QUỐC HỘI
-------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Luật số: /QH14
| |
Dự thảo lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách
|
LUẬT
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về quy hoạch, cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và cơ quan khác của Nhà nước tại các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa), Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang); nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương ở tỉnh đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (sau đây gọi là đặc khu) là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, do Quốc hội quyết định thành lập, có cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội, có tổ chức đặc biệt về chính quyền địa phương và cơ quan khác của Nhà nước.
Khu chức năng gồm khu phi thuế quan, khu thương mại tự do, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và khu chức năng khác.
3. Khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo là khu chức năng chuyên cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật,nguồn lực, dịch vụ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, có khả năng tăng trưởng nhanh.
4. Khu thương mại tự do là khu chức năng đáp ứng các điều kiện và được áp dụng quy chế như đối với khu phi thuế quan, thực hiện các hoạt động kinh doanh, dịch vụ quy định tại Điều 29 của Luật này.
5. Nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu tư có năng lực tài chính, quản trị, có cam kết bằng văn bản trong việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, hiện đại, thân thiện với môi trường, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, gắn bó lợi ích lâu dài với đặc khu và có dự án đầu tư tại đặc khu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino với quy mô vốn đầu tư tối thiểu 44.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân theo đúng tiến độ cam kết, nhưng không quá 08 năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Dự án đầu tư kết cấu hạ tầng phù hợp với quy hoạch đặc khu, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12.000 tỷ đồng,thực hiện giải ngân trong thời hạn không quá 05 năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
c) Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển của đặc khu, có quy mô vốn đầu tưtối thiểu 6.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân trong thời hạn không quá 03 năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
d) Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch đặc khu, có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội hoặc tạo ra giá trị gia tăng đột biến tại đặc khu của công tythuộc danh sách 500 công tylớn nhất thế giới theo xếp hạng của Tạp chí Forbes của năm liền trước năm cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân trong thời hạn không quá 03 năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về phát triển đặc khu
1. Nhà nước có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút đầu tư vào các ngành, nghề ưu tiên phát triển của đặc khu; xây dựng các đặc khu theo hướng xanh - tri thức - bền vững, áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, hình thành môi trường sống văn minh, hiện đại, chất lượng cao; bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội tại đặc khu.
2. Chính quyền địa phương ở đặc khucó bộ máy quản lý hành chính tinh gọn; có thẩm quyền phù hợp, hiệu lực, hiệu quả; được áp dụng thủ tục hành chính thuận lợi, đáp ứngyêu cầu của nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân.
Điều 5. Áp dụng các luật có liên quan và điều ước quốc tế
1. Những nội dung về quy hoạch, cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và hoạt động củachính quyền địa phương và cơ quan khác của Nhà nước ởđặc khu được áp dụng theo quy định của Luật này.
2. Những nội dung không được quy định tại Luật này thì áp dụng quy định của pháp luật có liên quan; đối với chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư không được quy định tại Luật này thì áp dụng quy định của pháp luật có liên quan đối với khu kinh tế.
3. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này với các luật có liên quan về cùng một nội dung thì áp dụng quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Trường hợp các luật có liên quan được ban hành sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành có quy định thuận lợi hơn về ưu đãi đầu tư, điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư thì áp dụng quy định của các luật có liên quan.
5. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên(sau đây gọi là điều ước quốc tế) có quy định khác với quy định tại Luật này và luật khác có liên quan thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ trường hợp quy định tương ứng của Luật này và luật khác có liên quan thuận lợi hơn về ưu đãi đầu tư, điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoàiđược thành lập và hoạt động tại đặc khu.
6. Nguyên tắc áp dụng pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế quy định tại khoản 5 Điều này không được cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của Việt Nam theo các điều ước quốc tế.
Điều 6. Áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tếđối với các hợp đồngdân sự, kinh doanh, thương mại, lao động có yếu tố nước ngoài
1. Đối với các hợp đồng dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động được ký kết giữa tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên tham gia là tổ chức, cá nhân nước ngoài, các bên được thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế.
Trường hợp đối tượng của hợp đồng là bất động sản tại Việt Nam hoặc hợp đồng lao động ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, hợp đồng tiêu dùng ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Namthì áp dụng pháp luật Việt Nam.
2. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế theo quy định tại khoản 1 Điều này không được gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật và không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam.
Điều 7. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh
1. Tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu được giải quyết theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế, quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Trọng tài Việt Nam;
b) Trọng tài nước ngoài;
c) Trọng tài quốc tế;
d) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập;
đ) Tòa án Việt Nam.
3. Ngoài các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này, tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài còn có thể được giải quyết tại Tòa án nước ngoài, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế có liên quan có quy định khác.
5. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế, Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, điều ước quốc tế.
Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế, Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lậpkhông được gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật và không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam.
Chương II
QUY HOẠCH ĐẶC KHU
Điều 8. Quy hoạch đặc khu trong hệ thống quy hoạch quốc gia
1. Quy hoạch đặc khu thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, được lập trên toàn bộ không gian lãnh thổ của đặc khu.
2. Mỗi đặc khu chỉ có một quy hoạch tổng thể, được xây dựng phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, có tính kết nối với các quy hoạch khác trong hệ thống quy hoạch quốc gia.
3. Thời kỳ quy hoạch đặc khu do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề xuất của cơ quan lập quy hoạch, phù hợp với thời kỳ quy hoạch tổng thể quốc gia.
Điều 9. Nội dung quy hoạch đặc khu
1. Yêu cầu về nội dung quy hoạch:
a) Đáp ứng các yêu cầu về nội dung quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch;
b) Phù hợp với định hướng phát triển, ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu;
c) Bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của cộng đồng và nhu cầu của các nhà đầu tư tại đặc khu;
d) Bảo đảm tính cạnh tranh quốc tế của đặc khu.
2. Quy hoạch đặc khu gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của đặc khu; dự báo các yếu tố, xu hướng phát triển trong nước và trên thế giới tác động đến định hướng phát triển, ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu;
b) Quan điểm, mục tiêu và phương án phát triển của đặc khu cho từng thời kỳ;
c) Phương án phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên,phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật vàxã hội;
d) Phương án phân bố không gian cho các hoạt động kinh tế - xã hội, dân sinh, quốc phòng, an ninh;
đ) Phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu hành chính, khu chức năng và theo loại đất;
e) Phương án bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn;
g) Định hướng thu hút dự án đầu tưvàođặc khu;
h) Giải pháp và các nguồn lực thực hiện quy hoạch;
i) Hệ thống sa đồ, sơ đồ, bản đồ, hệ thống dữ liệu thuyết minh cho quy hoạch.
Điều 10. Lập quy hoạch đặc khu
1. Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có đặc khu (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) lập quy hoạch đặc khu lần đầu.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu lập quy hoạch đặc khu cho thời kỳ quy hoạch đặc khu tiếp theo.
3. Quy hoạch đặc khu được lập căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch đặc khu thời kỳ trước.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu (sau đây gọi là cơ quan lập quy hoạch) tổ chức lập quy hoạch đặc khu theo trình tự sau đây:
a) Xác định nhiệm vụ lập quy hoạch đặc khu;
b) Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đặc khu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp tổ chức tư vấn có ý tưởng quy hoạch và giải pháp thực hiện được tuyển chọn có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật có liên quan thì được chỉ định thầu;
c) Xây dựng quy hoạch đặc khu;
d) Lấy ý kiến về quy hoạch đặc khu;
đ) Tổ chức tiếp thuý kiến, hoàn chỉnh quy hoạch đặc khu;
e) Gửi hồ sơ để cơ quan có thẩm quyền thẩm định;
g) Tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định, hoàn chỉnh quy hoạch đặc khu;
h) Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, thông qua quy hoạch đặc khu;
i) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 11. Lấy ý kiến về quy hoạch đặc khu
1. Cơ quan lập quy hoạch đặc khu có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ,cơ quan, tổ chức có liên quan, chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư chiến lược, cộng đồng dân cư sinh sống tại đặc khu về quy hoạch đặc khu.
2. Hình thức lấy ý kiến:
a) Việc lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan, chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư chiến lược được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản;
b) Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư sinh sống tại đặc khu được thực hiện bằng hình thức đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch, niêm yết, trưng bày tại nơi công cộng;
c) Ngoài các hình thức quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cơ quan lập quy hoạch có thể lấy ý kiến bằng hình thứcphát phiếu điều tra phỏng vấn, tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc các hình thức phù hợp khác.
3.Cơ quan lập quy hoạch quyết định thời hạn lấy ý kiến, nhưng không ít hơn 30 ngày kể từ ngày gửi xin ý kiến hoặc ngày đăng tải, niêm yết, trưng bày.
4.Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp;công khai ý kiến đóng góp và việc tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp; hoàn chỉnh quy hoạch đểtrình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, thông qua, phê duyệt quy hoạch.
Điều 12. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch đặc khu
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định quy hoạch đặc khu.
Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng; thành viên Hội đồng gồm đại diện các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các nhà khoa học, chuyên gia độc lập, tổ chức và cá nhân.
2. Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng thẩm định, cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, hoàn chỉnh quy hoạch đặc khu, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 13. Công bố và thực hiện quy hoạch đặc khu
1. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày quy hoạch đặc khu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu công bố quy hoạch đặc khu, trừ những nội dung liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Hình thức công bố quy hoạch đặc khu được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khucó trách nhiệm tổ chức triển khai quy hoạch; tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch chi tiết để thực hiện quy hoạch đặc khu theo quy định củaChính phủ.
3. Hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội tại đặc khu phải phù hợp với quy hoạch đặc khu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 14. Điều chỉnh quy hoạch đặc khu
1. Việc điều chỉnh quy hoạch đặc khu được thực hiện phù hợp với nguyên tắc và các căn cứ điều chỉnh quy hoạch được quy định tại Luật Quy hoạch.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch được thực hiện theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập quy hoạch quy định tại Luật này.
Điều 15. Chi phí lập quy hoạch đặc khu
Chi phí lập quy hoạch đặc khu được bảo đảm từ nguồn vốn ngân sách địa phương, nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Chương III
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC BIỆT VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI ĐẶC KHU
Mục 1. ĐẦU TƯ KINH DOANH
Điều 16. Ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu
1. Tại đặc khu Vân Đồn ưu tiên phát triển các ngành, nghề: công nghệ cao; công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; du lịch và công nghiệp văn hóa; cảng hàng không, cảng biển, thương mại.
Danh mục ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu Vân Đồn được quy định tại Phụ lục 1 của Luật này.
2.Tạiđặc khu Bắc Vân Phong ưu tiên phát triển các ngành, nghề: công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chính xác; cảng biển; du lịch, khách sạn; trung tâm thương mại - tài chính.
Danh mục ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu Bắc Vân Phong được quy định tại Phụ lục 2 của Luật này.
3. Tạiđặc khu Phú Quốc ưu tiên phát triển các ngành, nghề: du lịch, khách sạn; thương mại, hội nghị, triển lãm, quản lý tài sản; y tế, giáo dục, nghiên cứu và phát triển.
Danh mục ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu Phú Quốc được quy định tại Phụ lục 3của Luật này.
4. Trường hợp xuất hiện các yếu tố quan trọng tác động tới định hướng phát triển của đặc khu, Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh ngành, nghề ưu tiên phát triển đối với từng đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốcvà báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Điều 17. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đặc khu được quy định tại Phụ lục 4 của Luật này.
2. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoàithực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu trong những ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 và Phụ lục 3 của Luật này không phải đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế có liên quan.
3. Nhà đầu tư có đăng ký đầu tư tại đặc khu, tổ chức kinh tế thành lập tại đặc khucó quyền thành lập chi nhánh,văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật của nước sở tại.
Trường hợp nhà đầu tư có đăng ký đầu tư tại đặc khu, tổ chức kinh tế thành lập tại đặc khu thực hiện hoạt động đầu tư ngoài phạm vi đặc khu thì phải tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư, các luật, pháp lệnh, nghị định, điều ước quốc tế có liên quan và không được hưởng ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư theo quy định của Luật này đối với hoạt động đầu tư ngoài đặc khu.
Việc cung cấp ra ngoài phạm vi đặc khu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của nhà đầu tư, tổ chức kinh tế hoạt động tại đặc khu trong các ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư nhưng không thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đặc khu theo quy định của Luật này được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
4. Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước tại từng đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:
a) Không áp dụng một hoặc một số ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đặc khu quy định tại khoản 1 Điều này tại khu chức năng thuộc đặc khu;
b) Sửa đổi, bãi bỏ một hoặc một số điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng tại đặc khu hoặc khu chức năng thuộc đặc khu.
Điều 18. Hình thức đầu tư
1. Nhà đầu tư có quyền đầu tư theo các hình thức sau đây:
a) Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại đặc khu;
b) Thực hiện dự án đầu tư tại đặc khu;
c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế có trụ sở chính tại đặc khu;
d) Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đặc khu;
đ) Đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư giữa nhà đầu tư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu;
e) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế có liên quan.
2. Ngoài các hình thức đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư có quyền đề xuất thực hiện hình thức đầu tư khác tại đặc khu phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định việc thực hiện hình thức đầu tư quy định tại khoản này trên cơ sở đề xuất của nhà đầu tư và ý kiến của Ban tư vấn, hỗ trợ phát triển đặc khu.
Điều 19. Thành lập tổ chức kinh tế tại đặc khu
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập tổ chức kinh tế tại đặc khu theo quy định của pháp luật.
2. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không bắt buộc phải có dự án đầu tư trước khi thành lập tổ chức kinh tế tại đặc khu.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập tổ chức kinh tế, chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức kinh tế được thực hiện tại Trung tâm hành chính công đặc khu theo quy định của pháp luật tương ứng đối với từng loại hình tổ chức kinh tế.
Hồ sơ đăng ký thành lập tổ chức kinh tế không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện đặt tại đặc khu.
5. Tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều này chỉ được thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài phạm vi đặc khu sau khi có ít nhất một dự án đầu tư tại đặc khu được triển khai thực hiện.
Điều 20. Dự án đầu tư tại đặc khu thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư
1. Dự án đầu tư tại đặc khu không phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, trừ dự án đầu tư công và các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại đặc khu thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội theo quy định của Luật Đầu tư;
b) Dự án đầu tư kinh doanh cá cược, đặt cược, casino.
3. Việc quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư quy định khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan; đối với trường hợp thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 21. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại đặc khu
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại đặc khu quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư;
b) Dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Luật Đầu tư;
c) Dự án thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
2. Việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Nhà đầu tư gửi hồ sơ dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này đến Trung tâm hành chính công đặc khu;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu tổ chức đánh giá hồ sơ dự án đầu tư theo các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có trách nhiệm lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp dự án đầu tư thuộc Danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao quy định tại Phụ lục 5 của Luật này; quyết định việc lấy ý kiến các Bộ, ngành, cơ quan liên quan trong trường hợp cần thiết đối với các dự án đầu tư khác trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến. Trong trường hợp này, thời gian lấy ý kiến không tính vào thời hạn quy định tại điểm b khoản này.
3. Hồ sơ dự án đầu tư gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
b) Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Đề xuất dự án đầu tư gồm những nội dung sau: mục tiêu đầu tư, địa điểm, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, bảo đảm tài chính cho dự án; thời hạn, tiến độ đầu tư; nhu cầu sử dụng đất hoặc sử dụng địa điểm đầu tư; phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhu cầu, giải pháp về lao động; công nghệ dự kiến sử dụng; các giải pháp bảo vệ môi trường; đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có); tác động và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của hồ sơ dự án đầu tư và các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Nội dung đánh giá hồ sơ dự án đầu tư tại đặc khu gồm:
a) Thông tin về nhà đầu tư;
b) Mục tiêu, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án;
c) Việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
d) Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch, định hướng và yêu cầu phát triển của đặc khu;
đ) Khả năng tạo việc làm và đóng góp ngân sách nhà nước của dự án;
e) Ưu đãi đầu tư, điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
g) Căn cứ pháp lý về quyền sử dụng địa điểm đối với dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
h) Nhu cầu, điều kiện sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan đối với dự án đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho thuê mặt nước, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
i) Khả năng giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
k) Đánh giá về công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
5. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng thời với thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư gửi hồ sơ dự án đầu tư theo quy định của Luật này và hồ sơ đăng ký thành lập tổ chức kinh tế đến Trung tâm hành chính công đặc khu để được giải quyết theo quy định tại Luật này.
6. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều này.
Điều 22. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại đặc khu theo thủ tục rút gọn
1. Đối với dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho thuê mặt nước, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu không phải thực hiện đánh giá nội dung quy định tại các điểm a, b, đ, h và i khoản 4 Điều 21 của Luật này; cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư.
2. Đối với dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho thuê mặt nước, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thực hiện theo thủ tục rút gọn trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư thuộc Danh mục dự án thu hút đầu tư của đặc khu: Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu không phải thực hiện nội dung đánh giá quy định tại các điểm b, d, đ và e khoản 4 Điều 21 của Luật này; cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư; đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 6.000 tỷ đồng thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư;
b) Dự án đầu tư của nhà đầu tư chiến lược quy định tại điểm d khoản 5 Điều 3 của Luật này: Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu không phải thực hiện đánh giá nội dung quy định tại các điểm a, b, e khoản 4 Điều 21 của Luật này; cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư;
c) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển tại các đặc khu quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3 của Luật này: Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu không phải thực hiện đánh giá nội dung quy định tại điểm đ và điểm e khoản 4 Điều 21 của Luật này; cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư; đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 6.000 tỷ đồng thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư.
Điều 23. Dự án đầu tư tại đặc khu không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Đối với các dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại các điều 20, 21 và 22 của Luật này, nhà đầu tư tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh phù hợp với quy định tại Luật này, pháp luật về quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.
Điều 24. Điều chỉnh dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Khi có nhu cầu điều chỉnh dự án đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Hồ sơ đề xuất điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
c) Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư (nếu có);
d) Tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 21 của Luật này liên quan đến các nội dung điều chỉnh.
3. Nhà đầu tư gửi hồ sơ đề xuất điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đến Trung tâm hành chính công đặc khu. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu xem xét, quyết định việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Điều 25. Thủ tục đăng ký thực hiện các hình thức đầu tư khác
1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp củatổ chức kinh tế có trụ sở chính tại đặc khu và thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định tại khoản 3 Điều này trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp củatổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đặc khu áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế có trụ sở chính tại đặc khu.
2. Tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau đây phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế có trụ sở chính tại đặc khu:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
3. Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp và thay đổi thành viên, cổ đông đối với các trường hợp quy định tại khoản 1Điều này được thực hiện đồng thời tại Trung tâm hành chính công đặc khu.
Trường hợp đáp ứng các điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì Trung tâm hành chính công đặc khu tiến hành đăng ký theo quy định của pháp luật có liên quan; trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
4. Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên tại Trung tâm hành chính công đặc khutheo quy định của pháp luật khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế có trụ sở chính tại đặc khu. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Nhà đầu tư thực hiện đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đặc khu thực hiện đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 22 của Luật này, trừ hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết theo quy định của pháp luật về dân sự giữa các nhà đầu tư trong nước để thực hiện dự án đầu tư mà theo quy định của pháp luật về đầu tư không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh được lập theo quy định của pháp luật về đầu tư và gửi kèm theo hồ sơ dự án đầu tư.
6. Nhà đầu tư ký kết hợp đồng đối tác công tư với Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công tại đặc khu không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khucông bố Danh mục dự án đầu tư thực hiện theo hình thức hợp đồng đối tác công tư tại đặc khu. Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.
7. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế và hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, dầu khí, vận tải hàng không thực hiện theo quy định tương ứng của Luật Chứng khoán, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Dầu khí, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
8. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục đăng ký đầu tư quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này.
Điều 26. Thủ tục khác trong hoạt động đầu tư
1. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư, các thủ tục về đất đai, quy hoạch, xây dựng, môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và Luật này. Trường hợp có nhu cầu và đáp ứng các điều kiện có liên quan, nhà đầu tư có thể thực hiện đồng thời các thủ tục quy định tại khoản này với thủ tục đăng ký đầu tư.
Chính phủ quy định việc thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số bước trong thủ tục về đất đai, quy hoạch, xây dựng, môi trường theo quy định của pháp luật có liên quan đối với dự án đầu tư tại đặc khu.
2. Đối với các dự án phải ký quỹ theo pháp luật về đầu tư, căn cứ vào tính chất của từng dự án và yêu cầu quản lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định mức ký quỹ cao hơn quy định của pháp luật về đầu tư, nhưng không quá 5% vốn đầu tư của dự án.
Điều 27. Thủ tục hành chính tích hợp và hệ thống thông tin điện tử về đầu tư kinh doanh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có trách nhiệm:
1. Quy định tích hợp thủ tục, cơ chế liên thông giải quyết thủ tục về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp và thủ tục khác trong hoạt động đầu tư về đất đai, quy hoạch, xây dựng, môi trường, lao động, xuất khẩu, nhập khẩu, hải quan, thương mại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu tại Trung tâm hành chính công đặc khu;
2. Xây dựng hệ thống thông tin điện tử để thực hiện đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh và các thủ tục sau đầu tư liên quan khác qua mạng.
Điều 28. Danh mục dự án thu hút đầu tư
1. Căn cứ quy hoạch đặc khu đã được phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu ban hành và công bố Danh mục dự án thu hút đầu tư theo từng thời kỳ.
2. Nội dung Danh mục dự án thu hút đầu tư gồm:
a) Tên dự án, mục tiêu, quy mô, địa điểm, dự kiến tiến độ đầu tư; trích lục bản đồ đất đai, thông tin quy hoạch liên quan;
b) Hình thức đầu tư; định hướng lựa chọn nhà đầu tư;
c) Ưu đãi đầu tư và các hỗ trợ đầu tư khác (nếu có);
d) Trình tự, thủ tục thực hiện dự án đầu tư.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có trách nhiệm chủ động chuẩn bị các điều kiện sau đây để hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư thuộc Danh mục dự án thu hút đầu tư:
a) Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án đầu tư;
b) Phương án huy động nguồn lực và triển khai đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kĩ thuật,hạ tầng khu tái định cư và các công trình khác theo quy hoạch đặc khu ngoài hàng rào dự án đầu tư;
c) Kế hoạch triển khai, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện đồng bộ các thủ tục liên quan đến đất đai, xây dựng, môi trường, lao động, xuất nhập khẩu, hải quan, thương mại và các thủ tục liên quan khác.
Điều 29. Khu thương mại tự do tại đặc khu
1. Khu thương mại tự do tại đặc khu thực hiện các hoạt động kinh doanh, dịch vụ sau đây:
a) Tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập, quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyểnhàng hóa; cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Kinh doanh hàng miễn thuế;
c) Trưng bày, giới thiệu, triển lãm hàng hóa và dịch vụ;
d) Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics;
đ) Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng xuất khẩu, nhập khẩu và cung cấp dịch vụ liên quan.
2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra, vào khu thương mại tự do của các doanh nghiệp có dự ánđầu tư tại khu thương mại tự do được ưu tiên về thủ tục hải quan, thời hạn nộp thuếnhư đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp ưu tiên theo quy địnhcủa pháp luật về hải quan và pháp luật về thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoàithực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại khu thương mại tự do không phải đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế có liên quan.
4. Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của khu thương mại tự do.
Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư chiến lược
1. Nhà đầu tư chiến lược có quyền sau đây:
a) Được ưu tiên lựa chọn thực hiện dự án đầu tư trên cùng đặc khu trong trường hợp dự án đầu tư có từ hai nhà đầu tư trở lên quan tâm đề xuất thực hiện; trường hợp có hai nhà đầu tư chiến lược trở lên quan tâm đề xuất thực hiện thì việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Được tham gia đầu tư kinh doanh, quản lý và vận hành các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và khu chức năng tại đặc khu theo hình thức đầu tư phù hợp với quy định tại Luật này;
c) Được ưu tiên hỗ trợ thủ tục đầu tư kinh doanh và thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng;
d) Được tham gia lập quy hoạch, xây dựng chính sách áp dụng tại đặc khu;
đ) Được tổ chức, tham gia hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch vào đặc khu;
e) Trường hợp nhà đầu tư chiến lược thực hiện đầu tư dự án khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino thì được tính tổng vốn đầu tư các dự án khác trên địa bàn đặc khu và các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối tới đặc khu do nhà đầu tư chiến lược thực hiện, nhưng không quá 50% vốn đầu tư dự án khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino để làm căn cứ xác định khả năng đáp ứng điều kiện về quy mô vốn, việc giải ngân vốn đầu tư theo quy định của pháp luật về casino.
2. Nhà đầu tư chiến lược có nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện dự án đầu tư theo các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Thực hiện cam kết về việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, hiện đại, thân thiện với môi trường, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, gắn bó lợi ích lâu dài với đặc khu;
c) Hỗ trợ Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu huy động nguồn lực để thực hiện quy hoạch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư vào đặc khu;
d) Cung cấp các dịch vụ theo cam kết.
3. Nhà đầu tư chiến lược chỉ được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách đặc thù áp dụng đối với nhà đầu tư chiến lược quy định tại Luật này kể từ khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu xác nhận bằng văn bản đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhà đầu tư chiến lược.
Trường hợp trong quá trình triển khai dự án, nhà đầu tư không đáp ứng các điều kiện nhà đầu tư chiến lược thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét điều chỉnh ưu đãi đầu tư, các chính sách đặc thù áp dụng đối với nhà đầu tư chiến lược. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về các hậu quả phát sinh do không thực hiện đúng cam kết của mình.
Điều 31. Hỗ trợ phát triển khởi nghiệp sáng tạo, nghiên cứu và phát triển
1. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển và thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tại đặc khu.
2. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách của đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định các hình thức hỗ trợ đầu tư xây dựng, vận hành khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển tại đặc khu.
Mục 2. ĐẤT ĐAI, XÂY DỰNG, ĐẤU THẦU, MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG
Điều 32. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất tại đặc khu
1. Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư được thế chấp tài sản gắn liền với đấtthuê tại đặc khu thuộc sở hữu của mìnhtại tổ chức tín dụng nước ngoài có hiện diện thương mại tại Việt Nam để vay vốn đầu tư.
Trường hợp xử lý tài sản thế chấp, bên nhận thế chấp chỉ được chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê tại đặc khucho đối tượng đủ điều kiện được Nhà nướcgiao đất, cho thuê đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Việc sử dụng đất tại đặc khu phải phù hợp với quy hoạch đặc khu và các quy hoạch chi tiết để thực hiện quy hoạch đặc khu.
4.Tranh chấp về đất đai tại đặc khu được giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và quy định tại Luật này.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng mà phải thu hồi đất tại đặc khu sau đây:
a) Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
b) Dự án đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu chức năng tại đặc khu, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức;
c) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm,công trình sự nghiệp công tại đặc khu;
d) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở đặc khu gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải;
đ) Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
e) Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
g) Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản;
h) Dự án đầu tư của nhà đầu tư chiến lược quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 5 Điều 3 của Luật này.
Điều 33.Quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại đặc khu
1.Đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại đặc khu được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về nhà ở có quyền:
a) Sở hữu nhà ở thông qua đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại đặc khu theo Luật này và pháp luật có liên quan;
b)Sở hữu nhà ở thương mại, bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại đặc khu, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy hoạch đặc khu, thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kếtừ chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
3. Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở và quy định của Luật này.
Điều 34. Quyền sở hữu căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng và đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về nhà ở thì được sở hữu căn hộ khách sạn (condotel), biệt thự nghỉ dưỡng (resort villa), văn phòng làm việc kết hợp lưu trú (officetel) và các loại hình tương tự khác thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu bất động sản trong dự án đầu tư xây dựng bất động sản tại đặc khu, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy hoạch đặc khu.
2. Quyền, nghĩa vụ về đất đai của nhà đầu tư và của người sở hữu căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú và các loại hình tương tự khác được xác định tương ứng với hình thức giao đất, cho thuê đất của dự án đầu tư xây dựng bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Chính phủ quy định quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu bất động sản quy định tại Điều này.
Điều 35. Cấp giấy phép xây dựng và thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại đặc khu
1. Công trình xây dựng tại đặc khu đáp ứng các điều kiện sau đây không phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng:
a) Thuộc dự án đầu tư xây dựng tại đặc khu đã có quy hoạch chi tiết về xây dựng tỷ lệ 1/500 được phê duyệt;
b) Đã được thẩm định thiết kế xây dựng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có thẩm quyền:
a) Cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng đối với tất cả các công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính của đặc khu;
b) Tổ chức thẩm định dự án, thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng nhóm A trở xuống sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư trên địa bàn; thẩm định thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình cấp I trở xuống sử dụng vốn khác được đầu tư xây dựng trên địa bàn đặc khu;
c) Tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 2 bước); thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 3 bước) của dự án đầu tư xây dựng công trình cấp I trở xuống được đầu tư xây dựng trên địa bàn đặc khu.
3. Cơ quan chuyên môn theo phân cấp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có thẩm quyền chủ trì thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng của dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn đặc khu thuộc thẩm quyền thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Điều 36. Đấu thầu tại đặc khu
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu là người có thẩm quyền trong lựa chọn nhà thầu đối với dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước thực hiện tại đặc khu, trừ các dự án quan trọng quốc gia. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có thể uỷ quyền cho người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân đặc khu thực hiện trách nhiệm của người có thẩm quyền đối với dự án nhóm B, nhóm C và dự toán mua sắm thường xuyên.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và dự án có sử dụng đất thực hiện tại đặc khu, trừ các dự án quan trọng quốc gia. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có thể uỷ quyền cho người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân đặc khuthực hiện trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án nhóm B và nhóm C.
3. Trình tự, thủ tục, nội dung trong lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Điều 37. Đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường tại đặc khu
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư tại đặc khu thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục 6 của Luật này mà theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường phải đánh giá tác động môi trường; xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư tại đặc khu theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Đối với các dự án thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi khởi công dự án đầu tư.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định việc phân cấp, ủy quyền cho Trưởng Khu hành chính xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của các dự án tại khu hành chính.
Điều 38. Phương thức phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
1. Nhà nước dành một phần vốn đầu tư phát triển từnguồn ngân sáchnhà nước để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình bảo vệ môi trường quan trọng tạiđặc khu.
2. Đối với các nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư của nhà đầu tư mà chưa bố trí được vốn thì nhà đầu tư đã được lựa chọn theo quy định của pháp luật được phép đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu về việc nhà đầu tư ứng trước vốn để thực hiện và phương thức hoàn trả vốn ứng trước.
3. Các nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:
a) Bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng khu tái định cư và các công trình khácngoài hàng rào dự án đầu tư của nhà đầu tư theo quy hoạch đặc khu;
b) Bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án của nhà đầu tư.
4. Nhà đầu tư được đề xuất các phương thức hoàn trả vốn ứng trước quy định tại khoản 2Điều này như sau:
a) Trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp của dự án;
b) Được Nhà nước thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện dự án đầu tư khác theo hình thức xây dựng - chuyển giao đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Được tính vào vốn đầu tư của dự án đầu tư;
d) Trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp của dự án đầu tư khác do nhà đầu tư thực hiện trên cùng địa bàn đặc khu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với từng trường hợp cụ thể.
5. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, Hội đồng nhân dân tỉnh nơi có đặc khu (sau đây gọi là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh), Hội đồng nhân dân đặc khu quyết định hỗ trợ ngân sách để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu chức năng thuộc đặc khu.
Mục 3. NGÂN SÁCH VÀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
Điều 39. Ngân sách đặc khu
1. Ngân sách đặc khu là một cấp ngân sách thuộc hệ thống ngân sách nhà nước, tương đương ngân sách cấp huyện.
Nguồn thu, nhiệm vụ chi, việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách đặc khu thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật này.
2. Báo cáo quyết toán ngân sách đặc khuphải được kiểm toán hằng năm trước khi Hội đồng nhân dân đặc khu phê chuẩn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có trách nhiệm gửi Kiểm toán nhà nước báo cáo quyết toán ngân sách đặc khu.
Việc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách đặc khuđược thực hiện tương tự kiểm toán đối với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước cấp tỉnh. Thời gian kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách đặc khu tối đa là 15 ngày.
3. Ngân sách nhà nước để lại toàn bộ số tăng thu nội địa tại địa bàn đặc khu trong thời gian không quá 10 năm kể từ khi đặc khu được thành lập để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình bảo vệ môi trường quan trọng của đặc khu và thực hiện chính sách đặc thù theo quy định của Luật này.
Số tăng thu nội địa được xác định trên cơ sở số thu nội địa hằng năm so với số thu nội địa của năm liền kề trước năm đặc khu được thành lập.
Riêng số thu nội địa quy định tại khoản này tại đặc khu Phú Quốc không bao gồm số thu từ tiền sử dụng đất.
4. Căn cứ yêu cầu phát triển của từng đặc khu, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách đặc khu để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình bảo vệ môi trường quan trọng của đặc khu. Mức bổ sung đối với từng đặc khu do Quốc hội quyết định.
Căn cứ quy định của pháp luật về đầu tư công, Chính phủ xây dựng Danh mục dự án đầu tư công xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình bảo vệ môi trường quan trọng của từng đặc khu để Quốc hội xem xét, quyết định mức hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách đặc khu.
5. Hằng năm, Chính phủ trình Quốc hội quyết định bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách đặc khu quy định tại khoản 4 Điều này thông qua ngân sách tỉnh. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách đặc khu.
6.Ngân sách đặc khu được bội chiđể đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật.
Mức bội chi của ngân sách đặc khu được tính trong mức bội chi của ngân sách cấp tỉnh nơi có đặc khu đã được Quốc hội quyết định.
7. Mức dư nợ vay của ngân sách đặc khu quy định tại khoản 6 Điều này không vượt quá 70% số thu ngân sách đặc khuđược hưởng theo phân cấp. Thu ngân sách đặc khuđược xác định trên cơ sở dự toán ngân sách đặc khu được Hội đồng nhân dân đặc khu quyết định của năm dự toán.
Điều 40. Ưu đãi thuế thu nhập cá nhân
1. Miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời gian 05 năm nhưng không quá năm 2030 và giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong các năm tiếp theo đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh phát sinh từ đặc khu của cá nhân làm việc tại đặc khu.
2. Miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời gian 10 năm nhưng không quá năm 2030 và giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong các năm tiếp theo đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh phát sinh từ đặc khu của nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao làm việc tại đặc khu.
3. Nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao quy định tại khoản 2 Điều này được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này.
Điều 41. Ưu đãi thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1.Bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch tại khu phi thuế quan, khu thương mại tự do, cửa hàng miễn thuế thuộc đặc khu:
a) Khách tham quan du lịch là người nước ngoài được mua hàng miễn thuế tại khu phi thuế quan, khu thương mại tự do, cửa hàng miễn thuế tại các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân phong bằng định mức miễn thuế nhập khẩu đối với hành lý của người nhập cảnh cho từng lần nhập cảnh theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu/01 người/01 ngày và không quá 04 lần trong 30 ngày liên tục.
Định mức mua hàng miễn thuế đối với khách tham quan du lịch là người nước ngoài tại khu phi thuế quan, khu thương mại tự do, cửa hàng miễn thuế tại đặc khu Phú quốc bằng hai lần định mức quy định tại điểm này;
b) Khách tham quan du lịch là người Việt Nam có thời gian lưu trú từ 01 ngày trở lên (trên 24 giờ) tại cơ sở lưu trú trên địa bàn các đặc khu Vân đồn, Bắc Vân phong được mua hàng miễn thuế tại khu phi thuế quan, khu thương mại tự do, cửa hàng miễn thuế tại đặc khu tương ứng bằngđịnh mức miễn thuế nhập khẩu đối với hành lý của người nhập cảnh cho từng lần nhập cảnh theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu/01 người/01 ngày và không quá 02 lần trong 30 ngày liên tục.
Định mức mua hàng miễn thuế đối với khách tham quan du lịch là người Việt Nam tại khu phi thuế quan, khu thương mại tự do, cửa hàng miễn thuế tại đặc khu Phú quốc bằng hai lần định mức quy định tại điểm này;
c) Hàng mua miễn thuế theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này được nhận ở khu cách ly đối với khách du lịch rời đặc khu bằng máy bay, tàu biển; trường hợp rời đặc khu bằng đường bộ thì nhận hàng tại địa điểm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quy định;
d) Quy định tại điểm b khoản này không áp dụng đối với người làm việc thường xuyên và người ra, vào thường xuyên đặc khu.
2. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại đặc khuđược miễn thuế nhập khẩu, bao gồm:
a) Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị;
b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án;
c) Vật tư xây dựngtrong nước chưa sản xuất được.
Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại khoản này được áp dụng cho cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng.
3. Miễn thuế nhập khẩu lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được hoặc trong nước đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc chưa phù hợp cho dự án đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 5 Điều 3 của Luật này;
b) Dự án đầu tư tại đặc khu Vân Đồn thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;
c) Dự án đầu tư tại đặc khu Bắc Vân Phong thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;
d) Dự án đầu tư tại đặc khu Phú Quốc thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 3 của Luật này.
4. Nhà đầu tư có hàng hoá nhập khẩu thuộc chủng loại trong nước đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc chưa phù hợp cho dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này phải đăng ký danh mục hàng hóa với Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có trách nhiệm phê duyệt và thông báo danh mục hàng hóa cho cơ quan hải quan.
5. Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 07 năm kể từ khi bắt đầu sản xuấtcủa dự án đầu tư đối vớinguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này.
Việc miễn thuế quy định tại khoản này không áp dụng đối với dự án sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt.
6. Hàng hóa là vật liệu xây dựng từ thị trường trong nước xuất khẩu vào khu phi thuế quan thuộcđặc khu để xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chung trong khu phi thuế quan được miễn thuế xuất khẩu.
Điều 42. Ưu đãi thuế giá trị gia tăng
Hàng hóa miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, các khoản 2,3 và 5 Điều 41 của Luật này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Điều 43. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Dự án đầu tư tại đặc khutrong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường được áp dụng thuế suất 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án, miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế.
2.Trừ dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này, các dự án đầu tư tại đặc khu quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật nàyđược hưởng thuế suất 10% trong thời gian 30 năm, miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế.
3. Các dự án đầu tư tại đặc khu thuộc ngành, nghề sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trên địa bàn đặc khu được hưởng thuế suất 10% trong thời gian 10 năm, miễn thuế 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 05 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế.
4. Thu nhập từ dự án đầu tư kinh doanh bất động sản trên địa bàn đặc khu được hưởng thuế suất 17% trong thời gian 10 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế.
5. Các dự án đầu tư khác tạiđặc khu không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được hưởng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm, miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế.
6. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân tại đặc khu được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
7. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều này áp dụng đối với dự án đầu tư mới; đối với dự án đầu tư mở rộng thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 44. Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt
1. Hàng hoá miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này thuộc đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
2. Hàng hoá nhập khẩu chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt khi tái xuất khẩu vào khu phi thuế quan thuộc đặc khu được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp.
3. Dịch vụ kinh doanh casino; trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy jackpot, máy slot và các loại máy tương tự; dịch vụ kinh doanh đặt cược tại đặc khu được áp dụng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt 10% trong thời hạn 10 năm kể từ khi có doanh thu từ dịch vụ. Hết thời hạn 10 năm, các dịch vụ này được áp dụng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Điều 45. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước
1. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa cho cả thời hạn thuê đối với các dự án đầu tư tại đặc khu mà theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành đang được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê và các dự án sau đây:
a) Dự án đầu tư khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển tại đặc khu;
b) Dự ánđầu tư tại đặc khu Phú Quốc thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế đáp ứng điều kiện quy định tại Phụ lục 3 của Luật này.
2. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa không quá 30 năm đối vớidự ánđầu tư tại đặc khu thuộc Danh mục dự án cần thu hút đầu tư theo hình thức xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường, trừ dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu ban hành Danh mục dự án cần thu hút đầu tư theo hình thức xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường phù hợp với quy hoạch đặc khu.
3. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa 30 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối với dự án đầu tư sau đây tại các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong:
a)Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 của Luật này;
b)Dự ánđầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 5 Điều 3 của Luật này.
4. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa 19 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối với dự án đầu tư sau đây tại đặc khu Phú Quốc:
a)Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 3 của Luật này, trừ dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng cao cấp từ 4 sao trở lên, khách sạn từ 5 sao trở lên và dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b)Dự ánđầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 5 Điều 3 của Luật này.
5. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa 15 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối vớidự ánđầu tư khác ngoài dự án đầu tư quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 36 tháng kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quy định tiêu chí xác định thời hạn miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước quy định tại Điều này theo từng khu vực, lĩnh vực phù hợp với quy hoạch đặc khu;quyết định thời hạn miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với từng trường hợp cụ thể.
Mục 4. LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ AN SINH XÃ HỘI
Điều 46. Chính sách đối với người lao động
1. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đặc khu có trách nhiệm ưu tiên tuyển dụng, sử dụng lao động bị thu hồi đất, đối tượng tinh giản biên chế, lao động khác là người thường trú tại đặc khu.
Ngoài ưu đãi được hưởng theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quy định ưu đãi khác đối với doanh nghiệp sử dụng lao động quy định tại khoản này.
2. Người lao động nước ngoài là chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành có thời gian làm việc dưới 60 ngày và thời gian cộng dồn không quá 180 ngày/năm tại đặc khu không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày/năm tại đặc khu không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu việc sử dụng lao động nước ngoài quy định tại khoản này; không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
3. Căn cứ đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của từng đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quy định:
a) Tiêu chí cụ thể đối với lao động kỹ thuật là người nước ngoài, nhưng không thấp hơn tiêu chí theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Tỷ lệ hoặc số lượng tối đa lao động kỹ thuật là người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp thuộc đặc khu theo ngành, nghề;
c) Việc sử dụng lao động là người nước ngoài không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này của nhà thầu nước ngoài tại đặc khu.
4. Mức lương tối thiểu áp dụng tại đặc khu do Chính phủ quy định căn cứ vào tình hình phát triển của đặc khu trong từng thời kỳ.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu được sử dụng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ xây dựng nhà ở, công trình phúc lợi cho người lao động có thu nhập thấp.
Điều 47. Chính sách đối với người làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập ở đặc khu
1. Chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan của chính quyền địa phương ở đặc khu, đơn vị sự nghiệp công lập của đặc khu được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tiền lương trả theo vị trí việc làm gắn với chức vụ, chức danh;
b) Tiền lương tăng thêm được điều chỉnh theo mức độ phát triển kinh tế và khả năng cân đối ngân sách của đặc khu;
c) Tiền lương bảo đảm tính cạnh tranh, phù hợp với thị trường và khu vực doanh nghiệp;
d) Các khoản phụ cấp ngoài lương được xác định theo tính chất, đặc điểm công việc.
đ) Tiền thưởng được hưởng trên cơ sở kết quả và mức độ hoàn thành công việc.
2. Chính phủ quy định chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan của chính quyền địa phương ở đặc khu, đơn vị sự nghiệp công lập của đặc khu.
Căn cứ quy định của Chính phủ, mức độ phát triển kinh tế và khả năng cân đối ngân sách của đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định hệ số tiền lương tăng thêm; ban hành quy chế tiền thưởng thực hiện tại đặc khu.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định ký hợp đồng lao động hoặc ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan của chính quyền địa phương ở đặc khu ký hợp đồng lao động với nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia trong nước và ngoài nước có trình độ chuyên môn cao trên cơ sở thỏa thuận mức thù laophù hợp với công việc được giao.
Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí xác định đối tượng nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao cần thu hút làm việc tại đặc khu.
4. Công chức hợp đồng có thời gian làm việc 05 năm liên tục trở lên tại các cơ quan của chính quyền địa phương ở đặc khu, khi chuyển công tác sang các cơ quan, tổ chức khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển.
5. Cán bộ, công chức trong các cơ quan của chính quyền địa phương ở đặc khu có cam kết làm việc ít nhất trong thời gian 10 năm tại đặc khu được hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu được sử dụng nguồn chi thường xuyên của ngân sách đặc khu và các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để thực hiện các chính sách quy định tại Điều này.
7. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ trong phạm vi thẩm quyền của mình quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập tại đặc khu không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này để phù hợp với mức độ phát triển kinh tế tại đặc khu.
Điều 48. Hỗ trợ đào tạo nghề
1. Dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng tại đặc khu được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động thường trú tại đặc khu làm việc cho dự án đầu tư trong thời gian 02 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động, trong đó ưu tiên lao động nữ, lao động bị thu hồi đất, đối tượng tinh giản biên chế.
2. Việc hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề theo quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện thông qua các cơ sở giáo dục nghề nghiệp do nhà đầu tư lựa chọn và theo phương thức cùng chia sẻ chi phí đào tạo nghề giữa Nhà nước và nhà đầu tư.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu xác định nhu cầu, đối tượng người lao động và quyết định phương thức hỗ trợ,mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề quy định tại Điều này theo từng giai đoạn căn cứ vào trình độ phát triển tại đặc khu.
Mục 5. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC BIỆT KHÁC
Điều 49. Chính sách về tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối
1. Căn cứ vào quy hoạch đặc khu trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Chính phủ quyết định các chính sách đặc thù về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối áp dụng tại từng đặc khu để hỗ trợ sự phát triển của đặc khu và nền kinh tế trên cơ sở bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, an ninh tiền tệ quốc gia.
2. Trong phạm vi khu thương mại tự do, khu chế xuất, khu phi thuế quan và các khu chức năng khác được áp dụng quy chế khu phi thuế quan tại đặc khu, các giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú được thực hiện bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn các trường hợp được sử dụng ngoại tệ quy định tại khoản này.
Điều 50. Thủ tục hải quan
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra, vào đặc khu của doanh nghiệp có dự ánđầu tư sau đây được áp dụng thủ tục hải quannhư đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp ưu tiên theo quy định của pháp luật về hải quan:
1. Dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 5 Điều 3 của Luật này;
2. Dự án đầu tư tại đặc khu Vân Đồn thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;
3. Dự án đầu tư tại đặc khu Bắc Vân Phong thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;
4. Dự án đầu tư tại đặc khu Phú Quốc thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 3 của Luật này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết Điều này.
Điều 51. Nhập cảnh, đi lại và cư trú
1. Người nước ngoài nhập cảnh với mục đích vào đặc khu được miễn thị thực với thời gian tạm trú tại đặc khu không quá 60 ngày nếu hộ chiếu còn thời hạn sử dụng ít nhất 90 ngày; trường hợp có nhu cầu đến các địa phương khác ngoài đặc khu thì phải được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đặc khu hoặc đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh cấp thị thực theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
2. Người nước ngoài nhập cảnh đặc khuđược tạm trú không quá 60 ngày tại đặc khu trong các trường hợp sau đây:
a) Thuộc diện miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà thời hạn tạm trú dưới 60 ngày;
b) Sử dụng thị thực, thẻ tạm trú, giấy miễn thị thực, thẻ doanh nhân APEC còn thời hạn dưới 60 ngày.
3. Người nước ngoài nhập cảnh với mục đích vào đặc khu thuộc diện phải có thị thực nhưng không thuộc Danh sách các nước có công dân được thí điểm cấp thị thực điện tử có thể được cấp thị thực điện tử theo quy định của Chính phủ.
Điều 52. Vận chuyển hàng không quốc tế kết hợp nhiều điểm
1. Hãng hàng không nước ngoài được phéptham gia vận chuyển hàng không quốc tế có ít nhất hai điểm đến hoặc hai điểm đi trong lãnh thổ Việt Nam, trong đó có ít nhất một điểm đến hoặc một điểm đi tại đặc khu.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc vận chuyển quốc tế kết hợp nhiều điểm đến quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 53. Người chơi casino
Người Việt Nam được phép vào chơi casino tại điểm kinh doanh casino tại đặc khu theo quy định của pháp luật về casino.
Điều 54. Cơ chế, chính sách đặc biệt khác tại đặc khu Vân Đồn
1. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu Vân Đồn quyết định việc hỗ trợ các hoạt động: nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao, đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân lực công nghệ cao.
2. Các hãng hàng không mở mới các tuyến bay đến và đi tại Cảng hàng không Vân Đồn được hỗ trợ phí cất hạ cánh, chi phí sân đỗ máy bay và chi phí liên quan tối đa bằng 30% tổng giá vé của chuyến bay trong 06 tháng đầu tiên kể từ khi mở đường bay mới đến Cảng hàng không Vân Đồn, nhưng tối đa không quá 03 tỷ đồng/tuyến.
Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu Vân Đồnquyết định đối tượng và mức hỗ trợ cụ thể.
3. Người nước ngoài hoạt động trong ngành công nghiệp văn hóa tại đặc khu Vân Đồn đáp ứng điều kiện quy định tại Phụ lục 1 của Luật này được cấp thị thực có giá trị nhiều lần với thời hạn 12 tháng; trường hợp có giấy phép lao động thì thời hạn thị thực phù hợp thời hạn của giấy phép lao động.
4. Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vàođặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định; trường hợp có nhu cầu đến các địa điểm khác của tỉnh Quảng Ninh để du lịch thì làm thủ tục thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Điều 55. Cơ chế, chính sách đặc biệt khác tại đặc khu Bắc Vân Phong
1. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu Bắc Vân Phong quyết định việc hỗ trợ các hoạt động: nghiên cứu, sản xuất sản phẩm phần mềm, sản phẩm nội dung thông tin số, sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm; dịch vụ phần mềm, dịch vụ khắc phục sự cố an toàn thông tin.
2. Căn cứ mức độ phát triển của cảng biển, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu Bắc Vân Phong quyết định thành lập Cơ quan quản lý cảng biển.
Cơ quan quản lý cảng biển được Nhà nước giao vùng đất, vùng nước cảng biển để quy hoạch, đầu tư, xây dựng, phát triển, khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển, khu hậu cần sau cảng; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý được giao; đầu mối thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về an ninh, kiểm dịch, hải quan, thuế, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và các nhiệm vụ có liên quan khác tại cảng biển.
Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan quản lý cảng biển; chính sách phát triển cảng biển, trung tâm thương mại - tài chính gắn với cảng biển tại đặc khu Bắc Vân Phong.
3. Hàng hóa được phép trung chuyển qua cảng biển tại đặc khu Bắc Vân Phong được vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam để xuất khẩu qua cửa khẩu khác hoặc xuất khẩu trực tiếp.
Điều 56. Cơ chế, chính sách đặc biệt khác tại đặc khu Phú Quốc
1. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có dự án đầu tư từ 110 tỷ đồng trở lên tại đặc khu Phú Quốc được cấp thẻ tạm trú đến 10 năm, nếu có chỗ ở hợp pháp thì được cấp thẻ thường trú theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
2. Người nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại đặc khu Phú Quốc được cấp thị thực có giá trị nhiều lần với thời hạn 12 tháng; trường hợp có giấy phép lao động thì thời hạn thị thực phù hợp thời hạn của giấy phép lao động.
Người nước ngoài đang khám bệnh, chữa bệnh tại đặc khu Phú Quốc, nếu có nhu cầu ở lại đặc khu quá 60 ngày thì được gia hạn tạm trú trên cơ sở đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
3. Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Kiên Giang sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vàođặc khu Phú Quốc với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định.
4. Trong thời hạn 05 năm kể từ khi thành lập đặc khu, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu Phú Quốc quyết định việc hỗ trợ đối với:
a) Người thường trú tại đặc khu Phú Quốc học nghề trong lĩnh vực du lịch, người học nghề tại các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực du lịchtại đặc khu Phú Quốc và cam kết làm việctại đặc khu Phú Quốc;
b) Các chương trình quảng bá du lịch vào đặc khu Phú Quốc.
5. Nhà đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ quản lý tài sản tại đặc khu Phú Quốc được phép đề xuất các cơ chế, chính sách về bảo mật thông tin, quản lý tài sản và cơ chế, chính sách khác theo thông lệ quốc tế để Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu Phú Quốc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép áp dụng.
Việc áp dụng các cơ chế, chính sách quy định tại khoản này phải phù hợp với nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật này.
6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 và khoản 5 Điều này.
Chương IV
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CƠ QUAN KHÁC CỦA NHÀ NƯỚC Ở ĐẶC KHU
Mục 1. TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở ĐẶC KHU
Điều 57. Tổ chức đặc khu
1. Đặc khu Vân Đồn trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, đặc khu Bắc Vân Phong trực thuộc tỉnh Khánh Hòa, đặc khu Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
2. Địa giới hành chính, diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc do Quốc hội quyết định khi thành lập.
3. Đặc khu có các khu hành chính được xác định theo ranh giới địa lý.
4. Căn cứ vào diện tích tự nhiên, vị trí địa lý, dân số, tình hình kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý và quy hoạch đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu trình Hội đồng nhân dân đặc khu thông qua trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng,việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh ranh giới và tên gọi khu hành chính thuộc đặc khu.
Điều 58. Tổ chức chính quyền địa phương ở đặc khu
1. Chính quyền địa phương ở đặc khu là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân đặc khu và Ủy ban nhân dân đặc khu.
2. Chính quyền địa phương ở đặc khu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thành phố thuộc tỉnh và ở phường theo quy định của pháp luật có liên quan và nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này.
3. Nguyên tắc tổ chức, phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đặc khu thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật này, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của đặc khu.
Điều 59. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân đặc khu
1. Hội đồng nhân dân đặc khugồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở đặc khu bầu ra.
2. Tổng số đại biểu của Hội đồng nhân dân đặc khukhông quá 15 người, trong đó đa số là đại biểu hoạt động chuyên trách.
3. Số lượng đại biểu của Hội đồng nhân dân đặc khu được xác định dựa trên quy mô dân số củađặc khutheo nguyên tắc đặc khu có từ 100.000 dân trở xuống được bầu 12 đại biểu; có trên 100.000 dân thì cứ thêm 20.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 15 đại biểu.
4. Hội đồng nhân dân đặc khu bầu Chủ tịch và 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân đặc khu. Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân đặc khu hoạt động chuyên trách.
Hội đồng nhân dân đặc khu không tổ chức Thường trực Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân.
5. Giúp việc cho Hội đồng nhân dân đặc khu, đại biểu Hội đồng nhân dân đặc khu có Văn phòng Hội đồng nhân dân đặc khu.
Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân đặc khu do Hội đồng nhân dân đặc khu quy định.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân đặc khu quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Văn phòng Hội đồng nhân dân đặc khu. Số lượng cấp phó của Văn phòng Hội đồng nhân dân đặc khu do Chủ tịchHội đồng nhân dânđặc khu quyết định, nhưng không quá 02 người.
6. Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân đặc khu, hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân đặc khu trên cơ sở quy định của Luật này và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, bảo đảm phù hợp với đặc điểm của các đặc khu.
Điều 60. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân đặc khu
1. Ủy ban nhân dân đặc khu gồm Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dânđặc khu do Hội đồng nhân dânđặc khu bầu theo giới thiệu của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trên cơ sở thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.
3. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dânđặc khu do Hội đồng nhân dânđặc khu bầu theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dânđặc khu, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn.
Điều 61.Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu là người đứng đầu Ủy ban nhân dân đặc khu, lãnh đạo, điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, quyết định, tổ chức thực hiện các biện pháp, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn theo quy định của Hiến pháp, Luật này, pháp luật có liên quan và phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân đặc khu, Ủy ban nhân dân đặc khuvà cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Điều 62. Bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dân đặc khu
1. Bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dânđặc khu gồm:
a) Văn phòng Ủy ban nhân dânđặc khu;
b) Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dânđặc khu.
Các cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dânđặc khu, Chủ tịch nhân dânỦy ban đặc khu thực hiện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở đặc khu.
Số lượng cơ quan chuyên môn do Ủy ban nhân dânđặc khu quyết định, nhưng không quá 07 cơ quan;
c) Trung tâm hành chính công đặc khu.
Trung tâm hành chính công đặc khu thực hiện chức năng làm đầu mối tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền hoặc đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy bannhân dânđặc khu.
2. Ủy ban nhân dânđặc khu quyết định thành lập, giải thể, tổ chức lại và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan thuộc bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dânđặc khu.
Số lượng cấp phó của từng cơ quan thuộc bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dânđặc khu do Ủy ban nhân dânđặc khu quyết định, nhưng không quá 02 người.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dânđặc khu quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ quan thuộc bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dânđặc khu.
Điều 63. Trưởng Khu hành chính
1. Trưởng Khu hành chính là người đại diện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu tại khu hành chính, thực hiện giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, thực hiện các giải phápquản lý dân cư và các hoạt động quản lý nhà nước khác trên địa bàn khu hành chính theo phân cấp, ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu.
Trưởng Khu hành chính là người đứng đầu Văn phòng khu hành chính.
2. Trưởng Khu hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật.
Trưởng Khu hành chính chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Giúp Trưởng Khu hành chính có các Phó Trưởng Khu hành chính do Chủ tịch Ủy bannhân dân đặc khu bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật. Số lượng Phó Trưởng Khu hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định, nhưng không quá 02 người.
4. Trưởng Khu hành chính được sử dụng con dấu mang hình quốc huy.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thành lập, giải thể, tổ chức lại và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng khu hành chính.
Điều 64. Cán bộ, công chức và chế độ công vụ tại đặc khu
1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân đặc khu, đại biểu chuyên trách Hội đồng nhân dân đặc khu, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu, Trưởng Khu hành chính, người đứng đầu Văn phòng Hội đồng nhân dân đặc khu và các cơ quan thuộc bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dânđặc khu là cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này,công chức làm việc tại Văn phòng Hội đồng nhân dân đặc khu, các cơ quan thuộc bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dânđặc khuvà Văn phòngkhu hành chính được tuyển dụngtheo chế độ công chức hợp đồng và theo yêu cầu của từng vị trí việc làm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định hoặc ủy quyền cho người trực tiếp sử dụng công chức quyết định việc ký kết, chấm dứt hợp đồng với công chức của các cơ quan thuộc bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dânđặc khuvà Văn phòngkhu hành chính theo nguyên tắc gắn thẩm quyền sử dụng với thẩm quyền tuyển dụng công chức.
Người đứng đầu Văn phòng Hội đồng nhân dân đặc khu quyết địnhviệc ký kết, chấm dứt hợp đồng đối với công chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân đặc khu.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu xây dựng Đề án vị trí việc làm tại các cơ quan thuộc bộ máy giúp việc của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dânđặc khu, Văn phòngkhu hành chính trình Hội đồng nhân dân đặc khu thông qua trước khi trình Bộ Nội vụ phê duyệt.
Căn cứ vào Danh mục vị trí việc làm đã được phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định số lượng người làm việc tại các cơ quan thuộc bộ máy giúp việc của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dânđặc khu và Văn phòngkhu hành chính.
4. Chính sách đối với cán bộ, công chức quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 47 của Luật này.
5. Việc tuyển dụng, sử dụng,quản lý công chức;nghĩa vụ, quyền và điều kiện bảo đảm thi hành công vụ của công chức quy định tại Điều này do Chính phủ quy định trên cơ sở quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật này, bảo đảm phù hợp với tổ chức, đặc điểm của đặc khu.
Điều 65. Công khai, minh bạch trong hoạt động của chính quyền địa phương ở đặc khu
1. Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật tại đặc khu phải được công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng, dân chủ.
Hội đồng nhân dân đặc khu, Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ tịch Ủy bannhân dân đặc khu, cơ quan khác của chính quyền địa phương ở đặc khu phải công khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ.
2. Hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đặc khu để Nhân dân giám sát, kiểm tra.
3. Ngoài những thông tin, nội dung phải công khai theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin và phòng, chống tham nhũng, chính quyền địa phương ở đặc khu có trách nhiệm công khai thông tin về các nội dung sau đây:
a) Quy trình, thủ tục giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân trong từng lĩnh vực;
b) Quy hoạch đặc khu, các quy hoạch chi tiết để thực hiện quy hoạch đặc khu, việc điều chỉnh quy hoạch và kết quả thực hiện quy hoạch;
c) Các danh mục dự án đầu tư công, dự án thu hút đầu tư của đặc khu, dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách sử dụng các khu đất, quỹ đất có giá trị thương mại cao cần lựa chọn nhà đầu tư; thủ tục đầu tư kinh doanh; thông tin cơ bản về các dự án đầu tư đã được phê duyệt hoặc đăng ký và ưu đãi đầu tư được áp dụng đối với từng dự án; tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn đặc khu;
d) Chi tiết số liệu dự toán và quyết toán ngân sách đặc khu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê chuẩn, kể cả khoản ngân sách bổ sung; chi tiết số liệu phân bổ dự toán ngân sách đặc khu; nguyên tắc, tiêu chuẩn, định mức phân bổ chi thường xuyên; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; báo cáo kiểm toán ngân sách đặc khu.
4. Thông tin về các nội dung phải công khai phải được đăng trên cổng thông tin điện tử đặc khu, đồng thời có thể được công khai thông qua các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
5. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân đặc khu, Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ tịch Ủy bannhân dân đặc khu phải được đăng Công báo cấp tỉnh và công bố trên cổng thông tin điện tử đặc khu.
6. Các cơ quan chính quyền địa phương ở đặc khu có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin; cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời theo yêu cầu của công dân phù hợp với quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin.
Mục 2. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở ĐẶC KHU
Điều 66. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân đặc khu
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân đặc khu trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và xây dựng chính quyền:
a)Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân đặc khu;
b) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân đặc khu; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu và đề nghị cấp có thẩm quyền phê chuẩn; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân đặc khu;
c)Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân đặc khu bầu;
d) Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đặc khu và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân đặc khu xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu;
đ) Thông quasố lượng, việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh ranh giới và tên gọi khu hành chính trước khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
e) Thông qua Đề án vị trí việc làm tại các cơ quan thuộc bộ máy giúp việc của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đặc khu, Văn phòng khu hành chính trước khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu trình Bộ Nội vụ phê duyệt;
g) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu, người đứng đầu Văn phòng Hội đồng nhân dân đặc khu;
h) Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Hội đồngnhân dân đặc khu.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân đặc khu trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân sách:
a)Thông qua quy hoạch đặc khu, điều chỉnh quy hoạch đặc khu trước khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đặc khu;
c) Quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm A, nhóm B sử dụng vốn ngân sách đặc khu, trừ chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia và chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
d) Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách đặc khuvà phân bổ dự toán ngân sách đặc khu;điều chỉnh dự toán ngân sách đặc khutrong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách đặc khu;
đ)Quyết định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên cho các lĩnh vực của đặc khu;
e) Quyết định cụ thể đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách tại đặc khu theo quy định khung của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Quyết định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở đặc khu ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của đặc khu;
h) Quyết định phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các nguồn vay trong nước khác theo quy định của Chính phủ;
i) Quyết định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh áp dụng trên địa bàn đặc khu theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
3. Quyết định biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư trên địa bàn.
4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở đặc khu, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân đặc khu; giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân đặc khu và Trưởng Khu hành chính; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp.
Điều 67. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân đặc khu
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân đặc khuquyết định các nội dung quy định tại điểm akhoản 1, các điểm b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 và khoản 3 Điều 66 của Luật này.
2. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân đặc khu.
3. Quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm C sử dụng vốn ngân sách đặc khu.
4.Quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần đất trồng lúa nước, đất rừng phù hợp với quy hoạch đặc khu đã được phê duyệt, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.
5. Ban hành quy chuẩn môi trường về chất thải rắn, nước thải, khí thải và tiếng ồn trên địa bàn đặc khu nghiêm ngặt hơn so với quy chuẩn môi trường quốc gia.
6. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật để áp dụng trong phạm vi đặc khu đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình đặc thù của đặc khu và yêu cầu cụ thể về môi trường cho phù hợp với đặc điểm của đặc khu với các quy định về kỹ thuật và quản lý nghiêm ngặt hơn so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật của tỉnh nơi có đặc khu.
7. Quyết định thành lập, giải thể, tổ chức lại và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan thuộc bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dânđặc khu.
8. Quyết định việc thiết lập, mở rộng quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật tại đặc khu với các địa phương nước ngoài.
9.Ban hành quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân đặc khu.
10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
Điều 68. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường theo quy định của pháp luật có liên quan, trừ nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân đặc khu và Ủy ban nhân dân đặc khu quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Luật này.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quy định tại Chương II, Chương III của Luật này và các nhiệm vụ, quyền hạn đặc thù quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 của Điều này.
3. Trong tổ chức, bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và xây dựng chính quyền:
a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật bằng hình thức quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền;
b) Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của người đứng đầu các cơ quan thuộc bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dân đặc khu vàTrưởng Khu hành chính;
c) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập của đặc khu; số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của đặc khu.
4. Trong lĩnh vực kinh tế:
a) Quyết định đầu tư dự án đầu tư công nhóm A, nhóm B đã được Hội đồng nhân dân đặc khu quyết định chủ trương đầu tư; quyết định đầu tư dự án đầu tư công nhóm C đã được Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định chủ trương đầu tư;
b) Lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án, ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư tại đặc khu đối với dự án mà theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ các dự án quan trọng quốc gia và dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
c) Cấp phép, kiểm tra về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu và kiểm tra chuyên ngành khác đối với hàng hóa nhập khẩu;
d) Phê duyệt, công bố danh mục dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách tại đặc khu sử dụng các khu đất, quỹ đất có giá trị thương mại cao cần lựa chọn nhà đầu tư;
đ) Quyết định chỉ định thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng khu tái định cư và các công trình khácngoài hàng rào dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 3 Điều 38 của Luật này;
e) Cấp giấy phép về việc thành lập và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại đặc khu;
g) Cấp, cấp đổi, thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và nội địa đối với doanh nghiệp có trụ sở chính tại đặc khu;
h) Thẩm định, công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch tại đặc khu; thẩm định, công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch tại đặc khu;
i) Quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Quỹ xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch từ nguồn ngân sách đặc khu, nguồn hỗ trợ, đóng góp của doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
k) Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biểncho tổ chức, cá nhân Việt Nam và giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụnuôi trồng thủy sản trong phạm vi vùng biển tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý;
l) Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sảncho tổ chức, cá nhân Việt Namhoạt động khai thác thủy sản tại vùng ven bờ, vùng lộng thuộc phạm vi quản lý trongphạm vi hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản và sản lượng cho phép khai thác theo loài đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định;
m) Quyết định thành lập khu chức năng tại đặc khu phù hợp với quy hoạch đặc khu được phê duyệt; ban hành quy chế hoạt động của khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
5. Trong lĩnh vực tài chính, ngân sách:
a) Quyết định việc quản lý, sử dụng tài sản côngcủa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của đặc khu mà theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá trên địa bàn đặc khu mà theo quy định của pháp luật về giá thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Ban hành danh mục kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê khai giá và tiếp nhận hồ sơ kê khai giá trên địa bàn đặc khu.
6. Trong lĩnh vực đô thị, nhà ở, kinh doanh bất động sản, hạ tầng giao thông vận tải:
a) Thực hiện công tác quản lý nhà nước, quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn đặc khu, trừ đường cao tốc và cảng hàng không;
b) Quyết định lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư, dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại, dự án khu đô thị trên địa bàn đặc khu, trừ trường hợp lựa chọn chủ đầu tư thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá dự án có sử dụng đất;
c) Quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản tại đặc khu;
d) Quyết định giá khởi điểm để đấu giá và phê duyệt kết quả đấu giá cho thuê quyền khai thác tài sản công là kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng tại đặc khu;
đ) Quản lý các dịch vụ công ích trên địa bàn đặc khu.
7. Trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường:
a) Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn đặc khu; quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thực hiện thu hồi đất theo thẩm quyền quy định tại Luật này;
b) Ban hành bảng giá và hệ số điều chỉnh giá đất tại đặc khu;
c) Quyết định giá đất cụ thể để áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật về đất đai;
d) Quyết định các hình thức hỗ trợ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mà theo quy định của pháp luật về đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định các hình thức huy động nguồn vốn hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước và các hình thức thanh toán để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng;
đ) Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại đặc khu;
e) Cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi Giấy phép về tài nguyên nước đối với các trường hợp thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải tại đặc khu;
8. Trong lĩnh vực công thương, hải quan:
a) Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện tại đặc khu;
b) tại đặc khu;
c) Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại đặc khu;
d) Cấp giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đăng kýđầu tư, đăng kýkinh doanh tại đặc khu;
đ) Cấp giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng thực phẩm đông lạnh, hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa đã qua sử dụng cho doanh nghiệp tại đặc khu;
e) Đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại tại đặc khu;
g) Cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp tại đặc khu, trừ hàng hóa thuộc diện cấm hoặc tạm ngừng xuất nhập khẩu, hàng hóa chuyên ngành quốc phòng, an ninh, tiền tệ, y tế và các loại mặt hàng đặc biệt khác;
h) Quyết định, công nhận, công bố thành lập; thu hẹp, mở rộng, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động của kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế, kho hàng không kéo dài, cảng cạn, địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung tại đặc khu trên cơ sở tham khảo ý kiến của Tổng cục hải quan;
i)Phê duyệt các chương trình quảng cáo - khuyến mại trên địa bàn đặc khu.
9. Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ:
a) Quyết định biện pháp khuyến khích phát triển nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trên địa bàn đặc khu;
b) Thực hiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục trên địa bàn; quyết định công nhận, không công nhận giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp, hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục tại đặc khu;
c) Chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao và công nhận doanh nghiệp công nghệ cao tại đặc khu;
d) Chỉ định tổ chức được quyền chứng nhận sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật đặc khu.
10. Trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, lao động, thực hiện chính sách xã hội:
a) Cấp Giấy phép phổ biến phim đối với phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh tại đặc khu sản xuất hoặc nhập khẩu;
b) Quyết định việc chấp thuận tổ chức liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề, liên hoan phim quốc tế tại đặc khu;
c) Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại đặc khu;
d) Thực hiện quản lý nhà nước về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu trong phạm vi đặc khu;
đ) Quyết định tổ chức giải, phê duyệt điều lệ giải thi đấu vô địch từng môn thể thao trên địa bànđặc khu;
e) Giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực lao động tại đặc khu, bao gồm: tiếp nhận thông báo của người sử dụng lao động về việc cho nhiều người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế của doanh nghiệp; tiếp nhận thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp; giải quyết thủ tục đăng ký nội quy lao động của các tổ chức, doanh nghiệp; quyết định các nội dung liên quan đến quản lý lao động là người nước ngoài theo quy định của pháp luật; tổ chức thẩm định số lượng lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc;
g) Cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài thuộc diện cấp Giấy phép lao động làm việc tại đặc khu; nhận báo cáo xác định nhu cầu và chấp thuận cho người sử dụng lao động việc sử dụng lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc và xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật này;
h) Quyết định các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn đặc khu mà theo pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, trừ thủ tục điều tra các sự cố, tai nạn lao động và những nội dung thuộc lĩnh vực chuyên ngành khác;
i) Phê duyệt phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm; quyết định hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động tại các doanh nghiệp ở đặc khu;
k) Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi hoặc nhận lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp tại đặc khu.
11. Quyết định việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại đặc khu, trừ các hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
12. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
Điều 69. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Khu hành chính
Trưởng Khu hành chính thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu, trừ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Mục 3. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN KHÁC CỦA NHÀ NƯỚC Ở ĐẶC KHU
Điều 70. Tòa án nhân dân đặc khu
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân đặc khu theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân đặc khu thực hiện theo quy định của Luật này, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan về Tòa án nhân dân cấp huyện.
Điều 71. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân đặc khu
1. Tòa án nhân dân đặc khu có thể có Tòa dân sự, Tòa hình sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa hành chính, Tòa xử lý hành chính. Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân đặc khu, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.
2. Tòa án nhân dân đặc khu có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên, công chức khác và người lao động. Tòa án nhân dân đặc khu có thể có Thẩm phán cao cấp.
3. Tòa án nhân dân đặc khu có bộ máy giúp việc. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc.
Điều 72. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân đặc khu
Tòa án nhân dân đặc khu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 73 của Luật này và Điều 44 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Điều 73. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân đặc khu
1. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định từ Điều 26 đến Điều 33, Điều 39 và Điều 40 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
2. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm khiếu kiện hành chính quy định tại Điều 31 của Luật Tố tụng hành chính.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân đặc khu.
4. Giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại đặc khu.
5. Xét xử các vụ án hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 268, khoản 1 Điều 269 và Điều 270 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
6. Xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.
7. Thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp và các quy định khác của pháp luật tố tụng khi giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân đặc khu.
8. Giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật.
9. Việc giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đặc khu chưa có hiệu lực pháp luật, giải quyết khiếu nại, kiến nghị đối với quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đặc khu đã có hiệu lực pháp luật do Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đặc khu thực hiện.
Điều 74. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền
1. Tranh chấp về thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân đặc khu và Tòa án nhân dân cấp huyện khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
2. Tranh chấp về thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân đặc khu với Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác hoặc với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết.
3. Tranh chấp về thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân đặc khu với Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác, với Tòa án nhân dân đặc khukhác hoặc với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của các Tòa án nhân dân cấp cao khác nhau thì do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.
Điều 75. Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân đặc khu
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Viện kiểm sát nhân dân đặc khu theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân đặc khu thực hiện theo quy định của Luật này, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan về Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
3. Viện kiểm sát nhân dân đặc khu thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi đặc khu.
4. Viện kiểm sát nhân dân đặc khu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động tương trợ tư pháp được quy định tại Luật Tương trợ tư pháp và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi thực hiện thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân đặc khu.
Điều 76. Tổ chức và hoạt động của Cơ quan Thi hành án dân sự đặc khu
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập, giải thể Chi cục thi hành án dân sự đặc khu theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án dân sự.
Tổ chức bộ máy của Cơ quan thi hành án dân sự đặc khu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.
2. Cơ quan thi hành án dân sự đặc khu có thẩm quyền thi hành bản án, quyết định sau:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân đặc khu nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân đặc khu nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân đặc khu nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
d) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.
đ) Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự đặc khu;
e) Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa ánViệt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
g) Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại đối với vụ việc phát sinh trên địa bàn đặc khu;
h) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đối với vụ việc phát sinh trên địa bàn đặc khu.
3. Các bản án, quyết định quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm cả các trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp về thi hành án dân sự tại đặc khu.
Điều 77. Tổ chức và hoạt động của cơ quan quân sự, các đơn vị quân đội trên địa bàn đặc khu
1. Tổ chức cơ quan quân sự và đơn vị biên phòng tại đặc khu.
2. Các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đặc khu được tổ chức theo yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động của cơ quan quân sự, đơn vị biên phòng, cảnh sát biểnvà các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đặc khu để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan, phù hợp với tổ chức, đặc điểm của đặc khu.
Điều 78. Tổ chức và hoạt độngcủa cơ quan công an trên địa bàn đặc khu
1. Tổ chức cơ quan Công an tạiđặc khu để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an thành phố thuộc tỉnh và của Công an xã, phường, thị trấn trên địa bàn đặc khu.
2. Công an đặc khu bao gồm các cơ quan thực hiện nhiệm vụ điều tra, thi hành án hình sự, quản lý tạm giữ, tạm giam và các đơn vị khác.
3. Cơ quan điều tra đặc khu có thẩm quyền tương đương cơ quan điều tra cấp huyện. Tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra đặc khu theo quy định về tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra cấp huyện quy định tại Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Luật này.
4. Cơ quan thi hành án hình sự đặc khu có thẩm quyền tương đương cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện. Tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự đặc khu theo quy định về tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện quy định tại Luật Thi hành án hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và Luật này.
5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể tổ chức bộ máy của Công an đặc khu để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan, phù hợp với tổ chức, đặc điểm của đặc khu.
Điều 79. Tổ chức và hoạt động của cơ quan tài chính, ngân hàng trên địa bànđặc khu
1. Tổ chức một cơ quan tài chính trên địa bàn đặc khu để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục thuế, kho bạc nhà nước cấp huyện và Chi cục hải quan theo quy định của pháp luật có liên quan và Luật này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập và quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan tài chính đặc khu.
2.Căn cứ mức độ phát triển của đặc khu, Chính phủquyết định thành lập chi nhánh ngân hàng nhà nước tại đặc khu để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại đặc khu.
Điều 80. Ban tư vấn, hỗ trợ phát triển đặc khu
1. Ban tư vấn, hỗ trợ phát triển đặc khu do Thủ tướng Chính phủ thành lập tại từng đặc khu theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Tư vấn, phản biện và có ý kiến với Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu về các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Cảnh báo các cơ quan chính quyền địa phương ở đặc khu về những rủi ro, hạn chế, bất cập trong hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương ở đặc khu;
c) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản này và các nhiệm vụ khác có liên quan; giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đánh giá hoạt động của Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu; kiến nghị với Thủ tướng về những vấn đề có liên quan đến phát triển của đặc khu.
2. Ban tư vấn, hỗ trợ phát triển đặc khu gồm các thành viên là đại diện cơ quan nhà nước, chuyên gia, nhà khoa học, đại diện nhà đầu tư chiến lược, đại diện cộng đồng doanh nghiệp tại đặc khu và thành viên khác.
3. Số lượng thành viên của Ban tư vấn, hỗ trợ phát triển đặc khu không quá 11 người gồm Trưởng ban, 01 Phó Trưởng ban và các thành viên.
4. Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có trách nhiệm xin ý kiến của Ban tư vấn, hỗ trợ phát triển đặc khu về các nội dung sau đây trước khi quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định:
a) Các nội dung mà Ủy ban nhân dân đặc khu trình Hội đồng nhân dân đặc khu quyết định;
b) Các nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân đặc khu quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 67 của Luật này;
c) Các nội dung mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu trình Hội đồng nhân dân đặc khu quyết định; các nội dung thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm m khoản 4, điểm b khoản 7, điểm a khoản 9 Điều 68 của Luật này.
Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu và Ban tư vấn, hỗ trợ phát triển đặc khu, Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu được quyền quyết định, nhưng phải nêu rõ lý do bằng văn bản gửi Ban tư vấn, hỗ trợ phát triển đặc khu.
5. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế, điều kiện bảo đảm hoạt động của Ban tư vấn, hỗ trợ phát triển đặc khu do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Chương V
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở TỈNH ĐỐI VỚI ĐẶC KHU
Điều 81. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
1. Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Quốc hội đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đặc khu;
b) Quy định về trình tự, thủ tục và các nội dung khác để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các cơ chế, chính sách đặc biệt và các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở đặc khu quy định tại Luật này theo nguyên tắc đơn giản, thuận tiện, bảo đảm cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu quản lý, có thể khác với quy định có liên quan của luật khác nhưng phải phù hợp với quy định tại Luật này và không trái Hiến pháp;
c) Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở đặc khu; trụ sở, kinh phí hoạt động, bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương ở đặc khu trên cơ sở quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật này, bảo đảm phù hợp với đặc điểm của các đặc khu;
d) Quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương ở đặc khu thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác của cơ quan nhà nước cấp trên trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở đặc khu được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành;
đ) Hằng năm, báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.
e) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu; quyết định điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu;
b) Quyết định số lượng, việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh ranh giới và tên gọi khu hành chính thuộc đặc khu;
c) Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đặc khu do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban để giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành liên quan đến các đặc khu theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
d) Quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương ở đặc khu thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở đặc khu được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
đ) Tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan trung ương và địa phương đối với đặc khu;
e) Tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương ở đặc khu;
g) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Điều 82. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đặc khu và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Là đầu mối tiếp nhận, giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của các đặc khu;
b) Chủ trì tổng hợp, đánh giá về hiệu quả hoạt động của các đặc khu;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất với cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phát triển đặc khu.
2. Bộ Nội vụ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền quy định, hướng dẫn về tổ chức bộ máy, công chức, chế độ công vụ tại đặc khu, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức của chính quyền địa phương ở đặc khu.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ hướng dẫn những nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành của mình đối với đặc khu được Luật này hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; giải quyết các vấn đề phát sinh của đặc khu thuộc thẩm quyền; quyết định việc phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương ở đặc khu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành của mình ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này.
Điều 83. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
1.Căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách địa phương, quyết định bổ sung ngân sách cho ngân sách đặc khu để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình bảo vệ môi trường quan trọng của đặc khu theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và thực hiện chính sách đặc thù quy định tại Luật này.
2. Quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương ở đặc khuthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Điều 84. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định việc phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương ở đặc khuthực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này;
b) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a)Cho ý kiến vềnhân sự Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ để Hội đồng nhân dân đặc khu bầu;
b) Đề nghị Hội đồng nhân dân đặc khu xem xét miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu;
c) Quyết định việc phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương ở đặc khuthực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này;
d) Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tại đặc khu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
đ) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật nàyvà pháp luật có liên quan.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 85. Sửa đổi, bổ sung Điều 75 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương
Sửa đổi, bổ sung Điều 75 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 như sau:
1. Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Nguyên tắc tổ chức, phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thực hiện trên cơ sở quy định của Luật này và Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, bảo đảm phù hợp với đặc điểm của đặc khu.
2. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, số lượng thành viên Ủy ban nhân dân, cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt quy định.”
Điều 86. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2018.
Điều 87. Quy định chi tiết
Chính phủ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn các nội dung cần thiết khác theo thẩm quyền để thi hành Luật này.
Điều 88. Điều khoản chuyển tiếp
Kể từ ngày Nghị quyết của Quốc hội về thành lập đặc khu Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Nghị quyết của Quốc hội về thành lập đặc khu Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa), Nghị quyết của Quốc hội về thành lập đặc khu Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) (sau đây gọi là Nghị quyết thành lập đặc khu) có hiệu lực thi hành:
1. Việc chuyển tiếp về tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở các đặc khu được thực hiện như sau:
a) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa), huyện Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân đặc khu, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc được bầu ra theo quy định của pháp luật về bầu cử.
Việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đặc khu được thực hiện theo quy định tương tự tại Chương IX của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Ủy ban nhân dân các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang, sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập Ủy ban bầu cử để tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đặc khu;
b) Hội đồng nhân dân đặc khu bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đặc khu theo quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này và hoạt động đến khi Hội đồng nhân dân đặc khu, Ủy ban nhân dân đặc khu nhiệm kỳ 2021- 2026 được bầu ra;
c) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa), huyện Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) tiếp tục hoạt động cho đến khi Trưởng khu hành chính thuộc đặc khu được bổ nhiệm theo quy định của Luật này.
Trường hợp một hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã được điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập đơn vị hành chính mới ngoài đặc khu hoặc nhập vào đơn vị hành chính cấp huyện khác thì tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính này được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
2. Việc chuyển tiếp về hoạt động của các cơ quan tư pháp được thực hiện như sau:
a) Đối với những vụ, việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan tư pháp ở đặc khu mà các cơ quan tư pháp cấp huyện đang giải quyết, nhưng chưa kết thúc trước ngày Nghị quyết thành lập đặc khu có hiệu lực thì các cơ quan tư pháp ở đặc khu tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung;
b) Đối với những vụ, việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan tư pháp ở đặc khu mà các cơ quan tư pháp cấp tỉnh nơi có đặc khu đanggiải quyết, nhưng chưa kết thúc trước ngày Nghị quyết thành lập đặc khu có hiệu lực thì các cơ quan tư pháp cấp tỉnh tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung.
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành khoản này.
3. Dự án đầu tư tại đặc khu đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Nghị quyết thành lập đặc khu có hiệu lực thi hành và đang trong thời gian được hưởng ưu đãi đầu tư thì tiếp tục được hưởng cho thời gian ưu đãi còn lại.
4. Dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 1 đối với đặc khu Vân Đồn, Phụ lục 2 đối với đặc khu Bắc Vân Phong, Phụ lục 3 đối với đặc khu Phú Quốc ban hành kèm theo Luật này được lựa chọn ưu đãi đầu tư đang hưởng hoặc ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật này cho thời gian còn lại kể từ ngày Nghị quyết thành lập đặc khu có hiệu lực thi hành.
Nhà nước không xem xét lại đối với nghĩa vụ tài chính về đất đai trong trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật trước ngàyNghị quyết thành lập đặc khu có hiệu lực thi hành.
5. Văn bản, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đếnđặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc trước ngày Nghị quyết thành lập đặc khu có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng và không phải thực hiện thủ tục cấp đổi. Trường hợp có yêu cầu, trong phạm vi thẩm quyền của mình, Chủ tịch Ủy ban nhân dânđặc khu cấp đổi, điều chỉnh, thay đổi, cải chính, bổ sung, thu hồi văn bản, giấy tờ đã cấp cho tổ chức, cá nhân quy định tại khoản này.
6. Hồ sơ thủ tục hành chính được thụ lý trước ngày Nghị quyết thành lập đặc khu có hiệu lực thi hành mà chưa giải quyết xong thì tiếp tục được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật có liên quan tại thời điểm thụ lý.
Luật này được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ … thông qua ngày ... tháng ..... năm 201.../.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Thị Kim Ngân |
Phụ lục 1: Danh mục ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu Vân Đồn
(Ban hành kèm theo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc)
Số TT
|
Ngành, nghề
|
I
|
CÔNG NGHỆ CAO
1. Các dự án đầu tư đáp ứng tiêu chí, điều kiện dự án ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao, cơ sở ươm tạo công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao trong lĩnh vực sau:
a) Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao; ứng dụng, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao.
2. Sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học; chế biến dược phẩm; sản xuất các sản phẩm sinh học.
3. Sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.
4. Sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm.
Các dự án quy định tại điểm 2, 3 và 4nêu trên có vốn đầu tư tối thiểu 110 tỷ đồng.
|
II
|
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CÔNG NGHỆ CAO
Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghiệp công nghệ caotheo quy định của pháp luật về công nghiệp hỗ trợ có vốn đầu tư tối thiểu 110 tỷ đồng.
|
III
|
DU LỊCH VÀ CÔNG NGHIỆPVĂN HÓA
1. Xây dựng và kinh doanhkhách sạn, khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng cao cấp từ 4 sao trở lên; đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực du lịch văn hóa có vốn đầu tư tối thiểu 110 tỷ đồng.
2. Xây dựng và kinh doanh khudịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino có vốn đầu tư tối thiểu là 44.000 tỷ đồng.
3. Đầu tư kinh doanh trong lĩnh vựccông nghiệp văn hóa, bao gồm quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, điện ảnh, xuất bản, thời trang, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, truyền hình và phát thanh có vốn đầu tư tối thiểu 110 tỷ đồng.
|
IV
|
CẢNG HÀNG KHÔNG, CẢNG BIỂN, THƯƠNG MẠI
1. Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không quốc tế với quy mô vốn tối thiểu 5.000 tỷ đồng; kinh doanh vận tải hàng không; logistics với quy mô vốn tối thiểu 110 tỷ đồng.
2. Đầu tư kinh doanhdịch vụ thương mại quốc tế với quy mô vốn đầu tư tối thiểu 1.000 tỷ đồng; đầu tư kinh doanh dịch vụ tài chính quốc tế với quy mô vốn đầu tư tối thiểu 1.000 tỷ đồng.
3. Xây dựng và kinh doanh cảng biểnhàng hoá và hành khách quốc tế có vốn đầu tư tối thiểu 3.000 tỷ đồng.
4. Xây dựng và kinh doanhtrung tâm giải trí có thưởng quốc tế quy mô tối thiểu 1.000 tỷ đồng.
|
Phụ lục 2: Danh mục ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu Bắc Vân Phong
(Ban hành kèm theo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc)
Số TT
|
Ngành, nghề
|
I
|
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ CHÍNH XÁC
1. Sản xuất sản phẩm phần mềm, sản phẩm nội dung thông tin số, sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm, dịch vụ phần mềm, dịch vụ khắc phục sự cố an toàn thông tin, bảo vệ an toàn thông tin theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin với vốn đầu tư tối thiểu 110 tỷ đồng.
2. Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
4. Sản xuất ô tô, phụ tùng ô tô, đóng tàu.
5. Sản xuất phụ kiện, linh kiện điện tử, cụm chi tiết điện tử.
6. Sản xuất sản phẩm phục vụ quan trắc, giám sát biển, hải dương; chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực hàng hải, sinh học và sinh thái biển, cơ học và công trình biển.
Các dự án quy định tại điểm 2, 3, 4, và 5nêu trên có vốn đầu tư tối thiểu 500 tỷ đồng.
|
II
|
CẢNG BIỂN
1. Xây dựng và kinh doanhcảng biểnhàng hoá và hành khách quốc tế có vốn đầu tư tối thiểu 3.000 tỷ đồng.
2. Đầu tư kinh doanhdịch vụ hậu cần cảng biển có vốn đầu tư tối thiểu 110 tỷ đồng.
|
III
|
DU LỊCH, KHÁCH SẠN
1. Xây dựng và kinh doanh khudịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino có vốn đầu tư tối thiểu 44.000 tỷ đồng.
2. Xây dựng và kinh doanh khudịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có vốn đầu tư 6.000 tỷ đồng.
3. Xây dựng và kinh doanh khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp từ 4 sao trở lên.
|
IV
|
TRUNG TÂMTHƯƠNG MẠI - TÀI CHÍNH
Xây dựng và kinh doanh trung tâm thương mại - tài chính gắn với cảng biển có vốn đầu tư tối thiểu 3.000 tỷ đồng.
|
Phụ lục 3: Danh mục ngành, nghề ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu Phú Quốc
(Ban hành kèm theo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc)
Số TT
|
Ngành, nghề
|
I
|
DU LỊCH, KHÁCH SẠN
1. Xây dựng và kinh doanh khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino có vốn đầu tư tối thiểu 44.000 tỷ đồng.
2. Xây dựng và kinh doanh dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có vốn đầu tư 6.000 tỷ đồng.
3. Xây dựng và kinh doanh khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng cao cấp từ 04 sao trở lên, khách sạn từ 5 sao trở lên.
|
III
|
THƯƠNG MẠI, HỘI NGHỊ, TRIỂN LÃM, QUẢN LÝ TÀI SẢN
1. Xây dựng và kinh doanh trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế có vốn đầu tư tối thiểu 1.000 tỷ đồng.
2. Đầu tư kinh doanhdịch vụ thương mại quốc tế có vốn đầu tư tối thiểu 1.000 tỷ đồng.
3. Đầu tư kinh doanhdịch vụ quản lý tài sản.
|
III
|
Y TẾ, GIÁO DỤC, NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
1. Xây dựng và kinh doanh bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư tối thiểu 3.000 tỷ đồng.
2. Đầu tư kinh doanhdịch vụ y tế có vốn đầu tư tối thiểu 110 tỷ đồng.
3. Đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 500 tỷ đồng.
4. Nghiên cứu, phát triển và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm công nghệ sinh học; nghiên cứu, phát triển và chế biến dược phẩm.
|
Phụ lục 4: Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đặc khu
(Ban hành kèm theo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc)
Số TT
|
Ngành, nghề
|
1.
|
Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ
|
2.
|
Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị
|
3.
|
Kinh doanh súng bắn sơn
|
4.
|
Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng
|
5.
|
Kinh doanh dịch vụ cầm đồ
|
6.
|
Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên
|
7.
|
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ
|
8.
|
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ
|
9.
|
Hành nghề luật sư
|
10.
|
Hành nghề công chứng
|
11.
|
Hành nghề giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả
|
12.
|
Hành nghề thừa phát lại
|
13.
|
Kinh doanh dịch vụ kiểm toán
|
14.
|
Kinh doanh hàng miễn thuế
|
15.
|
Kinh doanh kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ
|
16.
|
Kinh doanh hóa chất trừ hóa chất bị cấm theo Công ước Quốc tế về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
|
17.
|
Kinh doanh chứng khoán
|
18.
|
Kinh doanh dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán của Trung tâm lưu ký chứng khoán/ Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết và các loại chứng khoán khác
|
19.
|
Kinh doanh bảo hiểm
|
20.
|
Kinh doanh tái bảo hiểm
|
21.
|
Kinh doanh xổ số
|
22.
|
Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài
|
23.
|
Kinh doanh Casino
|
24.
|
Kinh doanh dịch vụ đặt cược
|
25.
|
Kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện
|
26.
|
Kinh doanh xăng dầu
|
27.
|
Kinh doanh khí
|
28.
|
Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy)
|
29.
|
Kinh doanh tiền chất thuốc nổ
|
30.
|
Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ
|
31.
|
Kinh doanh dịch vụ nổ mìn
|
32.
|
Kinh doanh hóa chất, trừ hóa chất bị cấm theo Công ước Quốc tế về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
|
33.
|
Kinh doanh rượu
|
34.
|
Kinh doanh sản phẩm thuốc lá
|
35.
|
Kinh doanh thực phẩm
|
36.
|
Hoạt động phát điện, truyền tải, phân phối, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu điện
|
37.
|
Kinh doanh khoáng sản
|
38.
|
Kinh doanh tiền chất công nghiệp
|
39.
|
Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp
|
40.
|
Hoạt động thương mại điện tử
|
41.
|
Hoạt động dầu khí
|
42.
|
Kinh doanh dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
|
43.
|
Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
|
44.
|
Kinh doanh dịch vụ cai nghiện ma tuý tự nguyện
|
45.
|
Kinh doanh vận tải đường bộ
|
46.
|
Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô
|
47.
|
Kinh doanh vận tải đường thủy
|
48.
|
Nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
|
49.
|
Kinh doanh vận tải hàng không
|
50.
|
Kinh doanh dịch vụ thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay tại Việt Nam
|
51.
|
Kinh doanh cảng hàng không, sân bay
|
52.
|
Kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
|
53.
|
Kinh doanh dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
|
54.
|
Kinh doanh vận tải đường sắt
|
55.
|
Kinh doanh đường sắt đô thị
|
56.
|
Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm
|
57.
|
Kinh doanh vận tải đường ống
|
58.
|
Kinh doanh sản phẩm amiang trắng thuộc nhóm Serpentine
|
59.
|
Kinh doanh dịch vụ bưu chính
|
60.
|
Kinh doanh dịch vụ viễn thông
|
61.
|
Kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số
|
62.
|
Hoạt động của nhà xuất bản
|
63.
|
Kinh doanh dịch vụ phát hành xuất bản phẩm
|
64.
|
Kinh doanh dịch vụ mạng xã hội
|
65.
|
Kinh doanh trò chơi trên mạng viễn thông, internet
|
66.
|
Kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
|
67.
|
Kinh doanh dịch vụ thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
|
68.
|
Dịch vụ gia công, tái chế, sửa chữa, làm mới sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho đối tác nước ngoài
|
69.
|
Kinh doanh dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động, mạng Internet
|
70.
|
Kinh doanh dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền ".vn"
|
71.
|
Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
|
72.
|
Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
|
73.
|
Kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động
|
74.
|
Hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non
|
75.
|
Hoạt động của cơ sở giáo dục phổ thông
|
76.
|
Hoạt động của cơ sở giáo dục đại học
|
77.
|
Hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam, phân hiệu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
|
78.
|
Hoạt động của cơ sở giáo dục thường xuyên
|
79.
|
Nuôi trồng, khai thác thủy sản
|
80.
|
Kinh doanh thức ăn thuỷ sản, thức ăn chăn nuôi
|
81.
|
Kinh doanh chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản
|
82.
|
Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES
|
83.
|
Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã theo Phụ lục của Công ước CITES
|
84.
|
Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh và nhập nội từ biển mẫu vật từ tự nhiên quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES
|
85.
|
Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES
|
86.
|
Kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại
|
87.
|
Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
|
88.
|
Kinh doanh dịch vụ xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
|
89.
|
Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
|
90.
|
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ thực vật
|
91.
|
Kinh doanh thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
|
92.
|
Kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
|
93.
|
Kinh doanh dịch vụ cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
|
94.
|
Sản xuất phân bón
|
95.
|
Kinh doanh sản phẩm biến đổi gen
|
96.
|
Kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
|
97.
|
Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm HIV
|
98.
|
Kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô
|
99.
|
Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ sinh sản, lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi
|
100.
|
Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm
|
101.
|
Kinh doanh dịch vụ tiêm chủng
|
102.
|
Kinh doanh dịch vụ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
|
103.
|
Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ
|
104.
|
Kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ
|
105.
|
Kinh doanh dược
|
106.
|
Kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng y tế
|
107.
|
Kinh doanh trang thiết bị y tế
|
108.
|
Kinh doanh dịch vụ tiến hành công việc bức xạ
|
109.
|
Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
|
110.
|
Kinh doanh dịch vụ đại diện quyền sở hữu trí tuệ
|
111.
|
Kinh doanh dịch vụ phát hành và phổ biến phim
|
112.
|
Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường
|
113.
|
Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
|
114.
|
Kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu
|
115.
|
Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
|
116.
|
Xuất khẩu di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; nhập khẩu hàng hóa văn hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
117.
|
Kinh doanh dịch vụ khoan nước dưới đất, thăm dò nước dưới đất
|
118.
|
Kinh doanh dịch vụ khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
|
119.
|
Kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản
|
120.
|
Khai thác khoáng sản
|
121.
|
Kinh doanh dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại
|
122.
|
Nhập khẩu phế liệu
|
123.
|
Kinh doanh dịch vụ quan trắc môi trường
|
124.
|
Kinh doanh chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải
|
125.
|
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
|
126.
|
Hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
|
127.
|
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô
|
128.
|
Cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
|
129.
|
Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng
|
130.
|
Hoạt động ngoại hối của tổ chức không phải là tổ chức tín dụng
|
131.
|
Kinh doanh vàng
|
Phụ lục 5: Danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao
(Ban hành kèm theo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc)
Số TT
|
Dự án
|
1.
|
Khai thác và làm giàu quặng kim loại có sử dụng hóa chất độc hại
|
2.
|
Luyện kim
|
3.
|
Sản xuất giấy, bột giấy, ván sợi (MDF, HDF)
|
4.
|
Sản xuất hoá chất, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật
|
5.
|
Nhuộm (vải, sợi), giặt mài
|
6.
|
Thuộc da
|
7.
|
Lọc hoá dầu
|
8.
|
Nhiệt điện than, sản xuất cốc, khí hóa than, điện hạt nhân
|
9.
|
Xử lý, tái chế chất thải
|
10.
|
Xi mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất
|
11.
|
Sản xuất pin, ắc quy
|
12.
|
Sản xuất clinker
|
13.
|
Chế biến mủ cao su
|
14.
|
Chế biến tinh bột sắn
|
15.
|
Chế biến mía đường
|
16.
|
Chế biến thuỷ sản
|
Phụ lục 6: Danh mục dự án đầu tư vào đặc khu do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
(Ban hành kèm theo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc)
Số TT
|
Dự án
|
1.
|
Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, các khu dân cư
|
2.
|
Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại, làng nghề và các khu sản xuất kinh doanh tập trung khác
|
3.
|
Dự án xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại
|
4.
|
Dự án xây dựng chợ
|
5.
|
Dự án xây dựng cơ sở lưu trú du lịch
|
6.
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất nước lọc, nước tinh khiết đóng chai
|
7.
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, tinh bột các loại
|
8.
|
Dự án xây dựng cơ sở chế biến chè, hạt điều, ca cao, cà phê, hạt tiêu
|
9.
|
Dự án xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản
|
10
|
Dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét