, Không Quân Mỹ, tuy nhiên cũng dự đoán là một cuộc xâm lăng như thế chưa xảy ra trong tương lai gần. Lực lượng quân sự của Hồ Chí Minh, với 92,500 bộ đội và 130,000 quân không chính quy, có đủ khả năng đánh bại quân Pháp nếu Trung Cộng trợ giúp đầy đủ vũ khí. Hơn 150,000 quân Pháp thiếu trang bị thích hợp và kém tinh thần chủ động sẽ không kháng cự nổi.

Một báo cáo khác của CIA đề ngày 12 tháng 10 năm 1950 nhận định tình thế nghiêm trọng vì ý đồ của Liên Xô-Trung Quốc trong toàn vùng Viễn Ðông, bao gồm chiến tranh Triều Tiên – lúc đó Trung Cộng chưa đem quân vượt biên giới Mãn Châu vào Bắc Hàn, chiến tranh Ðông Dương, sự đe dọa Ðài Loan, loạn quân Cộng Sản ở Philippines, Mã Lai, Thái Lan, Miến Ðiện.

Mỹ đã gia tăng viện trợ quân sự cho quân đội Pháp trong giai đoạn các chiến dịch Nà Sản, Ðiện Biên Phủ cuối năm 1953, và khả năng đem quân Mỹ vào để giúp đánh bại quân Cộng Sản của Việt Minh là điều mà Trung Cộng phải tính toán. Theo đánh giá của CIA, Trung Cộng sẽ không trực tiếp can thiệp và đồi đầu ngay với quân Mỹ nếu xảy ra tình huống ấy.

Phụ nữ Hmong trong tang lễ của Tướng Vang Pao năm 2010 ở California. Tướng Vang Pao là người chỉ huy “đạo quân bí mật của CIA” ở Lào có vai trò quan trong trong chiến tranh Việt Nam. (Hình: Mark Ralston/AFP/Getty Images)
Phụ nữ Hmong trong tang lễ của Tướng Vang Pao năm 2010 ở California. Tướng Vang Pao là người chỉ huy “đạo quân bí mật của CIA” ở Lào có vai trò quan trong trong chiến tranh Việt Nam. (Hình: Mark Ralston/AFP/Getty Images)
Một báo cáo của CIA cuối tháng 3, mười ngày sau khi Việt Minh mở trận tấn công Ðiện Biên Phủ, có nhiều đánh giá sai về tình hình quân sự. CIA tin là quân Pháp ở Ðiện Biên Phủ có thể cầm cự mặc dầu quân Việt Minh tấn công rất mạnh và có thêm những vũ khí do Trung Quốc cung cấp gồm trọng pháo 105 ly và cao xạ phòng không vì Pháp đã chuẩn bị trận đánh từ 4 tháng trước. CIA cũng cho là sau những trận đánh đầu tiên, thành công nhưng chịu tổn thất nặng, Việt Minh sẽ chưa tổng tấn công và bằng lòng với việc vây hãm lực lượng Pháp bất động ở Ðiện Biên Phủ trong khi chuyển hướng tấn công tới các mục tiêu trong miền đồng bằng.

Sau đó, CIA cũng cho là nếu thất trận ở Ðiện Biên Phủ, Pháp vẫn còn khả năng chiến đấu và không dự đoán được là Pháp sẽ bỏ rơi Ðông Dương bằng việc ký Hiệp Ðịnh Paris. Có thể là những lượng giá như thế góp phần vào quyết định của Mỹ không thực hiện chiến dịch không quân Vulture oanh tạc Ðiện Biên Phủ, ngoài những lý do chính trị ngoại giao khác.

Sau Geneve, CIA cho là Pháp và chế độ Bảo Ðại sẽ không thể nào xây dựng chính quyền đủ mạnh để đứng vững ở miền Nam và nếu có cuộc tổng tuyển cử tổ chức năm 1956 như dự tính, Cộng Sản Bắc Việt sẽ chiếm toàn thể Việt Nam. Thời kỳ những năm tiếp theo do đó là sự leo thang can dự của Mỹ vào Việt Nam từ trợ lực hình thành chính quyền của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm cho đến viện trợ quân sự và cuối cùng là trực tiếp đem quân đội Mỹ tham chiến.

