Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

TRIỀU TIÊN XUỐNG GIỌNG, TUYÊN BỐ SẴN SÁNG ĐỐI THOẠI VỚI MỸ BẤT CỨ LÚC NÀO; Phản ứng của thế giới sau khi ông Trump giận dữ hủy họp với Triều Tiên; 4 viễn cảnh có thể xảy ra sau khi Thượng đỉnh Mỹ-Triều bị hủy bỏ

Sáng thứ Sáu 25/5 (giờ Bắc Hàn), một quan chức cấp cao của chế độ nhà họ Kim nói rằng đất nước của ông vẫn sẵn sàng đối thoại với Mỹ. Phát ngôn này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đột ngột thông báo hủy cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim đã được lên kế hoạch diễn ra vào ngày 12/6.


Bắc Hàn để ngỏ khả năng tiếp tục đàm phán với Mỹ.

Thông tấn xã Bắc Hàn (KCNA) dẫn tuyên bố của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bắc Hàn Kim Kye-gwan nói: “Chúng tôi bày tỏ sự sẵn sàng ngồi xuống đối mặt với Mỹ và giải quyết các vấn đề vào bất kỳ thời điểm nào và dưới bất kỳ dạng thức nào”.

Ông Kim Kye-gwan cho biết quyết định hủy cuộc gặp thượng đỉnh này của Mỹ thể hiện mức độ thù địch nghiêm trọng giữa Bắc Hàn và Mỹ vẫn duy trì. Do đó, ông Kim nhấn mạnh tới nhu cầu cấp bách về một cuộc hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.
Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Hàn khẳng định lãnh đạo tối cao của họ đã thực hiện nỗ lực toàn diện để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh với Mỹ và cho biết cuộc gặp Trump-Kim sẽ là một sự khởi đầu tốt.
Bất chấp tất cả những điều này, quyết định rút khỏi đàm phán đơn phương của Mỹ khiến chúng tôi phải cân nhắc lại liệu tất cả những nỗ lực và con đường chúng tôi đã thực hiện có thực sự đúng đắn hay không”, ông Kim Kye-gwan nói.
Dù vậy, quan chức ngoại giao cấp cao Bắc Hàn khẳng định Bình Nhưỡng vẫn để mở cơ hội đàm phán với Mỹ.
Cam kết của chúng tôi về việc làm hết sức mình vì hòa bình và ổn định cho thế giới và bán đảo Triều Tiên vẫn không có gì thay đổi, và chúng tôi luôn cởi mở trong việc dành thời gian và cơ hội cho Hoa Kỳ”, ông Kim Kye-gwan nhấn mạnh.
Trong một tuyên bố tại Nhà Trắng sau khi công khai thư gửi tới lãnh đạo Bắc Hàn, ông Trump đã nói rằng việc hủy bỏ thượng đỉnh này là vì “sự giận dữ khủng khiếp và thù địch công khai thể hiện trong tuyên bố gần đây nhất của các ông”.
Tổng thống Mỹ rõ ràng đề cập tới phát biểu khiêu khích của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bắc Hàn Choe Son-hui vào sáng thứ Năm 24/5 (giờ bán đảo Triều Tiên). Ông Choe đã miệt thị ông Mike Pence là “con rối chính trị” vì vị Phó Tổng thống Mỹ muốn đem kiểu tiếp cận Libya cho chương trình hạt nhân Bắc Hàn. Thứ trưởng Bắc Hàn cũng đe dọa sẽ rút khỏi hội nghị thượng đỉnh với Mỹ.
Đề cập về lý do ông Trump rút thượng đỉnh, ông Kim Kye-gwan cho hay: “Tôi muốn kết luận rằng lập trường của Tổng thống Mỹ về thượng đỉnh Bắc Hàn – Mỹ không đáp ứng mong muốn của thế giới vì hòa bình và ổn định của cả thế giới và trên bán đảo Triều Tiên. ‘Sự giận dữ khủng khiếp và thù địch công khai’ mà Tổng thống Trump đề cập chỉ là một phản ứng mạnh đối phó với phi hạt nhân hóa đơn phương được đẩy lên trước hội nghị thượng đỉnh Bắc Hàn – Mỹ đã lên kế hoạch”.
Xuân Thành (Theo Yonhap News)


Thứ Sáu, 25/05/2018 - 06:59

Phản ứng của thế giới sau khi ông Trump giận dữ hủy họp với Triều Tiên



Current Time0:04
/
Duration1:22
Auto


Dân trí Các nhà lãnh đạo, chính khách thế giới bày tỏ lo ngại sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ hủy họp thượng đỉnh với Triều Tiên.
 >> Ngoại trưởng Mỹ tiết lộ lý do cuộc gặp với Triều Tiên bị hủy
 >> Triều Tiên lên tiếng sau khi Mỹ bất ngờ hủy hội nghị thượng đỉnh
 >> Tổng thống Trump hủy cuộc gặp với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un



Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: AFP)
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: AFP)
Tổng thống Trump hủy họp vì nhiều lý do
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 24/5 bất ngờ tuyên bố hủy cuộc họp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến diễn ra vào ngày 12/6 tới tại Singapore do "sự giận dữ và thái độ thù địch" gần đây của Bình Nhưỡng.
Nhà Trắng sau đó cho biết, Tổng thống Trump quyết định hủy họp một phần là do phái đoàn Triều Tiên không tới các cuộc họp trù bị.
"Triều Tiên liên tục không giữ lời hứa khiến Mỹ quyết định hủy họp",Yonhap dẫn lời một quan chức cấp cao Nhà Trắng cho biết. "Trong chuyến thăm thứ hai của Ngoại trưởng Mike Pompeo tới Bình Nhưỡng, Triều Tiên cam kết hai bên sẽ gặp nhau tại Singapore vào tuần trước để bàn về các công tác chuẩn bị hậu cần cho hội nghị. Đoàn tiền trạm của Nhà Trắng đã đến và chờ đợi trong khi phái đoàn Triều Tiên không tới. Phía Triều Tiên không hề thông báo với chúng tôi", quan chức trên cho biết.
Cũng theo quan chức trên, giới chức Mỹ tuần qua đã ra sức liên lạc với phía Triều Tiên để chuẩn bị cho hội nghị nhưng không có hồi đáp.
Ngoài ra, Triều Tiên cam kết sẽ cho phép các chuyên gia quốc tế giám sát quá trình phá hủy bãi thử hạt nhân, nhưng cuối cùng, chỉ một nhóm phóng viên quốc tế được quan sát quá trình này.
"Triều Tiên đã không giữ lời hứa. Như vậy, chúng tôi không có đủ bằng chứng để kết luận Bình Nhưỡng đã phá hủy hoàn toàn bãi thử hạt nhân. Rất có thể các đường hầm ở đây đã được bố trí để vẫn có thể sử dụng sau này", quan chức Nhà Trắng nói.
Giới chức Mỹ được cho là cũng "phật lòng" bởi Triều Tiên chỉ trích những nhận định của Phó Tổng thống Mike Pence là "thiển cận".
Thế giới lo ngại về quyết định hủy họp Mỹ-Triều

Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters)
Ngay sau khi Tổng thống Trump tuyên bố hủy họp thượng đỉnh Mỹ-Triều, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp lúc nửa đêm với các cố vấn an ninh, lãnh đạo tình báo, Chánh văn phòng Nhà Xanh, Ngoại trưởng, Bộ trưởng quốc phòng.
"Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều không thể diễn ra vào ngày 12/6 như dự kiến", Tổng thống Moon nói. Phát ngôn viên của Tổng thống Moon cũng cho biết: "Chúng tôi đang ra sức đánh giá ý định của Tổng thống Trump và tìm hiểu xem ý nghĩa thực sự của quyết định đó".
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cũng bày tỏ quan ngại về quyết định hủy họp của ông Trump. "Tôi vô cùng quan ngại về quyết định hủy họp giữa Tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Bình Nhưỡng và Washington cần tìm một con đường cho giải trừ hạt nhân hòa bình và có thể xác minh trên bán đảo Triều Tiên".
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua cũng cho biết, Nga coi việc hủy hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều là điều đáng tiếc. Nhà lãnh đạo Nga cũng nhấn mạnh thêm rằng, ông Kim Jong-un đã làm hết sức mình để thực hiện những cam kết đưa ra.
"Ông Kim Jong-un đã làm hết sức mình để thực hiện cam kết, thậm chí là cho nổ tung một số đường hầm ở bãi thử hạt nhân, nhưng sau đó thì chúng tôi là nghe thấy thông tin Mỹ hủy họp", ông Putin nói. Ông cho biết, Nga coi hội nghị Mỹ-Triều là bước khởi đầu cho toàn bộ quá trình giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Putin khẳng định, Nga và các đối tác sẽ tiếp tục phối hợp để gắn kết Mỹ và Triều Tiên. "Chúng tôi rất hy vọng cuộc đối thoại sẽ được nối lại bởi vì nếu không có đối thoại chúng ta không thể hy vọng những bước tiến đáng kể trong việc giải quyết vấn đề vô cùng quan trọng này", ông Putin nhấn mạnh.
Thủ tướng Anh Theresa May cũng bình luận: "Chúng tôi thất vọng vì hội nghị không diễn ra theo kế hoạch. Chúng tôi cần một thỏa thuận có thể dẫn đến giải trừ hạt nhân hoàn toàn, có thể xác minh và không thể đảo ngược trên bán đảo Triều Tiên và chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các đối tác để đạt được mục tiêu này".
Minh Phương
Tổng hợp

4 viễn cảnh có thể xảy ra sau khi Thượng đỉnh Mỹ-Triều bị hủy bỏ: Không loại trừ một cuộc chiến thảm khốc

Tất Đạt | 
4 viễn cảnh có thể xảy ra sau khi Thượng đỉnh Mỹ-Triều bị hủy bỏ: Không loại trừ một cuộc chiến thảm khốc
Ảnh minh họa

Một cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên sẽ khủng khiếp hơn nhiều những gì mà đa số chúng ta có thể hình dung. Hàng triệu người có thể sẽ thiệt mạng.

LTS: Điều gì sẽ xảy ra khi Tổng thống Mỹ hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un chỉ 3 tuần trước lịch dự kiến? Bài viết của cây viết bình luận các vấn đề an ninh - quốc phòng Alex Ward (Vox, Mỹ) cho thấy một số viễn cảnh đáng sợ.
---
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không gặp mặt nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Sự đổ vỡ này một lần nữa đã đẩy Washington và Bình Nhưỡng vào thế đối đầu trực diện sau một khoảng thời gian tưởng chừng như đã đạt được sự hòa giải nhất định.
Trong bức thư gửi ông Kim vào hôm 24/5, ông Trump viện dẫn một loạt lí do để giải thích cho quyết định không tham gia cuộc gặp thượng đỉnh, trong đó bao gồm "thái độ thù địch công khai và sự tức giận ghê gớm từ phía Triều Tiên".
Nhưng trên thực tế, có lẽ có những nguyên do sâu xa khác cho sự đổ vỡ lần này.
Nguyên do đầu tiên, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đã làm Triều Tiên tức giận sau khi phát biểu hôm 14/5 rằng nước này có thể áp dụng "mô hình giải trừ hạt nhân Libya" để đóng băng và hủy bỏ hoàn toàn các chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Đây là điều Triều Tiên không dễ dàng chấp nhận, đặc biệt sau những gì xảy ra với nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi. Libya đã từng phát triển hạt nhân cho tới năm 2003. Sau đó, ông Gaddafi kí kết một thỏa thuận với chính quyền tổng thống Mỹ George W. Bush, giao nộp toàn bộ nguyên liệu hạt nhân và cho Nhà Trắng biết Libya đã lấy được các loại vật liệu hạt nhân từ đâu.
Tới năm 2011, dưới sự hậu thuẫn từ nước ngoài, phe nổi dậy chống đối chính quyền ông Gaddafi đã truy lùng và sát hại nhà lãnh đạo này. Nếu Libya vẫn giữ vũ khí hạt nhân, có thể Mỹ đã không can thiệp vào cuộc nội chiến và ông Gaddafi đã không thiệt mạng. Dường như ông Kim hiểu rất rõ bài học này.
Kelsey Davenport, một chuyên gia hạt nhân tại Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí, nhận xét: "Ông Kim Jong Un không muốn chịu số phận như ông Gaddafi: Bị lật đổ sau khi từ bỏ chương trình hạt nhân."
4 viễn cảnh có thể xảy ra sau khi Thượng đỉnh Mỹ-Triều bị hủy bỏ: Không loại trừ một cuộc chiến thảm khốc  - Ảnh 1.
Bức thư ông Trump gửi nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Điều đó dẫn tới nguyên do thứ hai gây đổ vỡ cuộc gặp thượng đỉnh: Mỹ và Triều Tiên không thể đồng thuận lẫn nhau về chương trình hạt nhân của ông Kim.
Ông Trump muốn Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân và thường xuyên lên tiếng yêu cầu ông Kim thực hiện. Nhưng Triều Tiên chưa bao giờ nói sẽ từ bỏ chương trình hạt nhân, cho dù quốc gia này có nói sẽ dừng thử tên lửa, bom hạt nhân và phá hủy bãi thử nghiệm hạt nhân.
Hay nói cách khác, ông Trump đã dồn ép Triều Tiên quá mức.
"Nếu Mỹ buộc Bình Nhưỡng phải đơn phương từ bỏ chương trình hạt nhân, chúng tôi sẽ không tiếp tục đàm phàn và sẽ cân nhắc lại quyết định tham dự cuộc gặp mặt thượng đỉnh Mỹ - Triều," Kim Kye Gwan, thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên, phát biểu ngày 16/5.
Tại thời điểm hiện tại, viễn cảnh ấy đã xảy ra. "Cuộc gặp thượng đỉnh là một quyết định vội vàng, dựa trên nền tảng những hi vọng khó có thể trở thành hiện thực," Davenport nói.
Vậy chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Current Time0:12
/
Duration2:37
Auto
Bên trong khu công nghiệp chung Kaesong của hai quốc gia bán đảo Triều Tiên. Nguồn: CNN
Từ thượng đỉnh tới chiến tranh
Trong một bài phỏng vấn gần đây, chuyên gia hạt nhân Vipin Narang đề cập tới 4 viễn cảnh, từ tốt đẹp tới tồi tệ nhất, về những gì có thể xảy ra nếu cuộc gặp ngày 12/6 bị hủy bỏ.
Trường hợp thứ nhất, cả hai bên sẽ trì hoãn cuộc gặp này bởi họ hiểu rằng còn lâu mới có thể đồng thuận trong vấn đề giải trừ hạt nhân. Tức là, Ngoại trưởng Mike Pompeo và cấp dưới sẽ có thêm thời gian để nối liền khoảng cách giữa Mỹ và Triều Tiêu. Nếu mọi vấn đề được giải quyết, các lãnh đạo sẽ ngồi vào bàn đàm phán trở lại. Đây là phương án ngoại giao theo hướng thông thường, thường thấy nhất.
Trường hợp thứ hai, Washington và Bình Nhưỡng trì hoãn gặp mặt nhưng sẽ không có thêm tiến triển gì bởi cả hai phía đã bất đồng quá sâu sắc. Dù vậy, mối quan hệ giữa hai quốc gia đã trở nên tốt đẹp hơn bởi ít nhất, Mỹ và Triều Tiên đã có những cuộc đối thoại trực tiếp.
Trường hợp thứ ba, "căng thẳng tăng nhanh như lúc mới giảm và mọi chuyện quay về năm 2017".
Điều đó có nghĩa là Triều Tiên sẽ tiếp tục thử tên lửa, và Mỹ sẽ gia tăng cấm vận. Hồi năm ngoái, ông Trump cam kết sẽ dội "lửa và thịnh nộ" lên Triều Tiên nếu nước này đe dọa Mỹ và đồng minh. Đáp lại, ông Kim thề sẽ "cho ông già Mỹ lẩm cẩm một bài học" vì đe dọa Triều Tiên.
Trường hợp cuối cùng, chiến tranh vũ trang sẽ nổ ra. Theo chuyên gia Narang, ông Trump có thể chọn phương án "giải trừ hạt nhân bằng vũ lực và lấy cuộc gặp thượng đỉnh thất bại làm bằng chứng cho thấy Mỹ không thể nào ngoại giao với Triều Tiên". Nhưng tất nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc "Mỹ đang tấn công một quốc gia hạt nhân".
Ông Narang cho rằng viễn cảnh thứ hai sẽ khả thi nhất trong khi tương lai về một cuộc chiến tổng lực là điều khó có thể xảy ra. 
Tại sao chiến tranh là lựa chọn tồi tệ nhất?
Trước khi Tổng thống Trump tuyên bố hủy bỏ cuộc gặp với ông Kim Jong Un, Ngoại trưởng Pompeo cũng từng nói thẳng rằng, nếu không có được một thỏa thuận tốt, thì nước Mỹ sẽ quay lưng.
Và thực tế đã xảy ra đúng như vậy. Nhưng điều tồi tệ là trước đó, hai bên đã dọa dẫm nhau rất căng thẳng. Thứ Hai đầu tuần này, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã tuyên bố, nếu ông Kim Jong Un không chấp nhận thỏa hiệp, thì Triều Tiên có thể nhận kết cục như Libya - hứng mưa bom từ phương Tây và cuối cùng lãnh đạo bị lật đổ bằng vũ lực. 
Điều này cho thấy viễn cảnh chiến tranh giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn còn nguyên đó.
Yochi Dreazen, một cây bút bình luận của Vox từng nhận định về viễn cảnh khủng khiếp, theo đó, ông Kim Jong Un có thể ra lệnh trút xuống thủ đô Seoul 10.000 quả rocket trong 1 phút và khiến 300.000 người Hàn Quốc thiệt mạng ngay trong ngày đầu khai chiến. Đó là chưa kể đến kho vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân rất uy lực của Triều Tiên.
Nếu ông Kim Jong Un muốn gây thiệt hại cho đối phương nhiều hơn, ông có thể huy động đến lượng vũ khí hóa học khổng lồ (được cho là kho vũ khí hóa học lớn nhất và công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Chỉ tính riêng chất độc thần kinh Sarin, một số nguồn cũng cho rằng Triều Tiên có thể đang có từ 2.500 đến 5.000 mét khối)
Và chuyên gia này kết luận: "Một cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên sẽ khủng khiếp hơn nhiều những gì mà đa số chúng ta có thể hình dung. Hàng triệu người có thể sẽ thiệt mạng."
Do đó, chiến tranh sẽ là lựa chọn tồi tệ nhất. Các chuyên gia đều hi vọng ông Trump và ông Kim sẽ chọn con đường ngoại giao để giải quyết mọi vấn đề.
Liệu ông Trump và ông Kim có còn tin vào phương án ngoại giao và chịu ngồi lại với nhau hay không, đó là câu hỏi vẫn chưa có lời đáp trong thời điểm hiện tại.
Xem thêm:

Không có nhận xét nào: