Câu lạc bộ “nhóm ngu nhất”!
23-5-2018
Tương đối và tuyệt đối!
Bất kỳ sinh viên đại học trường nào thì cũng phải học qua triết học (duy vật biện chứng), và trong đó 1 trong 3 quy luật nhập môn là “lượng đổi – chất đổi”.
Bất kỳ sinh viên đại học trường nào thì cũng phải học qua triết học (duy vật biện chứng), và trong đó 1 trong 3 quy luật nhập môn là “lượng đổi – chất đổi”.
Một người bán trà đá, một bà bán bún riêu gánh có tỷ suất siêu lợi nhuận (100%/ngày) tại sao vẫn ở nhà thuê? Còn một ông (bà) gửi ngân hàng lãi suất chỉ có 7%/năm, tại sao đi xe mẹc, ở vila Sala Thủ thiêm?
Khi tôi giảng về tài chánh, đề cập vì sao người bán bún riêu có thể vay với lãi suất 20%/tháng vẫn chịu được, đơn giản là vì họ có lãi suất trên vốn từ 50% – 100%, vì cái vốn gánh bún riêu chừng 300K – 1triệu đồng, một ngày kiếm lời từ 200K – 500K, lợi nhuận quá ngon, nên dư sức trả lãi vay nóng 20%/tháng. Tuy nhiên đó chỉ khi vay nóng từ 1 triệu đồng để mua nguyên liệu bán hàng, còn khi kẹt tiền chữa bệnh, tiền mua xe cho con mà vay từ 10 triệu trở lên, là con đường phá sản đã chực chờ.
Thế tại sao bà bán bún riêu không tăng quy mô? Bởi vì doanh số bà chỉ trong vòng 300K – 500K là hết cở, muốn tăng lên 1 – 2 triệu đồng/ngày thì phải thuê tiệm mở, thuê người chạy bàn… Cứ thế quy mô càng tăng, tỷ suất lợi nhuận càng giảm. Do vậy, một doanh nghiệp lớn mà vay 10%/năm còn OK, nếu 15%/năm là nguy cơ phá sản.
Trở lại bà bán bún 50%/ngày – ông chủ tiệm bún riêu 20%/tháng – bà đại gia gửi ngân hàng 7%/năm; cái chính là số tuyệt đối lợi nhuận.
Bà bán bún riêu hoặc trà đá giỏi lắm một ngày chỉ kiếm 200K – 500K/ngày là hết mức, chưa trừ ngày nghỉ; số tiền đó tạo ra thu nhập từ 5 triệu đồng – 10 triệu đồng/tháng, và bà chưa tính tiền lương của bà, cũng như tiền phụ việc của đứa con…
Trong khi đó ông chủ tiệm có thể kiếm được 10 triệu – 50 triệu đồng /tháng sau khi trừ tiền thuê nhà; nhưng ổng cũng phải bỏ vào vốn đầu tư tiệm vài chục triệu đến vài trăm triệu, và cũng chưa tính lương quản lý của ổng, nếu là người giỏi thì cũng từ 15 triệu – 30 triệu /tháng.
Còn bà đại gia gửi tiền chỉ có 7%/năm quá bèo, nhưng số tiền bà gửi từ vài chục tỷ tới vài trăm tỷ đồng (năm 2012 tui đã biết có người gửi 200 tỷ tại ngân hàng, đó là chỉ một ngân hàng), nên thu nhập ròng của bà cũng từ vài tỷ tới vài chục tỷ đồng/năm tức vài trăm triệu tới vài tỷ/tháng, số tuyệt đối là vậy, bà không cần tỷ suất lời nhiều, chỉ cần số vào lớn mà thui.
Trở lại chuyện ông đại biểu nói bán trà đá tỷ suất lợi nhuận cực cao, không chịu nộp thuế; xin thưa nếu tính lương cơ bản của ông trà đá, bà bún riêu chỉ khoản 6 triệu đồng, rồi tính thêm giảm trừ gia cảnh vài ngưới phụ thuộc thì ông, bà đó không phải nộp một đồng nào thuế thu nhập doanh nghiệp của gánh bún riêu và cũng không nộp đồng nào thuế thu nhập cá nhân theo diện miễn trừ, còn theo tiêu chuẩn an sinh các nước phát triển, không chừng còn được trợ cấp; còn ông bà đại gia kia thu vào chỉ riêng khoản tiền lãi gửi NH vài tỷ/tháng thì nộp thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu?
Tóm lại, các đại biểu nên đi tìm nguồn gốc số tuyệt đối tài sản tăng lên từng ngày, từng năm của các đại gia ngồi mát ăn bát vàng, để xem thuế của ta còn bỏ sót bao nhiêu; tui chắc chắn chỉ cần truy thì một người trong số chục ngàn người đó đã hơn cả ngàn ông bán trà đá, bà bán bún riêu.
Lời kết: Cái gì cũng cần tính đến tương đối – tuyệt đối; tức là không có ngu tuyệt đối, mà chỉ có ngu thuộc nhóm ngu nhất mà thui! Hình như ngày càng lộ ra những người tham gia club “nhóm ngu nhất!”
Nguyễn Mạnh Tiến (chính khách)
Đối với các định nghĩa khác, xem Nguyễn Mạnh Tiến.
Nguyễn Mạnh Tiến | |
---|---|
Chức vụ
| |
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tỉnh Tây Ninh
| |
Nhiệm kỳ | 2016 – 2021 |
Vị trí | Việt Nam |
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tỉnh Tây Ninh
| |
Nhiệm kỳ | 2011 – 2016 |
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội
| |
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh
| |
Nhiệm kỳ | 7 tháng 5 năm 2009 – |
Phó Chánh Văn phòng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
| |
Thông tin chung
| |
Đảng phái | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Sinh | 21 tháng 5, 1966 |
Học vấn | thạc sĩ luật, tiến sĩ kinh tế |
Nghề nghiệp | chính trị gia |
Quê quán | xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định |
Nguyễn Mạnh Tiến (sinh năm 1966) là tiến sĩ kinh tế và chính trị giangười Việt Nam. Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, XIV, thuộc đoàn đại biểu Tây Ninh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Mianma.[1][2]
Mục lục
[ẩn]Xuất thân và giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]
Nguyễn Mạnh Tiến sinh ngày 21 tháng 5 năm 1966, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào.
Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 16 tháng 12 năm 1996, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguyễn Mạnh Tiến nguyên là Phó Chánh Văn phòng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[3]
Ngày 7 tháng 5 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê chuẩn kết quả bầu bổ sung thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh nhiệm kì 2004-2011, theo đó ông Nguyễn Mạnh Tiến được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh (theo Quyết định 590/QĐ-TTg).[3]
Từ năm 2009 đến năm 2011, ông là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.
Ngày 22 tháng 5 năm 2011, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh.
Sau kì họp thứ nhất, Quốc hội Việt Nam khóa 13, ông trúng cử chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam khóa 13.[4]
Ngày 22 tháng 5 năm 2016, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh (chuyên trách trung ương).
Ông là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Mianma.
Nguyễn Văn Thể
Nguyễn Văn Thể | |
---|---|
Chức vụ
| |
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
| |
Nhiệm kỳ | 26 tháng 10 năm 2017 – nay 0 năm, 208 ngày |
Tiền nhiệm | Trương Quang Nghĩa |
Kế nhiệm | đương nhiệm |
Vị trí | Việt Nam |
Thứ trưởng | Nguyễn Ngọc Đông Nguyễn Văn Công Lê Đình Thọ Nguyễn Nhật |
Nhiệm kỳ | 2016 – 26 tháng 10 năm 2017 1 năm, 363 ngày |
Kế nhiệm | Phan Văn Sáu |
Vị trí | Việt Nam |
Nhiệm kỳ | 28 tháng 10 năm 2015 – 26 tháng 10 năm 2017 1 năm, 363 ngày |
Tiền nhiệm | Lê Thành Quân |
Kế nhiệm | Phan Văn Sáu |
Vị trí | Tỉnh Sóc Trăng |
Phó Bí thư | Lâm Văn Mẫn Huỳnh Văn Sum Trần Văn Chuyện |
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
| |
Nhiệm kỳ | 7 tháng 6 năm 2013 – 28 tháng 10 năm 2015 2 năm, 143 ngày |
Thông tin chung
| |
Đảng phái | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Sinh | 27 tháng 11, 1966 Tháp Mười, Đồng Tháp, Việt Nam Cộng hòa |
Học vấn | Tiến sĩ ngành giao thông vận tải đường bộ |
Dân tộc | Kinh |
Nguyễn Văn Thể (sinh năm 1966) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam (từ ngày 26 tháng 10 năm 2017)[1], đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Sóc Trăng. Ông từng là Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam (2013-2015). Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng nhiệm kỳ 2015-2017 trước khi trở thành tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Mục lục
[ẩn]Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]
Ông sinh ngày 27 tháng 11 năm 1966 trong một gia đình nông dân tại xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Ông hiện cư trú ở phường Thảo Điền, Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.[2]
Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]
- Giáo dục phổ thông: 12/12[2]
- Đại học Giao thông Đường bộ Moskva chuyên ngành Cầu đường bộ[2]
- Tiến sĩ ngành giao thông vận tải đường bộ[2]
- Từ tháng 9 năm 1983 đến tháng 9 năm 1989, ông là Sinh viên tiếng Nga, sau đó là sinh viên trường Đại họ cầu đường Liên Xô.[3]
- Năm 1984, ông được cử sang học đại học tại Trường Đại học Giao thông Đường bộ Moskva (Московский автомобильно-дорожный институт), Liên Bang Xô Viết.
- Năm 1989, ông tốt nghiệp đại học và được trao bằng Kỹ sư Xây dựng (Инженер строителя).
- Tháng 11 năm 1998, ông được cử làm Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học tổng hợp kỹ thuật Quốc gia Đường bộ Moskva (Московский автомобильно-дорожный государственный технический университет), Liên bang Nga.[3]
- Tháng 8 năm 2001, ông bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ và được trao bằng Tiến sĩ chuyên ngành giao thông đường bộ[3]
- Năm 2004, ông được cử đi học Cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét