Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

Tại DĐKT thế giới năm 2017, Tập Cận Bình tuyên bố với thế giới 9 chữ, hoàn toàn phủ nhận lịch sử quan của ĐCSTQ

Kết thúc bài phát biểu khai mạc cuộc họp Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2017, ông Tập Cận Bình đã nói 9 chữ “Lịch sử được tạo nên bởi người dũng cảm”. Điều khác thường ở đây chính là ý nghĩa của câu nói này hoàn toàn phủ nhận lịch sử quan của ĐCSTQ.

Tap Can Binh, lịch sử quan,
Tập Cận Bình công bố với toàn thế giới “Lịch sử được tạo nên bởi người dũng cảm”, hoàn toàn phủ nhận lịch sử quan của ĐCSTQ. (Ảnh: Internet)
Ngày 19/1, Tân Hoa Xã đã đăng một bài viết với tiêu đề 9 chữ “Lịch sử được tạo nên bởi người dũng cảm”, trích dẫn lời kết trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2017 của ông Tập Cận Bình. Và điều khác thường ở đây chính là ý nghĩa của câu nói này hoàn toàn trái ngược với “lịch sử quan” của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
“Người dũng cảm” ở đây cũng là một cách nói khác của “Anh hùng”, luôn là thiểu số trong quần chúng. “Anh hùng tạo nên lịch sử” hoặc “Người dũng cảm tạo nên lịch sử”. Mà ĐCSTQ liệt “anh hùng sử quan” vào chủ nghĩa duy tâm, và từ trước đến giờ vẫn bị phê phán. Trong bộ sách giáo khoa mà ĐCSTQ soạn ra thì luôn thổi phồng lên rằng quần chúng nhân dân là những người tạo nên lịch sử, và coi “quần chúng sử quan” là kinh điển.
Kỳ thực, trong lý luận về lịch sử xã hội trước khi chủ nghĩa Marx ra đời, “anh hùng sử quan” luôn chiếm giữ vị trí chủ đạo, và được phổ biến trên khắp thế giới.
Nhà tư tưởng và là nhà hoạt động chính trị Trung Quốc thời cận đại – ông Lương Khải Siêu từng nói: “Lịch sử là vũ đài của những anh hùng, không có anh hùng thì không có lịch sử”.
Nhà bình luận Tào Trường Thanh (Cao Changqing) cũng có quan điểm tương tự: Lịch sử từ trước đến giờ không phải là do “đại đa số” nhân dân tạo nên, vì thế không thể trông cậy vào đại đa số, cũng không nên chỉ trông cậy vào đại đa số. Lịch sử là thiểu số cực ít những anh hùng tạo nên. Chỉ cần những anh hùng với số lượng ít này thức tỉnh, nỗ lực, dũng cảm đứng dậy phản kháng, chắc chắn sẽ tạo nên một sức mạnh vững chắc kiên cố. Và thành công nhất định sẽ đến.
Ông còn đặc biệt lấy ví dụ để chứng minh: Trên quảng trường Tahrir tại thủ đô Cairo của Ai Cập, lúc đầu chỉ có vài nghìn người kháng cự phản đối cựu tổng thống Hosni Mubarak. Chính là “số ít người” dũng cảm kiên định cuối cùng đã làm lay động toàn Ai Cập. Kết quả là lịch sử Ai Cập đã được viết lại.
Người viết cho rằng, ĐCSTQ trước khi xây dựng chính quyền, đã thổi sùng “quần chúng sử quan”, mục đích cũng là vì bản chất “lưu manh tạo phản” của mình, muốn tìm kiếm tính chấp chính hợp pháp; sau khi xây dựng chính quyền thì tùy ý phủ định anh hùng sáng tạo lịch sử, chính là lo lắng có người dũng cảm đứng ra phản đối chế độ chuyên chế độc tài khủng bố. Bọn họ cần phải dùng dao mổ và thiết lao khiến dân chúng run sợ mà thuận theo.
Nhà nghiên cứu pháp luật theo trường phái Trung Quốc tự do, tiến sĩ Viên Hồng Băng (Yuan Hong Bing), gần đây trong tác phẩm “Đối thoại với tâm hồn cao quý” của mình, đã miêu tả như sau:
“Lịch sử nhân văn là hiện thực ý chí, mà tâm hồn là nguồn gốc của ý chí; chỉ có ý chí xuất phát từ tâm hồn cao quý mới có thể tạo nên lịch sử cao quý. Luật sư Cao Trí Thịnh với tinh thần chống lại cường quyền đã một thân một mình đứng lên đòi hỏi sự công bằng cho những học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại, đụng chạm đến vấn đề chính trị nhức nhối mẫn cảm nhất ở Trung Quốc hiện tại. Có thể nói ông Cao Trí Thịnh là con người sắt đá đầu tiên của Trung Quốc đương đại”.
Tác giả bài viết này cũng tin tưởng vững chắc rằng, nghị lực, sự dũng cảm kiên cường, sức chịu đựng và sự hy sinh to lớn của ông Cao Trí Thịnh sẽ làm cho nhiều người hơn nữa thức tỉnh, gia nhập vào hàng ngũ những người dũng cảm, và cuối cùng là thay đổi lịch sử Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình có can đảm tuyên bố với toàn thế giới rằng “Lịch sử được tạo nên bởi người dũng cảm”, đã triệt để phủ nhận lịch sử quan của ĐCSTQ. Và ở một phương diện nào đó, cũng là biểu hiện của người dũng cảm. Chúng ta kỳ vọng ông Tập sẽ sải một bước chân lớn hơn nữa, chủ động giải thể ĐCSTQ, và cùng với tất cả những người dũng cảm, khai mở một thời đại mới tự do bình đẳng bác ái cho đất nước Trung Quốc.
Tác giả: Jinzhen Tao; Biên tập: Mingxuan
Theo NTDTV

17 lời khuyên của thiền sư số một Nhật Bản, điều thứ 5 có lẽ ai cũng phải giật mình; Dạy trẻ 7 thói quen tốt này, còn hơn cho chúng cả núi vàng núi bạc

17 lời khuyên của thiền sư số một Nhật Bản, điều thứ 5 có lẽ ai cũng phải giật mình

Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX. Là trẻ mồ côi, 16 tuổi xuất gia, sau bị gọi nhập ngũ, chiến tranh kết thúc Sawaki quay về tiếp tục tu học thiền. Kodo Sawaki lập hạnh không trụ mà đi khắp nơi để dạy thiền.

Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án. Một số lời khuyên dạy của Kodo Sawaki được môn sinh tập hợp thành “Gửi bạn”, xin chia sẻ đến bạn đọc suy ngẫm.
1. Gửi người bắt đầu biết suy ngẫm về cuộc đời
Ở một số nơi tại Mãn Châu, các cỗ xe thường do các chú chó to lớn kéo. Bác xà ích treo một miếng thịt trước mũi chó, và chú chó chạy như điên theo miếng thịt. Nhưng dĩ nhiên là chú không bao giờ với tới. Chú chỉ được vứt cho miếng thịt khi cỗ xe đã về tới đích. Rồi chỉ trong một cái ngốn, chú nuốt chửng miếng thịt xuống cổ họng.
Người đi làm với đồng lương cũng y hệt như thế. Từ đầu tháng cho đến cuối tháng, họ cũng chạy theo đồng lương treo trước mũi. Một khi đã lãnh lương, họ cũng ngốn nó, và lại sẵn sàng chạy tiếp theo kỳ lương tới. Không ai có thể thấy xa hơn đầu mũi của mình.
Câu hỏi là: Tại sao bạn phải khốn khổ như thế?
Nếu không cẩn thận, bạn sẽ phí hết cuộc đời mình không làm gì ngoài việc chờ đợi những hy vọng tầm thường nhất của mình có thể thành tựu.
2. Gửi người không thể nào dừng lo lắng người khác nghĩ về mình như thế nào
Bạn không thể nào đổi bất cứ thứ gì với người khác. Mỗi và mọi người phải sống cuộc đời riêng của mình.
Đừng phí thời gian suy xét xem ai là người tài giỏi nhất.
Mắt không nói, “Chúng tôi thấp hơn, nhưng thấy nhiều hơn”. Chân mày không trả lời, “Đúng, chúng tôi không thấy gì, nhưng chúng tôi ở cao hơn”.
Mũi không thể thay mắt, và miệng không thể thay cho tai.
Mọi thứ đều có nhiệm vụ riêng của mình, mà không gì trong vũ trụ có thể thay thế.
3. Gửi người đã hoàn toàn mệt mỏi trong việc đấu tranh với người phối ngẫu
Vấn đề không phải ai là người đúng. Đơn giản là các bạn nhìn sự việc theo quan niệm khác nhau. Khi bạn bắt đầu nói “Tôi”, mọi thứ theo sau đều là ảo tưởng.
Hãy thôi cố gắng làm một người đặc biệt - hãy cứ là chính mình. Hãy kiềm chế. Ngồi xuống!
4. Gửi người nghĩ làm giống người khác là có lợi
Bạn luôn bám theo người khác. Nếu họ ăn khoai chiên, bạn cũng đòi ăn khoai chiên. Nếu ai đó ăn kẹo, bạn cũng muốn ngậm kẹo. Nếu ai đó thổi còi, bạn cũng kêu đòi: “Mẹ ơi, mua cho con cái còi”. Và điều đó không chỉ xảy ra đối với con trẻ.
Khi mùa xuân tới, bạn quay cuồng theo mùa xuân. Khi thu đến, bạn chạy theo mùa thu. Ai cũng chờ đợi thứ gì đó để chạy đuổi theo. Có người còn kiếm sống được nhờ sự chạy đuổi theo đó - họ làm nghề quảng cáo.
Với từng cá nhân, chúng ta còn chịu đựng nổi, nhưng khi họ lập thành nhóm, họ bắt đầu trở nên quái dị. Họ bị rơi vào sự ngu ngốc của nhóm, của bầy đàn.
Khi sống trong sự ngu ngốc của nhóm, chúng ta lẫn lộn giữa sự cuồng điên và kinh nghiệm thực sự. Nên điều quan trọng là bạn phải rõ ràng về bản thân, và thức tỉnh khỏi cơn điên đó. Thiền có nghĩa là rời bỏ bầy đàn và tự đi trên đôi chân của mình.
5. Gửi người mà suốt đời chỉ biết có tiền và tiền
Hạnh phúc và bất hạnh của con người không chỉ tùy thuộc vào tiền. Nếu con số trong tài khoản tín dụng của bạn là thước đo lường hạnh phúc, thì sự việc sẽ đơn giản xiết bao. Tuy nhiên thực sự nó không phải như thế.
Đừng quá tiêu cực khi bạn bắt đầu nói là bạn cần tiền để sống. Trong thế giới này, bạn có thể hoàn toàn sống tốt mà không cần đến sổ tiết kiệm.
Một số người nghĩ rằng họ quan trọng bởi vì họ có tiền. Người khác thì cho mình quan trọng vì đã đạt được giác ngộ (satori). Nhưng cho dầu bạn thổi phồng tấm da thịt này bao nhiêu, bạn cũng không thể biến mình thành gì cả - ngoài việc trở thành ma.
Những gì không thuộc về bạn chiếm đầy vũ trụ. Khi nào những suy tưởng của cá nhân bạn chấm dứt, thì Phật pháp có mặt.
6. Gửi người thích có nhiều tiền, tình yêu, chức vị và danh vọng
Si mê có nghĩa là chỉ biết chăm lo cho bản thân mình. Còn kẻ trí nói, “Dầu có gì xảy ra, tôi vẫn là tôi”.
Một lần tôi viếng thăm một mỏ than. Có lúc khi đang đi xuống, tôi có cảm giác như thình lình chúng tôi lại trở lên cao. Cũng giống như thế, khi suy nghiệm về cuộc đời mình, hình như chúng ta luôn sai lầm khi lầm tưởng rằng những con số luôn thay đổi là tổng số.
Thua là định. Thắng là ảo tưởng.
Không thèm muốn bất cứ thứ gì là món quà lớn nhất mà bạn có thể ban tặng cho vũ trụ.
7. Gửi người muốn thấy kẻ thù bị điêu đứng
Chúng ta thường nghĩ không biết ở đây ai thực sự là kẻ hay hơn. Nhưng chẳng phải là tất cả chúng ta đều tượng hình từ cùng nắm đất đó sao?
Mọi người cần ngồi chôn chặt xuống chỗ không có tốt hơn hay xấu hơn.
Suốt đời bạn đã là kẻ điên rồ khi nghĩ rằng thực sự có “tôi” và “người khác”. Bạn làm đủ trò để nổi bật trong đám đông, nhưng trong thực tế thì không có “bạn” hay “người khác”.
Phật pháp có nghĩa là liền một mảnh. Vậy thì đường biên nào chạy giữa bạn và tôi? Dần dần tất cả chúng ta đều hành xử như thể có đường biên chia tách bạn và thù. Chúng ta đã quen quá với cách suy nghĩ đó, ta tin rằng đường biên đó thực sự hiện hữu.
Nghèo hay giàu, quan trọng hay không quan trọng - không có gì hiện hữu. Chúng chỉ là ánh sáng lấp lánh trên các làn sóng.
8. Gửi người đang đau khổ vì bị lường gạt
Tất cả chúng sanh đều lầm lạc: xem là hạnh phúc cái đưa đến bất hạnh, và than khóc vì một bất hạnh hoàn toàn không phải là bất hạnh. Tất cả chúng ta đều biết là một đứa trẻ đang khóc có thể biến nước mắt thành tiếng cười khi bạn cho nó cái bánh. Cái mà những kẻ phàm phu như chúng ta gọi là hạnh phúc cũng không hơn thế bao nhiêu. Đôi lúc bạn cần tát vào mặt mình để tự hỏi một cách nghiêm túc: Những điều bạn được hay mất có thực sự đáng được bạn reo hò hay than khóc như thế không?
Sớm muộn gì mọi người cũng bắt đầu chỉ nghĩ cho riêng mình. Bạn nói, “Tốt quá!”. Nhưng cái gì tốt? Nó chỉ tốt cho bản thân bạn, thế thôi.
Người có nhiều ham muốn rất dễ bị lường gạt. Ngay cả những kẻ lừa phỉnh đại tài nhất cũng không mong được gì từ người không có lòng tham muốn.
Phật giáo có nghĩa là vô ngã, không có gì để đạt được.
9. Gửi người lận đận trên đường công danh
Khi đã chết và bạn nhìn lại cuộc đời mình, bạn sẽ thấy những thứ này không đáng chi.
May mắn hay rủi ro, tốt hay xấu - không phải tất cả đều như bạn nhìn thấy. Cũng không phải giống như bạn nghĩ đâu. Bạn cần phải vượt lên trên may mắn hay bất hạnh, tốt hay xấu.
Đau khổ không là gì hơn là cái khổ ta tự tạo ra cho bản thân.
10. Gửi người luôn than thở rằng mình không có thời gian
Mọi người đều than phiền là họ quá bận rộn đến không có thời gian. Nhưng tại sao họ lại bận rộn đến thế? Chính là ảo vọng khiến họ bận rộn. Người hành thiền luôn có thời gian. Khi bạn hành thiền, bạn có nhiều thời gian hơn bất cứ ai ở trên thế gian này.
Nếu không cẩn thận, bạn đang làm ầm ĩ cái việc kiếm sống của mình. Bạn luôn bận rộn, nhưng tại sao? Chỉ là để kiếm miếng ăn. Đàn gà cũng tíu tít khi mổ thức ăn. Nhưng tại sao? Chỉ để bị người ta ăn thịt.
Người ta có thể tạo ra bao nhiêu ảo vọng trong một cuộc đời? Khó thể tính toán. Ngày này qua ngày khác, lúc nào cũng “Tôi muốn cái này, tôi muốn cái kia...”. Chỉ dạo một vòng trong công viên cũng đã có bao vọng tưởng hiện ra trong đầu. Vậy đó là ý nghĩa của ‘bận rộn”, “Tôi muốn được bên em, tôi muốn về nhà, tôi muốn gặp em...”.
Con người luôn thở không ra hơi vì chạy quá nhanh theo ảo vọng của họ.
11. Gửi người đang mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc hơn
Hãy tịnh lắng và mọi thứ rồi sẽ tốt thôi. Ta chỉ cần một sự gián đoạn ngắn. Làm Phật có nghĩa là một sự gián đoạn ngắn từ làm chúng sanh. Làm Phật không có nghĩa là phải đi từ chúng sanh lên.
“Loài nào đứng trên mặt đất mà không đi tới cũng chẳng đi lui?”. Kyuho trả lời, “Là con cừu đá với con cọp đá: trước sau gì chúng cũng mệt mỏi khi phải kình chống nhau”. Con cừu đá không nhúc nhích. Con cọp đá cũng không nhảy chồm lên vì đói. Điểm mấu chốt là đó - hãy đối mặt với sự việc vượt lên cả suy tư.
Chúng ta được gì khi thực sự nắm bắt sự vật như chúng đang là? Vượt trên sự suy tư. Vượt lên trên suy tư không cho phép nó tự suy tư. Dầu bạn có nghĩ thế hay không: sự vật cũng đơn giản như chúng là.
“Tất cả mọi pháp đều trống không” có nghĩa là không có gì để chúng ta can dự vào, vì không có gì thực sự xảy ra.
Chưa từng có gì xảy ra, bất chấp những gì như đang xảy ra - đó là trạng thái tự nhiên. Ảo tưởng là đánh mất trạng thái tự nhiên này. Thông thường chúng ta không nhận ra được trạng thái tự nhiên này. Chúng ta che giấu nó với một điều gì khác, nên nó không còn tự nhiên nữa.
Phật pháp có nghĩa là trạng thái tự nhiên này. Thực hành theo Phật có nghĩa là hoàn toàn sống trong giây phút hiện tại này - là cả cuộc sống của ta - ngay đây và bây giờ.
12. Gửi người muốn học Phật pháp để hoàn thiện bản thân
“Lý thuyết rỗng tuếch” là cách ta gọi những kẻ sính dùng thuật ngữ. Kiểu đó thì không ích lợi gì. Hãy đắm cả hồn và xác vào đó!
Bạn phải hoàn toàn chết để có thể quán tưởng về Phật pháp. Chỉ tự hành xác và chết nửa vời thì không đủ.
13. Gửi người cho rằng Phật giáo không có nghĩa lý gì đối với họ
Khi nói về Phật, bạn đang nghĩ đến một điều gì xa vời, không liên quan đến bạn, đó là lý do tại sao bạn chỉ chạy loanh quanh trong vòng tròn.
Chúng sanh và Phật đều có cùng hình tướng. Tỉnh giác và si mê cũng có cùng hình tướng. Khi ta thực hành theo Phật pháp, chúng ta là Phật. Hay đúng hơn, chính vì ta đã là Phật nên ta có thể thực hành theo Phật pháp.
Bạn nghĩ rằng Phật giáo thì hơi khác với mọi thứ. Nhưng không phải như thế chút nào: Phật giáo chính là mỗi và tất cả mọi thứ.
14. Gửi người không biết việc hành thiền của mình có ích lợi gì không
Thiền có ích gì? Hoàn toàn không! Nhưng cái “chẳng ích lợi gì” này phải thấm vào xương thịt bạn cho đến khi bạn thực sự thực hành cái “chẳng ích lợi gì”. Chỉ đến khi đó, thì việc hành thiền của bạn mới thực sự chẳng ích lợi gì.
Bạn nói rằng bạn muốn trở thành người tốt hơn bằng cách hành thiền. Nhưng thiền không phải là về việc học làm thế nào để thành một con người. Thiền là dừng lại việc làm người.
Bạn nói, “Khi thiền, tôi bị ảo tưởng!”. Điên rồ! Sự thật là chỉ khi hành thiền bạn mới ý thức đến các ảo tưởng của mình. Khi bạn quay cuồng với ảo tưởng của mình, bạn đâu hề để ý tới chúng. Lúc bạn hành thiền, một con muỗi chích, bạn cũng biết ngay. Nhưng khi bạn đang quay cuồng, thì con vắt có cắn, bạn cũng không hề hay.
Đừng càu nhàu. Đừng có trao tráo mắt nhìn khoảng không. Chỉ ngồi!
15. Gửi người với tâm bấn loạn đang cố hết sức để được tâm an
Tâm bạn không an vì bạn đang chạy đuổi theo lý tưởng của một tâm hoàn toàn thanh tịnh. Đó là đi thụt lùi. Hãy theo dõi tâm trong từng giây phút, dầu nó có loạn động đến thế nào. Ta chỉ có thể đạt được tâm an lạc rộng lớn khi thực hành với tâm loạn động này.
Khi sân cuối cùng được chấp nhận là tâm sân, thì tâm sẽ an lạc.
16. Gửi người cho rằng mình đạt được trạng thái tâm tốt đẹp hơn nhờ thiền định
Khi nào bạn còn cho rằng thiền là việc tốt, thì có điều gì đó không bình thường. Hoàn toàn không có gì đặc biệt về thiền không vết nhơ. Không cần phải hàm ân về điều đó. Đừng làm ô uế việc hành thiền của bạn bằng cách nói là bạn đã tiến bộ, cảm thấy tốt hơn, hay trở nên tự tin hơn trong việc hành thiền.
Chúng ta chỉ nói, “Mọi việc tốt đẹp!” khi chúng xảy ra theo ý ta.
Lý ra chúng ta phải để dòng nước của trạng thái ban đầu của ta như nó là. Nhưng thay vào đó, ta cứ liên tục vọc tay vào đó để xem nước lạnh hay ấm. Đó là lý do nó bị vẩn đục.
Thiền không phải là máy đo khi nhiệt độ từ từ tăng lên: “Thêm chút nữa…, đúng rồi! Giờ tôi đã đạt được giác ngộ!”. Thiền không bao giờ trở thành một điều gì đó đặc biệt, dầu bạn có thực hành nó trong bao lâu. Nếu nó trở thành đặc biệt, chắc chắn là bạn đã lơi lỏng chỗ nào rồi.
17. Gửi người kỳ vọng một cách sống tuyệt đối
Phật pháp là gì? Đó là để mọi khía cạnh trong đời sống hàng ngày của bạn đều nương tựa theo Phật.
Cốt lõi của tất cả mọi hành động là đi đến chỗ tận cùng. Nếu tâm bạn vắng mặt dù chỉ một giây, bạn không khác gì cái xác chết. Thực hành là luôn tự hỏi mình “Ngay bây giờ tôi có thể làm gì theo như Phật?”.
Đạt được đích chỉ một lần thôi chưa đủ. Điểm tối đa của năm ngoái chẳng ích lợi gì. Bạn cần phải đạt được đích ngay bây giờ.
Theo Diệu Liên Lý Thu Linh
Đại đoàn kết


thoiquen

Dạy trẻ 7 thói quen tốt này, còn hơn cho chúng cả núi vàng núi bạc

Lúc nhỏ từng nghe một câu chuyện như sau: Có ba người cha thường xuyên đến chùa cầu nguyện cho con trai, ngày tháng lâu dài làm cảm động Bồ Tát. Có một ngày họ được Bồ Tát mời đi cùng một lúc, cho phép họ mỗi người chọn một món trong vô số báu vật, mang về tặng cho con trai.
Người cha thứ nhất chọn một cái chén bạc có đính đá quý,
Người cha thứ hai chọn một chiếc xe ngựa phủ toàn vàng ròng,
Người cha thứ ba chọn một cung tên làm bằng sắt.
Người con trai có được chén bạc ngày ngày đắm chìm ăm uống,
Người con trai có được xe ngựa vàng thích đi khoe khoang khắp phố,
Người con trai có được cung tên suốt ngày săn bắn trong núi.
Nhiều năm sau, ba người cha qua đời.
cung
Đây chính là 3 món đồ vật mà 3 người cha chọn lấy cho con mình.
Người con trai thích ăn uống thì miệng ăn núi lở, tháo đá quý đính trên chén xuống đem bán, cuối cùng không thể dùng bưng chén đi xin ăn.
Người con trai thích khoe khoang mỗi ngày đều cậy vàng trên xe ngựa, đem đổi lấy lương thực sống vất vả qua ngày.
Người con trai biết săn bắn luyện được công phu săn bắn giỏi, thường xuyên vác con mồi trở về, cả nhà có cái ăn cái mặc.
Ngụ ý của câu chuyện nhân gian này tuy đơn giản mà sâu sắc: Làm cha mẹ, nếu như chúng ta để lại cho con cái chỉ có một số tài sản có tính tiêu hao, thì không thể bền vững, chỉ có để lại cho con cái một số tài sản có tính sinh sản, tính sáng tạo, mới thực sự là có trách nhiệm với chúng.
Vậy cho đến ngày nay, cái gì là món quà mà chúng ta có thể ban tặng cho con cái, có thể bảo vệ hạnh phúc sức khỏe cả đời của chúng?
Món quà thứ nhất: Làm việc có kế hoạch.Làm việc có kế hoạch mới có thể giành được sự tín nhiệm, không đến nổi phải mất gà mới lo làm chuồng.
Có một số học sinh mỗi lần sắp đến ngày thi đều rối rắm hỗn loạn, lúc làm bài tập lo nghĩ phân vân, buổi sáng thức dậy đi học thường không tìm thấy tất, tiền tiêu vặt chưa tiêu đến cuối tháng đã không còn đồng nào…
Khi con cái có tật xấu trong phương diện này, cha mẹ nhất định phải dạy cho chúng biết tính quan trọng của kế hoạch.
Đừng ngại để con bạn trước lúc đi ngủ chuẩn bị lịch trình của ngày hôm sau, cho con bạn chép vào giấy ghi việc (giấy note) để dễ thực hiện. Nuôi dưỡng được thói quen tốt này, con bạn chắc chắn được nhận lợi ích cả đời!
Món quà thứ hai: Nói đạo lý, tốt với người khác.
Mọi người đều bằng lòng đối diện với một khuôn mặt tươi cười.
Người luôn mỉm cười với người khác, đều là chân thành tốt bụng, khoan dung độ lượng, họ đi đến đâu cũng đều được chào đón.
Ba mẹ nên dạy con cái nói chuyện lễ phép, ví dụ như trong những câu nói sinh hoạt thường ngày hay nói: “Xin chào”, “cám ơn”, “xin lỗi”, khi thỉnh cầu người khác giúp đỡ phải dùng mẫu câu: “Bạn làm ơn giúp tôi… được không?”, ngày thường thường quan tâm đến người khác…
Lâu ngày rồi, đứa con sẽ thu hoạch được tài sản cuộc đời còn có ý nghĩa hơn là sự lễ phép.
le-phep-voi-nguoi-lon
Có một câu chuyện như sau: Có một đứa trẻ mỗi ngày đi học, đều chủ động chào hỏi ông lão gác cổng. Những đứa trẻ khác không có hành vi như vậy, điều này làm ông lão có ấn tượng sâu sắc với cậu bé. Có một hôm tiếng chuông vào lớp vang lên, ông lão không đợi được cậu bé đó, tự nhiên thấy có chút lo lắng. Chính ngay lúc ông lão đi ra ngoài đầu đường nhìn ngó, đúng lúc nhìn thấy một người đàn ông đang lôi kéo giằng co cậu bé đó, muốn kéo cậu ấy vào trong xe ô tô. Ông lão vội vàng xông tới đó, chế ngự hành vi của kẻ xấu đó, giải cứu được cậu bé. Có thể tưởng tượng được, chính vì hành vi lễ phép của đứa bé ngày thường đối với ông lão, mới giữ được mạng sống của nó.
Món quà thứ ba: Chuyện của mình thì mình tự làm.
Rất nhiều cha mẹ sợ nếu giao việc cho con làm, con mình sẽ làm hỏng, nhưng có ai lần đầu tiên làm việc gì mà không mơ mơ màng màng chứ?
Cho chúng thêm một số cơ hội làm thử, rồi từ từ, bạn sẽ phát hiện khả năng của con bạn vượt quá tưởng tượng của bạn. Xin để con nuôi dưỡng thói quen tốt “chuyện của mình thì mình tự làm”.
Trước khi con cái học được cách tự xử lý, điều cha mẹ phải làm là buông tay.
Đặc biệt là sau khi con bạn vào tiểu học rồi, vấn đề thức dậy, xếp chăn, dọn dẹp phòng ngủ, sắp xếp cặp sách v..v.. những chuyện này không cần làm hết cho con nữa.
Ba mẹ có thể tổ chức một “nghi thức nhỏ” cho con, để chúc mừng sự trưởng thành của con, sau đó nhắc nhở con là: “Bây giờ con đã vào tiểu học, đã là một người lớn nhỏ tuổi, sau này chuyện của con thì phải tự mình làm, ba mẹ tin chắc con có thể làm tốt”.
Student in Line --- Image by © Randy Faris/Corbis
Món quà thứ tư: Không được lấy đồ của người khác.
Giúp con thiết lập ý thức về vật quyền, phân rõ ranh giới giữa mình và người khác. Nói với con: “Đồ của mình có thể tự mình chi phối, nhưng đồ của người khác thì không được lấy. Nếu như muốn lấy đồ của người khác, nhất định phải trưng cầu sự đồng ý của người khác, không được lén lúc lấy đi, cũng không được cướp trắng trợn.”
Có một số đứa trẻ sẽ lén lúc lấy tiền của người lớn đi mua đồ ăn, nhìn thấy đồ chơi của bạn học khác, có thể đứa trẻ sẽ “thuận tay” mang về nhà.
Đây chính là do đứa trẻ không có ý thức về vật quyền gây ra, ba mẹ phải gánh vác trách nhiệm thay con mình.
Khi đứa trẻ thích lấy đồ của người khác, đừng dễ dàng nhận định đứa trẻ là kẻ trộm, trước tiên xin hãy giúp nó phân biệt rõ ràng: Vật là của cá nhân hay là của công cộng. Đối với vật của cá nhân, không được tùy tiện chạm vào, đối với vật công cộng, lấy ở đâu thì đều phải bỏ lại ở đó, người nào lấy trước thì người đó dùng trước, người đến sau phải biết chờ đợi.
(Vật quyền: Đây là một thuật ngữ pháp luật được hình thành từ rất lâu trên các nước thế giới, nhưng vẫn còn mới lạ với Việt Nam, mỗi nước có mỗi quy định pháp luật về vật quyền khác nhau. Khái niệm tổng quát thì vật quyền tức là người sở hữu vật có quyền trực tiếp chi phối cụ thể đối với vật sở hữu đó, và có quyền hưởng thụ hoặc hưởng lợi độc quyền từ vật đó.)
Món quà thứ năm: Tuân thủ thời gian.
Sắp xếp sinh hoạt một cách hợp lý, nghỉ ngơi đúng quy luật có thể tăng cường tính thứ tự cho đứa con, xây dựng quan niệm thời gian, nâng cao hiệu suất làm việc.
dung-gio-bamboo
Nhưng để con học được cách đúng giờ, không phải là một chuyện dễ dàng.
Trong lúc cha mẹ lấy mình làm gương ra, còn có thể thử giao quyền chủ động vào trong tay con: “10 phút sau tắt tivi đi làm bài tập”, “ngủ thêm 20 phút nữa là phải thức dậy rồi”.
Dần dần, đứa con sẽ không vì lười biếng mà bịa ra mọi cái cớ nữa.
Món quà thứ sáu: Giữ gìn một trái tim khiêm tốn.
Học cách phát hiện ra ưu điểm của người khác, học hỏi từ họ. Nói với con bạn: “Mỗi người đều có điểm tỏa sáng của riêng mình, chúng ta phải từ trong điểm tỏa sáng của người khác mà suy nghĩ, xem bản thân có phải cũng làm được như vậy không?”  Lúc này, giữ gìn một trái tim khiêm tốn là vô cùng cần thiết.
Từng có một cậu bé không dám giơ tay lên trả lời câu hỏi, nhưng bàn cùng bạn lại dũng cảm phát ngôn, đồng thời nhận được lời khen của thầy giáo.
be2
Cậu bé nghe lời mẹ mình đi thỉnh giáo “bí quyết” của bạn cùng bàn, bạn cùng bàn hào phóng nói với cậu bé: “Dù sao có nói sai cũng không sao mà, thầy giáo sẽ không trách chúng ta đâu”. Chính là câu nói này đã mở được lòng cậu bé, rồi từ từ, cậu bé này cũng chủ động trả lời câu hỏi như bạn cùng bạn, cũng chính nhờ sự cố gắng này, thành tích của cậu bé được nâng cao, tính cách cũng càng lúc càng cởi mở hơn.
Món quà thứ bảy: Tự kiểm điểm bản thân trong lỗi lầm.
Đứa con trong cuộc sống làm sai chuyện, trong học tập làm đáp sai đề là chuyện thường gặp, làm sao để không có lần sau nữa? điều này cần đứa con có thể tự kiểm điểm bản thân trong lỗi lầm, từ đó hoàn toàn thay đổi tốt hơn.
Khi đứa con làm sai chuyện, xin cha mẹ đừng có chỉ lo trách mắng con, hãy thử hỏi ngược lại như sau: “Con có biết mình sai ở đâu không hả?”, đợi con trả lời xong, nghiêm túc hứa hẹn với con: “Vậy lần sau chúng ta nhớ kỹ bài học này, không được tái phạm nữa được không?”. Đối với việc học tập cũng vậy, đứa trẻ biết tự kiểm điểm có thể kịp thời tổng kết, tìm ra lỗi để sửa lại, giảm bớt xác suất phạm lỗi lần nữa. Nhìn theo hướng lâu dài, điều này có thể “chắp vá” lỗ hỏng kiến thức, mang đến nền tãng vững chắc có khoa học cho đứa con.
Là bậc cha mẹ, chúng ta cần phải ghi nhớ: Thay vì để lại vô số tài sản cho con, chi bằng giúp con hình hành thói quen tốt từ lúc nhỏ. Có thêm một thói quen tốt, con sẽ có thêm một phần tự tin, có thêm một thói quen tốt, con sẽ có thêm một chút cơ hội thành công, có thêm một thói quen tốt, con sẽ có thêm một khả năng hưởng thụ cuộc đời tốt đẹp.
Châu Yến biên dích
Xem thêm:

TT NGUYỄN XUÂN PHÚC CHÚC TẾT CỰU TT PHAN VĂN KHẢI & NGUYỄN TẤN DŨNG: TÍN HIỆU VỀ " HÒA GIẢI" GIỮA CÁC NHÓM LỢI ÍCH?

Thủ tướng chúc Tết gia đình các đồng chí nguyên Lãnh đạo Chính phủ

(Chinhphu.vn) - Ngày 27/1, trong không khí đón xuân mới và kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2017), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm gia đình các đồng chí nguyên lãnh đạo Chính phủ.
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng
Tới thăm nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải và gia đình, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ trân trọng với những đóng góp của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đối với Đảng, Nhà nước và Chính phủ nhất là trong giai đoạn ông giữ cương vị là người đứng đầu Chính phủ.
Báo cáo với nguyên Thủ tướng một số nét chính về công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và một số kết quả trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước năm 2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, mặc dù có rất nhiều thách thức, như thiên tai, bối cảnh thế giới không thuận lợi, lại là năm đầu của Chính phủ mới, nhưng bằng nỗ lực chung của các cấp, các ngành, Chính phủ đã vượt qua khó khăn, giữ ổn định và tạo được những tiền đề quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.
Trong không khí đón năm mới, Thủ tướng Chính phủ kính chúc nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải luôn mạnh khỏe, tiếp tục có những góp ý tâm huyết với Đảng, Nhà nước và Chính phủ, góp phần xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, đưa đất nước ngày càng phát triển và giàu đẹp.
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chúc Tết gia đình nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng
Đến chúc Tết gia đình nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phấn khởi báo cáo những nét chính, nổi bật về tình hình phát triển kinh tế-xã hội trong năm qua. Thủ tướng cho rằng, những kết quả đạt được có sự đóng góp quan trọng của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đồng chí trong Chính phủ tiền nhiệm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong rằng, bằng những kinh nghiệm của mình, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục có những đóng góp quý báu, tâm huyết với Chính phủ đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Trong câu chuyện giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai nguyên Lãnh đạo Chính phủ đều bày tỏ vui mừng trước những kết quả trên nhiều mặt của đất nước trong năm qua, đánh giá cao sự điều hành của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lãnh đạo. Hai nguyên Thủ tướng bày tỏ cảm ơn sự quan tâm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và mong muốn Chính phủ tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong công tác chỉ đạo, điều hành, đưa đất phát triển nhanh và bền vững trong năm 2017 và các năm tiếp theo.
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm gia đình cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng
Tại gia đình cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thắp nén hương tưởng nhớ công lao to lớn của cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng - người chiến sĩ cộng sản kiên cường, một trong những nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng và Nhà nước, người con ưu tú của tỉnh Vĩnh Long và dân tộc.
Nhân dịp xuân mới, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chúc gia đình cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thắp hương tưởng nhớ cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng
Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đến thắp nén hương thơm tưởng nhớ cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ sự kính trọng với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của dân tộc, là Thủ tướng Chính phủ tài ba, người có công lớn trong giai đoạn đổi mới, đưa đất nước đạt được thành tựu ngày hôm nay.
Nhân dịp chuẩn bị bước sang năm mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kính chúc gia đình cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt mạnh khỏe, hạnh phúc.
Mạnh Hùng

TẾT TRONG TÙ ( Phần 2)

Phạm Viết Đào.
Trích  tự truyện: “Vòng kim cô”… vô hình…)

Bài liên quan:


Vào tù mình mới ngộ ra được nhiều thuật ngữ, khái niệm pháp lý: Có những người tù bị án phạt bởi hành vi của anh ta gây ra hậu quả xấu, thiệt hại cho xã hội và có những người tù bị xử phạt vì tính chất nghiêm trọng hành vi, tuy hành vi đó chưa gây ra hậu quả gì nhưng người ta cần răn đe, cần ngăn cấm loại hành vi này nên người ta xử phạt nặng: tù nhầm hơn bỏ sót…
Sau này, mình chứng kiến vụ một cậu bé lớp 12 ở cùng buồng giam với mình, quê ở Chương Mỹ, chỉ vì mượn xe đạp điện của chị họ đem đi cắm, chiếc xe đạp điện trị giá 6 triệu, cậu cắm được 2 triệu. Chị họ làm đơn tố cáo với công an, mặc dù bố mẹ cậu ta đã đem tiền chuộc cái xe đạp điện ấy về, coi như hậu quả đã được khắc phục, người chị họ đã xin rút đơn, xin miễn tố, bãi nãi, nhưng cậu vẫn bị kết an 9 tháng tù về “ hành vi” chiếm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản người khác.
Một cậu làm phiên dịch cho một công ty du lịch; đi chơi với người yêu, mượn của bạn ở cùng phòng trọ chiếc máy ảnh lúc cậu này không có nhà; Khi cậu bạn về thấy không còn máy ảnh gọi điện hỏi: Cậu trả lời đùa là không cầm, cậu này liền đi báo công an, chiếc máy ảnh trị giá 2,6 triệu đồng.
Khi cậu này về trả lại máy ảnh cho bạn cùng phòng, coi như không hề có chuyện trộm cắp; Thế nhưng vụ việc khi đã vào tay công an này rồi thì phải thụ lý và phải ra toà. Kết cục cậu phải chịu mức án 9 tháng tù, bị xử về hành vi lạm dụng tín nhiệm…
Còn cậu bạn hiện tại ở cùng buồng với mình đã 3 lần ra toà nhưng hắn không nhận tội, hắn thuê tới 4 luật sư để cãi, chứng minh hắn không phạm tội làm hồ sơ giả; hắn cãi có lý, luật sư đưa ra bằng chứng hiển nhiên nên Thẩm phán phải hoãn phiên xử, trả hồ sơ cho cơ quan điều tra, yêu cầu cơ quan điều tra điều tra bổ sung…
Hắn cho biết do hắn không nhận tội và hắn cũng không chịu chạy tiền các cơ quan pháp luật; luật sư của hắn cũng chống án quyết liệt nên hắn cứ phải nằm tại tạm giam vào thời điểm mình đến đã gần 3 năm.
Hắn cho biết: Có thời gian gần năm trời hắn nằm trong buồng giam mà không ai vào hỏi hắn một câu…Chống cơ quan pháp luật quyết liệt thì nằm đấy. Tù là thế đấy!
Đối với tù, giai đoạn tạm giam là giai đoạn khủng khiếp nhất, cực hình nhất vì phải ngồi bó gối trong buồng quanh năm suốt tháng. Do vậy mà mỗi lần tù được đi cung thì giống như ngoài xã hội được đi du lịch, được đi phép, được đi nghỉ mát; bởi vì đó là cơ hội được ra ngoài hít thở một ít không khí xã hội.
Còn nếu không đi cung thì chỉ còn việc nằm, ngồi chết dí trong buồng giam khoảng 7 m2, thường nhốt 5-6 tù nhân, mọi sinh hoạt từ ăn ngủ, tắm giặt, vệ sinh nặng, nhẹ đều tại chỗ trong cái buồng giam lở loét và u ám vì ẩm mốc.
Mỗi khi có cơ hội ra khỏi buồn giam, đươc gặp người này, người khác, được thay đổi không khí, được nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây cỏ được thấy mặt đàn bà thì thằng tù giống như chim sổ lồng. Mùa hè hầu như hết thảy tù nam chỉ mặc mỗi cái quần đùi còn nữ thì mặc bikini…
Tù thường chỉ có 2 lý do, cơ hội để được ra khỏi buồng giam: Đi cung, hoặc gặp người nhà.Tù chưa xử, chưa thành án chưa được ra gặp người nhà. Tù hình sự, án nhẹ khi có kết luận điều tra rồi có thể được bố trí cho người nhà vào trực tiếp thăm gặp nhưng phải có “cơ chế…với quản giáo.
Mới vào, mình không hiểu “cơ chế” là gì, những tù ở lâu giải thích: muốn gặp người nhà, muốn gọi điện cho người nhà nhắn gửi cho thuốc men, tiếp tế thức ăn, đồ ăn xã hội những thứ thiết yếu mà tù khao khát thì phải thiếp lập “cơ chế” với quản giáo chứ không phải nhờ vả suông; trong tù: thị trường thấm vào từng chân tơ kẽ tóc. Ở tù mình mấy thấm cái thuật ngữ “ cơ chế “ được tù nhân sử dụng khá là nhuần nhuyễn, hiệu quả. hiệu lực và sát sườn như thế nào....
Kết luận điều tra của mình được xếp khoản 1, với loại tội danh như 258 thì mức phạt từ 6 tháng tới 36 tháng, tù gọi khung này là 6-36, lúc đầu mình không hiểu gì. Trong phần cuối bản kết luận điều tra, cơ quan điều tra đề nghị giảm nhẹ hình phạt do thái độ thành khẩn của bị can…
Một hôm mình nghĩ ra cách: đề nghị với quản giáo cho mình đi khám trạm xá, sau 3 tháng bụng mình bắt đầu có biểu hiện đau lâm râm về đêm. Mình muốn nhân cơ hội xuống trạm xá của trại, để “bí mật” tỷ tê, thương lượng kín với quản giáo dàn xếp cho mình một cái “cơ chế” để có thể thông tin, nhắn vợ gửi cho ít thuốc, một số đồ dùng thiết yếu bởi cứ ngày 2 bữa cơm tù, canh trại thì gay quá. Mình không dám đặt vấn đề với quản giáo ngay tại buồng giam, mình sợ quản giáo không dám công khai chuyện của mình trước mặt tù nhân khác vì ngay từ đầu mình thấy quản giáo đã có cách ứng xử với mình khác với tù tạm giam khác.
Vào được hơn 3 tháng, nhất là sau khi nhận cái quyết định gia hạn tạm giam thứ 2 thêm 2 tháng, mình bắt đầu suy sụp về mặt tinh thần, suy sụp về sức khoẻ. Bụng mình bắt đầu nảy sinh vấn đề: không ăn được mỡ, ăn thịt mỡ vào là đau, không ăn được bánh chưng là thứ có chất gạo có thể mua được trong ở căngtin nhà tù và nhiều loại thức ăn. Sau này ra tù mình mới phát hiện sở dĩ đại tràng phản ứng là do ăn mì tôm; mỗi ngày trung bình ăn tới 2-3 gói mỳ tôm, loại này nó phá đường tiêu hóa ghê gớm…
Mình ở với cậu bạn tù cùng buồng có tài chế biến món mỳ tôm khá ngon. Để có được một bát mỳ tôm thơm phức, điếc mũi đòi hỏi phải có dấm tỏi, phải có tý chanh  ớt thì mới dậy mùi. Những thứ đó trong tù đều liệt vào hàng quốc cấm. Thế mà phòng mình ở lại có đủ do tài chế biến, xoay xở của cậu bạn tù này.
Để có dấm, đến bữa ăn trừ lại một ít cơm nguội; Trong tù riêng phần cơm thì không bao giờ thiếu; muốn lấy bao nhiêu cũng có…chỉ cần thiết lập “ cơ chế” với tự giác. Tự giác là loại tù chịu mức án nhẹ dưới năm 5 được giữ lại để hàng ngày làm nhiệm vụ đưa cơm tận buồng giam cho tù.
Muốn có dấm chỉ lấy ít cơm nguội, trộn với đường, cho vào trong cái âu, đậy nắp không quá kín để hở không khí vào và 3 ngày sau số gạo này sẽ lên men. Lấy nước đổ vào là thành dấm. Loại dấm này rất an toàn, rất thơm.
Công thức và cách làm giấm đơn giản như vậy nhưng khi ra tù sau này, về nhà mình làm thử nhưng không thành…Phải trộn tỷ lệ đường như thế nào ấy, phải đậy âu cơm trộn đường như thể nào ấy để lượng không khi vừa đủ lên mẹn gạo. Cái này là bí quyết mà mình không học được từ tay bạn tù cùng phòng.
Trong tù cậu bạn tù còn có cách giữ chanh và ớt tươi thơm lâu. Chanh đường thì có thể mua ở căngtin của trại. Để giữ được chanh và ớt bạn tù của mình cắt ớt nhỏ cho vào lọ; sau đấy vắt nước chanh vào lọ ớt sẽ được một thứ dấm chanh ớt siêu đẳng. Một bát mỳ tôm có thêm dấm tỏi, ít ớt ngâm nước chanh cốt thì dậy mùi phải biết, không kém hơn ngoài xã hội, ngon đứt lưỡi.
Các vị sẽ hỏi: thế trong tù lấy dao ở đâu để cắt thức ăn ? Đơn giản ! Dao là miếng nhựa lấy từ cái xô nhựa đập vỡ ra, đem mài vào tường cho mỏng, sắc như dao; những lọai dao này quản giáo không cấm…
Còn để cắt thịt, “ xe râu” tù dung một loại dao chuyên dụng: đó là chỉ khâu; Mình nhìn thấy cậu bạn cùng phòng dung loại dao này xắt chóng vánh một con gà luộc. Còn xe râu là dung 2 sợi chỉ xoắn vào nhau để nhổ râu. Những tù lâu năm đều thông thạo kỹ thuật “ xe râu” chứ trong tù ai cho mang dao cạo râu vào mà cao râu. Xe râu trở thành một công việc giải trí, giết thời gian trong tù; Mới bước vào phòng giam lần đầu, mình thấy mấy cậu não cũng nhẵn thin như công công. Thì ra tù xe râu cho nhau bằng chỉ. Thấy mình râu ria xồm xoàm, mấy tù đề nghị để họ xe cho. Nhưng chỉ xe được một góc môi trên. Mình đã tứa nước mắt ra vì đau, không chịu nổi, đành thôi.
Bộ phận tiêu hóa của mình bị viêm vì ăn phải quá nhiều những bát mỳ tôm lọa hải hạng được chế biến cầu kỳ của tay bạn tù cùng phòng. Trong tù, có rất nhiều loại mỳ tôm được bày bán nhưng tù thích nhất loại mỳ tôm Hảo Hảo vì sợi nó mềm, dai và còn chất mỳ…



( Còn nữa…)