Một số nền kinh tế đang phát triển rất hối tiếc về quyết định nhận các khoản vay của Trung Quốc. Do họ đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ và thường xuyên phải đối diện với những cuộc biểu tình đã bùng phát do tình trạng thất nghiệp tràn lan.
Nếu có một thứ mà giới lãnh đạo Trung Quốc thực sự vượt trội thì đó chính là việc sử dụng công cụ kinh tế để gia tăng lợi ích địa chính trị của đất nước mình. Thông qua sáng kiến “Một vành đai, một con đường” trị giá 1 nghìn tỷ USD, Trung Quốc đang hỗ trợ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển nằm ở các vị trí chiến lược, thường là bằng cách cung cấp các khoản vay khổng lồ cho chính phủ các nước này. Từ đó, các nước ngày càng sa vào bẫy nợ khiến họ trở nên dễ bị chi phối trước ảnh hưởng của Trung Quốc.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với SBS, cựu thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad đã chỉ trích đương kim thủ tướng Najib Razak đã để Trung Quốc đầu tư ồ ạt, gây quan ngại về một loại hình thuộc địa hóa.
Cựu thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad
Trung Quốc và chiến lược ngoại giao bẫy nợ
Trong suốt 22 năm nắm quyền, cựu thủ tướng Mahathir Mohamad đã để lại nhiều di sản cho thế hệ sau, một trong số đó là dự án rất được ông yêu thích, tòa tháp đôi Petronas, biểu tượng của Kuala Lumpur.
Trong một bài phỏng vấn độc quyền với SBS, vị cựu thủ tướng nay đã 91 tuổi nói rằng, ông đang lo ngại về những loại hình đầu tư gần đây, cụ thể đó là đầu tư từ Trung Quốc.
“Thế nào gọi là xâm lăng? Đó là khi quốc gia đi kiểm soát một quốc gia khác, điều đó gọi là xâm lăng. Xâm lăng có thể bằng hình thức chiến tranh, nhưng ở đây, nhưng ở đây người ta dùng tiền. Họ có tiền. Họ có điều kiện để đầu tư, để mua bất động sản, mua đất đai và xây nhiều thành phố cho họ ngay tại Malaysia. Cho nên, những kiểu đầu tư như vậy chính là một cuộc xâm lăng, một kiểu thuộc địa hóa.”
Chẳng hạn, cơ sở hạ tầng làm bằng tiền vay Trung Quốc bị Trung Quốc thuê lại nhằm thanh toán khoản vay ban đầu.
Năm 2017, một cảng biển không sinh lời của Sri Lanka được xây bằng khoản vay hàng tỷ USD từ Trung Quốc đã được chính phủ nước này cho các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc thuê trong 99 năm để giúp trả khoản nợ của đất nước.
Sri Lanka đã vay Trung Quốc 8 tỷ USD đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng và không đủ khả năng trả nợ, năm ngoái Sri Lanka đã phải chấp nhận cho Trung Quốc thuê cảng chiến lược Hambantota 99 năm.
Hoàn toàn có khả năng những cảng đó sẽ chuyển từ hoạt động thương mại sang đón các tàu hải quân thỉnh thoảng viếng thăm, sau đó đến các hoạt động hỗ trợ nhân đạo rồi cuối cùng có thể trở thành một căn cứ quân sự
Sam Parker học giả Đại học Havard
Còn học giả Gabrielle Chefitz nói:
Bắc Kinh sử dụng các dự án hạ tầng trên Biển Đông để phá vỡ bất kỳ sự phản đối nào đối với tham vọng của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp này.Nhiều khoản nợ được Trung Quốc cấp dưới sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc với mục tiêu được họ khẳng định là giúp các nước phát triển cảng biển, đường sắt và các hạ tầng khác trên khắp châu Á, châu Âu và châu Phi.Những khoản nợ dưới sáng kiến này cùng với những khoản cho vay phát triển khác của Trung Quốc có hình thức rất khác so với những chương trình trước đây của Mỹ như Kế hoạch Marshall.Kế hoạch Marshall chủ yếu là các khoản vay, còn Trung Quốc cho vay tiền nhưng muốn nhận lại điều gì đó.Và do quan hệ giữa nhà nước với các công ty sở hữu nhà nước của Trung Quốc nên họ có thể nhận lại những thứ không chỉ đơn thuần là kinh tế mà còn mang bản chất chiến lược… như phủ quyết trong ASEAN hoặc một lá phiếu ở Liên hợp quốc.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong chuyến công du châu Phi hồi tháng 3/2018 cũng đã thẳng thừng nói rằng “Trung Quốc khuyến khích sự phụ thuộc bằng các hợp đồng mập mờ, cho vay kiểu săn mồi và các thỏa thuận tham nhũng; đẩy các nước sa lầy vào nợ nần và hạ thấp chủ quyền, từ bỏ tăng trưởng bền vững và dài hạn”.
Chuyên gia Brahma Chellaney, nhà phân tích Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách New Delhi của Ấn Độ, trong một bài bình luận trên trang Project Syndicate cho rằng,Trung Quốc đang sử dụng nợ công để uốn nắn các nước khác theo ý muốn của họ.
Năm ngoái, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã tịch thu nhiều tài sản thuộc quyền sở hữu của những người thân cận và họ hàng của Thủ tướng Najib Razak, liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng.
Sau đợt bắt bớ này, thủ tướng Najib đã chuyển hướng kết giao thân cận hơn với Trung Quốc, dù Malaysia vốn là đồng minh lâu năm với Hoa Kỳ.
Cựu thủ tướng, tiến sĩ Mahathir đã lên tiếng phê phán dự án đầu tư trị giá $100 tỷ của Trung Quốc. Đây là một dự án xây dựng một thành phố mới trên những đảo nhân tạo thuộc tiểu bang Johor của Malaysia, nằm gần biên giới với Singapore.
Mục tiêu tham vọng của dự án này là tạo ra nơi ở cho 700,000 người, và rất nhiều căn hộ ở đây đang được bán cho người mua Trung Quốc.
“Không quốc gia nào trên thế giới lại muốn có sự di dân ồ ạt như vậy. Người ta chỉ muốn chào đón khách du lịch, chào đón việc đầu tư có hiệu quả cho quốc gia. Nhưng đến đây và sống luôn ở đây thì chúng tôi không chào đón chuyện đó, hay bất cứ quốc gia nào khác cũng thế thôi, tôi tin chắc là vậy. Nếu Anh quốc hay Úc đồng ý nhận 3 triệu người Trung Quốc một lúc, tôi nghĩ người ta sẽ phản đối gay gắt.”
Chiến lược ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc như một nắm đấm thép bọc nhung. Những trường hợp kể trên, mà tiêu biểu là Sri Lanka, là lời cảnh báo về nguy cơ rơi vào bẫy nợ, về tầm quan trọng của việc xem xét chi phí thực sự trong làm ăn với Trung Quốc.
Tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét