Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hôm nay (26/4) có cuộc hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Nhân dịp tham dự Diễn đàn cấp cao Hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ hai tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 26/4/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Tại hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những kết quả hợp tác tích cực trên các lĩnh vực giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước thời gian qua; khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc và mong muốn thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển ổn định, bền vững.
Thủ tướng bày tỏ ủng hộ Trung Quốc phát huy vai trò ngày càng quan trọng và tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới; hoan nghênh và ủng hộ việc triển khai sáng kiến “Vành đai và Con đường” bảo đảm các nguyên tắc hợp tác hòa bình, bình đẳng và cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, đóng góp cho sự phát triển và thịnh vượng chung của tất cả các nước.
thu tuong nguyen xuan phuc hoi dam thu tuong trung quoc hinh 1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường

TRIỀU CỐNG

Đỗ Văn Ngà
8 giờ· 

Ngày 25/04/2019 ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã gặp Tập Cận Bình ngay khi đặt chân tới Trung Quốc. Theo Tân Hoa Xã cho biết, trong cuộc gặp gỡ này ông Tập và ông Phúc trao đổi nhiều vấn đề. Thực sự khi xem tin trên Tân Hoa Xã mọi người không thể không ái ngại cho số phận Việt Nam. Ở cuộc gặp gỡ này thể hiện rất rõ 2 phần. Phần thứ nhất là những lời giáo huấn của Tập Cận Bình, phần 2 là sự ngoan ngoãn vâng lời của Nguyễn Xuân Phúc.

A- Phần thứ nhất – Những lời giáo huấn ngang ngược của Tập Cận Bình.

1. Lời giáo huấn thứ nhất, ông Tập Cận lưu ý với ông Phúc rằng:
(trích) “Trung Quốc và Việt Nam là một cộng đồng có tương lai chung, có ý nghĩa chiến lược, và kêu gọi nỗ lực chung trong việc viết một chương mới trong việc phát triển hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước”.(hết trích)
Vậy câu hỏi đặt ra trong đoạn trích thứ nhất là, chiến lược ở đây là chiến lược của phía nào? Ai ra chiến lược và ai thi hành chiến lược ấy? Điều rõ ràng ở đây ai cũng thấy, sáng kiến “Một Vành Đai. Một Con Đường” là chiến lược do Tập đưa ra, và sáng kiến u mê “Hai Hành Lang, Một Vành Đai” là mảnh ghép mà phía Việt Nam đang mang đến dâng cho Trung Cộng. Đây là sự hợp nhất 2 mô hình kinh tế, cái nhỏ hơn được điều chỉnh cho phù hợp cái lớn hơn. Vậy có phải Trung Cộng đang dắt mũi Việt Nam nhập chung với nó không?

NỢ CÔNG CHẠM TRẦN CÁC TƯỚNG ĐI NƯỚC NGOÀI NHIỀU QUÁ...PHẢI BIẾT XÓT TIỀN DÂN: KHÁCH 10 CHỦ NHÀ 8?

Thủ tướng muốn nền kinh tế mạnh thì phải ưu tiên cho các bộ trưởng ở nhà làm việc.
BỘ TRƯỞNG LÀM VIỆC LÚC NÀO?
1. Ông Vũ Huy Hoàng lúc đương chức bộ trưởng Bộ Công Thương, một năm đi công tác nước ngoài 166 ngày. Chưa kể ngày lễ ngày tết, một năm có 104 ngày thứ Bảy và Chủ nhật. Vậy ông Vũ Huy Hoàng một năm chỉ làm việc có 85 ngày! Trong số đó có bao nhiêu ngày đi dự khai trương với tiệc tùng? Chẳng trách hàng ngàn doanh nghiệp Bộ Công Thương thua lỗ hàng trăm ngàn tỷ đồng. Chẳng trách tài sản Bộ Công Thương đưa ra cổ phần hóa bị các nhà tư bản cộng sản thâu tóm với giá rẻ mạt. Làm mối mọt cả một nên công nghiệp và thương mại quốc gia.
2. Bộ trưởng là tư lệnh ngành. Phải lăn ra mà làm việc. Bộ trưởng không được xa rời thực địa. Bởi vậy bộ trưởng nên ít đi nước ngoài. Trừ những trường hợp bất khả kháng. Còn lại cử trợ lý thay thế.
3. Nay thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn có một chính phủ mạnh, mà chuyến đi nước ngoài nào ông cũng mang cả tá bộ trưởng đi theo, thì ở nhà lấy ai mà làm việc? Một năm thủ tướng có hàng chục chuyến công du. Các bộ trưởng theo đó mà lũ lượt xếp hàng nối đuôi xuất ngoại. Đã tốn không biết bao nhiêu tiền bạc, ở nhà lại không còn tướng để chỉ huy quân. Trong cuộc hội kiến với ông Tập Cận Bình hôm 25/4/2019, đoàn Việt Nam còn đông hơn cả chủ nhà Trung Quốc.

TÌNH BÁO HOA NAM ÁM SÁT TƯỚNG VŨ LẬP, TƯ LỆNH Q.K 2, VÌ ĐỊNH KHÁNG LỆNH LUI QUÂN CỦA BT LÊ ĐỨC ANH?

 Huỳnh Tâm.
Xem bài liên quan:


>Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông

https://vietnamnet.vn › Thời sự


Thượng tướng Vũ Lập, tên thật là Nông Văn Phách, quê ở Cao Bằng; Ông là 1 trong 34 chiến sĩ  của " Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân" thành lập 22/12/1944

Tấm bản đồ dưới đây do phía Trung Quốc lập: F là Cao điểm 1509, E là điểm cao 1100, C là cao điểm 685 - Lò vôi thế kỷ; B là cao điểm 772 - Đồi thịt băm...
Vị trí chữ đỏ là nơi quân Trung Quốc chốt giữ; chữ đen là nơi quân Việt Nam...
“…Nhiệm vụ trên vai của người tình báo Hoa Nam phải biến đổi thực chất nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam, từ thượng tầng đến hạ tầng đảng bộ, công tác hành động gồm có tâm lý chiến, binh vận, dân vận, thủ tiêu, bắc cóc, tạo ảnh hưởng thân Trung Quốc, triệt hạ uy tín của đối phương thân Liên Xô…”
Nói chung Hoa Nam đã tạo được một thế lực Cộng Sản vô hình cai trị đất nước Việt Nam, sức mạnh của nó đã từng phân tán được những tư tưởng bảo thủ chủ nghĩa dân tộc, hay thành phần không rõ quan điểm. 
Hoa Nam vận dụng những điểm yếu của con người Việt “tham sống sợ chết”, từ đó thu phục được mọi thành phần, nhờ tư tưởng của chủ tịch Mao, chủ trương cô lập đối phương, tạo thế lực của ta, nếu những ai không phục tùng sẽ được mời “giấc ngủ yên không mộng mê”
Tướng Vũ Lập bị ám sát bằng thuốc bóp tim khiến ông qua đời 18/7/1987
Theo báo cáo của sĩ quan “QMT 451” tình báo Hoa Nam cho biết: Thượng tướng Vũ Lập (武立- Wu Li). Ông suy tim do thiếu máu, nhiễm độc tuyến giáp, một số nhiễm độc khác vào bằng đường dinh dưỡng, cuối cùng toàn thân bệnh nhân đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim và qua đời đột ngột, được kết thúc một “giấc ngủ yên không mộng mê”. Dẫn tới kết cục này do bởi một mình Thượng tướng Vũ Lập (武立- Wu Li) dám đương đầu với thế lực Hán đang ngự trị trong nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam và cũng để cảnh cáo những ai ương ngạnh với Hán triều. 

VỊ TRÍ ĐƯỜNG BIÊN MỚI KHU VỰC 1509 SAU HIỆP ĐỊNH 1999 ĐÁNH DẤU THEO BẢN ĐỒ HẢI QUÂN MỸ?

  • Lính biên phòng TQ và CCB Việt Nam tại cột mốc mới
Cột mốc 260 (được khoanh tròn đỏ) với biên giới theo bản đồ 15 đính kèm với Nghị định thư (đường đỏ):

Núi Đất (cao điểm 1509): Tuy trên bản đồ thì chênh lệch giữa cột mốc mới và biên giới trên bản đồ Mỹ là nhỏ so với sai số, nhưng TS Trần Công Trục đã xác nhận rằng trong khu vực này Việt Nam đã nhượng bộ cho Trung Quốc khu vực nghĩa trang quân đội Trung Quốc.


Dương Danh Huy, Phạm Quang Tuấn và Phan Văn Song


(Bài đã được đăng trên DL ngày 8/10/2013)

Lưu ý

Trước khi xem các bản đồ dưới đây, cần phải đọc lời giới thiệu trong phần 1 của bài này.

Bản đồ Na Lay (12)

Đa số các cột mốc mới ở đoạn này không sai lệch nhiều so với đường biên giới trên bản đồ AMS:

Bản đồ Hà Giang (13)

Khu vực giữa Núi Đất (cao điểm 1509) và cửa khẩu Thanh Thủy: cột mốc mới 260 (gần chữ “Nieou”, nhìn không rõ trong hình vì điểm xanh bị số 260 che) lấn về phía

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

CAO ĐIỂM 1509 THẤT THỦ CHIỀU 28/4/1984 NHƯ THẾ NÀO?

( Ghi theo lời kể của CCB F 313 Đường Minh Tuấn)
Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời
          Cuối tháng 7/2012 vừa qua, Đường Minh Tuấn, quê ở Hương Canh- Vĩnh Phúc, CCB của Sư 313, từng có mặt trên Cao điểm 1509 Thanh Thủy, Vị Xuyên Hà Giang từ tháng 7/1981 cho đến 15 giờ 30 chiều 28/4/1984, ngày Cao điểm này vĩnh viễn rơi vào tay Trung Quốc đã gọi điện cho tôi: Chiều 24/7/2012 này, bọn em tổ chức gặp mặt những CCB từng chiến đấu tại Hà Giang, có thời gian mời anh lên nghe chuyện chiến đấu bảo vệ 1509…
          Sở dĩ Tuấn chọn ngày 24/7 vì ngày 24/7 là ngày Tuấn nhập ngũ vào năm 1980; Cùng nhập ngũ với Tuấn dịp này tại Hương Canh có khoảng 30 đồng đội; hàng năm Tuấn và đồng đội thường lấy ngày này để tụ họp nhau ôn lại một quãng đời lính…
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, nhà và ngoài trời
                                      Đường Minh Tuấn
          Theo hẹn, chiều 24/7 tôi phi xe từ Hà Nội lên, vào nhà Đường Minh Tuấn đã thấy chật cứng các CCB của Sư 313, khoảng 30 CCB phần lớn đang sinh sống tại Hương Canh và xã Thanh Lãng; Họ là những CCB từng có mặt tại Vị Xuyên những năm tháng ác liệt giai đoạn 1981-1984…
          Thấy tôi đến, Đường Minh Tuấn dẫn tôi vào giới thiệu với CCB Nguyễn Đình Hát, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 457 thuộc Sư 313, đơn vị đã từng bắn tới những viên đạn cuối cùng nhằm bảo vệ 1509 và 772…gặp Đỗ Văn Năng, Trần Ngọc Viên, Kiều Văn Phong…những pháo thủ từng tham gia 2 trận đánh bảo vệ 1509 và 772…Đường Minh Tuấn cho biết: riêng thị trấn Hương Canh vã xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, trong đoạn ác liệt nhất 1981-1985, đã đóng góp có khoảng 70 lính cho mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang…
Trong hình ảnh có thể có: 19 người, bao gồm Lien Le, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và ngoài trời
Các CCB F 313 tại cuộc gặp tháng 7/2012 tại nhà Đường Minh Tuấn, Hương Cảnh Vĩnh Phúc
Người thứ 3 bên phải sang là Trung đoàn trưởng E 457 Nguyễn Đình Hát; Đường Minh Tuấn khuất mặt phía sau...

