Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Kim Dung đã từng nhiều lần công khai phê bình ĐCSTQ

Tiểu thuyết gia võ hiệp nổi tiếng Kim Dung đã qua đời hôm 30/10, thọ 94 tuổi. Ông và chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có mối thù giết cha, ông đã từng nói bản thân ông từ trước giờ đều phản đối chế độ ĐCSTQ. Khi còn sống, ông cũng đã nhiều lần công khai phê bình Đảng Cộng sản Trung Quốc, thậm chí dùng chính tiểu thuyết của mình để ngầm châm biếm ĐCSTQ.
Kimg Dung
Nhà văn Kim Dung phát biểu tại Đại học Thanh Hoa ngày 18/6/2007 (Ảnh: Xinhua)

Kim Dung và ĐCSTQ có mối thù giết cha

Tên thật của Kim Dung là Tra Lương Dung, ông sinh tháng 3/1924, trong thời gian Trung Quốc xảy ra nội chiến lần thứ 2, năm 1946, ông vào học tại Học viện Luật của Đại học Đông Ngô Thượng Hải (sau sáp nhập vào Học viện Chính trị Pháp luật Hoa Đông), mùa thu năm 1946, ông làm biên dịch điện tín quốc tế cho tờ Đại Công Báo Thượng Hải. Năm 1948, ông tốt nghiệp và được điều đến làm việc tại phân xã Hồng Kông của Đại Công Báo.

Phải làm rõ xem có âm mưu phá hoại bên trong Bộ Giáo dục hay không?

XUÂN DƯƠNG

(GDVN) - Làm công chức Bộ Giáo dục và Đào tạo sai sót đáng tiếc xảy ra như cơm bữa, nếu kỷ luật hết thì lấy ai làm việc?
Khi còn làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Phạm Vũ Luận từng lý giải chuyện bộ này dự trù xin kinh phí 34.000 tỷ đồng đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông như sau:
Trong Tờ trình của Chính phủ và các tài liệu liên quan gửi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có con số này cũng như bất kỳ con số nào về kinh phí”.
Cấp dưới của ông Luận là ông Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông, thường trực Ban soạn thảo Đề án được báo chí trích ý kiến như sau:
Trong 34.275 tỷ đồng có đến 7-8 đầu việc. Mà bản thân người xây dựng đề án cũng không nhớ chính xác được khái toán chi tiết cho từng đầu việc”. [1]

Đổi mới hay chấn hưng giáo dục?

Ông Phạm Vũ Luận thừa nhận “Đây là một sai sót đáng tiếc” bởi lý do bất khả kháng là ông không có mặt ở nhà, ông đang công tác ở nước ngoài, đây là do cấp dưới thực hiện.
Có điều sau đó không thấy ai phải chịu trách nhiệm về “sai sót đáng tiếc” này.
Có lẽ “đáng tiếc” nhất là số tiền trên đã không được duyệt!
Làm công chức Bộ Giáo dục và Đào tạo sai sót đáng tiếc xảy ra như cơm bữa, nếu kỷ luật hết thì lấy ai làm việc?

ĐBQH lo ngại nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc gần biên giới phía Bắc gặp sự cố

17:04, 01/11/2018

Tại phiên chất vấn ngày 1/11 của Quốc hội, ông Nguyễn Quốc Bình (ĐBQH đoàn Hà Nội) bày tỏ lo lắng về an toàn phóng xạ đối với phế liệu sắt thép nhập khẩu và nguy cơ nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc hoạt động sát biên giới phía Bắc Việt Nam gặp sự cố.
Báo Dân Trí dẫn lời ông Bình, hàng năm Việt Nam nhập khẩu số lượng lớn sắt thép phế liệu để tái chế. Tuy nhiên, số phế liệu này có hay không phóng xạ thì chưa có cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm. Vậy phải quản lý nguồn phóng xạ chất thải nhập khẩu thế nào, bởi hiện nay cả nước chỉ có cảng Cái Mép và Thị Vải kiểm soát nguồn phóng xạ?
Vấn đề thứ hai là Trung Quốc đã đưa nhà máy điện hạt nhân tới gần biên giới phía Bắc để hoạt động. Vậy khi nào mạng lưới phân tích và cảnh báo phóng xạ môi trường ở Việt Nam làm xong? Có thể quan trắc ảnh hưởng của nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc trên lãnh thổ nước ta?
“Nếu sự cố xảy ra tại các nhà máy điện hạt nhân này, thì sẽ đặt nước ta trong tình trạng khẩn cấp về ứng phó sự cố phóng xạ hạt nhân”, ông Bình lo ngại.
Ông Bình cũng đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh nêu các giải pháp ứng phó và xử lý nếu nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc xảy ra sự cố.
dbqh lo ngai nha may dien hat nhan trung quoc gan bien gioi phia bac gap su co
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Bình tại phiên chất vấn ngày 1/11. (Ảnh: quochoi.vn)

Triển vọng giải quyết căng thẳng Biển Đông trong cuộc gặp Mỹ – Trung

15:53, 01/11/2018

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis và người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (Ảnh: Reuters)
Trong bối cảnh Biển Đông đầy căng thẳng, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa sẽ đến Washington tuần này để gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Họ sẽ thảo luận những gì – hay đúng hơn, ông Ngụy cần gì?
Hãy xem xét bối cảnh gần đây. Một cuộc gặp gỡ giữa hai người đồng cấp ở Bắc Kinh đã bị hủy bỏ trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa quân đội hai bên, đặc biệt trên Biển Đông, theo SCMP.

Mỹ nói Trung Quốc không xứng là siêu cường, cảnh báo đáp trả trên mọi mặt

Thứ Năm, 01/11/2018 09:18 AM GMT+7

(VTC News) - Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Washington đang nỗ lực trên nhiều mặt nhằm thuyết phục Trung Quốc hành xử như một quốc gia bình thường về thương mại và tôn trọng luật pháp quốc tế.
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh, ông Pompeo gọi hành vi ăn cắp tài sản trí tuệ của Bắc Kinh là không phù hợp và không tương xứng với vị thế của một siêu cường hay một nhà lãnh đạo thế giới. 
"Trung Quốc cần phải dừng lại hành vi ăn cắp tài sản của nước khác", ông Pompeo nói.
My noi Trung Quoc khong xung la sieu cuong, canh bao dap tra tren moi mat hinh anh 1
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. (Ảnh: Reuters)
Tuyên bố này được Ngoại trưởng Mỹ đưa ra không lâu sau khi Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố truy tố một nhóm 10 điệp viên Trung Quốc, trong đó có các đặc vụ của Bộ An ninh Trung Quốc tại tỉnh Giang Tô vì hành vi ăn cắp công nghệ hàng không từ các công ty Mỹ. 
Đây là cáo buộc thứ 3 trong vòng chưa đến 2 tháng của Mỹ liên quan đến nỗ lực ngăn chặn các vụ tấn công mạng do Trung Quốc thực hiện. 

Trung Quốc lại gặp ác mộng


 - Trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại ngày càng leo thang với Mỹ, Trung Quốc lại gặp “ác mộng” mới khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố ý định “khai tử” Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Quyết định này sẽ “cởi trói” cho Washington trong cuộc cạnh tranh với Bắc Kinh nhằm chế tạo các loại vũ khí chiến lược bị cấm trong hiệp ước này.
Trung Quốc lại gặp ác mộng
INF do Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô Mikhail Gorbachev ký tháng 12/1987, là cách cải thiện mối quan hệ giữa hai nước hướng tới việc chấm dứt Chiến tranh Lạnh.
INF do Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô Mikhail Gorbachev ký tháng 12/1987, theo đó cấm Washington và Moscow phóng tên tửa hành trình từ mặt đất có tầm bắn từ 500 - 5.500 km. Đây cũng là cách để cải thiện mối quan hệ giữa hai nước hướng tới việc chấm dứt Chiến tranh Lạnh.
Tuy nhiên, từ năm 2011, Moscow và Washington lần lượt cáo buộc lẫn nhau vi phạm INF. Năm 2014, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã công khai chỉ trích Nga không tôn trọng các cam kết. Trong một buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ vào năm 2017, Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ khẳng định Nga triển khai các loại tên lửa bị cấm ở khu vực thử tên lửa Kapustin Yar và một số địa điểm khác tại Nga. Ngày 20/10 vừa qua, Tổng thống Trump đã thông báo ý định Mỹ rút khỏi INF, với lý do Nga “vi phạm hiệp ước này từ nhiều năm nay” và “chúng ta sẽ không để họ vi phạm một thỏa thuận hạt nhân và chế tạo loại vũ khí mà chúng ta không được phép chế tạo”.

Vì sao Tập Cận Bình đẩy mạnh đàn áp?

Posted on  by The Observer

Print Friendly, PDF & Email
Nguồn: Kelly Hammond, Rian Thum & Jeffrey Wasserstrom, “China’s Bad Old Days Are Back“,Foreign Affairs, 30/10/2018.
Biên dịch: Huỳnh Hoa
Nhiều chuyện đáng lo đã xảy ra ở Trung Quốc gần đây. Hàng trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs) theo Hồi giáo đã bị đưa vào các trại cải tạo kiểu Orwellian[1] tại tỉnh Tân Cương (Xinjiang) ở phía tây. Một đảng chính trị ở Hong Kong bị đặt ra ngoài vòng pháp luật bất chấp quy chế đặc biệt và lịch sử tự do ngôn luận của thành phố. Các giáo viên ở một thành phố cảng miền nam bị yêu cầu phải nộp lại hộ chiếu để [chính quyền] có thể theo dõi kỹ hơn mọi cuộc đi lại của họ. Một nhà bất đồng chính kiến bị đau ốm, người được giải Nobel Hòa bình, ông Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), bị ngăn không cho ra nước ngoài chữa bệnh. Trong khi về thăm quê ở Trung Quốc, người lãnh đạo tổ chức chống tội phạm quốc tế, Interpol, bỗng biến mất rồi tái xuất hiện trong sự giam cầm của chính phủ và đối mặt với các cáo buộc tham nhũng. Danh sách các sự việc như thế còn kéo dài.

‘Quan hệ Trung-Mỹ có thể trở lại bình thường’

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Hôm 1/11, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu với các nghị sĩ Hoa Kỳ đến thăm Bắc Kinh rằng cả hai quốc gia có thể đưa quan hệ trở lại bình thường.
Hãng tin Reuters trích lời Thủ tướng Lý Khắc Cường nói: “Chúng tôi hy vọng rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ nhượng bộ nhau và cùng làm việc trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau và bình đẳng.”
Ông nói thêm: “Bằng cách này, hai nước chúng ta sẽ có thể vượt qua những khác biệt và có sự sáng suốt để vượt qua những trở ngại và đưa mối quan hệ của chúng ta tiến lên trên một tầm cao hơn.”

Tướng Trần Độ: “Tháng ngày biến hóa, ác luân hồi ”

Đinh Quang Anh Thái

(Tháng Chín, 2002)
Lần tiếp xúc đầu tiên của tôi với ông Trần Độ phải qua trung gian hai ba người chứ không phải tự nhiên mà ông Độ trả lời điện thoại một người lạ sống ở Mỹ. Nhất là một nhân viên Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do, đài phát thanh bị Cộng Sản Hà Nội quy chụp là chống phá chế độ.
Đầu đuôi câu chuyện bắt nguồn từ việc ông Trần Độ bị đảng Cộng Sản khai trừ ngày 4 Tháng Giêng năm 1999.
Ngay khi biết tin, tôi lập tức gọi điện thoại về hỏi thăm ông Độ và được ông xác nhận tin này là đúng, nhưng ông không đưa ra lời bình luận nào.
Một ngày sau, mới tờ mờ sáng ở Washington DC, giám đốc Ban Việt Ngữ RFA, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, điện thoại bảo tôi tìm cách liên lạc với những người quen ở Hà Nội để tìm hiểu nguồn tin nói rằng có một đại tá đảng viên cộng sản 50 năm đã trả thẻ đảng để phản đối việc ông Trần Độ bị khai trừ.
Qua cuộc nói chuyện bằng điện thoại với Nhà văn Hoàng Tiến, tôi được biết người trả thẻ đảng là cựu Đại tá Phạm Quế Dương, nguyên Tổng biên tập Tạp Chí Lịch Sử Quân Sự thuộc Viện Lịch Sử Quân Sự, Tổng Cục Chính Trị của Cộng Sản Việt Nam.
Nói chuyện với Nhà văn Hoàng Tiến, tôi hỏi ông sau khi ông viết những bài ủng hộ cựu Trung tướng Trần Độ, tình trạng an ninh của ông ra sao, ông Hoàng Tiến cho biết là ông bị công an “săn sóc” tận tình lắm, dù vậy, ông và những “anh em dân chủ khác” luôn luôn chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất, để nếu có việc gì xẩy ra thì về mặt tâm lý, mọi người không thấy có gì hỗn loạn cả. Ông Hoàng Tiến còn tâm sự rằng, “phải chịu đựng thôi, vì bao giờ cũng thế, cái gì cũng phải trả giá, nhất là dân chủ và tự do phải trả giá lớn chứ không phải nhỏ. Thôi thì cứ làm cho hết cái lương tâm của mình. Anh em đều nghĩ như thế, vì đây là cái nghĩa cả, cái nghĩa lớn ấy mà. Đất nước mình không thể thua các nước khác được. Bây giờ cả thế giới sống trong trào lưu dân chủ thì mình sống trong cái ốc đảo sao được. Làm sao cho quyền làm người, quyền làm dân được hiểu đúng thì lúc đó khó ai mà o ép dân được.”

Bộ Công an: Luật ANM sẽ không kiểm soát hoạt động công dân

Tấm biển quảng cáo dịch vụ internet tại một cửa hàng ở thị trấn Bắc Hà thuộc vùng núi phía bắc Việt Nam. Bộ Công an cho biết Luật An ninh mạng sắp có hiệu lực sẽ không kiểm soát hoạt động của người dân hay làm lộ thông tin cá nhân của họ.
Tấm biển quảng cáo dịch vụ internet tại một cửa hàng ở thị trấn Bắc Hà thuộc vùng núi phía bắc Việt Nam. Bộ Công an cho biết Luật An ninh mạng sắp có hiệu lực sẽ không kiểm soát hoạt động của người dân hay làm lộ thông tin cá nhân của họ.
Bộ Công an cho biết Luật An ninh mạng mới được thông qua hồi tháng 6 không kiểm soát và làm lộ thông tin người dùng giữa lúc có những lo ngại luật này sẽ theo dõi hoạt động công dân trên mạng và thông tin cá nhân sẽ không được giữ kín.

Đại biểu quốc hội & quyền cử tri; VNTB - ĐB Nguyễn Sỹ Cương muốn độc quyền yêu ghét?

VNTB - ĐB Nguyễn Sỹ Cương muốn độc quyền yêu ghét?


Ánh Liên (VNTB) 

Phiên chấp vấn các Bộ trưởng vừa qua là dịp mà bản thân các vị ĐBQH lẫn các vị Bộ trưởng để lại dấu ấn qua phát ngôn của mình.

Trong một diễn biến có liên quan, Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) lên tiếng về việc: Lâu nay trên mạng xã hội có một số cá nhân tự cho mình quyền muốn nói gì thì nói, xúc phạm ai thì xúc phạm. Một ví dụ là sau lấy phiếu tín nhiệm, đã có nhiều phát ngôn xúc phạm đến các bộ trưởng. Thậm chí có cá nhân đăng lên là đại diện cho dân, đi ngược lòng dân. Tôi xin hỏi Chính phủ và Bộ Công an có cần xử lý và xử lý được tình trạng này không?

Thực ra, ông ĐB Nguyễn Sỹ Cương làm chức đại biểu nhân dân xa thủ đô hiện tại (Hà Nội) và quá khứ (Sài Gòn) quá, hoặc có khi ông không chịu sâu sát nhân dân nên ông không bức xúc với quyền được nói của người dân. Nếu giả như ông thử ‘vi hành’ bằng cách ngồi một điểm café cóc tại Sài Gòn hay trà đá Hà Nội, có lẽ ông sẽ bội thực trước những lời than vãn, chê trách, lên án với từng cá nhân thuộc lãnh đạo cấp cao của đảng, nhà nước Việt Nam chứ không cần phải trên mạng xã hội mới thấy. Vì sao lại như vậy, đơn giản là người dân mất niềm tin vào giới lãnh đạo và cái gọi là 'đại biểu nhân dân'.

Đúng, xúc phạm một cá nhân là điều không nên làm, nhưng một Bộ trưởng mà bị xúc phạm thì trước khi xử lý một cá nhân nào đó, thì họ buộc phải nhìn lại mình. Tại sao trong dàn Bộ trưởng, lại có những Bộ chửi bị dân chửi ít, có Bộ trưởng (đặc biệt là mảng giáo dục) lại bị dân chửi như tát nước vào mặt, với cả những lời lẽ khó nghe?. Chỉ biết rằng, nếu quan phụ mẫu, kể cả ông ĐB Nguyễn Sĩ Cương nói lên tiếng nói của dân, thể theo nguyện vọng nhân dân, thì không ai đâu mà phí phạm thời gian và cả giọng nước để chửi cả.