Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

Tai nạn liên tiếp: Hệ thống đường sắt đang ở thời mông muội; 9 nghi ngờ về chiếc ghế Bộ trưởng của ông Nguyễn Văn Thể


Bởi
 AdminTD
 -

28-5-2018

Ông Nguyễn Văn Thể. Ảnh: internet

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đang ngồi ghế với nhiều câu hỏi. Có 9 nghi ngờ trong 2 tuần qua:
1. Trong 4 ngày liên tiếp, đường sắt xảy 4 tai nạn thảm khốc và khi báo Tiền phong (TP) liên hệ với ông Nguyễn Văn Thể xem ông ở đâu trong bối cảnh tai nạn nghiêm trọng trong ngành diễn ra liên tục, thì ông nói, đang đi khánh thành cầu Cao Lãnh (Đồng Tháp), có gì hỏi Cục trưởng Đường sắt. “Vậy tai nạn xảy ra nhiều, ông có đi kiểm tra không?” “Tôi đang ở Cao Lãnh, ngày mai bận họp Quốc hội”, ông Thể nói một cách vội vàng và cho biết đang bận tiếp khách, báo TP cho hay.

2. Khi tai nạn nghiêm trọng xảy ra trong ngành, người đứng đầu phải lập tức kiểm tra thậm chí phải đến hiện trường để ra những quyết định tránh những tai nạn tiếp theo. Cả 4 lần ông Thể không hề có mặt. Tai nạn trong ngành mà ông coi như xảy ra bên Bộ Y tế của Mỹ.
3. Ông bận hai việc quan trọng: Khánh thành cầu Cao Lãnh để lấy điểm và mải bảo vệ “thu giá” BOT bằng mọi giá. Giờ thì ông đẩy quả bóng sang doanh nghiệp, dường như đây là “sáng kiến” của họ hơn là chỉ đạo của Bộ GT mà trước đó ông gân cổ cãi, lấp liếm, đánh tráo khái niệm, chưa kể đó là dốt…tiếng Việt.
4. Bộ trưởng mà không biết ưu tiên việc nào quan trọng hơn, tính mạng con người hay đi dự lễ hội, BOT có nhiều bất cập, phá hoại lòng tin hay là con gà đẻ trứng vàng cho nhóm lợi ích, thì ghế BT có vấn đề.
5. Trình độ xử lý khủng hoảng truyền thông hết sức hạn chế, não trạng coi thường dân, coi thường dư luận, là chỉ dấu cho thấy BT Thể có vấn đề về khả năng dẫn dắt ngành.
6. Việc của Bộ trưởng không phải đứng ra bảo vệ doanh nghiệp mà phải đứng về quyền lợi của người dân và tầm nhìn kinh tế vĩ mô. BOT không hợp lý như cải tiến nền đường 1 đã có sẵn thì nhất định phải bỏ. Cần kiểm tra, thanh tra và báo cáo, BOT nào được, BOT nào không, và ra quyết định mang tính chiến lược. Hiện ông chỉ làm một việc duy nhất là sao cho BOT tiếp tục thu tiền.
7. Ông chưa có nghiên cứu hiệu quả kinh tế, giá cả BOT, số năm tồn tại, để đưa ra giá hợp lý mà cả bên đầu tư và người dùng chấp nhận. Không thể vì dư luận phản đối mà giảm giá, đóng cửa tạm thời, nhờ công an can thiệp. Đó không phải là cách làm của Bộ trưởng.
8. Đối với tầm quản lý bộ thì lòng tin của người đi đường là vô cùng quan trọng. Người lái xe, người lái tầu, người canh đường sắt phải có trình độ, người tham gia phải biết luật và có văn hóa giao thông nhưng người có trình độ, văn hóa số 1 phải là Bộ trưởng Bộ GT.
9. Chỉ trong hai tuần, những gì ông BT Thể trình hiện, thì cái ghế này đang có những dấu hỏi to tướng trong khi đường sắt cần an toàn hơn, đường bộ thông thoáng hơn và hệ thống BOT theo đúng nghĩa “Build – Operate – Transfer. Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao”.

Tai nạn liên tiếp: Hệ thống đường sắt đang ở thời mông muội

 - Nói về các vụ tai nạn đường sắt liên tiếp xảy ra gần đây, bên hành lang QH, ĐB Lưu Bình Nhưỡng nhận định ngành đường sắt chậm đổi mới, hạ tầng kỹ thuật quá kém cần được nâng cấp.
Theo ông, thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ tai nạn đường sắt cực kỳ nghiêm trọng có nguyên nhân từ hệ thống quy định bảo đảm cho vận hành và an toàn đường sắt chưa hoàn thiện.
“Đây là vấn đề hàng đầu cần nghiên cứu hoàn thiện ngay”, ĐB Lưu Bình Nhưỡng, ủy viên thường trực UB Về các vấn đề xã hội nhấn mạnh.
tai nạn đường sắt,đường sắt,Nguyễn Văn Thể,Bộ trưởng GTVT,tai nạn,tai nạn giao thông,Lưu Bình Nhưỡng
 ĐB Lưu Bình Nhưỡng. Ảnh: Quang Phúc
Lạc hậu
ĐB tỉnh Bến Tre nhận định ngành đường sắt duy trì quá lâu các quy định từ thời bao cấp đến giờ, chậm đổi mới, hạ tầng kỹ thuật cơ sở quá kém.
“Từ máy tàu, đoàn tàu, hệ thống đường sắt vẫn đang vận hành ở thời kỳ mông muội. So sánh với hệ thống đường sắt thế giới thì thấy đây là hệ thống đường sắt lạc hậu bậc nhất trong khi nền kinh tế của chúng ta phát triển vài chục năm nay”, ĐB Lưu Bình Nhưỡng nói.
Thêm vào đó, ý thức tuân thủ của người dân trong quá trình vận hành, tham gia giao thông rất thấp. Ngay ở xung quanh thủ đô Hà Nội, tuyến đường sắt còn nham nhở, việc tham gia giao thông của nhiều cá nhân trên đường có liên quan đường sắt còn nhiều vi phạm.
Vì thế, nảy sinh nhiều vấn đề bất cập trong giao thông đường sắt, nảy sinh nhiều vi phạm pháp luật nói chung và xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng.
Ông phân tích: “Khi nói về hoàn thiện hệ thống thể chế, đây là trách nhiệm của trưởng ngành vì bộ trưởng phải tham mưu cho Nhà nước, Chính phủ hoàn thiện hệ thống giao thông đường sắt và phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức người dân, phối hợp với bộ, ngành địa phương khác thực hiện an toàn, hiệu quả, phòng tránh tai nạn”.
Muốn khắc phục tình trạng hiện nay, ông Nhưỡng cho rằng phải làm đồng bộ hệ thống tàu, đường tàu.
“Nếu chỉ bố trí các phương tiện 4.0 cho đường ngang ngõ tắt trong khi có con tàu lạc hậu, đường sắt lạc hậu và bản thân ý thức còn rất lạc hậu thì tôi nghĩ không đồng bộ”, ông nói.
Theo ĐB Nhưỡng, củng cố hệ thống đường sắt phải từ chể thế cho đến hạ tầng kỹ thuật, công nghệ đến ý thức tuân thủ, ý thức trách nhiệm, ý thức pháp luật và cả vấn đề đạo đức xã hội.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cần lên tiếng
Giải pháp trước mắt, theo ĐB Nhưỡng là phải rút kinh nghiệm ngay. Ngành đường sắt nói riêng và Bộ GTVT phải chủ trì với bộ ngành nghiên cứu đề án khả thi, báo cáo Chính phủ về củng cố hệ thống đường sắt, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, đồng thời nâng cấp quy định và tăng cường hơn nữa ý thức trách nhiệm, ý thức công dân.
“Theo tôi những việc như thế này Bộ trưởng cần lên tiếng, vào cuộc ngay lập tức. Ngoài động viện, thăm hỏi các nạn nhân, phải xem xét, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền báo cáo. Tôi biết Bộ trưởng có chỉ đạo nhưng cần công bố cho báo chí và người dân biết cùng tham gia”, ĐB Lưu Bình Nhưỡng nêu.
Ông cho rằng, với tư cách tư lệnh ngành, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cần lên tiếng liên quan trách nhiệm của ngành và cả trách nhiệm của Chính phủ, địa phương chứ không chỉ mỗi ngành GTVT.
“Phải đầu tư ngay lập tức hệ thống đường sắt hiện đại, đây là vấn đề dài hơi. Nhưng vấn đề trách nhiệm hết sức quan trọng”, ông Nhưỡng nhấn mạnh.
Ông cũng lưu ý, nếu chỉ coi đây là vấn đề riêng của ngành GTVT, nhiệm vụ của địa phương hay nhiệm vụ của người tham gia giao thông thông đều không đúng mà đây là vấn đề của toàn xã hội.
Phút hãm phanh đứt cánh tay, cứu 300 hành khách của người lái tàu

Phút hãm phanh đứt cánh tay, cứu 300 hành khách của người lái tàu

Gặp tình huống xe tải cắt ngang đoàn tàu đang chạy, lái tàu Trương Xuân Thức đã hy sinh cánh tay trái, hãm phanh tàu, cứu hơn 300 hành khách.
Hai tàu tông nhau trực diện, nhiều toa lật nghiêng ở Quảng Nam

Hai tàu tông nhau trực diện, nhiều toa lật nghiêng ở Quảng Nam

Hai đoàn tàu trong lúc vào ga Núi Thành (Quảng Nam) chiều nay đã cùng chạy vào 1 ray phụ, tông trực diện vào nhau.
Lộ nguyên nhân toa tàu văng khỏi đường ray ở Nghệ An

Lộ nguyên nhân toa tàu văng khỏi đường ray ở Nghệ An

Theo các kỹ sư ở hiện trường 2 toa tàu hỏa trật khỏi đường ray ở ga Yên Xuân (Nghệ An), nguyên nhân toa tàu bị lật có thể do gãy trục bánh giá chuyển hướng vào đường ray.
Nghìn lượt người tiễn đưa lái tàu SE19 về đất mẹ

Nghìn lượt người tiễn đưa lái tàu SE19 về đất mẹ

Sáng nay, hàng nghìn lượt người đã đến tiễn đưa anh Nguyễn Thế Hùng - lái tàu SE19 gặp nạn tại Thanh Hóa về với đất mẹ.
Đi vệ sinh, người đàn ông bị tàu SE19 đâm tử vong ở Hà Nội

Đi vệ sinh, người đàn ông bị tàu SE19 đâm tử vong ở Hà Nội

Người đàn ông trung tuổi vào khu vực đường sắt để đi vệ sinh thì bị tàu hỏa đâm tử vong tại chỗ.
Lật tàu ở Thanh Hóa: Khởi tố, tạm giam 3 tháng 2 nhân viên gác barie

Lật tàu ở Thanh Hóa: Khởi tố, tạm giam 3 tháng 2 nhân viên gác barie

Công an tỉnh Thanh Hóa tạm giữ hình sự đối với 2 nhân viên gác barie để điều tra làm rõ vụ việc.
Gây tai nạn, xe bán tải còn 3 bánh vẫn chạy bạt mạng 50km

Gây tai nạn, xe bán tải còn 3 bánh vẫn chạy bạt mạng 50km

Sau khi gây tai nạn, tài xế lái chiếc xe bán tải bỏ chạy suốt 50km trên cao tốc trong khi chiếc xe chỉ còn 3 bánh.
Thu Hằng

Không có nhận xét nào: