Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

NHỮNG KẼ HỞ, RỦI RO TIỀM ẨN TRONG “LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC”

Phạm Viết Đào.

Quốc hội đang thảo luật về “LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC” ( Xin viết tắt là LĐK); Đây là một bộ luật quan trọng vì liên quan tới chủ quyền, an ninh quốc gia và tài nguyên đất nước và liên quan tới nhân tố Trung Quốc. Nhân tố Trung Quốc đang là một thách thức, một bài toán hóc hiểm mà thế giới văn minh đang phải tìm đáp án để hóa giải nó.
Bắt đầu từ hôm nay, Blog-FB mở diễn đàn mở trao đổi, bàn bạc về LĐK… Rất mong nhận được ý kiến tham gia của cộng đồng cư dân mạng…
Blog-FB Phạm Viết Đào sẽ lần lượt phát biểu chính kiến, những băn khoăn, lo lắng của bản thân mình về các điều luật của bộ LĐK. Đây là ý kiến của cá nhân, do đó không tránh khỏi chủ quan, phiến diện do trình độ, kiến thức và góc nhìn của người viết…
Blog-FB Phạm Viết Đào sẵn sàng đăng lại các ý kiến phản biện, phản bác LĐK để mọi người có điều kiện tiệm cận minh bạch “chiếc bánh Đặc Khu” …
Chiếc bánh ĐK thật sự đang làm nóng đầu biết bao nhóm lợi ích quyết hy sinh đời con cháu để kiếm tiền cho đời bố phè phỡn, đánh bạc…

Bài 1: ĐẶC KHU VÂN ĐỒN VÀ NHỮNG ĐIỀU KHOẢN LIÊN QUAN TỚI TRUNG QUỐC
1- Vị trí địa lý:
Vân Đồn là một huyện đảo miền núi nằm ở vị trí tiền tiêu phía Đông Bắc của Tổ quốc, có hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ với diện tích đất tự nhiên là 551,33km2, chiếm 9,3% diện tích toàn tỉnh Quảng Ninh, phần vùng biển rộng 1.620km2, hợp thành bởi hai quần đảo Cái Bầu (Kế Bào) và Vân Hải. Trong đó, đảo Cái Bầu là rộng nhất 17.212ha, gồm thị trấn Cái Rồng và 6 xã. Với toạ độ từ 20o40’ đến 21o12’ vĩ độ Bắc và từ 107o19’ đến 107o42’ kinh độ Đông.

Huyện lỵ là thị trấn Cái Rồng trên đảo Cái Bầu cách thành phố Hạ Long gần 50km, cách Cửa Ông 7km; phía Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà; phía Tây giáp thành phố Cẩm Phả, ranh giới là lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn; phía Đông giáp vùng biển huyện Cô Tô; phía Nam giáp vịnh Hạ Long và vùng biển Cát Bà (Hải Phòng).
2- Địa hình: Vân Đồn có ít sông ngòi, núi có nhiều nhưng không cao, mà chủ yếu là núi đá vôi. Các đảo lớn gần đất liền có núi cao trên 300m, các đảo nhỏ và xã chỉ có núi cao dưới 200m. Địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Độ cao trung bình là 40m so với mặt biển; độ dốc trung bình 25o, ít bằng phẳng và thường bị chia cắt. Do địa hình đảo nên toàn huyện không có sông mà chỉ có suối. Có hai hồ nhỏ là hồ Voòng Tre và hồ Mắt Rồng.
3- Diện tích:
Huyện Vân Đồn có diện tích đất tự nhiên 55.133ha, gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó hơn 20 đảo có người ở. Lớn nhất là đảo Cái Bầu rộng 17.212ha, trong đó có thị trấn huyện lỵ và 6 xã. Vùng đảo xa trải rộng gồm 5 xã. Các đảo đều có địa hình núi. Núi thường chỉ cao 200- 300m. Núi Nàng Tiên ở đảo Trà Bản (Bản Sen) cao 450m, núi Vạn Hoa ở đảo Cái Bầu cao 397m.
4- Dân số (2006): 41.081 người; Mật độ dân cư: 74 người/km2.
Kinh tế xã hội:
Ông Nguyễn Duy Hưng, nguyên Bí thư tỉnh uỷ Quảng Ninh, ví Vân Đồn như một hòn ngọc thô bị lãng quên, với các tiềm năng chưa được đánh thức.
Theo ông Hưng, Vân Đồn có rất nhiều thuận lợi về vị trí, cảnh quan và cơ hội để trở thành đầu tàu kinh tế không chỉ của Quảng Ninh mà cả đất nước.
Về vị trí, Vân Đồn nằm cách không xa trung tâm Hạ Long. Khách đến với Hạ Long có thể di chuyển kéo dài chuyến đi đến Vân Đồn khá dễ dàng. Từ địa phương này cũng có thể kết nối với các trung tâm như Cẩm Phả, Móng Cái…
Vân Đồn lại có vị trí đặc biệt quan trọng tại Vịnh Bắc Bộ, có thể là cửa ngõ đường bộ hoặc đường biển của Trung Quốc với các nước ASEAN. Vùng đất này cũng nằm rất gần các trung tâm kinh tế của Trung Quốc như Quảng Đông, Hong Kong, Thâm Quyến… Điều này có thể thu hút vốn cũng như du khách đến với Vân Đồn.
Về cảnh quan, Vân Đồn sở hữu vịnh Bái Tử Long đẹp không thua kém vịnh Hạ Long. Ngoài ra, còn có hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ với cảnh quan thiên nhiên đẹp. Nhiều hòn đảo không có người ở.
Hiện tại, tỉnh Quảng Ninh đã lựa chọn Tập đoàn Sun Group là nhà đầu tư chiến lược, thực hiện những dự án trọng điểm, quy mô lớn tại Vân Đồn. Một số dự án lớn đang triển khai là: Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (3.900 tỷ đồng - giai đoạn 1), dự án khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn 1 (4.800 tỷ đồng), dự án khu dịch vụ, hậu cần cảng hàng không, dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn (trong đó có hạng mục Casino - trị giá khoảng 2 tỷ USD)… Tổng số vốn mà Sun Group đăng ký đạt trên 58.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, một lãnh đạo của Tập đoàn FLC cho biết cũng đang lập dự án bao gồm nhiều hạng mục đầu tư vào Vân Đồn. Cụ thể, doanh nghiệp này sẽ đầu tư các công trình: Khu nghỉ dưỡng resort, khách sạn 5 sao, trung tâm hội nghị quốc tế, casino, sân golf, vườn thú safari, bảo tàng, khu làng nông nghiệp cộng đồng, thư viện… tại đảo Ngọc Vừng và Vạn Cảnh.
Tổng mức đầu tư các dự án của FLC (bao gồm 2 khu tại đảo Ngọc Vừng và Vạn Cảnh) dự kiến khoảng 2 tỷ USD. Tổng diện tích dự án là 4.000 ha (2.500 ha tại đảo Vạn Cảnh và 1.500 ha tại đảo Ngọc Vừng).
Doanh nghiệp này còn cho biết đang triển khai quy hoạch tổng thể và tiến hành công tác giải phóng mặt bằng tại Vân Đồn trên diện tích 1.700 ha…”
Từ thực trạng trên, xin được dẫn “Điều 16. Ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu” của LĐK để trao đổi và nêu sự quan ngại:
1. Tại đặc khu Vân Đồn ưu tiên phát triển các ngành, nghề: công nghệ cao; công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; du lịch và công nghiệp văn hóa; cảng hàng không, cảng biển, thương mại.
Danh mục ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu Vân Đồn được quy định tại Phụ lục 1 của Luật này.”
Phụ lục 1:
“CẢNG HÀNG KHÔNG, CẢNG BIỂN, THƯƠNG MẠI
1. Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không quốc tế với quy mô vốn tối thiểu 5.000 tỷ đồng; kinh doanh vận tải hàng không; logistics với quy mô vốn tối thiểu 110 tỷ đồng.
2. Đầu tư kinh doanhdịch vụ thương mại quốc tế với quy mô vốn đầu tư tối thiểu 1.000 tỷ đồng; đầu tư kinh doanh dịch vụ tài chính quốc tế với quy mô vốn đầu tư tối thiểu 1.000 tỷ đồng.
3. Xây dựng và kinh doanh cảng biểnhàng hoá và hành khách quốc tế có vốn đầu tư tối thiểu 3.000 tỷ đồng.
4. Xây dựng và kinh doanhtrung tâm giải trí có thưởng quốc tế quy mô tối thiểu 1.000 tỷ đồng.”
( Mục IV Phụ lục 1)
Trong khoản 1, mục IV có đề cập tới thuật ngữ LOGISTICS, vậy LOGISTICS là gì?
Điều 233 Luật thương mại viết:
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
Logistics là tên gọi của dịch vụ logistics trong khoảng thời gian đầu cụm từ này mới xuất hiện tại Việt Nam. Hiện nay, ngay tại VN, hầu hết những nhà chuyên môn đều đồng ý rằng dùng từ “hậu cần” để giải thích logistics vẫn chưa thực sự nhận thức được đầy đủ ý nghĩa về từ logistics hiện đại và do vậy giải pháp là hãy cứ để nguyên từ logistics trong ngôn ngữ nước ta, cũng như marketing, container…”
Vân Đồn cách biên giới Trung Quốc trên 100 km.Theo lời của ông Nguyễn Duy Hưng, nguyên Bí thư tỉnh uỷ Quảng Ninh:” Vân Đồn lại có vị trí đặc biệt quan trọng tại Vịnh Bắc Bộ, có thể là cửa ngõ đường bộ hoặc đường biển của Trung Quốc với các nước ASEAN. Vùng đất này cũng nằm rất gần các trung tâm kinh tế của Trung Quốc như Quảng Đông, Hong Kong, Thâm Quyến… Điều này có thể thu hút vốn cũng như du khách đến với Vân Đồn…”
Liệu chúng ta cố sống, cố chết lập ra một đặc khu, chắc chắn sẽ thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc vào để rồi trở thành một cơ sở hậu cần cho hàng hóa Trung Quốc tạm nhập, tái xuất sang các nước khác. Làm việc này Việt Nam tự nguyện làm thân phận của con lạc đà, những chú lừa gùi hàng qua sa mạc?
Điều băn khoăn ở đây là: Sangapo là một quốc đảo, không có tiềm năng về đất đai, khoáng sản, ăn nên làm ra, giàu có phần lớn nhờ kinh doanh cái kiều LOGISTICS? Để thu được hiệu quả mô hình này, Sangapo xây dựng được một nền hành chính công lành mạnh, do đó mà hạn chế, ngăn chặn được tình cảnh “ ông đồng ( nhà nước) ăn một, bà cốt ( các nhóm lợi ích) ăn hai
Mặt khác, khách hàng qua lại làm ăn với LOGISTICS phần là khách hàng Mỹ, Tây Âu, Nhật, Hàn Quốc…là những khách hàng có lối kinh doanh sạch, đứng đắn, ít gian manh luôn trọng chữ Tín. Còn nếu xây dựng Vân Đồn thành đặc khu LOGISTICS cho Tàu thì chúng ta có tin được các doanh nghiệp Trung Quốc không gian manh biển lận ?
Hàng hóa Trung Quốc, nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển theo chiến lược xuất khẩu; Chính vì thế nên tiềm ẩn nhiều rủi ro vì lý do chính trị và vì chất lượng và thương hiệu. Trung Quốc hiện là một thế lực kình địch với nhiều trung tâm chính trị-kinh tế-quân sự của thế giới văn minh…
Vậy Việt Nam chấp nhận cùng hội cùng thuyền với cái đám cờ gian bạc bịp này để rồi chung chịu rủi ro, cạm bẫy khi nền hành chính công Việt Nam là một trong những nền hành chính nhơ nhuốc nhất toàn cầu; Đám quan chức, công chức Việt Nam đa phần toàn bọn ăn hại, đái nát, tham ăn tục uống…
Khi ném cho chúng nó cái bánh ĐK lập tức chúng thành cú thành cáo cả lũ khi cơ chế kiểm soát ở đây theo Điều 25. Thủ tục đăng ký thực hiện các hình thức đầu tư khác:”b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế có trụ sở chính tại đặc khu…” Nghĩa là người nước ngoài, tức người Trung Quốc quyết định mọi quyết sách, từ đồng tiền hạt gạo tới tiếng nói.
Như vậy, với cơ sở pháp lý như trên rất dễ biến Vân Đồn thành thành đặc khu của đám ma cô bắt tay với những Ba Tàu quỷ quyệt. Không mấy chốc Vân Đồn thành Crime như nhiều người đã dự đoán!
Hơn ai hết, Quảng Ninh đã từng hiểu hệ lụy của vụ nạn kiều người Hoa 1977-1978; Chỉ cần mấy ông Ba Tàu ở Vân Đồn bị hắt hơi sổ mũi vì lý do không đâu, lập tức Trung Quốc sẵn sàng xua cả triệu quân sang để giải cứu?
Lúc đó lại phải tổng động viên con em nông dân ăn đói mặc rách ra để mà xả thân đánh đuổi giặc Tàu xâm lược?
P.V.Đ.
( Còn nữa…)







Không có nhận xét nào: