VNTB - ĐB Nguyễn Sỹ Cương muốn độc quyền yêu ghét?
Ánh Liên (VNTB)
Phiên chấp vấn các Bộ trưởng vừa qua là dịp mà bản thân các vị ĐBQH lẫn các vị Bộ trưởng để lại dấu ấn qua phát ngôn của mình.
Trong một diễn biến có liên quan, Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) lên tiếng về việc: Lâu nay trên mạng xã hội có một số cá nhân tự cho mình quyền muốn nói gì thì nói, xúc phạm ai thì xúc phạm. Một ví dụ là sau lấy phiếu tín nhiệm, đã có nhiều phát ngôn xúc phạm đến các bộ trưởng. Thậm chí có cá nhân đăng lên là đại diện cho dân, đi ngược lòng dân. Tôi xin hỏi Chính phủ và Bộ Công an có cần xử lý và xử lý được tình trạng này không?
Thực ra, ông ĐB Nguyễn Sỹ Cương làm chức đại biểu nhân dân xa thủ đô hiện tại (Hà Nội) và quá khứ (Sài Gòn) quá, hoặc có khi ông không chịu sâu sát nhân dân nên ông không bức xúc với quyền được nói của người dân. Nếu giả như ông thử ‘vi hành’ bằng cách ngồi một điểm café cóc tại Sài Gòn hay trà đá Hà Nội, có lẽ ông sẽ bội thực trước những lời than vãn, chê trách, lên án với từng cá nhân thuộc lãnh đạo cấp cao của đảng, nhà nước Việt Nam chứ không cần phải trên mạng xã hội mới thấy. Vì sao lại như vậy, đơn giản là người dân mất niềm tin vào giới lãnh đạo và cái gọi là 'đại biểu nhân dân'.
Đúng, xúc phạm một cá nhân là điều không nên làm, nhưng một Bộ trưởng mà bị xúc phạm thì trước khi xử lý một cá nhân nào đó, thì họ buộc phải nhìn lại mình. Tại sao trong dàn Bộ trưởng, lại có những Bộ chửi bị dân chửi ít, có Bộ trưởng (đặc biệt là mảng giáo dục) lại bị dân chửi như tát nước vào mặt, với cả những lời lẽ khó nghe?. Chỉ biết rằng, nếu quan phụ mẫu, kể cả ông ĐB Nguyễn Sĩ Cương nói lên tiếng nói của dân, thể theo nguyện vọng nhân dân, thì không ai đâu mà phí phạm thời gian và cả giọng nước để chửi cả.
Thứ hai, ông đại biểu nên rõ ràng hơn giữa ‘xúc phạm cá nhân’ và quyền được nói, bởi quyền được nói là cơ sở được Hiến định bởi Điều 25, và quyền được nói cũng là quyền nằm trong hệ thống giám sát dân chủ cơ sở mà đảng cộng sản Việt Nam hoạch định. ‘Xúc phạm’ không phải là việc thực hiện quyền ngôn luận qua việc ‘đăng lên là đi ngược lòng dân’, tại sao ông đại biểu lại can thiệp quá sâu vào trong tâm tư, suy nghĩ của người dân; tại sao ông đại biểu lại muốn rập khuôn suy nghĩ của ông vào trong suy nghĩ, tâm tư của người dân về những phát ngôn, hành vi, và việc làm của một ông Bộ trưởng. Phải chăng, ông đang ‘nịnh’ các vị Bộ trưởng, bằng cách thần thánh hóa, tuyệt đối hóa tính nhân dân trong họ, để biến phát ngôn – suy nghĩ và hành vi của họ là của ‘nhân dân’? Nếu thế thì ông Vũ Huy Hoàng đã không bị kỷ luật, ông Phùng Xuân Nhạ đã không bị châm biếm,… Hay trường hợp ông Bộ trưởng Bộ TN&MT thông tin Trần Hồng Hà thông tin lấp liếm nhằm bảo vệ Formosa gây phẫn nộ dư luận; Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể gây bức xúc trong người dân vì các phát ngôn liên quan đến sự bất hợp lý của BOT (đặc biệt là Cai Lậy) và sự điều chỉnh từ giá sang phí, từ phí sang giá; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Nông thôn thì vẫn chưa có động thái gì trước việc rừng phòng hộ bị chặt phá nhiều năm để xây biệt phủ... Do đó, trước khi muốn xử lý dân xúc phạm các bộ trưởng thì các ông xem lại tư cách lãnh đạo của chính mình đã.
Cần nhấn mạnh, quyền được chỉ trích, lên tiếng của công dân sẽ không bị hạn chế, trừ phi ‘trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng’.
Kế tiếp, nếu một cá nhân xúc phạm một Bộ trưởng, thì Bộ trưởng đó với tư cách chủ thể bị xâm phạm có quyền đệ đơn khởi kiện theo luật định, chứ sao giờ đây ông đại biểu lại huy động Chính phủ, Bộ Công an vào ‘xử lý’? Phải chăng, ‘nhân phẩm, danh dự’ của Bộ trưởng lại to hơn dân thường?
Ông ĐBQH Nguyễn Sỹ Cường có một sự ‘chuyên chế’ trong suy nghĩ của mình, suy nghĩ đó hợp với thể chế, nhưng không hợp với tiến trình hội nhập, nơi quyền con người cần được tôn trọng. Việc ông đại biểu phát biểu nêu trên không khác gì việc một cô giáo dạy THPT ở thành phố Thanh Hóa xâm phạm quyền riêng tư của học sinh để xem lén Facebook, sau đó tiến hành kỷ luật và buộc thôi học với học sinh vì phát hiện học sinh ‘nói xấu thầy cô, nhà trường’.
Nếu ông ĐBQH Nguyễn Sỹ Cường xâm hại quyền riêng tư được Hiến định, lẫn trong Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, thì cô giáo ở thành phố Thanh Hóa lại xâm phạm luật Trẻ em, trong đó quy định, trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Câu chuyện của ông ĐB Nguyễn Sỹ Cương một lần nữa nhắc nhở về trình độ nghị trường của các vị ĐBQH. Thực ra, người viết nói riêng, và cộng đồng mạng Facebooker nói chung không cầu vọng ông ĐBQH học xa trông rộng, chỉ cần ông đọc-hiểu-và tôn trọng quyền lập hiến vốn dĩ rất mỏng manh và sơ khai của nhà nước Việt Nam là được. Hoặc không, ông có thể tôn trọng về một trình độ lập hiến, nơi mà ông phải tôn trọng lập luận mà cụ Phan Châu Trinh từng chỉ ra cách đây gần 100 năm, ‘nếu cái gì mà làm không bằng lòng dân thế nào cũng có người chỉ trích’.
Facebooker Việt Hoàng trước phát ngôn của ĐB Nguyễn Sỹ Cương đã phải ngao ngán: độc quyền chân lý, độc quyền yêu ghét, độc quyền tư duy. Thế nên, lãnh đạo xúc phạm dân thì ĐB không nói, trong khi nhăm nhe đe dọa quyền được ý kiến của người dân trong bối cảnh mọi thứ về chủ trương - chính sách đang bóc từng cắc bạc trong con người họ.
Nhân đây, cũng đề cập luôn, đất nước này chịu quá nhiều thiệt thòi bởi những quyết định ‘đúng hoàn toàn, không thể tranh cãi, đồng thuận 100%’, vì những quyết định đó là duy ý chí, và chính vì thế mà nó kéo lùi xã hội và kinh tế Việt Nam đến hàng thập niên. Người dân và quốc gia đang cần nhiều sự chỉ trích, đúng có, sai có, nhưng miễn sao không khiến các vị Bộ trưởng tự tung tự tác về phát ngôn, hành vi theo kiểu ‘lạm quyền, lạm địa vị’ thích nói sao thì nói.
Đại biểu quốc hội & quyền cử tri
Thứ Năm, 11/01/2018 - 02:42 — truongduynhat
Trường hợp Nguyễn Sỹ Cương:
Phát biểu, trong phiên chất vấn chiều 30/10/2018, đại biểu quốc hội Nguyễn Sỹ Cương nêu hiện tượng “trên mạng xã hội có một số cá nhân tự cho mình quyền muốn nói gì thì nói, muốn xúc phạm ai thì xúc phạm". Ông đưa dẫn chứng sau cuộc lấy phiếu tín nhiệm tại quốc hội, xuất hiện nhiều phát ngôn “xúc phạm đến các bộ trưởng”, thậm chí có cá nhân đăng lên câu "đại diện cho dân, đi ngược lòng dân".
Từ đó, ông chất vấn, yêu cầu Bộ Công an “có cần xử lý và xử lý được tình trạng này không?" [1].
Hiểu biết, và thái độ của đại biểu quốc hội như trường hợp Nguyễn Sỹ Cương là hạn chế, và đáng chê trách.
Quan chức, càng cao cấp càng nên biết lắng nghe, cả những lời chê chửi từ dân. Thậm chí, là một chiếc guốc phản kháng, như trường hợp Thủ Thiêm. Bộ trưởng, hay đại biểu quốc hội, không phải “bố mẹ” dân để trông xuống mà mắng mỏ những lời góp ý, phê trách của dân là “xúc phạm”.
Hiểu biết, và thái độ như trường hợp Nguyễn Sỹ Cương, tôi cho là hách dịch, kém văn hoá.
Ngô nghê, tục tĩu:
Ngoài thái độ cao ngạo, hách dịch như trường hợp Nguyễn Sỹ Cương, còn nhiều hiện tượng ngô nghê, tục tĩu khác.
Bàn việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các đặc khu kinh tế, nhưng ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch quốc hội, lại có cách ví von rất tục tĩu: “Việt Nam là cô gái đẹp, tất cả cơ thể này chỗ nào cũng đẹp. Chúng ta phải lựa chọn những bàn tay tinh tuý nhất, chứ không phải là ai cũng cho vào…” [2].
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, phát biểu trước quốc hội về nhóm “giải pháp 3 chân” cho ngành y tế. Bà say sưa nói về “cái chân thứ 3”, tỉ mỉ chi tiết mãi hình tượng “chân thứ 3”, khiến cả quốc hội được phen cười… vỡ mồm! Tôi không tin là bà Tiến không biết “chân thứ 3” thường được dân gian dùng để gọi cái… con cặc (xin lỗi, trường hợp này không viết tắt được) [3].
Thật tình, tôi không thể hiểu nổi tại sao một vị Phó Chủ tịch quốc hội như ông Phùng Quốc Hiển, một nữ Bộ trưởng như bà Nguyễn Thị Kim Tiến, lại có thể vô tư, hồn nhiên tục tĩu như vậy trước quốc hội.
Đó là chưa kể nhiều trường hợp, từ đại biểu quốc hội, quan chức chính phủ, đến Thủ tướng, Tổng Bí thư… cứ hay hồn nhiên “trên nóng dưới lạnh”, “trên bảo dưới không nghe”, “trên phát động, dưới nằm im”…
Do tư duy tục tĩu? Hay có thể, do trình độ hạn chế, lúng túng không tìm ra cách nào khác để diễn đạt?
Rồi nhiều trường hợp ngô nghê khác. Đến mức, dân tình hay ví đại biểu quốc hội như mấy cậu hề Xuân Bắc, Trấn Thành, Hoài Linh…
Quyền cử tri:
Trước những hiện trạng trên, thái độ cử tri là gì?
Quyền lực giám sát, nói ra thì mông lung. Nhưng cụ thể là tỏ bày, nhận xét, đánh giá, thậm chí là chê chửi. Chê chửi, thậm chí vung chiếc guốc vào mặt đại biểu cũng là một phương cách bày tỏ.
Trước những phát biểu với tư duy hống hách như Nguyễn Sỹ Cương, tục tĩu như Phùng Quốc Hiển, Nguyễn Thị Kim Tiến… Dân không chửi mới lạ.
Biết nghe dân chửi để sửa mình, ấy mới là thái độ thực sự văn hoá.
Và nên nhớ, không chỉ tỏ bày, nhận xét, chê chửi. Không chỉ là những chiếc guốc như trường hợp Thủ Thiêm, cử tri còn một quyền lớn hơn: bãi nhiệm, phế truất đại biểu quốc hội.
Có vẻ như khi phát biểu đòi trị dân, xử dân, ông Cương quên mất điều này.
___________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét