Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

1 NGƯỜI NHẬT NGUY CƠ BỊ TRỤC XUẤT VÌ PHÊ TBT TRỌNG KHÔNG NHÂN VĂN VỚI NHỮNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT BẨM SINH


Một người Nhật phê bình câu nói của Tổng Bí thư: “Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực”

26-6-2018
Câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tham nhũng đã được các báo trích dẫn: “Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực“, đã bị ông Hirota Fushihara, một doanh nhân người Nhật, thuộc Công ty Tư vấn Uryu & Itoga Advisory Service Vietnam, phê phán.

Hirota Fushihara, thuộc Công ty Tư vấn UIVN (URYU&ITOGA Việt Nam). Ảnh: FB nhân vật

Ông Hirota Fushihara viết: “Thứ nhất, không có lời nào như lời này không tôn trọng những người đã có khuyết tật bẩm sinh mà đã phải hy sinh sớm, chỉ sống được thời gian ngắn, hay những người đang sống mà gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, những người thân luôn chăm sóc họ theo thời gian. Đặc biệt chính sách của nhà nước về tôn trọng và bảo vệ người có khuyết tật chưa đầy đủ, một nhà chính trị địa vị cao mà sử dùng từ ngữ như vậy, tuy có thể không có ý xấu cho những người có khuyết tật bẩm sinh, nhưng là nhà chính trị, là nhà lãnh đạo thì không được phép nói như vậy.

BỊ FB PHẠM VIẾT ĐÀO CHỬI " THÈM ĂN CỨT TÀU" VÌ ỦNG HỘ LĐK 99 NĂM, GS ĐẶNG HÙNG VÕ QUAY TIẾT LỘ LIÊN DOANH VỚI TÀU CHỈ ĐỂ ĐƯỢC LẠI QUẢ 50%???

>GS. Đặng Hùng Võ: "Đặc khu kinh tế mà phải theo luật chung là tư tưởng hẹp hòi ...


theleader.vn › Leader talk
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc giao đất cho các nhà đầu tư trong đặc khu kinh tế với chu kỳ dài hơn sẽ làm cho đặc khu có nhiều bất động sản có giá trị trên thế giới nhiều hơn.

Đến khi nào Việt Nam thôi “bắt tay” với doanh nghiệp Trung Quốc?

Bộ Công Thương mới đây có văn bản gửi Thủ tướng, báo cáo phương án hợp tác đầu tư một số dự án nhà máy nhiệt điện. Theo đó, Bộ này kiến nghị Thủ tướng giao liên danh thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 (Nghệ An) thay cho Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV). Lý do là vì TKV không đáp ứng được nhu cầu vốn triển khai dự án đúng tiến độ và gặp khó khăn trong huy động vốn từ 2 nhà đầu tư là Kospo và Samtan (Hàn Quốc).

Dự án nhà máy thép 6000 tỷ liên danh với Trung Quốc đang nằm đắp chiếu
Tuy nhiên, đánh giá năng lực của liên danh Tập đoàn Geleximco – Công ty TNHH Hong Kong United (HUI) cho thấy, phương án tài chính mà Geleximco và liên danh đưa ra lại phần lớn dựa vào vốn vay từ Trung Quốc, với tỷ lệ vốn đối ứng 20% vốn chủ sở hữu và 80% vốn vay. Dự kiến lãi suất vay từ nguồn tín dụng thương mại là 10,86% một năm và quốc tế là 11,77% một năm.

VÕ VĂN KIỆT: NẾU NHƯ CHO THẰNG TÀU VÀO CẢNG SÀI GÒN, NÓ Ở LẠI KHÔNG CHỊU RA...NẾU ĐÁNH NÓ NÓ LU LOA LÊN...THẾ LÀ NÓ MANG QUÂN SANG


 CHUYỆN ĐÃ CŨ NHƯNG SỰ CẢNH GIÁC KHÔNG CŨ

Thím Ngân
Kim Ngân lạy
Ông Võ Văn Kiệt cảnh giác với Trung Quốc. 
Câu chuyện mà những người đã và đang muốn cho Trung Quốc thuê đất phải suy nghĩ: cho nó vào rồi, nó không chịu đi thì sao?
“… Võ Văn Kiệt nói:
– Tôi hỏi anh Sáu, nếu cho nó vào đây (nó = tàu của TQ), rồi nó ở lại , không chịu đi nữa, anh Sáu làm cách nào?
Lúc bấy giờ Lê Đức Thọ như mới tỉnh ra…”
… Ông Lê Duẩn: “Sáu Dân ( = Võ Văn Kiệt) có cái lý của nó. Nếu như thằng Tàu vào cảng Sài Gòn, nó ở lại, không chịu ra, chẳng lẽ ta đánh, ta bắt … nó. Lúc ấy nó lu loa lên… Thế là ta tạo cớ cho nó mang quân sang xâm lược nước ta”

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

CÁI GÌ NHÂN DÂN KHÔNG ĐỒNG TÌNH, THẬM CHÍ CĂM, GHÉT, PHẢN ĐỐI THÌ CHÚNG TA PHẢI CƯƠNG QUYẾT NGĂN NGỪA, UỐN NẮN...

Tổng bí thư: Bảo vệ những người làm báo dũng cảm chống tham nhũng

25/06/2018 18:24 GMT+7


"PHẢI BIẾT DỰA  VÀO DÂN, LẮNG NGHE DÂN, CÁI GÌ MÀ QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN HOAN NGHÊNH, ỦNG HỘ THÌ CHÚNG TA PHẢI QUYẾT TÂM LÀM VÀ LÀM CHO BẰNG ĐƯỢC; NGƯỢC LẠI, CÁI GÌ NHÂN DÂN KHÔNG ĐỒNG TÌNH, THẬM CHÍ CĂM, GHÉT, PHẢN ĐỐI THÌ CHÚNG TA PHẢI CƯƠNG QUYẾT NGĂN NGỪA, UỐN NẮN VÀ XỬ LÝ NGHIÊM SAI PHẠM”

Thưa TBT
Cái mà người dân đang căm ghét đó là việc lập ra 3 đặc khu để tạo cơ sở pháp lý cho người Trung Quốc tràn vào xâm chiếm lãnh thổ dưới dạng liên doanh, hợp tác đầu tư...
Những người Tàu này sẽ tranh công ăn việc làm với người Việt; gây ra nhiều hệ lụy xã hội...sẽ dùng tiền Tàu để làm hủ bại đội ngũ quan chức nhà nước!
Nếu TBT muốn kiểm chứng điều này, đề nghị cho tổ chức trưng cầu dân ý để xem bao nhiêu phần trăm người dân Việt thích có đặc khu kinh tế?

TTO - Phòng, chống tham nhũng là công việc hệ trọng, phải làm thường xuyên, liên tục, kiên quyết, kiên trì, tuyệt nhiên không được tự thỏa mãn với những kết quả đã đạt được… - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Tổng bí thư: Bảo vệ những người làm báo dũng cảm chống tham nhũng - Ảnh 1.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc về PCTN chiều 25-6 - Ảnh: NAM TRẦN
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống tham nhũng (PCTN) - trong phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc về PCTN chiều 25-6 tại Hà Nội đã nhận định rằng sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, công tác PCTN đã đạt những kết quả rất quan trọng, rất đáng mừng.

Đặc khu Kinh tế nhìn từ góc độ chủ quyền

25-6-2018
(Buổi hội thảo “Chống Lũ Gian Tà Bán Nước Cầu Vinh” đã được Hệ Thống Truyền Thông Cali Today tổ chức 1-5 giờ chiều ngày thứ bảy 23 tháng 6, 2018 với thành phần diễn giả gồm Thẩm phán Phan Quang Tuệ, Tiến Sĩ Đinh Xuân Quân, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, Bình Luận Gia Ngô Nhân Dụng và Trần Trung Đạo. Đưới đây là những điểm chính chép ra từ bài thuyết trình và video 10 phút phần của Trần Trung Đạo do Phóng viên Nghê Lữ thực hiện):
Đặc khu kinh tế, qua nhiều hình thức đã có từ hàng trăm năm trước chứ không phải mới có hôm nay, chẳng hạn đặc khu kinh tế Bangladesh giữa Nam Hàn và Bangladesh, đặc khu kinh tế ở Campichia, Lào v.v… nhưng vấn đề ở đây là đặc khu kinh tế giữa Việt Nam và Trung Cộng. Lý do, chỉ có tại Việt Nam mới có loại đặc khu giữa kẻ thống trị và người bị trị.

THEO GƯƠNG ĐINH LA THĂNG TỐ NGUYỄN TẤN DŨNG; ĐẶNG THANH BÌNH KHAI RA NGUYỄN VĂN BÌNH MỚI LÀ..." CHỦ XỊ"?

Ông Đặng Thanh Bình: Thống đốc là người quyết định cuối cùng!

26/06/2018 12:10 GMT+7

TTO - Đại diện cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước cho hay từ báo cáo của tổ giám sát, năm 2013 thống đốc đã có văn bản yêu cầu thu hồi các khoản giao dịch sai phạm tại VNCB trước 30-9-2013 nhưng đến nay chưa biết đã thu hồi được hay chưa.

Ông Đặng Thanh Bình: Thống đốc là người quyết định cuối cùng! - Ảnh 1.
Ông Đặng Thanh Bình tại phiên tòa - Ảnh: DUY MINH
Sáng nay, 26-6, phiên tòa xét xử bị cáo Đặng Thanh Bình - nguyên phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và đồng phạm bị xét xử về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tiếp tục ngày làm việc thứ hai. 
Trả lời đại diện VKS giữ quyền công tố về trách nhiệm của mình khi hậu quả xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB), ông Bình cho rằng mình đã thực hiện hết trách nhiệm, trong đó có cả nhiệm vụ chính trị của một đảng viên, còn người quyết định cuối cùng là thống đốc NHNN.
"Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ chính trị"
Cụ thể, về trách nhiệm là lãnh đạo NHNN, là trưởng ban chỉ đạo tái cơ cấu VNCB nhưng để Phạm Công Danh sử dụng ngân hàng như một công cụ nhằm thao túng và rút ruột ngân hàng,  ông Bình nói rằng ban chỉ đạo chỉ chỉ đạo các việc chung cùng với các cơ quan khác có liên quan. 

Có những ngân hàng tái cơ cấu thành công thì có thể coi việc tái cơ cấu là thành công so với mục tiêu đề ra. "Riêng đối với Ngân hàng Đại Tín (sau này là VNCB) khi thực hiện nhiệm vụ của mình thì ban chỉ đạo không chỉ đạo cụ thể những vấn đề tái cơ cấu. Do đó, trách nhiệm của lãnh đạo NHNN" - ông Bình trình bày. 

Chuyên gia: Cần chấm dứt "đổi đất lấy hạ tầng" ở những nơi như Hà Nội

Dân trí GS. Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, ở những nơi phát triển như Hà Nội và TP.HCM nên chấm dứt việc đổi đất lấy hạ tầng, thay vào đó sử dụng cơ chế đấu giá đất, lấy tiền để xây dựng hạ tầng.
 >> Dự án BT đổi đất lấy hạ tầng: Kém minh bạch, dễ bị nhóm lợi ích lợi dụng
 >> Hà Nội: Loạt dự án nghìn tỷ xây dựng theo hình thức BT “đổi đất lấy hạ tầng”
 >> BT đổi đất lấy hạ tầng: Từ sáng kiến đến án kỷ luật vì tham nhũng

Chuyên gia cho rằng đất phải được đấu giá, còn hạ tầng thì lấy tiền đấu giá để xây.
Chuyên gia cho rằng đất phải được đấu giá, còn hạ tầng thì lấy tiền đấu giá để xây.
Thời gian vừa qua, Hà Nội tiếp tục triển khai khá nhiều dự án theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao). Tuy nhiên, liên quan đến hình thức này, các báo cáo của cơ quan kiểm toán, thanh tra đã chỉ ra vô số bất cập, sai phạm tại nhiều dự án. Nhiều chuyên gia cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại đối với hình thức này.

SỐ PHẬN VIỆT NAM LỆ THUỘC VÀO TRUNG QUỐC ĐÃ " AN BÀI"

Số phận Việt Nam đã được Trung Cộng biến thành kẻ lệ thuộc là chủ đề mà thời gian gần đây được giới trí thức và những người quan tâm đến hiện tình đất nước bàn luận nhiều hơn với nhiều lý lẽ cho đây là một vấn đề đã an bày từ trước…

Dưới áp lực phản đối quyết liệt và rầm rộ của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đã khiến Quốc hội CS Việt Nam khóa XIV-kỳ họp thứ 5 buộc phải tạm hoãn thời gian thông qua dự thảo Luật Đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, chuyển sang quyết định vào kỳ họp thứ 6. Điều này có nghĩa là dự thảo Luật Đặc khu vẫn có thể được Quốc hội CS Việt Nam khóa XIV thông qua chứ không đóng lại. Người dân Việt Nam quá biết Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc là những nơi người Trung Quốc tập trung đông, vì lẽ này nếu như dự thảo luật Đặc khu thông qua với những chính sách ưu đãi về thuế và khoảng thời gian thuê đất kéo dài đến 99 năm thì chẳng khác gì tăng thêm cơ hội đẩy mạnh di dân của nhà cầm quyền Trung Cộng sang Việt Nam đến những Đặc khu này để ổn định sinh sống, biến thành nơi tự trị của người Trung Quốc trên đất nước Việt Nam.

Một sự thật nữa mà người dân Việt Nam cũng đã biết khá nhiều đó là không chỉ Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc mới là những nơi người Trung Quốc tập trung đông mà còn ở nhiều vùng khác trên đất nước Việt Nam, đáng nói là trong những vùng này có những vùng thuộc trọng điểm quốc phòng mà người Việt Nam muốn đặt chân đến cũng khó nhưng vẫn được nhà cầm quyền các cấp của CS Việt Nam ký cho người Trung Quốc thuê.

PHÓ BAN TUYÊN GIÁO VŨ NGỌC HOÀNG BÀN VỀ LUẬT ĐẶC KHU VÀ KHÁI NIỆM " NHẠY CẢM"...

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

"Nhiều việc bị lấy cớ là 'nhạy cảm' để không minh bạch thông tin"

 "Ở Việt Nam còn rất nhiều việc chưa được minh bạch, kể cả việc nhỏ và việc lớn, kể cả những chủ trương, quyết định và những vụ việc tiêu cực, tham nhũng, sai lầm. Nhiều việc được cho là “nhạy cảm” để lấy cớ đó  không minh bạch thông tin.
LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu Phần 2 bài viết mới nhất của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, xung quanh một vấn đề mà ông luôn trăn trở - quyền lực và kiểm soát quyền lực.
Trong phần 1, tôi đã nói về lý do phải kiểm soát quyền lực. Trong phần 2 này, tôi xin góp bàn về quyền lực cần được kiểm soát như thế nào, bằng cách nào?
'Nhiều việc bị lấy cớ là 'nhạy cảm' để không minh bạch thông tin'
Ông Vũ Ngọc Hoàng. Ảnh: Nhật Minh/ Vnexpress
Trước tiên phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. Lời ấy không phải là hô khẩu hiệu, mà phải được thấm sâu trong hệ thống chính trị và trong cộng đồng nhân dân. Mọi người phải ý thức rõ ràng và đầy đủ về quan điểm ấy, thường xuyên thể hiện bằng hành động thực tế.

NHỮNG LỜI “CHÉM ĐINH CHẶT SẮT ”, SẮC LẠNH KIM TIỀN NÓI VỀ LUẬT ĐẶC KHU

La Quán Cơm sưu tầm, Quý vị bổ sung thêm…

Nghe đồn cha mẹ anh hiền
Cắn cơm không vỡ cắn tiền ( Tàu) vỡ tan...
( Ca dao)

Trong tay sẵn có đồng tiền
Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì?
( Nguyễn Du)

TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Trao đổi với cử tri về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc và Luật An ninh mạng, trong đó xảy ra việc 
biểu tình, những phần tử phá hoại đã lợi dụng lòng yêu nước của người dân để kích động gây rối, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, cơ quan chức năng đang tập trung chấn chỉnh, khắc phục hậu quả và xử lý nghiêm minh những kẻ cầm đầu chống đối đã kích động gây rối.
Tổng Bí thư cũng đánh giá cao Thành phố Hà Nội đã làm tốt việc bảo đảm an ninh trật tự.
Tổng Bí thư cho biết đã có chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế từ rất lâu, từ những năm 90 của thế kỷ trước với tinh thần học tập kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài, thí điểm cơ chế mới...
Đây là vấn đề khó, mới, nhạy cảm nên phải rất thận trọng.
Có chủ trương rồi nhưng làm thế nào cho hiệu quả, vừa phát huy được sức mạnh trong, ngoài nước vừa giữ được độc lập chủ quyền quốc gia.
Đó là chủ trương nhất quán… Quốc hội, Chính phủ đã làm rất thận trọng, xem xét thông qua dự án luật nhưng có một số ý kiến đóng góp, Quốc hội đã tiếp thu, dân chủ và quyết định dừng lại, lắng nghe thêm ý kiến để hoàn thiện.
Tuy nhiên, Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc được quyết định dừng từ ngày 8/6 nhưng ngày 10/6 vẫn xảy ra chuyện biểu tình phản đối luật, điều đó chứng tỏ có ý đồ khác.
Theo Tổng Bí thư, trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc có nhiều ý kiến băn khoăn là thời hạn cho thuê đất 99 năm.
 Luật Đất đai hiện hành quy định cho thuê đến 70 năm, còn đây là luật về đặc khu nên dự kiến ban đầu là không quá 99 năm với trường hợp đặc biệt và sẽ phải qua nhiều quy định, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì mới được làm.

Theo Tổng Bí thư, bản chất sâu xa là các đối tượng đã xuyên tạc sự thật, kích động lòng yêu nước chân chính của nhân dân để âm mưu việc xấu, trong đó có bàn tay của những phần tử phá hoại, không loại trừ yếu tố nước ngoài.