-
Ngày xưa vua Đinh, vua Lê thương dân như con, lo an dân và quan tâm đến ngân khố quốc gia chứ không như bây giờ, các cán bộ Ninh Bình chỉ biết làm nghèo, làm cạn kiệt ngân sách nhưng lại làm giàu cho Tập đoàn Xuân Thành và chẳng coi dân ra gì. Nói ra thì Ninh Bình là một tỉnh rất kỳ lạ! Báo chí hay viết về những biệt phủ hoành tráng liên tục mọc lên ở xứ này. Nhưng kỳ lạ nhất là cách Ninh Bình xài ngân sách khi hàng loạt các công trình đội vốn tính bằng nhiều nghìn tỉ.
Kết luận của Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ về việc đội vốn ở Ninh Bình chỉ có thể dùng từ “táng tận lương tâm” để hình dung. Ví dụ dự án nạo vét sông Sào Khê có tổng mức đầu tư 72 tỉ đồng đã vọt lên 2.595 tỉ đồng, bội chi “chỉ” 2.523 tỉ đồng. Dự án Nạo vét sông Đáy vốn cũng từ ngân sách nhà nước là 2.078 tỷ đồng. Nay mức đầu tư của dự án đã được điều chỉnh thành 9.720 tỷ đồng, tăng “chỉ” 7.642 tỷ. Số tiền bội chi riêng 2 dự án này đã là 10.165 tỉ đồng.
Là 10.165.000.000.000 VND. Nó tương đương với 203.300 căn nhà tình thương. Nó có thể quy đổi ra 50.825 cây cầu dân sinh, loại 200 triệu đồng/cầu. Nó ngang với 677.666.666 kg gạo loại tốt để cứu đói. Nó đủ thực hiện được 10.165.000 cuộc phẫu thuật mổ mắt nhân đạo… Và, nó cũng tương đương với rất nhiều, rất nhiều biệt phủ hoành tráng nguy nga liên tục mọc lên ở xứ sở này thời gian vừa qua.
ĐBQH Bùi Văn Phương (đoàn Ninh Bình) biện minh về dự án Sào Khê của tỉnh nhà đội vốn từ 72 tỷ đồng lên gần 2.600 tỷ đồng: Ban đầu mục tiêu là nạo vét sông phục vụ thủy lợi tưới tiêu sản xuất nông nghiệp nhưng vì sông Sào Khê chảy qua khu vực cố đô Hoa Lư nơi bến sông ngày xưa vua Lý Công Uẩn dời kinh đô ra Hà Nội. Tuy nhiên, sau đó dự án điều chỉnh với 4 mục tiêu là sản xuất nông nghiệp, tôn tạo cố đô Hoa Lư, tạo nền tảng một bước để Tràng An được công nhận là di sản thế giới, phục vụ cho giao thông thủy, phục vụ cho các công trình để phát triển du lịch. Chính vì yêu cầu đó, dự án được điều chỉnh lại.
Trước đó, Bí thư tỉnh này cũng là ĐBQH phát biểu rằng do cơ chế nên mới đội vốn khủng khiếp như vậy. Nhưng cách lý giải của ông Phương: “Nguồn vốn ở đây không phải là toàn bộ vốn ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước trong dự án này chỉ có khoảng 1.400 tỷ đồng…” thì không thể chấp nhận được. Không hiểu ông này có biết “chỉ có 1.400 tỷ đồng” là 2.500 điểm trường mầm non khang trang cho trẻ em vùng sâu vùng xa, 3.000 căn nhà tình thương mà bao gia đình nhà tranh vách lá mong ước, 140.000 tấn gạo không ít gia đình chờ mong ngày giáp hạt…?
Dự án Sào Khê với chi phí ban đầu 72 tỷ đồng đã là nhiều cho một dự án chỉ phục vụ nông nghiệp, tưới tiêu. Vậy mà nó đội vốn lên 2.600 tỷ đồng, khủng vậy mà mấy quan tỉnh cho là hợp lý vì dòng chảy qua nơi vua ở, làm có cái để đời sao? Mà dự án chưa thấy mang lại lợi ích gì cho dân trong vùng, chỉ thấy cạp tiền ngân sách.
Năm 2017, tổng thu của Ninh Bình chỉ 8.700 tỷ đồng nhưng nhiều dự án do Tập đoàn Xuân Thành được chỉ định thầu đã đội vốn lên hơn 12.000 tỷ đồng. Chưa thấy Ninh Bình đóng góp cho ngân sách, toàn ngả tay xin tiền mà dự án nào cũng đòi làm hoành tráng vì có vua. Còn nữa, vì sao các quan ở Ninh Bình lại mê mẩn Tập đoàn Xuân Thành, luôn chỉ định thầu cho nó bất chấp quy định pháp luật?
Thanh tra Chính phủ từng chỉ ra sai phạm trong chỉ định thầu cho Tập đoàn Xuân Thành làm dự án nạo vét sông Đáy làm đội vốn lên hơn 7.600 tỷ đồng (dự án ban đầu vốn chỉ cần 2.078 tỷ đồng sau đó đội lên 9.720 tỷ đồng) gần bằng “niềm tự hào tổng thu ngân sách của tỉnh” năm 2017, nhưng quan chức tỉnh Ninh Bình vẫn bất chấp, vẫn tiếp tục cho Tập đoàn Xuân Thành “hút máu” ngân sách.
Nếu có “cạp” ngân sách tiền thuế của dân để ăn thì cũng đừng lấy vua lấy chúa ra để biện minh, như vậy là rất hỗn xược.
Hai dự án này được UBND tỉnh Ninh Bình chỉ định Tập đoàn Xuân Thành thực hiện. Tập đoàn này là ai mà dự án nào lớn ở Ninh Bình cũng được chỉ định thầu? Chỉ định mà không qua đấu thầu là chỉ định trái với luật. Trái luật nhưng bà Bí thư tỉnh ủy Ninh Bình lại nói là do “cơ chế”. Đổ thừa “cơ chế” song lại bị báo chí chỉ ra “nhiều bất thường trong quyết định của Tỉnh uỷ Ninh Bình”. Ví dụ cái bệnh viện có tổng vốn đầu tư 2.600 tỉ đồng xây xong còn chưa có ĐTM (đánh giá tác động môi trường).
Nhiều điều bất thường đến mức tổng vốn ngân sách đội lên ở Ninh Bình lên tới 12.000 tỉ đồng mà chẳng có ai chịu trách nhiệm! 12.000 tỉ là hơn 10% của 115.000 tỉ bội chi ngân sách cả nước trong năm 2017. Xài ngân sách như Ninh Bình thì đất nước này không mạt mới lạ!
Phú Yên phá hơn 1.000ha rừng đã thấy kinh khủng lắm rồi. Phá ngân sách như Ninh Bình thì khác gì cướp tài sản (ngân sách từ thuế dân) của Quốc gia? Không lẽ Ninh Bình là một “vương quốc” riêng để muốn làm gì thì làm? Hiến định và pháp luật Việt Nam và các kết quả thanh tra, kiểm toán của Chính phủ mà không đưa được những kẻ dùng ngân sách vô đạo và trí trá như vậy “vào lò” thì còn chi công đạo?
Giặc nội xâm mà không trị, thì chỉ có mất nước sớm!
(FB Mai Quốc Ấn / Ngọc Bảo Châ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét