Khánh thành cầu Cao Lãnh và tuyến nối cầu Cao Lãnh - cầu Vàm Cống
VOV.VN - Dự án xây dựng cầu Cao Lãnh và tuyến nối cầu Cao Lãnh - cầu Vàm Cống thuộc Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mêkông.
Sáng nay (27/5), tại xã Tịnh Thới, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức Lễ khánh thành Dự án xây dựng cầu Cao Lãnh và tuyến nối cầu Cao Lãnh - cầu Vàm Cống thuộc Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mêkông.
Tham dự buổi lễ có Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Australia Julie Bishop cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ban ngành trung ương, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp cùng các địa phương khu vực ĐBSCL và người dân sinh sống ở 2 huyện Lấp Vò và Cao Lãnh.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam.
Đây là vùng đất có nhiều lợi thế phát triển kinh tế trên đất liền, trên biển cũng như mở rộng hợp tác với Tiểu vùng sông Mê Kông; là vựa lúa lớn nhất của cả nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong nước cũng như trên toàn cầu.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, để vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát huy hết tiềm năng, lợi thế, phát triển bền vững, thịnh vượng, hệ thống cơ sở hạ tầng cần phải được quy hoạch, phát triển đồng bộ, hiện đại theo hướng chủ động, thông minh, thích ứng tốt với những tác động tiêu cực biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Trong đó, công trình Cầu Cao Lãnh hoàn thành, đưa vào sử dụng từ ngày hôm nay sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông khu vực ĐBSCL, tạo động lực phát triển KT-XH và tăng cường đảm bảo quốc phòng - an ninh trong khu vực.
“Dự án cầu Cao Lãnh và tuyến nối cầu Cao Lãnh – Cầu Vàm Cống là các dự án thành phần thuộc Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông. Đây là công trình giao thông có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.
Cầu Cao Lãnh bắc qua sông Tiền có chiều dài 2,01km và tuyến nối cầu Cao Lãnh - cầu Vàm Cống dài 21,45km đi qua địa phận huyện Cao Lãnh, Thành phố Cao Lãnh và huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp.
Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia, vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam với tổng chi phí xây dựng khoảng 7.500 tỷ đồng./.
Tháng 4/2018 sẽ có báo cáo nguyên nhân nứt dầm cầu Vàm Cống
VOV.VN -Sự cố nứt dầm thép cầu Vàm Cống là hy hữu trên thế giới, sẽ phải đánh giá khách quan. Nguyên nhân gây nứt cầu sẽ được công bố vào tháng 4.
Chưa có kết luận cuối cùng vụ nứt dầm cầu Vàm Cống
VOV.VN -Liên quan đến sự cố dầm thép cầu Vàm Cống bị nứt, Bộ GTVT nhận định đây là sự cố hiếm xảy ra và cơ quan chức năng vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân.
Dầm thép cầu Vàm Cống có vết nứt: Bộ GTVT chính thức có ý kiến
VOV.VN - Bộ GTVT chính thức lên tiếng về thông tin nứt dầm ngang tại trụ P29, dự án cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu khiến dư luận hết sức lo lắng.
Bộ GTVT kiểm tra sự cố nứt dầm cầu Vàm Cống
VOV.VN - Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật có cuộc buổi làm việc với các bên liên quan sau sự cố nứt dầm cầu Vàm Cống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét