Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

TS Lê Đăng Doanh: Làm nhà máy thép Hoa Sen - Cà Ná phải hi sinh quá nhiều!

Dân trí "Tôi thấy đây là dự án phải hi sinh quá nhiều mà không biết có mang lại hiệu quả gì không. Hiện nay chưa rõ tổng chi phí, trong đó chi phí về nước, về cảng, về đào tạo cũng rất lớn. Điều chúng tôi cũng cần biết là công ty nào làm, công nghệ đó có đảm bảo không và công nghệ nào thì tốt hơn”, TS Lê Đăng Doanh bình luận.
 >> Bộ Công Thương đang mời chuyên gia lấy ý kiến về dự án thép Cà Ná Hoa Sen
 >> Bộ Công Thương vẫn đưa thép Cà Ná của Hoa Sen vào quy hoạch
 >> Đại biểu Quốc hội: Có hay không lợi ích nhóm tại dự án thép Cà Ná?

Liên quan tới dự án thép Hoa Sen - Cà Ná tại Ninh Thuận của Tập đoàn Hoa Sen, nguồn tin Dân trí cho biết, chiều qua (27/12), nhiều chuyên gia kinh tế và nhà khoa học có chuyên môn trong lĩnh vực công nghiệp đã tham dự Hội thảo hẹp (không có báo chí) của Liên Hiệp Khoa học - Kỹ thuật (VUSTA).
Hội nghị do Chủ tịch VUSTA, Giáo sư Đặng Vũ Minh chủ trì, ba Phó Chủ tịch VUSTA cùng dự, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ Ninh Thuận cũng bay ra để dự và có báo cáo.
Trao đổi với Dân trí về buổi hội thảo này, chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh cho biết, dự án còn thiếu những thông số quan trọng nhất để có thể xem xét đi đến quyết định cuối cùng. Hiện tại vẫn không rõ nguồn vốn vay ở đâu, lãi suất bao nhiêu, quặng, than nhập từ đâu, năng lực cạnh tranh về giá, chất lượng, thời gian giao hàng so với thép Trung Quốc có trụ được không, công nghệ của công ty nào...
Ngoài ra, toàn bộ chi phí nước, điện, cảng, đường không được tính vào tổng vốn đầu tư của chủ đầu tư mà Nhà nước đứng ra làm. Một vấn đề cũng được chuyên gia nhắc tới là chi phí đào tạo lao động cũng chưa được tính đến trong đề án.
"Bản báo cáo hiện nay chưa rõ tổng chi phí, trong đó chi phí về nước, về cảng, về đào tạo cũng rất lớn. Ai chịu chi phí đó? Như Ninh Thuận phải đầu tư xây nhà máy nước nhưng nước ra không đủ cho nhà máy thép thì nông nghiệp, người dân sống ở đâu? Tại sao lại phải bỏ tiền ra nuôi một nhà máy thép như thế? Điều chúng tôi cũng cần biết là công ty nào làm, công nghệ đó có đảm bảo không và công nghệ nào thì tốt hơn", ông Doanh phát biểu.
Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh: "Chúng ta không thể nói đất nước cần thép thì phải xây nhà máy thép mà là trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá như hiện nay có bán được không. Giờ chưa có cái nhà máy đó mà thép Trung Quốc đã ùn ùn vào rồi, vậy thì tới đây khi Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện khu vực có hiệu lực thì thế nào, lúc đó có cạnh tranh nổi với một nước thừa hàng đống thép và xi măng như Trung Quốc không".
"Tôi thấy đây là dự án phải hi sinh quá nhiều mà không biết có mang lại hiệu quả gì không. Thêm nữa, một nền kinh tế không thể phụ thuộc vào 1 sản phẩm duy nhất như Ninh Thuận phụ thuộc vào 1 nhà máy thép này thì khi nó sập ông lấy gì mà sống? Tôi lấy ví dụ như thế này, sản phẩm làm ra nếu không cạnh tranh được sẽ phá sản, ví dụ như hiện tượng giải công nghiệp hóa (de-industrialization) ở Mỹ - một nước công nghiệp hoá cao như vậy nhưng công nghiệp may, gia dày, đồ gỗ đã phá sản, hàng triệu người bị thất nghiệp do không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu", ông nói.
Hiện nay, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến điều chỉnh quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, trong đó có bổ sung dự án thép Hoa Sen - Cà Ná trên vào quy hoạch. Bộ Công Thương nhận định, đến năm 2020, thép xây dựng vẫn thiếu. Nếu tính cả Formosa bán 50% ở Việt Nam thì vẫn thiếu 9 triệu tấn thép cán nóng và 6 triệu tấn thép xây dựng, nhân ra là 8 tỷ USD.
Bình luận về câu chuyện phát triển ngành thép, trao đổi bên lề một hội thảo diễn ra hồi đầu tháng 12 này, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng: “Vấn đề phát triển, quy hoạch ngành thép, cho phép hay không cho phép dự án thép ra đời hay tiếp tục được triển khai không phải thừa hay thiếu mà là trong bối cảnh hội nhập, tham gia phân công lao động, anh là người đi sau nên cần chọn những gì làm tốt nhất có lợi nhất và không ô nhiễm môi trường".
Theo ông Mại, thế giới bắt đầu giảm sắt thép. Như tại Trung Quốc cắt giảm 25% và từ năm 2002 đến nay đã giảm dần các dự án có sản lượng dưới 2 triệu tấn…
“Mình muốn đưa thép vào, chưa nói đến bao nhiêu, không thoát khỏi công nghệ Trung Quốc. Tại sao mình đi vào cái mà người ta đang khổ sở, muốn cắt giảm? Tôi dứt khoát phản đối việc tiếp tục cấp phép các dự án sản xuất thép có quy mô lớn. Đáng lẽ không có Formosa Hà Tĩnh thì tốt nhưng lỡ rồi, bây giờ cần dừng việc cấp phép mới các dự án thép vì công nghệ lò cao, không có cách gì khác xả thải ra môi trường", ông Mại nói.
Tuy nhiên, dưới góc độ cơ quan quản lý, ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: "Làm thép dứt khoát là phải làm, còn chuyện hiện nay thép thế giới không nói thừa hay thiếu mà phải nói khả năng cạnh tranh. Hiện nay thép Trung Quốc cạnh tranh được với thép của Anh hay Mỹ do giá nhân công thấp trong khi đó giá nhân công của Việt Nam còn thấp hơn Trung Quốc".
Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cho rằng, sản xuất công nghiệp cũng như trồng cây, muốn có cây to phải chấp nhận bẻ cây nhỏ để cây to lớn. Cho nên, quy hoạch thép gần như loại hết nhà máy nhỏ.
“Những nhà máy công suất 500 nghìn tấn chỉ còn một vài ông, là do đang đầu tư dở dang, đang gặp khó khăn. Dự án mới không cái nào dưới 500 nghìn hết. Các dự án thép nhỏ là cắt hết, tối thiểu phải 500 nghìn tấn. Ở Việt Nam chỉ cần có 3-4 DN thép lớn thôi. Giai đoạn trước địa phương làm không kĩ, dự án 200 nghìn tấn cũng được cấp phép thì không tồn tại được”, ông Hoài cho hay.
Theo Viện Khoa học và Công nghệ mỏ - luyện kim, so với nhu cầu tiêu thụ, cung thép xây dựng đang vượt cầu nên khả năng cạnh tranh mặt hàng này thấp. Đáng lưu ý, thép tấm cán nóng, thép hợp kim, thép chế tạo... là những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, nên tập trung sản xuất vì thị trường tiêu thụ lớn và khả năng cạnh tranh cao.
Phương Dung

Thủ tướng nêu chín tồn tại năm 2016; Tổng Bí thư yêu cầu đẩy nhanh xét xử vụ Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh; GDP tăng 6,21%, thu nhập bình quân 2.215 USD/người

28/12/2016 09:30 GMT+

TTO - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương nói ngắn gọn, không cần nêu thành tích mà phân tích sâu các tồn tại, vướng mắc, tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với lãnh đạo 63 tỉnh thành.
Thủ tướng nêu chín tồn tại năm 2016
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Ảnh: L.K
Tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố đang diễn ra sáng nay (28-12), khi thông báo những kết quả rất đáng mừng của năm 2016 như lần đầu tiên có trên 110.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh (cao nhất từ trước đến nay), niềm tin thị trường, niềm tin xã hội tăng lên mạnh mẽ, người đứng đầu Chính phủ cũng đồng thời đề cập đến những tồn tại, hạn chế.
Nêu “sơ bộ 9 tồn tại”, Thủ tướng nói: Một là, ngành công nghiệp khai khoáng giảm mạnh, trong đó sản lượng dầu thô giảm 13%. Hai là thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt nghiêm trọng đang diễn ra trên mọi miền Tổ quốc.
Ba là, sự cố môi trường gây hậu quả nghiêm trọng, nhất là sự cố môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung do Formosa gây ra (thiên tai, hạn hán kéo giảm 0,5% GDP, sự cố môi trường biển miền Trung kéo giảm 0,3% GDP).
Bốn là, các dự án nghìn tỷ thua lỗ, mất vốn (như đã báo cáo trước Quốc hội). Năm là, các ngân hàng thương mại yếu kém, mất vốn, rủi ro cao, trong đó có mấy ngân hàng bị mua lại 0 đồng.
Sáu là, xảy ra nhiều vụ cháy nổ, tai nạn giao thông nghiêm trọng. Bảy là, nhiều vụ tội phạm ghiêm trọng đặc biệt xảy ra, trong đó có những vụ giết người đặc biệt nghiêm trọng.
Tám là, có sai phạm trong công tác cán bộ, điển hình là vụ Trịnh Xuân Thanh và một số vụ khác. Chín là, xếp hạng quốc tế về năng lực cạnh tranh và đổi mới sáng tạo của VN giảm 4 bậc (xếp thứ 59/158).
Thủ tướng khẳng định trong bối cảnh khó khăn, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp các ngành đã tập trung xây dựng thể chế, cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
“Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc trong phòng chống thiên tai, hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn… Trong vấn đề sự cố môi trường, chúng ta đã chỉ đạo quyết liệt, để người dân yên tâm một bước. Tất nhiên chúng ta còn nhiều việc phải làm nữa” - Thủ tướng nói.
Chính phủ đã tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, nâng cao hiệu lực hiệu quả điều hành của bộ máy, quyết tâm phòng chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm, xây dựng Chính phủ liêm chính.
Bước đầu đạt hiệu quả trong chống lãng phí, từ những vấn đề như sử dụng tài sản công, xe công, lễ hội, đi công tác trong nước và nước ngoài…
Chính phủ đã triển khai thực hiện nghị quyết Trung ương 4 về tăng cường xây dựng, chính đốn đảng, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ… 
“Tôi đề nghị các đồng chí dự họp đánh giá kỹ kết quả năm 2016, phân tích giải pháp năm 2017. Để nghe được nhiều ý kiến của địa phương, đề nghị  phát biểu ngắn gọn, không cần đi sâu vào báo cáo thành tích, kết quả đạt được mà cần đề cập đến những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề có tính chất liên ngành, liên vùng;
Tăng cường phối hợp làm sao để phát huy được lợi thế, nâng cao hiệu quả trong phân bổ và sử dụng nguồn lực; làm rõ những mô hình tốt, cách làm hay, tập trung bàn về cách làm, phương pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện, làm sao tạo được chuyển biến rõ nét, hiệu quả trong thực hiện các giải pháp đề ra” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Hội nghị sẽ diễn ra cả ngày hôm nay và sáng ngày mai. Chính phủ sẽ thảo luận và ban hành nghị quyết triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.
LÊ KIÊN

Tổng Bí thư yêu cầu đẩy nhanh xét xử vụ Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh

Dân trí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận đặc biệt quan tâm, trước hết là vụ Hà Văn Thắm, giai đoạn II của các vụ án Phạm Công Danh, Huỳnh Thị Huyền Như, Vũ Quốc Hảo…



Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo tại phiên họp (Ảnh: Thu Huyền).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo tại phiên họp (Ảnh: Thu Huyền).
Sáng nay 28/12, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã họp Phiên họp thứ 11 để thảo luận, cho ý kiến đối với nhiều vấn đề quan trọng, gồm: Báo cáo kết quả xử lý các vụ việc, vụ án Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo và Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc mà trọng tâm là tiến độ, kết quả xử lý các vụ án, vụ việc theo Thông báo kết luận số 11-TB/BCĐTW và Thông báo kết luận số 30-TB/BCĐTW của Thường trực Ban Chỉ đạo; Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại một số địa phương; Báo cáo kết quả kiểm tra chuyên đề công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng trong lĩnh vực thuế, hải quan; Báo cáo tình hình, kết quả sau một năm thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Dự thảo Báo cáo kiểm điểm kết quả hoạt động năm 2016 của Ban Chỉ đạo và Dự thảo Chương trình công tác năm 2017 của Ban Chỉ đạo.
Theo thông báo về nội dung phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban chỉ Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã đạo biểu dương Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, chủ động, sáng tạo trong tham mưu, đề xuất, phục vụ các hoạt động của Ban Chỉ đạo và lưu ý một số nội dung.
Cụ thể, trong năm 2016, với quyết tâm cao và sự chỉ đạo tập trung, sâu sát, quyết liệt, cụ thể, kịp thời, đổi mới của Thường trực Ban Chỉ đạo và Ban Chỉ đạo, vừa chỉ đạo định hướng chủ trương xử lý, vừa chỉ đạo cụ thể từng nội dung công việc, gắn với trách nhiệm của các cơ quan chức năng và người có thẩm quyền; cùng với sự nỗ lực cố gắng lớn của các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan chức năng khác, nên tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp và xử lý các vụ việc nổi cộm có những chuyển biến rõ rệt.
Nhiều vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận bức xúc đã được xử lý đúng tiến độ, nghiêm minh theo quy định của pháp luật, như: Vụ án Phạm Công Danh; vụ án Hà Văn Thắm; vụ án Lê Dũng; vụ án Phạm Ngọc Ngoạn; vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (phần điều tra lại).
Năm 2016, các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo đã truy tố, xét xử sơ thẩm 8 vụ/121 bị cáo; xét xử phúc thẩm 6 vụ/55 bị cáo. Các vụ án thuộc diện Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc đã truy tố, xét xử sơ thẩm 3 vụ/10 bị cáo; xét xử phúc thẩm 2 vụ/3 bị cáo.
Ban Chỉ đạo đã thành lập 7 đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại 14 tỉnh. Qua kiểm tra, giám sát, các đoàn công tác đã kiến nghị 42 vấn đề về cơ chế, chính sách, pháp luật; kiến nghị đôn đốc, theo dõi, chỉ đạo xử lý 87 vụ việc, vụ án.
Đồng thời chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Nội chính Trung ương và Ban cán sự đảng Bộ Tài chính kiểm tra chuyên đề phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng trong các lĩnh vực thuế, hải quan. Qua kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đưa ra 11 nhóm kiến nghị về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng; công tác tổ chức cán bộ phục vụ phòng chống tham nhũng; hoàn thiện thể chế và xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế, hải quan; yêu cầu chỉ đạo kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý đối với 29 cơ quan, đơn vị có liên quan.
Ban Chỉ đạo cũng đã chỉ đạo Ban Nội chính Trung ương tập trung giúp Bộ Chính trị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng và khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi); chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định trong lĩnh vực kiểm tra, giám sát của Đảng có liên quan đến công tác phòng chống tham nhũng.
Ban Chỉ đạo đã ban hành Kế hoạch số 19-KH/BCĐTW, ngày 10-5-2016 triển khai thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 07-12-2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Đến nay, hầu hết các nội dung đã và đang được các cơ quan chức năng triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch; 63/63 tỉnh ủy, thành ủy đã ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện; đã lựa chọn, đưa vào diện Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo xử lý 436 vụ việc, vụ án.
Sự phối hợp giữa các cơ quan của Đảng với các cơ quan Nhà nước nói chung, giữa cơ quan kiểm tra, giám sát của Đảng với cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra nói riêng được tăng cường, chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả hơn…
Về nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2017, thông báo nội dung phiên họp nêu rõ, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng thống nhất 7 nhóm nhiệm vụ công tác trọng tâm, với 12 nhiệm vụ cụ thể, tập trung vào việc lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý tham nhũng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo và các cơ quan chức năng tập trung lực lượng để đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận đặc biệt quan tâm, trước hết là vụ Hà Văn Thắm, giai đoạn II của các vụ án Phạm Công Danh, Huỳnh Thị Huyền Như, Vũ Quốc Hảo… và các vụ án liên quan đến Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC); đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thanh tra, kiểm toán, xử lý các dự án đầu tư lớn thua lỗ, kéo dài, không hoạt động được và khẩn trương điều tra khi có dấu hiệu tội phạm.
Thế Kha

GDP tăng 6,21%, thu nhập bình quân 2.215 USD/người

GDP bình quân đầu người năm 2016 đạt 2.215 USD/người, tăng 106 USD so với năm 2015...


GDP tăng 6,21%, thu nhập bình quân 2.215 USD/người
GDP năm 2016 không đạt chỉ tiêu đề ra của Quốc hội
BẠCH DƯƠNG
Đây là số liệu chính thức được Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố trong cuộc họp báo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 ngày 28/12.

Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tăng 6,21% so với năm 2015, trong đó DGP quý 1 tăng 5,48%, quý 2 tăng 5,78%, quý 3 tăng 6,56%, quý 4 tăng 6,68%.

Mức tăng trưởng năm nay thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra.

“Trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng trên là một thành công”, Tổng cục Thống kê nhận định.

Trong mức tăng 6,21% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,36%, thấp nhất kể từ năm 2011 trở lại đây, đóng góp 0,22 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Trong khi đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,57%, góp 2,59 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,98%, đóng góp 2,67 điểm phần trăm.

Theo Tổng cục Thống kê, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm nay gặp nhiều khó khăn do diễn biến bất lợi của thời tiết và sự cố môi trường biển xảy ra cuối tháng Tư tại vùng biển các tỉnh Bắc Trung Bộ đã gây ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất của khu vực này.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,06% so với năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao 11,90%, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung với 1,83 điểm phần trăm.

Ngành khai khoáng năm nay giảm tới 4%, đã làm giảm 0,33 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung, đây là mức giảm sâu nhất từ năm 2011 trở lại đây.

Nguyên nhân chủ yếu do giá dầu thế giới giảm khiến lượng dầu thô khai thác giảm hơn 1,67 triệu tấn so với năm trước; sản lượng khai thác than cũng chỉ đạt 39,6 triệu tấn, giảm 1,26 triệu tấn.

Ngành xây dựng tăng trưởng khá với tốc độ 10%, đóng góp 0,60 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng 8,28% so với năm 2015, đóng góp 0,77 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,79%; hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng 4%; dịch vụ lưu trú và ăn uống năm nay có mức tăng trưởng khá cao 6,7%.

Quy mô nền kinh tế năm 2016 theo giá hiện hành đạt 4.502,7 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người ước tính đạt 48,6 triệu đồng, tương đương 2.215 USD, tăng 106 USD so với năm 2015.

Về cơ cấu nền kinh tế năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 16,32%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 32,72%; khu vực dịch vụ chiếm 40,92%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,04%.

Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2016, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,32% so với năm 2015, đóng góp 5,29 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài sản tăng 9,71%, đóng góp 3,08 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ ở tình trạng nhập siêu làm giảm 2,16 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung.


  • Năm 2016, Việt Nam xuất siêu gần 2,7 tỷ USD

    Cả năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam dự kiến đạt 349,2 tỷ USD...

    Năm 2016, Việt Nam xuất siêu gần 2,7 tỷ USD
    Tính chung cả năm 2016, Việt Nam dự kiến xuất siêu 2,68 tỷ USD, ngược lại với xu hướng nhập siêu lên tới 3,55 tỷ USD của năm 2015.
    HÀ ĐAN
    Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 12/2016 ước đạt 32,3 tỷ USD, giảm 0,6% so với tháng trước. 

    Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 16 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu ước đạt 16,3 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng cuối cùng của năm 2016 ước tính thâm hụt 300 triệu USD, bằng 1,9% kim ngạch xuất khẩu.
     
    Tuy nhiên, với kết quả ước tính trên của tháng 12 thì cả năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam dự kiến đạt 349,2 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm 2015. 

    Trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu 12 tháng của năm 2016 ước đạt 175,94 tỷ USD, tăng 8,6%, và tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 173,26 tỷ USD, tăng 4,6%.

    Tính chung cả năm 2016, Việt Nam dự kiến xuất siêu 2,68 tỷ USD, ngược lại với xu hướng nhập siêu lên tới 3,55 tỷ USD của năm 2015.

    Trong các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu, duy nhất có mặt hàng dầu thô giảm cả về lượng và kim ngạch so với năm 2015. 

    Cụ thể, lượng xuất khẩu dầu thô trong năm 2016 ước đạt 6,96 triệu tấn, giảm 24,2% và kim ngạch ước đạt 2,35 tỷ USD, giảm 36,7% so với năm 2015.

    Điện thoại các loại và linh kiện xuất khẩu trong năm 2016 đạt 34,51 tỷ USD, tăng 14,4% so với năm 2015. Hàng dệt may xuất khẩu trên 23,56 tỷ USD, tăng 3,3% so với năm 2015...

    Về các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu, theo Tổng cục Hải quan, lượng nhập khẩu xăng dầu năm 2016 ước đạt 11,47 triệu tấn, tăng 14,2% về lượng, nhưng giảm 11,7% về kim ngạch với năm 2015, khi chỉ đạt 4,71 tỷ USD… 

    Còn lại, các mặt hàng khác đều tăng về lượng cũng như kim ngạch nhập khẩu. 

    Cụ thể, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng nhập khẩu năm 2016 ước đạt 28,09 tỷ USD, tăng 1,8% so với năm 2015. Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện ước đạt 27,8 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm 2015. 

    Sắt thép các loại nhập khẩu đạt hơn 18,4 triệu tấn, tăng 18,8% và kim ngạch là 8,02 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2015...

Kiều hối về Việt Nam năm 2016: 9 tỷ USD so với hy vọng 12 tỷ

http://baomai.blogspot.com/
Ảnh minh họa
Chủ nghĩa lạc quan kiều hối của giới quan chức Việt Nam đã bị giáng một đòn mạnh khi lượng kiều hối thực về VN năm 2016 bị sụt giảm mạnh hiếm thấy.

Thông tin từ lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM cho biết  khoảng 50% lượng kiều hối chuyển về Việt Nam tập trung vào thành phố này. Thông thường lượng kiều hối dồn về nhiều nhất vào quý cuối năm, chiếm hơn 40% tổng lượng kiều hối cả năm. Tuy nhiên đến hết tháng 11-2016, lượng kiều hối chuyển về thành phố chỉ đạt khoảng 4.3 tỷ USD, thấp hơn dự kiến khoảng 10%. Vì vậy, lượng kiều hối năm 2016 của cả nước chỉ vào khoảng 9 tỷ USD, thấp hơn tới 25% so với dự báo là khoảng 12 tỷ USD.

Kết quả hình ảnh cho kiều hối việt nam 2015
Kiều hối của Việt Nam giai đoạn 1994-2014. Ảnh doanhnhansaigon
Cũng thông tin trên cho biết hơn 23 năm qua, dòng kiều hối về nước đã tăng khoảng gần 100 lần, từ mức 0.14 tỷ USD năm 1993 lên 10 tỷ USD năm 2012; 11 tỷ USD năm 2013; 12 tỷ USD năm 2014 và hơn 13,2 tỷ USD năm 2015, đưa Việt Nam đứng thứ ba tại châu Á, và đứng thứ 11 trên thế giới về thu hút kiều hối. Giai đoạn 2002-2015, kiều hối chiếm khoảng 6.0% GDP, trong khi vốn FDI và ODA vào Việt Nam lần lượt là 7.7% và 3.0% GDP. Mức tăng trung bình liên tục của lượng kiều hối những năm gần đây là 10 đến 15%/năm.

Nhưng sau nhiều năm tăng liên tục, năm 2016, lần đầu dòng kiều hối bị khựng lại, suy giảm và có thể đảo chiều.

Nguồn cung kiều hối từ thị trường Mỹ lại chiếm khoảng 60% tổng kiều hối từ hơn bốn triệu người Việt Nam sinh sống và làm việc tại 187 quốc gia trên thế giới. Khi kiều hối từ thị trường này giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tổng lượng kiều hối về Việt Nam.

Một nguyên nhân giảm kiều hối được nêu ra là những tháng gần đây, hành động tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) trong tháng 12-2016 và cả việc bỏ ngỏ khả năng sẽ tăng liên tiếp lãi suất USD ba lần tới trong năm 2017 đã, đang và sẽ tạo động lực giữ chân đồng USD kiều hối từ Mỹ chuyển về Việt Nam.

Câu hỏi đặt ra là sự sụt giảm của lượng kiều hối sẽ gây ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?
Nếu vào thời hoàng kim của kinh tế Việt Nam vào những năm 2006-2007, kiều hối có giảm cũng khó có tác động tiêu cực đến nền kinh tế này. Nhưng khi kinh tế Việt Nam đã trải qua 8 năm suy thoái liên tiếp tính từ năm 2008, bất cứ một sự giảm sút nào về luồng tài chính cũng khiến nền kinh tế phải chịu thêm áp lực khủng hoảng.

Với 3 tỷ USD bị sụt giảm từ lượng kiều hối, GDP danh nghĩa của Việt Nam sẽ bị giảm khoảng 1.5% trong năm 2016. Đây cũng là bối cảnh mà toàn bộ kế hoạch phát hành “trái phiếu quốc tế” của Chính phủ Việt Nam ra quốc tế bị phá sản, với lý do đơn giản là… không có người mua.

Trong khi đó, từ tháng 7/2017 trở đi, Việt Nam sẽ phải vay ODA với lãi suất không còn ưu đãi những vài chục năm trước, mà ngang giá với thị trường quốc tế, cùng thời gian vay không còn ân hạn như trước đây.

Thậm chí cho tới nay, tiến độ giải ngân các dự án đã ký kết vay ODA vẫn “chậm như rùa”, trong đó có một nguyên nhân chính là ngân sách Việt Nam không đủ để cung ứng vốn đối ứng – thường chiếm khảng 15-20% tổng vốn vay – theo điều kiện của hợp đồng vay vốn ODA.

Việc kiều hối năm 2016 bị “đảo chiều” còn có thể báo hiệu trước một thời kỳ giảm liên tiếp kiều hối chảy về Việt Nam, càng khiến nền kinh tế Việt Nam thiếu hẳn sức sống.

Lê Dung 

Vì sao quan chức VN thích cất tiền túi ở két sắt cơ quan?


 Tiền sạch?

Tại buổi họp báo chiều 26-12 công bố kết quả điều tra vụ lãnh đạo tỉnh Yên Bái bị sát hại vào sáng 18-8, ông Phạm Ngọc Thắng, phó giám đốc công an tỉnh khẳng định: Về số tiền, như thông báo, tại phòng làm việc ông Tuấn có két, thu được 100.000 USD, 1,5 tỉ đồng, đã thẩm tra, Ban tổ chức tỉnh ủy xác định Ban tổ chức không giao cho ông Tuấn số tiền này, ông Tuấn không vay nợ ai. Đã lấy lời khai của bà Vũ Thị Thu Hiền, vợ ông Tuấn, và bà Hiền khai số tiền này là tiền tích cóp của hai vợ chồng từ nhiều năm nay. Do hai vợ chồng đi làm thường xuyên, ở nhà có mẹ già nên ông Tuấn mua két sắt để tại phòng làm việc sử dụng để cất tiền cá nhân.

Chuyện tiền túi của quan chức mang cất két sắt cơ quan là quen thuộc. Sáng ngày 11-8-2014, ông Đào Anh Kiệt, khi ấy là Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM nói rằng hôm 8-8-2014, ông đã mất 1 tỷ đồng và 30.000 USD khi ông cất số tiền này tại tủ của bàn làm việc riêng tại cơ quan. Đây là tiền riêng của gia đình ông.

Trong phiên xử mở ngày 21-7-2016 tại tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, trước vành móng ngựa, tên trộm Nguyễn Tiến Quân, 34 tuổi, trú Quảng Bình, khai rằng đã 4 lần trộm cắp tài sản thành công trong phòng làm việc của các quan chức ở Hà Tĩnh, lấy trộm tổng cộng hơn 350 triệu đồng. Lần thứ 4, anh ta chỉ lấy trộm được 20 triệu đồng khi lẻn vào cậy cửa tủ phòng làm việc của ông Ngô Văn Tân (Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà). Tất cả số tiền này đều là tiền riêng của các quan chức.

Lời khai tại phiên xét xử của Nguyễn Tiến Quân được Tòa cho hay trong một số vụ đột nhập ở Hà Tĩnh, bút lục ghi rằng có lần Quân khai lấy được số tiền nhiều hơn thiệt hại do các bị hại khai báo. Tuy nhiên, cơ quan điều tra không đủ cơ sở để kết luận lời khai này.

Vấn đề đặt ra ở đây là nếu thực hiện theo đúng các quy định về quản lý tài sản công, thì chắc chắn không thể có chuyện ông Ngô Ngọc Tuấn - Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, đã cho mình cái quyền sở hữu một két sắt riêng. Số tiền có trong két, theo thông tin từ họp báo chiều 26-12, là 100 ngàn Mỹ Kim và 1,5 tỷ đồng Việt Nam.

Nếu căn cứ theo pháp luật hiện hành, cụ thể là Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, và Thông tư số 162/2014/TT-BTC, thì két sắt đặt tại phòng làm việc của ông Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, cùng tất cả các chứa đựng bên trong két sắt đều là tài sản của một trong hai nơi: Tỉnh ủy Yên Bái, hoặc Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái. Số tiền được công bố trong két sắt này, nếu không nằm trong hệ thống sổ sách kế toán của Tỉnh ủy, hoặc Hội đồng nhân dân tỉnh, thì cần phải điều tra làm rõ số tiền này có từ đâu, chứ không thể chỉ mỗi căn cứ vào lời khai của bà Vũ Thị Thu Hiền, vợ của nạn nhân Ngô Ngọc Tuấn.

Công luận có quyền nghi vấn về nguồn gốc số bạc tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ cất trong két sắt ở phòng làm việc của Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, nhất là nguyên nhân của thảm sát là 'cơ cấu chức quyền'.

Bài học từ Trung Quốc

Tại buổi họp báo chiều 26-12 công bố kết quả điều tra vụ lãnh đạo tỉnh Yên Bái bị sát hại vào sáng 18-8, Công an tỉnh Yên Bái nhận định nguyên nhân gây án là do bất mãn bức xúc cá nhân trong bố trí sắp xếp nhân sự.

Từ câu chuyện két sắt ở phòng ông Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, dễ đưa đến liên tưởng những câu chuyện tương tự từ Trung Quốc; nhất là cách đây ít hôm tại Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng và ông Lưu Kỳ Bảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã cùng dự hội thảo có tên “Xây dựng Đảng trong điều kiện hội nhập quốc tế - Thách thức, kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Tại kỳ họp Quốc hội và Chính Hiệp toàn quốc đầu năm nay, ông Vương Nho Lâm, Bí thư tỉnh ủy Sơn Tây, khi nói về “quan hệ giữa tham nhũng và phát triển kinh tế” đã nêu ví dụ về vụ việc ở địa phương mình: “Chúng tôi điều tra thấy một vị giám đốc, một hôm có một ông chủ không quen biết tìm đến phòng làm việc nhờ giải quyết một việc, ông không đồng ý”.

“Ông chủ nọ liền lấy một tờ giấy trên bàn viết mấy chữ: biếu ông 30 triệu, làm không? Sau khi vị giám đốc sở đọc xong, ông chủ liền vo tờ giấy cho vào miệng nhai nuốt ngay. Vị giám đốc sở thấy thế, nghĩ: tay này đáng tin cậy, làm được. Sau khi vụ việc được giải quyết, quả nhiên ông chủ chuyển tới 30 triệu NDT hối lộ”. Nơi làm việc của cá nhân quan chức có tính riêng tư nhất định, nên cũng trở thành “mảnh đất riêng” để quan tham nhận tiền hối lộ. Chiến dịch chống tham nhũng đã phát hiện nhiều vụ phòng làm việc là nơi quan tham sử dụng làm nơi cất giấu số lượng tiền khổng lồ.

Tân Hoa xã từng đưa tin tại một tỉnh ở Tây Nam, lãnh đạo một số đơn vị không chỉ dùng tiền công đem biếu, mà còn họp hội nghị đảng ủy thảo luận về số lượng tiền cần biếu Bí thư và Huyện trưởng, địa điểm thì cứ đem thẳng tới phòng làm việc. Họ còn đề ra “quy tắc ngầm” đi biếu phải có 2 cán bộ lãnh đạo, khi đến nơi một người vào, một người đứng ngoài cửa, khi người vào biếu trở ra vỗ tay vào túi rỗng, là báo hiệu đã hối lộ thành công.

Biên Phi, Bí thư huyện ủy Đại Danh, tỉnh Hà Bắc có biệt hiệu “Đại tham huyện nghèo” là trường hợp điển hình “ngồi thu tiền tại văn phòng”. Tháng 2-2012, Biên Phi khi vừa nhận chức Bí thư huyện ủy đã nhận 400 ngàn NDT tiền biếu của một bí thư thị trấn để sắp xếp cho người đó làm Cục trưởng một cục trong huyện. Một năm sau, Phi lại lấy cớ có việc, yêu cầu người đó đưa thêm 150 ngàn nữa, người này gom được 200 ngàn đem đến phòng làm việc đưa cho Phi.

Tết năm 2013, giám đốc một công ty địa phương đem biếu Phi 100 ngàn NDT để được tạo điều kiện làm ăn. Ngày 23-6-2015, Tòa án Thạch Gia Trang đã tuyên phạt Biên Phi án tử hình hoãn thi hành 2 năm, tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân về tội nhận hối lộ và có tài sản khổng lồ không thể giải trình.

Một trường hợp khác là Đới Binh, Chủ nhiệm Văn phòng Đấu thầu quận Vĩnh Xuyên, Trùng Khánh thường xuyên nhận hối lộ tại phòng làm việc. Trong số 19 lần ông chủ thầu xây dựng họ Vương đưa hối lộ cho Binh thì có tới 17 lần diễn ra tại phòng làm việc, một lần ở phía dưới lầu. Ngoài ra, Đới Binh còn “tích cực” lui tới trụ sở công ty của các ông chủ để nhận phong bao.

Xin mời quý độc giả xem Video : Thực hư chuyện vợ CT HĐND Yên Bái Ngô Ngọc Tuấn muốn trả lại 100 ngàn USD của Đỗ Cường Minh? 

               

Mộ Thỏa Tân, nguyên Thị trưởng Thẩm Dương, ngày Tết không muốn mau chóng về nhà đoàn tụ với gia đình mà chỉ ngồi lỳ ở văn phòng đợi người ta đến cống nạp. Khi bị bắt điều tra, Tân đã khai nhận, trong 4 năm giữ chức đã có hơn 180 người cứ năm hết Tết đến là mang tiền đến biếu, tổng số lên tới mấy triệu NDT…

Đồng tiền liền khúc ruột. Tiền nhà tích cóp nhưng mang cất ở... cơ quan như vợ chồng ông Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, liệu có tin được không?

Thảo Vy

(VNTB)

Những hình phạt dánh cho quan chức khiến cho người ta muốn pham tội tiếp

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Vì sao không yêu cầu ông chủ Tập đoàn Him Lam – Dương Công Minh trả đất, mà phải điều máy bay quá cảng qua đêm ở Cần Thơ?

Trước tình trạng quá tải ở sân bay Tân Sơn Nhất, mới đây Cục Hàng không Dân dụng khuyến cáo các hãng hàng không chuyển máy bay “trú đêm” từ Tân Sơn Nhất về sân bay Cần Thơ, cách đó khoảng vài trăm Km, để “chữa cháy”. Với quyết định quá lãng phí về thời gian và tiền bạc như thế này, liệu đại gia “không bao giờ thất bại” Dương Công Minh có buông sân golf Tân Sơn Nhất, trả đất lại cho sân bay, mở rộng diện tích thoát khỏi tình trạng ùn tắt hay không? Dư luận đang rất mong chờ một câu trả lời.
Ông chủ Tập đoàn Him Lam đã từng tuyên bố ” Cuộc đời tôi không có thất bại. Tôi chỉ thấy toàn thành công và may mắn”. Tập đoàn Him Lam đang là chủ sân golf Tân sơn nhất chiếm 157 ha ngay giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh. Để có được diện tích đó, thế lực và các mối quan hệ đằng sau lưng đại gia này chắc chắn không phải vừa, cho dù Him Lam phải cam kết, khi nào Nhà nước có nhu cầu lấy lại đất, sẽ trả lại không có yêu cầu bồi thường.
ly-ky-con-duong-kinh-doanh-cua-ong-trum-dia-oc-him-lam-bb-baaadx0yte-1
Đại gia không bao giờ thất bại Dương Công Minh – Ông chủ tập đoàn Him Lam sở hữu 157 ha đất làm sân golf trong sân bay tân sơn nhất
Nay, nhu cầu mở rộng sân bay đã rất cấp bách, thế nhưng phía tập đoàn này vẫn im lặng. Theo Cục Hàng không Dân dụng, hiện sân bay Tân Sơn Nhất ngày càng chật hẹp, và khuyến cáo các hãng hàng không chuyển máy bay “trú đêm” từ Tân Sơn Nhất về sân bay Cần Thơ, cách đó khoảng vài trăm Km, để “chữa cháy”. Lẽ ra cùng khuyến cáo (tạm thời) này, Cục Hàng không Dân dụng cần kiến nghị Bộ Giao Thông Vận Tải, Bộ Quốc Phòng cùng lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu tập đoàn Him Lam trả lại 157 ha này cho sân bay Tân Sơn Nhất quản lý vào mục đích hàng không.
Cận cảnh quy mô hoành tráng của sân golf Tân Sơn Nhất
Cận cảnh quy mô hoành tráng của sân golf Tân Sơn Nhất
Át hẳn Cục Hàng không Dân dụng đã nghĩ đến phương án đòi lại đất mở rộng sân bay, nhưng không hiểu vì lý do gì “tế nhị” mà phải gạt bỏ phương án tối ưu, tính đến phương án thay thế cực kỳ bất tiện và lãng phí này. Thực ra, nếu Cục Hàng không Dân dụng mạnh dạn thực hiện phương án đòi đất thì khả năng thành công rất cao. Thời gian qua, các lãnh đạo đất nước không ngừng đưa ra nhiều quyết định bảo vệ lợi ích chính đáng cho người dân và doanh nghiệp, kiên quyết chống lợi ích nhóm và nhận được sự ủng hộ cao từ dư luận. Và có lẽ nếu Cục Hàng không Dân dụng mạnh dạn hơn trong vấn đề sân bay – sân golf Tân Sơn Nhất này, kết quả sẽ khác.
Kẹt xe cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất
Kẹt xe cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất
Theo thông tin được biết, trước năm 1975 quỹ đất để phát triển lâu dài sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) có khoảng 3.600 ha, rộng gấp ba lần sân bay Changi (Singapore). Hiện Changi rộng khoảng 12km2 phục vụ 55 triệu lượt khách/năm. TSN hiện rộng 850ha (8,5km2), phục vụ 30 triệu lượt khách/năm và đang… quá tải. Vậy từ 3,600ha còn 850ha thì 2,750ha đất sân bay biến đi đâu? Nó biến thành… nhà cán bộ và sân golf.
Mới đây, Cục Hàng không Dân dụng khuyến cáo các hãng hàng không chuyển máy bay “trú đêm” từ Tân Sơn Nhất về sân bay Cần Thơ, cách đó khoảng vài trăm Km, để “chữa cháy”. Được biết, chỗ đỗ cho 1 chiếc máy bay cỡ bự như Boeing 777 mất khoảng 6,000m2. Nếu thu hồi lại đất làm sân golf của đại gia Dương Công Minh thì có thể có chổ đổ cho ít nhất 250 máy bay, gấp đôi tổng lượng máy bay dân dụng của Việt Nam (Hiện VN chỉ có khoảng 130 máy bay dân dụng)
Còn đại gia Dương Công Minh, nếu tự nguyện từ bỏ sân golf này, sẽ tiếp tục thành công và may mắn, như cuộc đời ông!
Nguồn:  Facebook Vu Hai Tran