Suốt cuộc chiến Việt Nam, bên cạnh mỗi quyết định của chính phủ Mỹ, luôn luôn người ta đều thấy có những báo cáo, lượng giá, dự đoán về phản ứng và chủ trương của phía Trung Quốc. Nói cách khác, hai đối tượng chính là Bắc Việt và Trung Quốc không phải luôn luôn được Mỹ coi như là một thể thống nhất trong đường hướng đối phó.

Các báo cáo của CIA nhìn nhận là rất ít thông tin tình báo về Bắc Việt kể cả chính trị, kinh tế, quân sự nhưng dự đoán giới lãnh đạo tin tưởng vững chắc triển vọng chiếm được miền Nam, thống nhất đất nước. Tuy nhiên sự rạn nứt Liên Xô-Trung Cộng ngày càng sâu sắc là một khó khăn trở lực không dự kiến được.

Theo cái nhìn của CIA, mặc dầu tình hình và những diễn tiến trong thực tế đưa Bắc Việt dần dần đến gần Trung Cộng, nhưng tâm lý lại thúc đẩy các nhà lãnh đạo muốn duy trì quan hệ bền vững với Liên Xô hơn chừng nào hoàn cảnh cho phép.

Tổng Bí Thư Trường Chinh thân Trung Cộng thất thế bị buộc phải từ nhiệm năm 1956. Tướng Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng quốc phòng, là người vẫn bất bình chống việc Trung Cộng can dự vào quân đội. Tân Tổng Bí Thư Lê Duẩn khôn khéo không để lộ quan điểm thân Liên Xô hay Trung Quốc và Hồ Chí Minh giữ được vai trò lãnh đạo tối cao bằng sự dung hòa những khác biệt trong đảng.

Vai trò chủ đạo của CIA trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam cùng quan điểm của cơ quan tình báo này có ảnh hưởng đến các quyết định ở Washington như thế nào sẽ được đề cập trong những bài sau.

Hà Tường Cát



(Người Việt)

Mỹ lập "vùng không người" trị Trung Quốc nếu nổ ra chiến tranh

Nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nặng vào thương mại hàng hải, đặc biệt là năng lượng. Một cuộc phong tỏa ở bên ngoài tầm với của khu vực chống tiếp cận A2/AD của Trung Quốc có thể ngăn chặn giao thương với Trung Quốc. Thiệt hại kinh tế từ cuộc phong tỏa này có thể buộc Trung Quốc ngừng bất kỳ hành động xâm lược nào, Strategy Bridge phân tích.

Chiến đấu cơ xuất kích từ tàu sân bay Mỹ
Chiến đấu cơ xuất kích từ tàu sân bay MỹChiến đấu cơ xuất kích từ tàu sân bay Mỹ
Trong những năm gần đây, tập trung chú ý vào hiện trạng phát triển quân sự Trung Quốc chính là việc phát triển ý tưởng tác chiến từ chối hoặc buộc các đối thủ tiềm tàng phải trả giá đắt khi tiếp cận vào khu vực Tây Thái Bình Dương. Ý tưởng này trong giới hoạch định quân sự Mỹ thường ám chỉ chiến lược chống tiếp cận khu vực (A2/AD).

Theo Strategy Bridge, chiến lược trên nhấn mạnh việc sử dụng sức mạnh tấn công tầm xa được hỗ trợ bởi các hệ thống radar tối tân, các loại tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo nhằm triệt hạ lực lượng hải quân và nhằm vào các mục tiêu cố định trên đất liền. Tên lửa đất đối không và máy bay chiến đấu bảo vệ những vũ khí này khỏi những cuộc không kích của kẻ thù trong khi các tàu ngầm diesel tàng hình và các chiến hạm mặt nước mang tên lửa dẫn đường uy hiếp lực lượng hải quân hoạt động trong khu vực.

Chiến lược A2/AD cũng giả định những cuộc tấn công vào hệ thống cảnh báo không gian và liên lạc của kẻ thù. Những hệ thống này được thiết kế để phá hủy hoặc ngăn chặn lực lượng kẻ thù xâm nhập vào một khoảng không hay vùng biển nhất định.

Strategy Bridge nhận định, những khả năng trên có thể đe dọa đến khả năng Mỹ tiếp cận vùng biển gần Đông Á, cản trở giao thương của Mỹ và ngăn cản khả năng triển khai lực lượng quân sự của nước này trong khu vực. Năng lực phát triển khu vực chống tiếp cận của Trung Quốc có liên quan mật thiết với những hành động ngày càng hung hăng của nước này trong các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Khả năng thiết lập vùng A2/AD càng lớn thì càng có khả năng cưỡng bức các nước Đông Á trong những khu vực tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Việc bồi lấp phi pháp các đảo nhân tạo ở Biển Đông lại có khả năng củng cố khả năng vùng chống tiếp cận của Trung Quốc vì các đảo này sẽ là địa điểm để đặt tên lửa, máy bay và các hệ thống radar tinh vi.

Cho dù Trung Quốc và Mỹ không xảy ra chiến tranh, thì các nhà hoạch định quân sự Mỹ cũng đã dành nhiều năm tranh luận về việc có thể làm gì để đánh bại chiến lược A2/AD của Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Một loạt các giải pháp đã được đề xuất bởi các nhà quân sự và các học giả. Bài viết trên Strategy Bridge cung cấp một cái nhìn tổng quan về tư tưởng “chống A2/AD” và kết thúc bằng một lời gợi ý về ý tưởng hiệu quả nhất.

Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ
Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ
Mỹ nghiền ngẫm “chống A2/AD”

Nhìn chung, những giải pháp mà các nhà chiến lược đề xuất Mỹ tiến hành chiến tranh cường độ cao với Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương có thể phân làm ba loại: Tiêu diệt năng lực chống tiếp cận khu vực A2/AD của Trung Quốc, tạo ra một khu vực chống lại A2/AD, hoặc tiến hành một cuộc phong tỏa tầm xa. Những chiến lược này có phần chồng chéo và những thành tố của cả ba chiến lược này có thể được áp dụng trong một chiến dịch chống Trung Quốc. Các tác giả định nhấn mạnh vào các chính sách xoay quanh một trong ba lựa chọn này.

Phá hủy năng lực chống tiếp cận Trung Quốc

Tư tưởng này nhằm phá hủy năng lực chống tiếp cận khu vực A2/AD Trung Quốc một cách trực tiếp được thể hiện quag khái niệm Trận chiến Không- Biển của Lực lượng hải quân và không quân Mỹ. Trận chiến Không- Biển và các chiến lược tương tự nhằm phá hủy lực lượng thực thi A2/AD của Trung Quốc.

Theo Strategy Bridge, cuộc chiến giành quyền tiếp cận này bao gồm việc phá hủy các tên lửa, các tàu, tàu ngầm và máy bay ngăn chặn các phương tiện khác tiếp cận, đồng thời thực hiện một chiến dịch nhằm vô hiệu hóa hệ thống cảnh báo và liên lạc nhằm tiêu diệt hệ thống tấn công tầm xa. Tư tưởng này cũng đòi hỏi gia tăng khả năng sống sót của các vũ khí hoạt động trong khu vực chống tiếp cận cũng như các hệ thống cảm biến và liên lạc của Mỹ hỗ trợ chiến dịch phức tạp nhằm phá hủy khả năng A2/AD của Trung Quốc.

Tư tưởng tác chiến nhằm phá hủy khả năng A2/AD của Trung Quốc đưa ra những kết quả đầy hứa hẹn rằng nó có thể loại bỏ các nguy cơ, nhưng tính khả thi của chiến lược này vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Sẽ vấp phải hàng loạt khó khăn để tấn công xuyên qua khu vực A2/AD nhằm phá hủy bệ phóng tên lửa. Có thể thực hiện với các chiến đấu cơ xuyên thủng vùng A2/AD để đánh thẳng vào mục tiêu. Dẫu vậy, máy bay vẫn ở trong tình thế bất lợi khi tìm kiếm các bệ phóng di động có thể tận dụng địa hình gồ ghề của bề mặt trái đất để che giấu.

Lực lượng không quân còn phải chiến đấu với máy bay của Trung Quốc và hệ thống phòng không của nước này. Để bảo đảm tính khả thi của kế hoạch này, đặc biệt là về lâu dài, cần áp dụng đầu tư và công nghệ mới. Đặc biệt, cần bảo vệ các thiết bị đắt đỏ nhưng dễ bị tổn thương mà Mỹ phụ thuộc trong việc triển khai lực lượng. Quan trọng không kém nữa là khả năng xác định và tấn công tầm xa vào đại lục. Cần lưu ý rằng với sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc, không thể giả định rằng Mỹ có thể chi nhiều tiền hơn Trung Quốc trong cuộc đua vũ khí này.

Tạo ra một khu vực chống A2/AD

Theo Strategy Bridge, một kế hoạch thứ hai là Mỹ và các đồng minh trong khu vực thiết lập một khu vực chống lại A2/AD, ngăn Trung Quốc tiếp cận gần những vùng biển gần mình. Khác biệt chính của kế hoạch này so với kế hoạch trước đó là không tìm cách thâm nhập vào khu vực chống tiếp cận của Trung Quốc bằng vũ lực. Thay vào đó, một vùng chống A2/AD sẽ bác bỏ các lợi thế của khu vực A2/AD của Trung Quốc trong khi gây áp lực kinh tế lên Trung Quốc để chấm dứt xung đột. Tiến sĩ Aaron Friedberg đã đề xuất khái niệm “Từ chối hàng hải” (Maritime Denial) đại diện cho các tư tưởng dạng này.

Về nguyên tắc, chiến lược “Từ chối hàng hải” sẽ tạo ra một “vùng đất không người” ngoài khơi Trung Quốc. Nếu tàu thuyền và máy bay Trung Quốc không thể di chuyển an toàn qua vùng chống A2/AD, những hành động hung hăng của Trung Quốc với những người láng giềng như hạ cánh và duy trì quân lính ở các đảo đang tranh chấp sẽ trở nên khó khăn. Thương mại Trung Quốc di chuyển qua khu vực này cũng sẽ là đối tượng để tạo áp lực nhằm kết thúc xung đột.

Tạo ra một khu vực khắc chế A2/AD có thể sử dụng một loạt các hệ thống vũ khí. Tiến sĩ Friedberg nhấn mạnh vào tiềm năng của tàu ngầm, cả hai loại có người lái và không người lái, để đánh chìm các tàu Trung Quốc xâm nhập vào khu vực chống A2/AD do khả năng tác chiến chống tàu ngầm rất yếu của Trung Quốc. Tiến sĩ Biddle và Oelrich đề cập đến việc sử dụng tên lửa chống tàu tầm xa để tiêu diệt các mục tiêu ở “vùng đất không chủ” cùng với tên lửa chống radar tầm xa để giúp hạn chế phạm vi của khu vực A2/AD của Trung Quốc.

Theo Strategy Bridge, thực hiện các kế hoạch này có thể mang lại nhiều lợi ích. Nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào thương mại đường biển, đặc biệt là về năng lượng. Việc vận chuyển sẽ phải vật lộn với nhiều khó khăn để cập cảng Trung Quốc vì phải đi qua “vùng đất không người” ở Tây Thái Bình Dương, điều này sẽ tạo áp lực kinh tế để kết thúc cuộc chiến. Bên cạnh áp lực mang tính ép buộc này, khu vực chống A2/AD sẽ làm mọi lợi thế của vùng A2/AD của Trung Quốc trong việc triển khai lực lượng và áp lực cưỡng bức các nước khác trong vùng bảo vệ.

Nếu Trung Quốc không được hưởng lợi gì từ áp lực cưỡng chế trong khu vực A2/AD, chiến lược của Trung Quốc sẽ không đạt được mục tiêu. Điều này dễ đạt được hơn là phá hủy khả năng của khu vực chống tiếp cận của Trung Quốc vì nó sẽ tấn công vào nhiều mục tiêu hơn trong phạm vi của phần lớn vũ khí Mỹ. Dẫu vậy, chống A2/AD vẫn còn dư địa cho khu vực A2/AD của Trung Quốc khả năng cản trở thương mại trên biển hoặc triển khai lực lượng. Việc mua sắm công nghệ để đảm bảo tính thực thi của kế hoạch trong dài hạn và các chi phí liên quan khác phụ thuộc vào các kiến nghị cụ thể.
[Mỹ lập ] Hải quân Trung Quốc liên tục tập trân trên biển gây căng thẳng khu vực

Strategy Bridge đánh giá, các tên lửa tầm xa, tên lửa chống radar, tên lửa chống hạm, thiết bị không người lái dưới nước, nhiều tàu ngầm được nâng cấp cũng như các cảm biến và hệ thống liên lạc dự phòng sẽ mang lại lợi ích nhưng cũng tiêu tốn khoản chi phí đáng kể. Ngoại trừ các phương tiện không người lái đang được Mỹ đầu tư rất mạnh tay, những công nghệ này sẽ cải thiện đáng kể khả năng sống sót. Những việc mua sắm trên có thể sẽ rẻ hơn mua sắm các hệ thống vũ khí uy lực hơn, yếu tố cần thiết để đảm bảo tính khả thi của chiến lược Trận chiến Không- Biển.

Phong tỏa tầm xa

Lựa chọn cuối cùng là thực hiện một cuộc phong tỏa mang tính cưỡng chế, một lựa chọn được mô tả chi tiết bởi TX. Hammes. Như đã đề cập, nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nặng vào thương mại hàng hải, đặc biệt là năng lượng. Một cuộc phong tỏa ở bên ngoài tầm với của khu vực chống tiếp cận A2/AD của Trung Quốc có thể ngăn chặn giao thương với Trung Quốc. Thiệt hại kinh tế từ cuộc phong tỏa này có thể buộc Trung Quốc ngừng bất kỳ hành động xâm lược nào, Strategy Bridge phân tích.

Hải quân Trung Quốc liên tục tập trân trên biển gây căng thẳng khu vực
Lực lượng Mỹ có thể sẽ đóng quân ở đó nhằm ngăn chặn giao thông trên biển gần các eo biển Lombok, Sunda và Malacca để hoàn thành nhiệm vụ này. Để triển khai kế hoạch trên, Mỹ và đồng minh quân sự của mình sẽ phải đủ khả năng để kiểm soát giao thông ở những điểm huyết mạch trong khi vẫn đánh bại các phi vụ của Trung Quốc bên ngoài khu vực A2/AD nhằm nỗ lực tái mở lại những tuyến đường liên lạc trên biển.

Strategy Bridge cho rằng chiến lược phong tỏa tương đối khả thi và đỡ tốn kém hơn hai chiến lược còn lại vì không cần thêm nhiều nguồn lực mới để thực hiện. Chỉ cần ít nguồn lực và trang bị thực thi chiến lược này, một số tàu thuyền cỡ nhỏ để yêu cầu dừng và kiếm tra thương mại liên quan tới Trung Quốc chứ không cần đến hệ thống phức tạp để thực hiện nhiệm vụ này.

Việc mở lại các tuyến thông thương trên biển sẽ đòi hỏi Trung Quốc phải đối đầu với Mỹ bên ngoài khu vực A2/AD, nơi mà Trung Quốc gặp bất lợi nhất. Hạm đội của Mỹ có tàu sân bay chở máy bay trong khi các máy bay chiến đấu dựa trên mặt đất của Trung Quốc sẽ chỉ phát huy tốt nhất ở trong tầm chiến đấu của chúng. Khi đi xa hơn, các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ không ồn như tàu ngầm chạy bằng diesel của Trung Quốc.

Theo Strategy Bridge, việc huấn luyện và kinh nghiệm vượt trội của Hải quân Mỹ cũng sẽ mang lại lợi thế, đặc biệt là ở khoảng cách nằm xa khỏi bờ biển châu Á, nơi mà hải quân Trung Quốc có rất ít kinh nghiệm tác chiến. Mặt khác, cũng rất ít dư địa để Trung Quốc gây áp lực trong khu vực này. Một cuộc phong tỏa sẽ không buộc được Trung Quốc phải từ bỏ quyền kiểm soát hòn đảo đang tranh chấp trong ngắn hạn. Tuy nhiên lại nảy sinh câu hỏi về tính khả thi về chính trị của chiến lược này khi xem xét khía cạnh thương mại với Trung Quốc trong lợi ích kinh tế của các nước khác và khả năng Trung Quốc có thể sẵn sàng gánh chịu cái giá của cuộc phong tỏa tầm xa này.

Một đất nước bị Trung Quốc tấn công có thể ủng hộ chiến dịch phong tỏa và các nước lo lắng về mối đe dọa Trung Quốc trong tương lai cũng có thể hành động như vậy. Những những nước khác, đặc biệt là những nước có quan hệ kinh tế với Trung Quốc có thể sẽ do dự trong việc ủng hộ chiến lược phong tỏa tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể, đặc biệt là nếu không có các hành vi xâm lược cực đoan từ phía Trung Quốc.

Lý tưởng nhất là Mỹ sẽ không bao giờ cần tiến hành một cuộc chiến chống Trung Quốc. Thiệt hại kinh tế sẽ là rất lớn cũng như là thiệt hại về con người. Tuy nhiên, chừng nào Trung Quốc còn tiếp tục những hành vi hung hăng trên Biển Hoa Đông đi ngược lại lợi ích của Mỹ và các đồng minh thì sẽ có lý do để lên kế hoạch đánh bại chiến lược chống tiếp cận khu vực A2/AD của Trung Quốc.

Vào thời điểm này, việc nhấn mạnh chiến lược “chống A2/AD” là một cách tiếp cận lý tưởng để chuẩn bị cho cuộc xung đột ở Tây Thái Bình Dương. Không giống sự hủy hoại trực tiếp khả năng A2/AD của Trung Quốc, cách tiếp cận này sẽ không yêu cầu chi phí mới và sẽ khả thi hơn trong dài hạn. Khu vực chống A2/AD sẽ phối hợp với áp lực kinh tế của chiến lược phong tỏa, nhưng nó cũng loại bỏ những lợi thế của Trung Quốc với khu vực A2/AD.

Strategy Bridge nhận định, chiến lược chống A2/AD sẽ tiêu tốn nhiều tiền hơn chiến lược phong tỏa nhưng vẫn khả quan. Nếu lựa chọn một chiến lược chống A2/AD kéo dài, bước tiếp theo sẽ là quyết định tài trợ cho nghiên cứu quân sự nào và mua thiết bị gì cần đầu tư. Mỹ cũng nên hợp tác với các đồng minh trong khu vực trong kế hoạch thực thi. Điều này sẽ cho phép Mỹ chia sẻ gánh nặng an ninh khu vực đồng thời bổ sung thêm năng lực quân sự trong việc thiết lập khu vực chống A2/AD. Do chính phủ Mỹ đã nhấn mạnh vai trò của mình trong quan hệ với châu Á, sự chuẩn bị này cần được đưa lên ưu tiên hàng đầu.

Đặng Phương Thảo



(VietTimes)

Philippines "tỏ thái độ chiếu trên" không phủ phục như Việt Nam trước Trung Quốc: dỗ Trung Quốc chấp nhận phán quyết Biển Đông...; Manila nêu rõ điều kiện, Trung Quốc đáp ứng thì mới đàm phán; Trung Quốc bất ngờ xuống nước...

Philippines : Trung Quốc sẽ thiệt nếu bác bỏ phán quyết về Biển Đông


mediaNgoại trưởng Philippines Perfecto Yasay trong cuộc họp báo ở bộ Ngoại giao, Manila, ngày 27/07/ 2016.NOEL CELIS / AFP
Trung Quốc sẽ « thiệt thòi » nếu không công nhận phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, bác bỏ yêu sách của Bắc Kinh tại Biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay hôm nay 30/08/2016 tuyên bố như trên.




Điều trần trước Quốc hội Philippines, ông Yasay nói : « Chúng ta cố gắng làm cho Trung Quốc đặc biệt hiểu rằng, khi tình hình yên ắng lại, rốt cuộc họ sẽ là người thua thiệt trong vấn đề này, trừ phi họ tôn trọng và công nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài ».
Ông cho biết, trước khi tiến hành đối thoại song phương, Manila muốn Bắc Kinh để cho ngư dân Philippines hành nghề tại bãi cạn Scarborough. Trung Quốc đã chiếm vùng biển giàu tài nguyên này vào năm 2012, không cho ngư dân Philippines vào đánh bắt - đây là một trong những yếu tố khiến Manila phải tìm đến giải pháp trọng tài.
Ngoại trưởng Philippines tuyên bố : « Khi chúng ta khởi động đàm phán chính thức hay cam kết song phương với Trung Quốc, cần phải tiến hành trong khuôn khổ phán quyết của Tòa Trọng Tài. Chính sách của chúng ta về vấn đề này dứt khoát là như thế ».
Tuần trước, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói rằng ông hy vọng bắt đầu đối thoại với Bắc Kinh trong năm nay.
Hôm 12/7, Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye khẳng định Trung Quốc không có « quyền lịch sử » tại Biển Đông, cho rằng yêu sách chủ quyền theo đường lưỡi bò tự vẽ là vô căn cứ. Bắc Kinh không công nhận phán quyết của tòa.

Tổng thống Mỹ gặp tổng thống Philippines tại Lào
AFP hôm nay 30/08/2016 trích tuyên bố của Nhà Trắng cho biết tổng thống Mỹ Barack Obama nhân thượng đỉnh ASEAN tuần tới tại Lào, sẽ gặp đồng nhiệm Philippines, ông Rodrigo Duterte – người đã nhiều lần đe dọa cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ.
Philippines vốn là một trong những quốc gia Đông Nam Á thân thiết nhất với Hoa Kỳ, đặc biệt trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông. Hai nước có ký kết một hiệp ước liên minh quân sự.
Nhưng từ khi lên làm tổng thống hồi tháng Năm, sau một chiến dịch tranh cử thô bạo và mị dân, ông Duterte liên tục đưa ra những lời thóa mạ - nhất là đối với đại sứ Mỹ. Ông đe dọa rút ra khỏi Liên Hiệp Quốc, cắt đứt quan hệ với Washington và Canberra.
Tổng thống Philippines bị Liên Hiệp Quốc và bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ trích vì đã cổ vũ các công dân tự tay sát hại những người sử dụng và buôn bán ma túy, để diệt trừ tệ nạn này. Theo con số chính thức, các vụ giết người ngoài luật pháp đã làm cho gần 2.000 người chết.
Ông Ben Rhodes, cố vấn thân cận của tổng thống Mỹ cho báo chí biết đang rất chờ đợi ông Obama bày tỏ quan ngại về những tuyên bố mới đây của ông Duterte. Theo ông, thì Hoa Kỳ thường xuyên gặp gỡ lãnh đạo các nước đồng minh được ràng buộc qua các hiệp ước ; và khi có những bất đồng về nhân quyền hay những tuyên bố khó nghe, nhân các cuộc gặp gỡ Mỹ sẽ đề cập trực tiếp vấn đề.

(Quốc tế) - Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tuyên bố hôm 29/8 về điều kiện cụ thể mà Trung Quốc phải đáp ứng nếu muốn Manila chấp thuận đàm phán song phương về biển Đông.

Biển Đông: Manila nêu rõ điều kiện, TQ đáp ứng thì mới đàm phán
Tại Diễn đàn truyền thông Nhật Bản-ASEAN, do Quỹ Japan Foudation tổ chức ở Manila, Philippines trong hai ngày 29-30/8, ông Yasay yêu cầu Trung Quốc chấm dứt mọi hành vi khiêu khích ở biển Đông.
“Chúng tôi muốn thấy rằng, khi chúng tôi bằng lòng tiếp tục đối thoại, thì không ai có thêm hành động thách thức nào nữa,” ông nói.
Cụ thể, Ngoại trưởng Philippines đặc biệt nhấn mạnh Trung Quốc không được tiến hành cải tạo ở Bãi cạn Scarborough, trước khi Manila đồng ý xúc tiến bất kỳ đối thoại song phương nào. Ông thêm rằng, đây cũng là “lằn ranh đỏ” mà Mỹ tỏ rõ thái độ rằng Bắc Kinh không được vượt qua.
Thứ hai, ông Yasay cũng yêu cầu Trung Quốc dỡ bỏ những biện pháp cản trở nhằm vào ngư dân Philippines tác nghiệp ở gần Scarborough.
Thứ ba, Ngoại trưởng Yasay nói Philippines “sẽ tôn trọng phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) và kêu gọi Trung Quốc cũng làm như vậy”, đồng thời tái khẳng định tuyên bố trước đó của Tổng thống Rodrigo Duterte rằng nước này không chấp nhận phớt lờ phán quyết chỉ để đạt được đối thoại với Trung Quốc.
Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn từ chối tuân thủ phán quyết vụ kiện biển Đông do PCA công bố hôm 12/7, bác bỏ (cái gọi là) “quyền lịch sử” của Trung Quốc ở biển Đông, cũng như căn cứ pháp lý của yêu sách “Đường 9 đoạn”.
Bên cạnh đó, Yasay thúc giục hai bên thiết lập các biện pháp củng cố lòng tin trước khi bắt đầu các cuộc thương lượng, cụ thể là tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, du lịch…
“Việc cho Trung Quốc cơ hội giữ thể diện là rất quan trọng đối với chúng ta,” ông nói về đàm phán song phương với Bắc Kinh, “tranh chấp của chúng ta với Trung Quốc chỉ là một phần rất nhỏ trong quan hệ hai nước”.
Hồi giữa tháng 8, Tổng thống Duterte cũng thể hiện thiện chí với Trung Quốc khi nói rằng Philippines sẽ không đề cập vấn đề biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào đầu tháng 9, tổ chức ở thủ đo Vientiane, Lào.
(Theo Soha News)

Trung Quốc bất ngờ xuống nước, đồng ý để ngư dân Philippines trở lại bãi cạn Scarborough

Dân trí Hơn 2 tháng kể từ khi tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết bác “đường chín đoạn” ở Biển Đông, Trung Quốc đã đồng ý để ngư dân Philippines trở lại bãi cạn Scarborough, Manila cho biết.
 >> Philippines: Trung Quốc sẽ “thua cuộc” nếu phớt lờ phán quyết Biển Đông
 >> Tổng thống Philippines nói sẵn sàng tạm gác phán quyết Biển Đông với Trung Quốc


(Ảnh minh họa: Getty)
(Ảnh minh họa: Getty)
Tại cuộc họp báo hôm qua 30/8, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines, Ernesto Abella, cho biết Trung Quốc đã đồng ý để ngư dân Philippines trở lại bãi cạn Scarborough - khu vực được coi là ngư trường truyền thống của Philippines theo phán quyết của tòa trọng tài. Tuy nhiên, hiện chưa rõ bắt đầu từ khi nào ngư dân Philippines có thể tự do trở lại Scarborough.
Ông Abella cho biết, đây là một trong những vấn đề mà Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã nêu ra tại một sự kiện với sự có mặt của Đại sứ Trung Quốc Triệu Giám Hoa hôm 26/8. “Đó chính xác là một trong những vấn đề mà Tổng thống Duterte đề nghị: Đừng cư xử với người dân của chúng tôi như kẻ thù, thay vì đối đầu chúng ta hãy là bạn bè, để họ được đánh bắt ở Scarborough”, ông Abella nói.
Tuy nhiên quan chức này nói: “Tôi không biết chính xác ngày ngư dân Philippines được trở lại bãi cạn Scarborough, nhưng vấn đề này đã được thảo luận với giới chức Trung Quốc, họ đã nhất trí”.
Trong cuộc hội đàm kéo dài 4 giờ đồng hồ với Đại sứ Trung Quốc, ông Duterte cũng đề cập đến khả năng đám phán với Trung Quốc về tranh chấp ở Biển Đông. Ông nói, Philippines sẵn sàng tạm gác phán quyết của tòa trọng tài vì không muốn gây chiến với Bắc Kinh, nhưng chắc chắn sẽ động đến phán quyết này trong tương lai.
Thời gian gần đây, ông Duterte được cho là đưa ra những phát ngôn trái chiều trong vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông Trung Quốc. Lúc ông tỏ ra mềm mỏng với tuyên bố sẵn sàng đàm phán song phương, lúc lại cứng rắn với tuyên bố sẵn sàng “đối đầu đẫm máu.
Tòa trọng tài của Liên Hợp Quốc ngày 12/7 đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông. Tòa cũng kết luận không thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế cho Trung Quốc.
Về các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, tòa kết luận Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế với việc quấy rối hoạt động đánh bắt và khai thác dầu khí của Philippines; xây dựng các đảo nhân tạo; để ngư dân đánh bắt trong vùng đặc quyền của Philippines. Ngoài ra, theo tòa, các tàu chấp pháp của Trung Quốc đã gây ra các rủi ro va chạm khi tìm cách ngăn cản tàu Philippines.
Đối với bãi cạn Scarborough, mặc dù nhấn mạnh không đưa ra phán quyết về chủ quyền đối với bãi cạn này nhưng tòa cho rằng Trung Quốc đã vi phạm trách nhiệm phải tôn trọng quyền đánh bắt ở ngư trường truyền thống của Philippines khi luôn tìm cách ngăn tàu cá Philippines tiếp cận khu vực này kể từ sau tháng 5/2012.
Minh Phương
Tổng hợp