Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

Tù treo ngành Y; Bộ Y tế đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự bác sĩ Hoàng Công Lương

23-5-2018

Bác sĩ Hoàng Công Lương trả lời báo chí ngoài phòng xét xử của phiên tòa. Ảnh: Báo GT

36 tháng tù treo được Viện kiểm sát tỉnh Hòa Bình đề nghị xử bác sĩ Hoàng Công Lương nếu được thông qua sẽ là một mức án không thể phục chúng. 36 tháng tù ấy nếu được tuyên- là một án tích bất công và kể cả khi bác sĩ lương thực hiện xong hình phạt ù treo thì bản án ấy cũng là sự xúc phạm không chỉ với ngành y mà là cả công lý.
Tôi từng viết về việc bắt giam bác sĩ Hoàng Công Lương chính là “bắt một tương lai”, tạm giam ngành y (xem comment). Và theo logic, việc tuyên tù treo bác sĩ Lương cũng có thể hiểu là tù treo cả ngành y.

Phiên tòa xử bác sĩ Lương có sự xuất hiện của báo chí, chuyên gia (nhưng chuyên gia không được dự) là một phiên tòa kỳ lạ. Các cơ sở tranh tụng có lợi cho vị bác sĩ đã bị hạn chế ở mức thấp nhất. Ví dụ về việc chuyên gia chạy thận không có cơ hội nói về quy trình chạy thận bằng cách lọc máu. Ở đó, bác sĩ Lương không thể là người đi súc rửa hệ thống chạy thận.
Xin không bàn thêm về các cơ sở pháp lý để chứng minh Hoàng Công Lương vô tội(báo chí đã đưa quá nhiều) mà chỉ có thể nói rằng bất kỳ người làm nghề y nào cũng có thể vào tù vì sai lầm của người khác. Và việc “cứu người như cứu hỏa” sẽ phải thực hiện một quy trình máy móc, tốn thời gian hơn rất nhiều nếu đó là 1 quy trình không phải một người tham gia. Nỗi sợ hãi pháp đường sẽ tràn ngập ngành y.
Và nhân tình thế thái quanh vụ án cũng có nhiều điều đáng suy nghĩ. Gia đình 8 nạn nhân bị chết vì tồn dư hóa chất trong máy chạy thận mong bác sĩ Lương được tuyên vô tội. Có những người yêu quý bác sĩ Lương bày tỏ mong muốn bác sĩ Lương được tuyên vô tội. Các chứng cứ, nhân chứng lần lượt xuất hiện dày lên để chứng minh bác sĩ Lương vô tội. Đó là sự thật và lương tri con người!
Nhưng khốn khổ thay cho vị bác sĩ phải ra tòa vì cứu người ấy. Hoàng Công Lươmg sao hiểu được những “lắt léo” đằng sau vụ án và tâm địa những kẻ muốn anh phải làm “dê tế thần”!
Bị cáo Bùi Mạnh Quốc (nguyên Giám đốc công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh) đã nói trong phần tự bào chữa: “Bị cáo làm rất nhiều lần tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình (và bệnh viện khác) nhưng chưa chưa bao giờ được các đơn vị có chức năng kiểm tra giám sát, hay chưa có một ai hỏi bị cáo dùng hóa chất gì mà chỉ nhìn nhận công việc của bị cáo là bị cáo có đạt được chất lượng và lưu lượng nước RO hay không”. Nghĩa là quy trình súc sả kiểu giết người ấy bấy lâu nay tự tung tự tác, nghĩa là trách nhiệm giám sát bị ngó lơ, nghĩa là hoạt động thanh/kiểm tra chỉ là hình thức!
Như vậy, Giám đốc bệnh viện đa khoa Hòa Bình là Trương Quý Dương không thể vô can trong vụ án chết 8 người. Đây là nhân vật quan trọng cần triệu tập trong việc làm sáng tỏ vụ án. Vậy mà ông Trương Quý Dương đang tung tăng du lịch ở Canada và up hình Facebook cá nhân thật mãn nguyện. Một sự xúc phạm quy trình tố tụng nghiêm trọng mà ở đó chắc chắn có kẻ tiếp tay.
Trong khi đó, Bộ Y tế khẳng định chưa có công văn nào của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ký gửi Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hòa Bình đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân bác sĩ Hoàng Công Lương. Sự khẳng định ấy nói lên điều gì nếu không phải một thân phận bác sĩ- một thân phận người, đang bị bỏ rơi vì sự bạc bẽo của cái nghề được ví như “từ mẫu”? (Không hiểu bà Bộ trưởng Bộ Y tế có còn trái tim không nữa?)
Chắc chắn một điều, các luật sư của Hoàng Công Lương sẽ kháng cáo. Vì công lý cho một người xứng đáng vô tội và cũng vì đề nghị 36 tháng tù treo ấy được thông qua sẽ có một hệ lụy xã hội khó mà hình dung! (Tôi chưa lo có bất tuân dân sự ở ngành y mà chỉ cần các quy trình chạy máu như đã nói ở trên được thực hiện máy móc thì thời gian cứu người sẽ hạn hẹp.lại, nguy cơ chết người tăng.)
Còn những kẻ hôm nay vẫn đồng lòng đưa bác sĩ Lương vào tù; sẽ có một ngày chúng phải đối diện với bản án nhân – quả. Nhanh thôi!

Bộ Y tế đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự bác sĩ Hoàng Công Lương

Trước đó, thông tin bác sĩ Hoàng Công Lương, liên quan tới vụ 8 bệnh nhân chạy thận tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình tháng 5.2017, bị truy tố với tội danh “Vô ý làm chết người” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” khiến các y bác sĩ trong ngành y vô cùng hoang mang.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tới thăm, chia sẻ, động viên với gia đình có bệnh nhân tử vong khi đang chạy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình.
Sau khi xem xét toàn bộ toàn bộ kết quả điều tra ban đầu của cơ quan điều tra về vấn đề chạy thận gây nên sự cố vô cùng đáng tiếc cho 18 bệnh nhân. Bộ trưởng Tiến đã gửi công văn đến Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hoà Bình đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân bác sĩ Hoàng Công Lương.
Trong công văn kiến nghị, Bộ trưởng Tiến nêu rõ những quan điểm của mình trên cương vị là một Bộ trưởng và cũng là một bác sĩ có tâm với nghề. Bà cho rằng nếu truy tố bác sĩ Lương với những tội danh như trên là hoàn toàn thiếu hợp lí, đồng thời đây sẽ là một đòn giáng cho sự phát triển của ngành y.
Bộ trưởng Tiến giải thích rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của BS Lương là khám chữa bệnh theo đúng chuyên môn của mình trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (Số 40/2009/QH12) bao gồm “cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh”. Vậy cụ thể trong trường hợp này BS Lương đã làm đúng trách nhiệm của một BS về việc chỉ định lọc máu cũng như thực hiện các quy trình chuyên môn cho quá trình lọc máu.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm bệnh nhân bị sự cố chạy thận ở Bệnh viện đa khoa Hòa Bình đang được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.
Hơn nữa, với chức danh bác sĩ thì BS Lương không thể có trách nhiệm đối với chất lượng của các thiết bị y tế. Bà Tiến cũng giải thích rõ trong công văn rằng BS Lương là người đại diện cho đơn vị sử dụng có trách nhiệm sử dụng thiết bị y tế phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, đồng thời ra quyết định bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị khi cần thiết theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chứ không phải là người chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết bị y tế.
Bộ Trưởng Tiến cũng nhấn mạnh việc xét nghiệm, kiểm tra máy lọc, nước lọc… là do bộ phận khác có chuyên môn, được Giám đốc bệnh viện chỉ định hoặc đó có quy định của Luật chịu trách nhiệm. Như vậy BS Lương không phải chịu trách nhiệm nước chạy thận đó không đủ tiêu chuẩn, mà phải người quản lý về công nghệ của BV đó (như phòng vật tư y tế).
Bác sĩ Hoàng Công Lương ngày bị bắt tạm giam.
Bộ trưởng Tiến cho rằng cáo trạng của VKS nhân dân tỉnh Hòa Bình cũng thiếu hợp lí khi quy cho BS Lương phải là người có trách nhiệm phải “kiểm tra lại” hệ thống RO. Vì theo các văn bản của Bộ Y tế, không có bất kỳ văn bản nào quy định bác sĩ điều trị phải nghiệm thu chất lượng nước RO. Và bác sĩ cũng không hề được đào tạo chuyên môn để có thể kiểm tra được hệ thống RO vận hành có tốt không và thành phẩm nước có đạt chuẩn không.
Với những phân tính nêu trên, Bộ trưởng cho rằng việc VKS truy tố BS Hoàng Công Lương với tội danh “Vô ý làm chết người” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” là quá nặng nề và thiếu cơ sở.
Theo luật sư Ngô Mạnh Trí thuộc văn phòng luật sư Trí Ngô, với đề nghị này của Bộ trưởng Tiến, người đứng đầu ngành y Việt Nam thì nhiều khả năng VKS sẽ xem xét thu hồi quyết định truy tố BS Hoàng Công Lương với tội danh “Vô ý làm chết người” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bính Xuyên
http://dan-nong.com/bo-truong-bo-y-te-de-nghi-mien-truy-cuu-trach-nhiem-hinh-su-bac-si-hoang-cong-luong.html

Không có nhận xét nào: