Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2017

Huỳnh Ngọc Chênh - Làm sao chống hết được tham nhũng?; Việt Nam tham nhũng thứ hai châu Á?; Phát hiện vi phạm tại cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước

Kết quả hình ảnh cho Nguyễn Xuân Sơn ra tòa
Riêng một Nguyễn Xuân Sơn, khi làm sếp ở Ocean Bank đã chi 70 tỉ đồng cho các cấp trên để hối lộ, khi lên làm sếp PVN lại chi thêm 200 tỉ đồng nữa. Công ty càng to, chi càng nhiều. Ông khai trước tòa, riêng phong bì hiều hỉ các sếp trong các dịp lễ tết mà không bỏ vào được 200 triệu đồng trở lên thì thấy rất khó chịu.


Chuyện nầy thì cả nước ai cũng biết thừa, lớn thuyền lớn sóng, công ty càng to, càng ngon ăn thì chi lên càng lớn. Tuy nhiên con số 270 tỉ mà chỉ riêng ông Sơn chi lên được chính thức phơi bày ra không khỏi không làm mọi người há hốc kinh ngạc. Một ngân hàng và một tổng công ty mà đã chi đến con số đó, thì vài chục ngân hàng, hàng trăm công ty, hàng chục tổng công ty sẽ chi hối lộ lên cấp trên biết tính đến con số nào trong vòng 10 năm qua?
Kết quả hình ảnh cho Nguyễn Xuân Sơn ra tòa

Số tiền phải nói là lên hàng ngàn tỉ ấy vào túi ai? Rõ ràng là các quan chức cấp trên, là các sếp tổng công ty, các sếp ở bộ, các sếp ở chính phủ, các sếp bộ chính trị. Nhớ không lầm, cách đây mười mấy năm, ông Hoàng Văn Nghiên vừa lên chức chủ tịch Hà Nội, chỉ riềng cái tết đầu tiên ông đã công khai số tiền phòng bì để nộp vào ngân sách là 2 tỷ đồng (tương đương 400 cây vàng theo thời giá). Hồi những năm 90 của thế kỷ trước, mới mở cửa, làm ăn chưa dồi dào mà số tiền đi tết cho một sếp tầm tầm đã cỡ đó rồi. Thì chuyện ông Sơn khai ra bây giờ hối lộ 270 tỷ quả chẳng sai.

Đã xử người đưa hối lộ thì cũng cần lôi hết đám quan chức nhận hối lộ ra trừng trị mới công bằng, không cần biết kẻ nhận hối lộ có tác động đến việc gây ra hậu quả nghiêm trọng hay không. Nhưng chắc chắn ông Trọng không làm được.

Công cuộc chống tham nhũng cứu đảng của ông Nguyễn Phú Trọng từ hồi phát động đến nay mới bỏ tù được vài chục doanh nghiệp, chưa thấy ông đụng đến sợi lông chân nào của đám tham quan, trừ việc cách chức được một ông Đinh La Thăng, bộ chính trị, (vì lỗi của cái thời làm doanh nghiệp) và cách vài cái chức "nguyên" tào lao của vài kẻ về hưu, còn lại chưa thấy bỏ tù một quan chức nào.(Trịnh Xuân Thanh bị tù cũng do cái tội thời làm doanh nghiệp).

Nhưng quan trọng, số tiền khủng thất thoát trong mỗi vụ từ vài trăm tỷ đến vài chục ngàn tỷ không thu hồi lại được đồng nào.

Việc xét xử các vụ đại án không có tác dụng khắc phục hậu quả, vì tiền đã mất sạch hết rồi, phần lớn vào túi các quan hết rồi, nhưng có lẽ cũng chẳng có tác dụng răn đe bao nhiêu, có khi còn tác dụng ngược lại.

Khi nhìn vào số tiền hàng trăm tỉ chi hối lộ của PVN, rồi hàng tỉ đồng mà các xếp lớn nhận được thì các xếp be bé từ cấp huyện, xã, sở, phòng, ban... thấy rằng họ nhận mỗi lần vài chục triệu hối lộ chẳng thấm béo gì, lương tâm họ thôi cắn rứt, và có khi họ thấy thua thiệt, lại muốn phấn đấu vươn lên để nhận được nhiều hơn.

Thực tế hiện nay không thấy dư luận, báo chí nói đến hoặc tòa án xét xử các vụ gây thất thoát hoặc tham nhũng từ vài trăm triệu trở xuống.

Nghĩ cũng thương ông Trọng, những đại án tham ô từ vài trăm tỷ trở lên, tôi chỉ ngồi liệt kê ra cho hết cũng đủ gãy bàn phím rồi. Huống chi ông chống chúng nó. Chắc ông phải chống đến cuối thể kỷ cũng chưa biết có hết được không. Đó là nói không biện chứng, có nghĩa là tham nhũng ngưng lại không phát sinh ra thêm kể từ khi ông ra tay. Chứ thực tế thì tham nhũng phát sinh ra không ngưng nghỉ, chống vụ này chưa xong đã phát sinh ra năm ba vụ khác, cho quan tham nhũng nầy xuống đưa quan khác lên lại tham nhũng tinh vi và kinh khủng hơn. Chúng ta thấy đó, cách đây 10 năm, nghe tham nhũng vài tỷ đã kinh khủng lắm rồi, bây giờ vụ nào bét bét cũng vài trăm, vài ngàn tỷ trở lên.

Đó là mới nói tham ô tài sản, còn tham ô quyền lực còn kinh khủng hơn. Hầu như tỉnh nào, cơ quan lớn bé nào cũng có cả họ làm quan. Tham ô tài sản dù mất vài ngàn tỉ cũng chỉ là mất tiền, tham ô quyền lực thì mất mát rất lớn và rất lâu dài. Đưa một đám người nhà ngu dốt tham lam vào trấn giữ hết các chức vụ thì gây tai hại cho đất nước cho xã hội đến nhiều đời. Như chuyện bà bộ trưởng y tế, chỉ đưa một người em chồng vào ngồi chơi xơi nước ở ghế phó giám đôc công ty be bé VN Pharma với vốn vài chục tỷ đồng vậy mà chỉ sau vài năm vốn công ty ấy vụt lớn lên đến vài ngàn tỉ. Không dựa hơi bà đưa thuốc lậu vào hầu hết các bệnh viện lớn thì làm sao lợi nhuận tăng lên nhanh khủng khiếp như vậy.

Trong cơ chế độc đảng nầy, quyền lực của đảng vô biên mà đảng bảo tự kiểm soát thì làm sao kiểm soát được. Trừ thánh và Phật ra, không ai trên thế gian nầy tự mình kiểm soát được ham muốn cá nhân, nhất là ham muốn về quyền lực, lại thêm cái mình ham muốn ấy bày ra ngay trước miệng chẳng có cái gì canh giữ ngoài chính bản thân mình.

Tham nhũng phát sinh ra từ thể chế mà quyền lực không được kiểm soát khách quan. Tham nhũng như là thuộc tính của thể chế nầy thì làm sao chống lại được. Ông Trọng lấy gì bảo đảm thay quan tham nhũng nầy bằng bằng quan khác sẽ không tham nhũng?

Thể chế nào kiểm soát hiệu quả quyền lực thì nhân loại đã trải qua bao kinh nghiệm máu xương từ gần ngàn năm qua để tìm ra rồi, ngày nay đã được hầu hết các quốc gia áp dụng để vận hành đưa đất nước họ đi lên văn minh giàu có.

Đó là thể chế dân chủ đa nguyên, xây dựng ra nhà nước tam quyền phân lập. Chỉ ở thể chế đó, người dân mới thực sự kiểm soát quyền lực thông qua bầu cử, thông qua các tổ chức XHDS, thông qua các đàng phái đối lập, thông qua các cơ quan tư pháp độc lập với hành pháp.

Không còn con đường nào khác.

Đất nước đã đi vào con đường sai lầm gần hết một thế kỷ rồi. Đừng tiếp tục kéo dài thêm.

Huỳnh Ngọc Chênh

(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)

Việt Nam tham nhũng thứ hai châu Á?


Một phiên tòa xử tham nhũng ở TP HCMBản quyền hình ảnhAP
Image captionMột phiên tòa xử tham nhũng ở TP HCM

Tạp chí Forbes hôm 13/3 đăng bài của cộng tác viên Tanvi Gupta dựa trênphúc trình về tình trạng tham nhũng ở Á châu của tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) đặt Việt Nam vào vị trí số hai trong danh sách 5 nước tham nhũng nhất châu lục, chỉ sau Ấn Độ.
Phúc trình được thực hiện trong 18 tháng này cho thấy bức tranh khá ảm đạm về nạn hối lộ ở các nước châu Á.
Minh bạch Quốc tế phỏng vấn 22.000 người ở 16 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, và kết quả là hơn 1/4 số người được hỏi cho hay họ đã phải hối lộ khi sử dụng dịch vụ công.
5 nước tham nhũng nhất theo Minh bạch Quốc tế là:
1. Ấn Độ: tỷ lệ hối lộ 69%
2. Việt Nam: tỷ lệ hối lộ 65%
3. Thái Lan: 41%
4. Pakistan: 40%
5: Myanmar: 40%
Phần về Việt Nam nói người Việt Nam coi tham nhũng là đại dịch. Trong số 16 quốc gia được phỏng vấn thì người Việt Nam cùng người Malaysia tỏ ra bi quan nhất về tình hình chống tham nhũng trong nước, với 60% cho rằng chính phủ không hiệu quả trong hoạt động này.
Tỷ lệ người nói họ phải hối lộ khi tiếp cận dịch vụ giáo dục là 57% và y tế là 59%. Trên 61% cho hay họ phải hối lộ công an.
Ấn Độ, tuy là quốc gia bị cho là tham nhũng nhất, lại cho kết quả khả quan hơn về chống tham nhũng.
53% người được hỏi cho là Thủ tướng Narendra Modi đang khá thành công trong việc diệt trừ căn bệnh này.

Phát hiện vi phạm tại cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước

01/09/2017 20:38 GMT+7

TTO - Trong thời gian từ ngày 1-1-2010 đến 30-6-2015, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước TP.HCM có một khuyết điểm, vi phạm.

Ngày 1-9, Thanh tra Chính phủ ra thông báo kết luận thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo kết luận thanh tra, công tác giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước chưa tổng hợp và phân tích sâu sắc các báo cáo của tổ chức tín dụng để đánh giá chính xác các nội dung: diễn biến về cơ cấu tài sản nợ và tài sản có; chất lượng tài sản có; vốn tự có; tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh;
Việc thực hiện quy định về các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật.
Chất lượng công tác giám sát từ xa chưa cao trong việc phát hiện các tiềm ẩn rủi ro, chưa đánh giá nguy cơ tiềm ẩn đối với các tổ chức tín dụng; chưa phát huy được hiệu quả của vai trò cảnh báo hệ thống.
Theo Thanh tra chính phủ, việc lựa chọn đối tượng thanh tra tại kế hoạch thanh tra chi tiết của cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng chưa phù hợp với định hướng.
Hệ thống tín dụng có nhiều tiềm ẩn rủi ro nhưng ngân hàng Nhà nước chưa có giải pháp tiến hành thanh tra đồng bộ và kịp thời. Không rà soát và phối kết hợp với kết quả giám sát từ xa để xây dựng kế hoạch dẫn đến các năm luôn phải điều chỉnh kế hoạch một cách bị động.
Trong thời gian từ ngày 1-1-2010 đến 30-6-2015, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước TP.HCM có một khuyết điểm, vi phạm.
Cụ thể, thời gian thực hiện một số cuộc thanh tra vượt quyết định, không thực hiện hết nội dung được phê duyệt trong kế hoạch.
Một số kết luận thanh tra việc kiến nghị, xử lý đối với các vi phạm chưa nghiêm theo các quy định của pháp luật; không xử phạt vi phạm hành chính đối với các đối tượng có vi phạm; chưa kịp thời có biện pháp xử lý, chấn chỉnh hữu hiệu đối với một số tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả.
Theo Thanh tra chính phủ, các tổ chức tín dụng có nhiều vi phạm nhưng trong công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chưa kịp thời phát hiện để xử lý ngăn chặn. Chất lượng một số cuộc thanh tra chưa cao.
Thanh tra chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát các quy định, hướng dẫn trong công tác thanh tra, giám sát và phòng chống tham nhũng để điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng nhà nước tiến hành kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, các cá nhân có vi phạm được nêu trong kết luận thanh tra.
THÂN HOÀNG

ĐƯA HẢI QUÂN Ồ ẠT TẬP TRẬN TẠI BIỂN ĐÀ NẴNG DỊP QUỐC KHÁNH 2/9: TRUNG QUỐC YỂM TRỢ Ô. TRỌNG HAY GIẢI CỨU Ô. DŨNG ?

Phạm Viết Đào.
Hai ông mặc comle đồng màu, ca vạt của ông Trọng đỏ sẫm màu hơn ca vạt của ông Bình; CS hơn CS chăng ?

Một việc làm hết sức khác thường trong dịp Quốc khánh 2/9/2017 của Việt Nam năm nay, song song với việc:” Tổng Bí thư Ban Chấp hành T.Ư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình gửi điện mừng tới Tổng Bí thư Ban Chấp hành T.Ư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Khắc Cường gửi điện mừng tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Trương Đức Giang gửi điện mừng tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Trong điện mừng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội Trung Quốc bày tỏ vui mừng và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được thời gian qua; bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam nhất định sẽ hoàn thành các mục tiêu Đại hội lần thứ XII của Đảng đã đề ra; khẳng định Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam, sẵn sàng cùng với Việt Nam thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển lên tầm cao mới.”
Là việc Trung Quốc tổ chức đưa hải quân đến tập trận trong vùng biển thuộc hải phận Việt Nam. “ Website của Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) thông báo nước này tiến hành cuộc diễn tập quân sự từ 7 giờ ngày 29.8 đến 7 giờ ngày 4.9 tại khu vực nối liền bởi 4 địa điểm có tọa độ: 17o15’ vĩ bắc/109o40’ kinh đông, 17o15’ vĩ bắc/110o40’ kinh đông, 16o20’ vĩ bắc/110o40’ kinh đông và 16o20’ vĩ bắc/109o40’ kinh đông. Ít nhất một phần khu vực có diện tích tương đương 11.000 km2 này nằm hoàn toàn trong vùng biển VN, cụ thể là vùng đặc quyền kinh tế của VN. Trong đó, vị trí 16o20’ vĩ bắc/109o40’ kinh đông chỉ cách TP.Đà Nẵng khoảng 75 hải lý về phía đông. Thông báo của MSA còn ngang nhiên cấm tàu bè đi vào khu vực rộng lớn nói trên trong thời gian diễn ra cuộc diễn tập phi pháp.
Không những thế, Trung Quốc còn thông báo tiến hành 3 cuộc tập trận bắn đạn thật phi pháp trong các ngày 31.8, 1.9 và 2.9, lần lượt tại các khu vực nằm gần các đảo Phú Lâm, Quang Hòa và Hoàng Sa ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của VN. Nếu các cuộc tập trận này diễn ra trên thực tế thì đây là sự xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền VN, đe dọa an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông.” ( Thanh Niên )
Ngày 31.8, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc thông báo tiến hành diễn tập quân sự tại khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “VN hết sức quan ngại về việc Trung Quốc công bố tiến hành diễn tập quân sự trong khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ. Lập trường của VN là mọi hoạt động của nước ngoài trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của VN cần phải được thực hiện phù hợp với các quy định của luật pháp VN và luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về luật Biển 1982. VN đề nghị Trung Quốc chấm dứt và không lặp lại các hành động làm phức tạp tình hình tại Biển Đông”.
Hơn một tháng trước đây, báo giới quốc tế đã bình luận rất nhiều về căng thẳng Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, với sự kiện Bắc Kinh dọa tấn công các cơ sở Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu Hà Nội không đình chỉ việc cho khoan dò tìm trong khu vực lô 136-06 gần bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng nằm trong đường lưỡi bò của Trung Quốc…
Trong điện chúc mừng quốc khánh Việt Nam 2/9 năm nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục “ khẳng định Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam, sẵn sàng cùng với Việt Nam thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển lên tầm cao mới.”
Trước hết phải khẳng định: Việc cho hải quân tập trận tại vùng biển Đà Nẵng, thuộc hải phận Việt Nam là hành động không hữu hảo, không thiện chí, phơi trần ra trước thế giới bộ mặt giả nhân, giả nghĩa xưa nay của nhà cầm quyền Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam; Cái thứ chính sách pháo hạm lỗi thời, thường được các nước tự cho mình là sen đầm, là anh chị nhằm răn đe, dằn mặt theo lối giang hồ nước khác khi 2 bên đang có những tranh chấp chưa thỏa mãn…đang được Trung Quốc phô ra trong những ngày này !
Song song với hành động quân sự mang tính côn đồ, dọa nạt trẻ vị thành niên này, Trung Quốc đã bổ nhiệm viên tướng “khắc tinh” với Việt Nam làm Tổng tham mưu trưởng mới của quân đội TRung Quốc: tướng Lý Tác Thành.
Viên tướng này từng được phong anh hùng, từng bị thương tích và từng tự tay cầm súng hạ sát bộ đội Việt Nam tại chiến hào trong cuộc chiến tranh tháng 2/1979; Cuộc chiến tranh mà Trung Quốc xua 60 vạn quân lấn sâu vào 6 tỉnh biên giới của Việt Nam.
Động thái này của Trung Quốc: Cho lực lượng hải quân ồ ạt tập trận đúng dịp lễ trọng quốc khánh của Việt Nam nhằm chuyển tải thông điệp gì với Việt Nam, với các quốc gia có liên quan tới Biển Đông và thế giới ?
Động thái ngoại giao pháo hạm này của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh:
-Theo Reuters và AP, ngày 31/8, hãng thông tấn Tân Hoa đưa tin Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 19 vào ngày 18/10 tới…
-Vào cuối năm 2017 Việt Nam sẽ đứng ra tổ chức Hội nghị APEC…
-Việt Nam đã chủ động hợp tác, mời một số hãng khai thác dầu khí nước ngoài trong đó có Ấn Độ, Mỹ, Tây Ban Nha vào thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ ExxonMobil sẽ tiến hành thăm dò khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh ở Biển Đông đúng dịp khac mạc Việt Nam APEC…
- Việc Nam chủ động mời hạm đội Mỹ sang thăm cảng Cam Ranh năm 2018…
-Về nội bộ, do áp lực từ dân chúng và nội bộ Đảng, sau vụ Trịnh Xuân Thanh trốn sang Đức đột ngột quay về “đầu thú”, Việt Nam đang ráo riết tăng cường đấy nhanh các vụ án xét xử các tội phạm tham nhũng ngành dầu khí, ngân hàng ?
Đã xuất hiện tín hiệu, đã nhìn thấy “khỏi, lửa”… bén tới “chân ghế” của các yếu nhân nằm trong bộ máy cao cấp của Đảng, ủy viên BCT, được coi là những vị đã nhúng tay vào các vụ bê bối ở lĩnh vực này như Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình…
Dư luận công chúng cho rằng: họ là những tay chân thân cận của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…
Cuộc chiến nội bộ Việt Nam đang ở vào giai đoạn giống như những cuộc tranh chấp tử chiến tại mỏm đồi A1 tại chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 4/1954 giữa quân Tướng Giáp và quân De Castries(11/8/1902-29/7/1991) - ( Nguyễn Tấn Dũng ) ?
Trong trận huyết chiến để nhằm tiến vào bắt sống “Tướng De Castries- Nguyễn Tấn Dũng” tại sào huyệt, hai bên Việt-Pháp đã  dùng những hỏa lực hủy diệt mạnh nhất để nướng quân của nhau không thương tiếc? Việt Nam đã dùng tới khối bộc phá 1 tấn để nổ ép Đồi A 1. Riêng các trận đánh dằng dai ở Đồi A1, phía Việt Nam đã hy sinh trên 700 bộ đội, theo số liệu được lưu tại di tích này ghi…
Phải chăng cuộc tập trận này của Trung Quốc nhằm dọn đường cho các hành động quân sự tiếp theo của Trung Quốc, sẽ chuẩn bị làm một trận cho xong để kiểm soát hoàn toàn khu vực Biển Đông, buộc Việt Nam vào khuôn phép ?
Căn cứ vào những dữ liệu kể trên, theo người viết bài này, thời cơ và cơ sở vật chất, kỹ thuật của hạ tầng quân sự Trung Quốc chưa đủ để làm ăn lớn trên Biển Đông; Mặc dù lực lượng hải quân của Việt Nam hiện trạng mỏng và yếu hơn Trung Quốc…
Nếu Trung Quốc khai hỏa trên Biển Đông thì không chỉ đụng đầu với Việt Nam mà tất yếu phải tính tới sự đụng độ với các nhân tố Mỹ-Tây Âu-Nhật-Ấn Độ-Đài Loan-Hàn Quốc…các quốc gia trong khu vực ASEAN; Bởi họ thật sự có quyền lợi liên quan tới sự yên bình của Biển Đông !
Theo người viết bài này, những động thái quân sự khiếm nhã, mang màu sắc ngoại giao pháo hạm, côn đồ, phô trương sức mạnh của Trung Quốc nhằm mục tiêu: gây ảnh hưởng tới các cuộc đấu đá nội bộ của Việt Nam, giúp đạt sự dàn xếp có lợi cho Trung Quốc…
Kết quả hình ảnh cho Nguyễn tấn Dũng-Tập Cận Bình
Hai ông mặc comle đồng màu, thắt cà vạt và áo ngả màu xanh nước biển, đồng điệu gì đây ?

Vậy hành động ngoại giao pháp hạm mang tính côn đồ này của Trung Quốc nhằm: để yểm trợ cho phe nhóm của ông Nguyễn Phú Trọng, đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng hay để giải cứu ekip Nguyễn Tấn Dũng đang bị bao vây và đang đứng trươc nguy cơ bị “ nhập kho” hàng loạt, tịch biên tài sản vì ngân khố Việt Nam đang cạn ráo, đang khát tiền ?
Hành động ngoại giao pháp hạm này của Trung Cộng, liên quan gì, nhằm đạt mục tiêu nào trong sự nghiệp thiết quân luật, thắt “vòng kim cô” buộc Việt Nam tiếp tục bị chi phối, nằm trong tầm ảnh hướng, quỹ đạo thân Trung Quốc…
Hẹn quý vị trong bài viết sau và đề nghị quý vị cũng tham gia với blog P.V.Đ bàn thảo, dự báo kết cục của cái đề tài hóc hiểm, nóng nhưng thú vị này nhé…

P.V.Đ.

( Còn nữa…)

Giáo sư luật Harvard: ‘Chưa thể nói Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện’; Vụ Trịnh Vĩnh Bình 'là một bài học cho chính phủ VN'

RFA

Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình đòi chính phủ Việt Nam bồi thường 1,25 tỷ USD.
Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình đòi chính phủ Việt Nam bồi thường 1,25 tỷ USD.
RFA
Truyền thông mạng những ngày qua hồ hởi nhận định ông Trịnh Vĩnh Bình thắng trong vụ kiện đòi chính quyền Việt Nam bồi thường khoản tiền lên đến 1.25 tỷ USD.
Vụ kiện được cho là “thế kỷ” này có thật sự kết thúc chưa? Chính phủ Việt Nam cần phải làm gì hoặc rút ra bài học gì?

Thủ tục của vụ kiện đúng luật

Trước khi phiên toà diễn ra, khi còn được tiếp xúc với truyền thông một cách đúng luật, ông Trịnh Vĩnh Bình từng bày tỏ với RFA rằng ông tự tin sẽ thắng kiện trong vụ tái khởi kiện lần thứ hai này vì ông đã thực hiện đúng Hiệp thương giữa Hà Lan và Việt Nam. Ông cho biết là một doanh nhân sống và làm việc lâu năm ở Hà Lan, ông rất tôn trọng và giữ đúng những vấn đề liên quan đến luật lệ, khai thuế…
RFA đặt vấn đề về niềm tin thắng kiện của doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình với Giáo sư Tạ Văn Tài, nguyên giảng viên luật trường Đại học Harvard, ông cho biết chính khi vụ kiện diễn ra, ông cũng cho rằng “khả năng thắng kiện là có.”
“Đúng thế. Cái thế mạnh về thủ tục của ông Trịnh Vĩnh Bình là ổng đã đầu tư dựa vào Hiệp định Thương mại đầu tư giữa Việt Nam và Hà Lan. Hiệp định này chắc chắn đã qui định rằng nếu có tranh chấp thì đưa ra Toà Trọng tài Quốc tế. Ông ấy đi theo đúng hiệp định  đó mà làm vụ kiện nên có những đường đi chắc chắn về thủ tục”.
Vào đầu những năm 1990, ông Trịnh Vĩnh Bình từ Hà Lan về Việt Nam đầu tư vào một số dự án ở Sài Gòn và một số tỉnh phía Nam.
EC5D031A-2A06-4C29-9444-D63C1953F488_w900
Bộ sưu tập xe của ông Trịnh Vĩnh Bình RFA
"Ông ấy đi theo đúng hiệp định  đó mà làm vụ kiện nên có những đường đi chắc chắn về thủ tục" - GS Tạ Văn Tài
Cho đến năm 1998, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu bắt ông Trịnh Vĩnh Bình với cáo buộc đưa hối lộ và vi phạm các qui định về quản lý- bảo vệ đất đai. Ông bị tuyên án 11 năm tù sau đó và tòa buộc ông Trịnh Vĩnh Bình phải đóng tiền phạt và tịch thu toàn bộ tài sản của ông ở Việt Nam.
Vào năm 2000, ông vượt thoát khỏi Việt Nam trở về lại Hà Lan.
Năm 2003, ông Trịnh Vĩnh Bình khởi kiện nhà nước Việt Nam tại Trung Tâm Trọng Tài Thương Mại ở Stockholm, Thụy Điển, đòi bồi thường trên 150 triệu đô la.
Tuy nhiên vào năm 2006, tại Singapore Việt Nam thương lượng với ông này ngưng vụ kiện và cam kết trả lại tài sản cũng như tạo điều kiện để ông Trịnh Vĩnh Bình trở lại đầu tư ở Việt Nam…
Thời điểm này, theo lời của Giáo sư Tạ Văn Tài, phía chính phủ Việt Nam, mà điển hình là một vài lãnh đạo cao cấp lúc đó cũng đã công nhận rằng cần phải trả lại số tài sản của doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình.
“Tức là ổng có một phần cái chính nghĩa mà chính Việt Nam hồi đó công nhận do lời khuyến cáo của các Thủ tướng Phan Văn Khải, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Thị Bình chống lại các cường hào ác bá địa phương. Nhưng sau 7 năm không thấy thực hiện cái thoả ước ký tại Singapore nên ổng mới kiện lại.”
Trong một lần trả lời RFA những vấn đề liên quan đến vụ kiện, Giáo sư Nguyễn Vi Khải - thành viên Ban nghiên cứu, cố vấn Thủ tướng Phan Văn Khải khi đó, hiện là Viện phó Viện Nghiên cứu các vấn đề phát triển (VIDS) cho biết.
“Thủ tướng có văn bản gửi xuống cho các ngành an ninh, Bộ trưởng công an lúc đó là ông Lê Minh Hương, để xem xét sự việc và tìm nguyên nhân giải quyết theo luật pháp. Khoảng hai lần Thủ tướng yêu cầu Bộ Công An giải trình.”
Tuy nhiên những cam kết không được phía Việt Nam thực hiện nên đến năm 2014, ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định kiện Việt Nam lại lần nữa. Và lần này ông thuê Hãng luật Hoa Kỳ King & Spalding LLP cãi cho ông.
“Có đại diện ngoại giao Việt Nam nói chuyện với tôi. Tôi nói rằng muốn giữ thanh danh của chính phủ để quyến rũ tiếp tục giới đầu tư, thì nên giải quyết vụ Trịnh Vĩnh Bình một cách thoả đáng, nhất là theo thoả hiệp đã ký ở Singapore. Chính tôi đã nói với họ như vậy.” - GS Tạ Văn Tài

‘Chưa thể nói là thắng kiện’

Hôm 27 tháng 8, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh và video của ông Trịnh Vĩnh Bình bước ra khỏi trụ sở Tòa Trọng Tài Quốc Tế, tại 112, đường Kleber, Quận XVI, Paris với gương mặt rạng rỡ và hai tay đưa cao dấu hiệu chiến thắng. “Vụ án thế kỷ” được nhiều người nhận định phần thắng nghiêng về phía doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình.
Tuy nhiên, Giáo sư luật Tạ Văn Tài không nghĩ như thế. Ông có cách phân tích dựa theo cơ sở luật pháp của Toà Trọng tài Quốc tế.
“Đồng bào ở hải ngoại suy đoán mà thôi rằng chiến thắng rồi thì tôi nghĩ là hơi vội vàng, vì có thể ông ấy đang hào hứng giơ tay thôi. Mà theo thủ tục trọng tài thì hai bên không được nói gì để còn đi đến thoả hiệp.
Trọng tài nghĩa là họ đâu có xử án theo kiểu toà án, mà họ nghe 1 bên xong rồi họ nghe bên kia, nhiều khi là mỗi người 1 phòng, rồi họ tìm cách họ hoà giải.
Nếu không hoà giải được lúc ấy họ mới đưa ra một bản án trọng tài.
Thế thì tôi nghĩ rằng nó chưa xong đâu, vì theo nguồn tin tôi biết, các bên còn phải nộp hồ sơ thêm. Mà nộp hồ sơ thêm nghĩa là chưa có bản án.”
"Tôi nghĩ rằng nó chưa xong đâu, vì theo nguồn tin tôi biết, các bên còn phải nộp hồ sơ thêm. Mà nộp hồ sơ thêm nghĩa là chưa có bản án.” - GS Tạ Văn Tài
Về phía chính phủ Việt Nam, cho đến chiều ngày 30 tháng 8, tại buổi họp báo chính phủ thường niên, Việt Nam lần đầu tiên lên tiếng thừa nhận về vụ kiện.
Bộ Trưởng-Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, Phó Thủ tướng Mai Tiến Dũng, trả lời Báo Tuổi Trẻ trong nước rằng Việt Nam đang chờ phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế ở Paris về vụ ông Trịnh Vĩnh Bình, một công dân Hà Lan gốc Việt, kiện chính phủ Hà Nội đòi bồi thường 1 tỷ 250 triệu đô la.
"Quan điểm của Chính phủ, Thủ tướng là tạo môi trường kinh doanh rất bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài vào trong nước. Hiện nay tòa án quốc tế đang xem xét, với việc tranh chấp, vi phạm điều luật. Như các báo đều biết, vì vấn đề bảo hộ đầu tư nên một địa phương, một cơ quan nào vi phạm hoặc không thực hiện đúng cam kết, không thực hiện đúng điều luật thì nhà đầu tư nước ngoài đều kiện Chính phủ. Vậy cho nên hiện nay vấn đề này tòa án đang xem xét, chúng ta phải đợi".

Chính phủ Việt Nam phải làm gì?

Theo dõi trên mạng xã hội, chúng tôi nhận thấy trong vụ kiện thế kỷ này, vấn đề được nhiều người tranh luận nhất là chính phủ Việt Nam nên làm gì ngay lúc này để hình ảnh và uy tín về môi trường đầu tư của Việt Nam với thế giới sẽ không bị ảnh hưởng?
Giáo sư Tạ Văn Tài nói rằng chính một vị đại diện ngoại giao Việt Nam cũng đặt vấn đề này với ông và hỏi về phương cách giải quyết tốt nhất lúc này. Thuật lại câu trả lời của mình, ông cho biết.
“Có đại diện ngoại giao Việt Nam nói chuyện với tôi. Tôi nói rằng muốn giữ thanh danh của chính phủ để quyến rũ tiếp tục giới đầu tư, thì nên giải quyết vụ Trịnh Vĩnh Bình một cách thoả đáng, nhất là theo thoả hiệp đã ký ở Singapore. Chính tôi đã nói với họ như vậy.”
Rất nhiều phản ứng trong dư luận cho rằng Việt Nam đã và sẽ chịu một dư âm rất xấu đối với thương trường quốc tế. Một số khác đặt câu hỏi rằng liệu với Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC 2017 sắp diễn ra cuối năm nay, Việt Nam sẽ hội nhập kinh tế toàn cầu và nhận sự ủng hộ của cộng đồng thương mại quốc tế như thế nào?

Vụ Trịnh Vĩnh Bình 'là một bài học cho chính phủ VN'

Trịnh Vĩnh BìnhBản quyền hình ảnhAFP
Image captionVẻ mặt phấn khởi của ông Trịnh Vĩnh Bình sau khi rời khỏi một phiên tòa xét xử cuối tháng Tám
Nhà báo tài chính Phan Thế Hải nhận định chính phủ VN phải rút ra một số bài học từ sau vụ kiện thế kỷ với doanh nhân Việt kiều Trịnh Vĩnh Bình.
Trước đó, hôm 30/8 tại buổi họp báo chính phủ thường niên, Việt Nam lần đầu tiên thừa nhận bị doanh nhân Việt kiều Trịnh Vĩnh Bình kiện 1,25 tỷ đôla.
Phó thủ tướng Mai Tiến Dũng không nói rõ chi tiết của vụ kiện nhưng thừa nhận: "Đây là vấn đề bảo hộ đầu tư. Một cơ quan nào vi phạm hoặc không thực hiện đúng cam kết thì nhà đầu tư nước ngoài đều kiện chính phủ, chứ không phải kiện địa phương đấy."
"Quan điểm của chính phủ, thủ tướng là sẽ tạo môi trường, kinh doanh bình đẳng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện tòa quốc tế đang xem xét với việc tranh chấp vi phạm thỏa thuận nên chúng ta phải đợi thôi," ông Mai Tiến Dũng kết luận.
Qua vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình, nhà báo Phan Thế Hải cho rằng người nước ngoài cũng sẽ hiểu Việt Nam hơn - "một quốc gia với một nền pháp quyền vị thành niên. Luật lệ nhiều nhưng hiểu biết về luật lệ rất hạn chế."
Đồng thời, người Việt Nam cũng sẽ hiểu hơn về luật pháp nước ngoài, ông Phan Thế Hải nói với BBC Tiếng Việt.
"Họ sẽ hiểu hơn rằng nhà nước được làm gì và không được làm gì với công dân của mình, hơn thế là với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài."

Bài học cho chính phủ Việt Nam

Cũng theo nhà báo Thế Hải, chính phủ Việt Nam nên rút ra ba bài học sau:
"Bài học thứ nhất theo tôi đó là về nhà nước pháp quyền. Nhà nước chỉ có thể ứng xử với công dân, với các pháp nhân thông qua các chứng lý mà họ thu thập được, thông qua các hành vi của họ chứ không phải là thông qua sự ngụy tạo của một nhóm lợi ích nào đó. Hơn thế là việc phải tôn trọng luật pháp, ứng xử theo các chuẩn mực của luật pháp.
"Bài học thứ hai là minh bạch thông tin: Giờ đây với sự phát triển của mạng xã hội, mọi thông tin đều có cơ hội đến với công chúng. Dân chúng biết, các nhà đầu tư trong nước biết, nước ngoài biết, anh không thể ngụy tạo, không thể tạo dựng chứng lý để khép tội cho ai đó khi họ không có tội.
"Bài học thứ ba là sự chân thành trong hợp tác. Muốn phát triển, việc mở cửa, thu hút đầu tư phải thật thà, chân thành, không thủ đoạn, không theo kiểu: Trên rải thảm, dưới rải đinh. Khi không chân thành, người ta sẽ không đến với anh, hoặc nếu đến họ đều ứng xử với mình theo cách đó."