Thứ Ba, 20 tháng 2, 2018

Những câu chuyện của loài vật khiến con người chấn động về nhân sinh

09:00, 20/02/2018

Chia Sẻ
0
Dưới chân núi Thiên Sơn có một ngôi làng nhỏ, trong làng có một con ngựa mẹ khỏe mạnh xinh đẹp, con ngựa đực đã mất từ lâu. Người trong làng muốn tìm một con ngựa đực khác để lai giống tiếp, nhưng đều không thành công. Mọi người cuối cùng nghĩ đến một con ngựa con rất là cao lớn khỏe mạnh mà con ngựa mẹ sinh ra. Nhưng trong tâm người dân du mục đều hiểu rõ, loài trâu bò vốn cự tuyệt giao phối họ hàng gần. Làm sao đây?
Thế là, những mục dân liền lấy tấm vải đen bịt chặt hai mắt của hai con ngựa lại, sau đó đưa ngựa con đến trước mặt ngựa mẹ. Kết quả đã được như ý muốn, hai con ngựa đã giao phối thành công.
Những mục dân chột dạ, ra xa hơn 100 mét mới cởi bỏ tấm khăn bịt mắt của hai con ngựa ra. Lúc này, ngựa con quay đầu nhìn một cái, nhận ra là ngựa mẹ; ngựa mẹ cũng nhận ra đứa con của mình. Bất thình lình, một chuyện không ngờ đến đã xảy ra:
Chỉ nghe ngựa con ngửa mặt lên trời hí to một tiếng, ngựa ta gắng sức lồng lộn giật đứt dây cương, chạy bạt mạng về phía vách núi ở đằng xa ….

72 mưu kế của Quỷ Cốc Tử, trăm ngàn năm sau vẫn còn nguyên giá trị (P.1)

09:30, 20/02/2018

Chia Sẻ
10
Quỷ Cốc Tử là một người tu Đạo thời Xuân Thu Chiến Quốc, ông tu ẩn dật một mình trong Quỷ Cốc vì thế mọi người thường gọi ông là Quỷ Cốc tiên sinh. Ông tự nhận mình là đệ tử của Lão Tử.
Với 72 kế sách tinh thâm của ông, bạn có thể cất giữ và học tập cả đời cũng không thể hết, ví dụ như: Trong tĩnh có động, trong động có tĩnh. “Biến sinh ra sự; Sự sinh mưu; Mưu sinh kế; Kế sinh nghị; Nghị sinh thuyết; Thuyết sinh tiến; Tiến sinh thoái; Thoái sinh chế (chế ngự sự việc).
ke1
Dưới đây là phiên bản đầy đủ 72 kế sách của ông:
Kế thứ 1: Dương mưu – Âm mưu
“Mưu kế trí lược, mỗi cái đều có hình dạng của nó: hoặc vuông hoặc tròn, hoặc âm hoặc dương”.
Mưu kế có âm mưu và dương mưu, trong bất kỳ tình huống nào, người ta đều không được coi thường đối phương. Bởi vì sự việc, có những việc giả dối mà đối phương cố ý tạo ra. Tình báo cũng có tình báo giả. Cho nên thánh nhân phải làm cho đối phương không thể dò biết được thực hư.

PHẢN HỒI CỦA TRỊNH XUÂN THỦY VỀ ĐÁM CƯỚI CỦA LÊ KIÊN THÀNH, CON TRAI TBT LÊ DUẨN TỔ CHỨC NGÀY 17/2/1979

Trịnh Xuân Thuỷ 

Thông tin hạ mức báo động từ văn phòng Tổng TMT (Ông Văn Tiến Dũng ký) phát ra ngày 16/2. Các lực lượng không chính qui (dân quân, tự vệ,,) cất vũ khí vào kho. Các lực lượng chính qui có thể cho nghỉ phép bình thường. 
Khi TQ tấn công, các đơn vị biên phòng (CA vũ trang) gần như hoàn toàn bất ngờ vì lệnh này và một phần vì biên phòng lúc đó thuộc Bộ Nội vụ nên thông tin phổ biến chậm hơn.
Như vậy: Sức chiến đấu giảm và hậu quả nặng nề của cuộc chiến 1979 trách nhiệm trước tiên là Bộ Tổng tham mưu.
Chuyện đám cưới của con trai ông Duẩn, tôi nghĩ là bình thường. Không nên suy diễn sang hướng đó là thái độ vô trách nhiệm.

TBT TRỌNG DU XUÂN HƯNG YÊN, "NHẠI THƠ" CỤ HỒ, TRỒNG CÂY TẠI TƯỢNG ĐÀI NGUYỄN VĂN LINH- TRƯỞNG ĐOÀN HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ...; THỦ TƯỚNG DÂNG HƯƠNG TẠI GÒ ĐỐNG ĐA...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, chúc Tết tại tỉnh Hưng Yên

Dân trí Sáng 19/2 (mùng 4 Tết Mậu Tuất), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã về thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Hưng Yên và dự Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Mậu Tuất 2018, hưởng ứng phong trào Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Cùng đi với Tổng Bí thư có Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Hoàng Xuân Chiến; lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư, đại diện lãnh đạo và các tầng lớp nhân dân tỉnh Hưng Yên.

Huy Đức - Biên Giới Tháng Hai (2009-1979)


Giặc Tàu xâm lược bị bắt trong chiến tranh biên giới 1979.

(Bài viết đã đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị ngày 09/02/2009 nhưng sau đó bị rút xuống)

Tháng Hai, những cây đào cổ thụ trước cổng đồn biên phòng Lũng Cú, Hà Giang, vẫn chưa có đủ hơi ấm để đâm hoa; những khúc quanh trên đèo Tài Hồ Sìn, Cao Bằng, vẫn mịt mù trong sương núi.

Sáng 7-2 nắng lạnh, vợ chồng ông Nguyễn Văn Quế, 82 tuổi, nhà ở khối Trần Quang Khải 1, thị xã Lạng Sơn, ngồi co ro kể lại cái chết 30 năm trước của con trai mình, anh Nguyễn Văn Đài. Năm ấy, Đài 22 tuổi. Ông Quế nói: “Để ghi nhớ ngày ấy, chúng tôi lấy Dương lịch, 17-2, làm đám giỗ cho con”. Năm 1979, vào lúc 5giờ 25 phút sáng ngày 17-2, Trung Quốc nổ súng trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, đánh chiếm từ Phong Thổ, Lai Châu, tới địa đầu Móng Cái.

“Những đôi mắt”

Hôm ấy, ông Quế không có nhà, vợ ông, bà Dự, bị dựng dậy khi bên ngoài trời hãy còn rất tối. Bà nghe tiếng pháo chát chúa ở hướng Đồng Đăng và phía dốc Chóp Chài, Lạng Sơn. Bà Dự đánh thức các con dậy, rồi bốn mẹ con dắt díu nhau chạy về xuôi. Tới ki-lô-mét số 10, đã quá trưa, bà rụng rời khi hay tin, anh Đài đã bị quân Trung Quốc giết chết.

ĐẶC NHIỆM MỸ QUẬT NGÃ HÀNH VI CÔN ĐỒ, ĐỊNH CƯỚP VA LI HẠT NHÂN CỦA AN NINH TQ TRONG CHUYẾN THĂM CỦA TT TRUMP 2017

Vụ ẩu đả quanh vali hạt nhân của ông Trump: Sĩ quan an ninh TQ bị hạ "trong tích tắc"?

Tất Đạt | 
Vụ ẩu đả quanh vali hạt nhân của ông Trump: Sĩ quan an ninh TQ bị hạ "trong tích tắc"?
Ảnh minh họa. Nguồn: Getty

Trang Axios dẫn 5 nguồn tin nắm rõ sự việc, cho biết vụ xô xát xảy ra vào ngày 09/11/2017 vừa qua khi ông Trump và đoàn đại biểu tới thăm Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc.

Theo một báo cáo mới được tiết lộ vào ngày 18/2 vừa qua, trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Bắc Kinh hồi tháng 11, Chánh Văn phòng John Kelly và một sĩ quan phụ trách vali hạt nhân đã có cuộc ẩu đả với các nhân viên an ninh Trung Quốc do nhiều bất đồng trong việc thực hiện nguyên tắc an ninh của 2 bên.

BÌNH LUẬN VỀ NỘI DUNG TẤM BIA CŨ, BIA MỚI Ở KHÁNH SƠN, LẠNG SƠN

Đại Việt Nhân
2 giờ· 

Bài này nội dung ngụy biện, xảo trá. 
Nội dung 2 bia, vị trí đặt có ý nghĩa khác nhau hoàn toàn. Bia cũ chỉ rõ quân xâm lược TQ nhưng bia mới trình bày rất dài dòng nhưng không biết chặn đứng quân xâm lược nào???
Một vấn đề rất nguy hiểm trên toàn cõi VN là hiện nay lợi dụng việc xây dựng phát triển dự án kinh tế người ta sẵn sàng xóa bỏ di tích lịch sử và thay đổi nội dung chứng tích. Mục đích rất rõ ràng.
Bức ảnh được dùng để xuyên tạc rằng "đục bỏ bia chống tàu", hãy nhìn phía trái, thể hiện công trường đang xây dựng nên bia phải phá dỡ để xây dựng lại chỗ khác.


Tấm bia mới.

(Cư dân mạng) - Đã đăng về việc này cả chục lần, không ngờ cho đến tận hôm nay vẫn có nhiều người, không hiểu do vô tình hay hữu ý, ấu trĩ hay phản động mà tiếp tục đưa lên để kêu gào.

Đó là câu chuyện về một bức ảnh phế tích bia chiến thắng Khánh Khê chụp trong khoảng thời gian 2009 – 2011, từng được một số “nhà báo” đồng loạt đưa lên một số mặt báo “có mùi” hồi năm 2013 – 2014, để rồi đám phản động và lưu manh chính trị như vớ được vàng, đua nhau suy diễn, chế biến, thêm thắt để đăng khắp các trang trong và ngoài nước với luận điệu lãnh đạo Việt Nam “hèn với giặc, ác với dân, vô ơn với các liệt sỹ”…
Và năm nay, nhằm đúng dịp 17/2 bức ảnh cũ về tấm bia cũ đó lại được một vài báo cố đấm ăn xôi bới lại để ngửi. Nguy hiểm hơn khi điều đó lại được cả một số cựu chiến binh và người ngây thơ khác vội tin theo, hoang mang rồi oán trách.
Nhiều việc vốn vẫn thấy vậy mà không phải vậy, nhất là khi chúng lại bị truyền thông bất lương cắt xén, xào xáo…
Bức ảnh được dùng để xuyên tạc rằng "đục bỏ bia chống tàu", hãy nhìn phía trái, thể hiện công trường đang xây dựng nên bia phải phá dỡ để xây dựng lại chỗ khác.
Bức ảnh được dùng để xuyên tạc rằng “đục bỏ bia chống tàu”, hãy nhìn phía trái, thể hiện công trường đang xây dựng nên bia phải phá dỡ để xây dựng lại chỗ khác.
Nay không tìm lại được bản viết cũ nên viết lại để mọi người có thể một lần nữa nắm rõ hơn:

Thứ Hai, 19 tháng 2, 2018

CÓ XÁC THỰC THÔNG TIN: TBT LÊ DUẨN TỔ CHỨC CƯỚI CHO CON NGÀY 17/2/1979?; PHẢN HỒI CỦA BLOG HIỆU MINH VỀ ĐÁM CƯỚI NÀY

Phạm Viết Đào.

Một cựu chiến binh cung cấp cho chủ Blog-FB thông tin: TBT Lê Duẩn đã tổ chức đám cưới cho con đúng ngày 17/2/1979?
Chuyện TBT lo cưới xin cho con là chuyện bình thường, vì chuyện này liên quan tới đối tác thông gia nên bao giờ cũng phải bàn định từ trước đó. Hơn nữa Hà Nội cách biên giới gần nhất là Lạng Sơn hơn 150 km, do đó chuyện chiến tranh, bom đạn không mấy ảnh hưởng tới chuyện cưới xin kể cả cưới xin của con TBT Lê Duẩn…
Có điều, theo nguồn tin của CCB này cung cấp thì: trước đó TBT đã cho hỏi cặn kẽ 2 cơ quan chức năng là Bộ Tổng tham mưu và Cục tình báo quân đội xem có thể xảy ra chiến tranh, Trung Quốc có đánh Việt Nam không? Vì chuyện cưới xin của con TBT không có gì là bí mật cả. Thế nhưng các cơ quan này đều đã tham mưu, khẳng định với TBT cứ yên tâm tổ chức đám cưới cho con trong ngày 17/2/1979…
Trong khi đó thì theo Đại tá Quách Hải Lượng, từ cuối 1978, TBT Lê Duẩn đã quán triệt với cán bộ tham mưu quân sự cao cấp: Chuẩn bị sẵn sàng đối phó với 1,5 triệu quân Trung Quốc xâm lược?
Căn cứ vào thông tin này và đối chiếu với người thân của gia đình TBT Lê Duẩn, rất có thể đây là đám cưới của TS Lê Kiên Thành?
Người viết xin chuyển thông tin này tới TS Lê Kiên Thành, con trai của Cố TBT Lê Duẩn và người nhà cố TBT Lê Duẩn nhờ xác minh; Bởi vì thông tin này liên quan tới một sự kiện lịch sử trọng đại và liên quan tới chức năng nhiệm vụ của một số cơ quan quan trọng của Bộ Quốc phòng…
Xin sẵn sàng cải chính và cáo lỗi gia đình TBT Lê Duẩn, cộng đồng cư dân mạng nếu thông tin mà CCB đã cung cấp là không chuẩn xác!

P.V.Đ.



Ngày 17-2-1979 bạn ở đâu?



Không thể nào quên.
Chiều tối nay ở DC (sáng 17-2-2014 ở Hà Nội), tôi vào VNN thấy một bài viết ngay trang đầu tiên “Chiến tranh biên giới: Không thể quên lãng”. Trong bài có phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương, cựu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và phần cuối tổng kết cuộc chiến.
Thanh Niên online cũng có vài bài, “Mười bảy tháng hai”, rồibài viết của anh Lê Kiên Thành, con trai của TBT Lê Duẩn, nhân kỷ niệm 35 ngày cưới, đúng vào ngày 17-2-1979.
Thế là may lắm, vì các báo vẫn đăng bài. Cảm ơn các tòa soạn dũng cảm. Tòa soạn Cua Times cũng đăng bài theo cách của mình với sự đóng góp của bạn đọc.
Đoạn sau anh Kiên Thành kể khá ấn tượng
Ngày 16.2, báo động cấp 1 toàn quân được chuyển xuống cấp 3.
Sáng thứ bảy,17.2.1979, Trung Quốc tấn công trên toàn tuyến biên giới.

Lãnh đạo CSVN ở đâu trong ngày 17 tháng 2, 1979?

19-2-2018
Ảnh: TTXVN
Bức hình Phạm Văn Đồng và chụp với chủ tịch CS Campuchia Heng Samrin ngày 17 tháng 2, 1979 tại Nam Vang trong dịp Thủ tướng CS Phạm Văn Đồng và Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội CS Văn Tiến Dũng cùng phái đoàn đông đảo viên chức và tướng lãnh CS thăm Campuchia.
Trong khi Đặng Tiểu Bình chuẩn bị một cách chi tiết từ đối nội đến đối ngoại cho cuộc tấn công vào Việt Nam, các lãnh đạo CSVN vẫn tin rằng người Cộng Sản đàn anh dù có giận cỡ nào cũng không nỡ lòng đem quân đánh đàn em CSVN.
Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh Sự tại Quảng Châu nhắc lại “Trong tận đáy lòng chúng tôi vẫn hy vọng, có thể một cách ngây thơ rằng, Việt Nam và Trung Cộng từng quá gần gũi và hữu nghị, họ [Trung Cộng] chẳng lẽ thay đổi hoàn toàn với Việt Nam quá nhanh và quá mạnh như thế.”

Thư từ Thượng Đức: ông Nguyễn Văn Chi 'ăn' gì?

 Tiểu Nhi  19.2.18

Ông Nguyễn Văn Chi đã ăn gì ngoài quyền lực không kiểm soát?!? 

Vùng đất Đại Lộc (Quảng Nam) có hai địa danh đặc biệt, một là trại giam An Điềm – trại giam thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an, nơi Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa từng thụ án. Địa danh thứ hai là Thượng Đức, khu vực phía Tây, nằm trong thung lũng Hà Tân – nơi từng được coi là tiểu đồn bảo vệ căn cứ Liên hiệp quân sự Đà Nẵng.

Cựu CT Nước Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Văn Chi (Phải)
Xuất phát từ Đông Hà (Quảng Trị), phải mất 4 giờ di chuyển bằng xe ôto, tôi mới đến được Thượng Đức. Khu vực từng là tiểu đồn, từng có hệ thống phòng thủ với những kho kết hợp lô-cốt bê-tông dày 20cm đã dần biến mất. Hiện diện còn lại, chỉ là tàn tích một vùng đệm trải dầu dùng để hạ đáp máy bay trực thăng khi xưa, cũng như một cái ụ bắn đã bị san phẳng gần hết.