Phát hiện hơn 300 xác thai nhi trong rác thải: "Đa số khi thấy giấy báo bọc lại là có thai nhi"

PV | 

Phát hiện hơn 300 xác thai nhi trong rác thải: "Đa số khi thấy giấy báo bọc lại là có thai nhi"
Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau đã phát hiện hơn 300 xác thai nhi ở khuôn viên nhà máy rác trong vòng 7 năm qua. Ảnh: Dân việt

Quyền Giám đốc Sở Y tế Cà Mau khẳng định là các bệnh viện không có chuyện bỏ xác thai nhi theo rác thải. Còn với các phòng khám thì đã nghiêm cấm tuyệt đối.

Sáng 24/4, ông Nguyễn Đức Thánh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, cho biết đơn vị đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh này về việc kiểm tra, xác minh tình trạng xác thai nhi tại Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau.

Tra tấn tình dục trong các nhà tù Trung Quốc: Không giới hạn cho sự đồi bại

Nạn nhân thường bị cảnh sát hay cai ngục lạm dụng tình dục, hoặc bị lột trần và ném vào xà lim cùng với các tù nhân nam. Các lính canh còn nói rõ với các tù nhân rằng họ có thể hãm hiếp người phụ nữ đó mà không bị trừng phạt…

Bức tranh tái hiện cảnh tra tấn nữ học viên Pháp Luân Công tại nhà tù và trại lao động cưỡng bức. (Tranh từ Falunart)
Bài viết sau đây nằm trong loạt bài của tờ Epoch Times nhằm vạch trần phương thức tra tấn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với những nhóm người bị chính quyền này nhắm đến, và về những đau đớn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải chịu đựng.

“Vành đai và Con đường” của Trung Quốc có bao nhiêu rủi ro?; Tham vọng bành trướng qua ‘Một Vòng Đai, Một Con Đường’

Đăng bởi: Thuy Tien on Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019 | 24.4.19

Bắc Kinh đang tổ chức hội nghị thượng đỉnh “Một Vòng Đai, Một Con Đường” lần hai, từ Thứ Năm tuần này, 25 Tháng Tư, 2019. Có 37 quốc gia gửi người cầm đầu tới dự, không có Mỹ, Ấn Độ và các cường quốc Âu Châu. Tập Cận Bình sẽ nhân dịp này nhắc lại rằng “Nhất Đới Nhất Lộ” chỉ là một kế hoạch phát triển kinh tế hòa bình. Nhưng ai cũng biết đây là một chương trình nhằm chinh phục thế giới.
Tham vọng bành trướng qua ‘Một Vòng Đai, Một Con Đường’

Kể từ ngày Tập Cận Bình công bố chương trình tại Đại Học Nazarbayev ở thủ đô Kazakhstan, Tháng Chín, 2013, trang website chính thức bằng tiếng Anh luôn luôn gọi đây là một “sáng kiến” (initiative) và tuyệt đối không bao giờ dùng những chữ “strategy” (chiến lược), “programme” (chương trình), “project” (dự án), hay các chữ gợi ý là một kế hoạch.

Bí mật ( QUYẾT) nào khiến ngân sách quý 1/2019 ‘có thặng dư’?

Phạm Chí Dũng

Từ năm tài khóa 2016, Chính phủ và Bộ Tài chính đã quyết định “ém† mà không đưa phần chi trả nợ gốc vào mục bội chi ngân sách, cố ép tỷ lệ bội chi/GDP giảm xuống để làm đẹp báo cáo.
Từ năm tài khóa 2016, Chính phủ và Bộ Tài chính đã quyết định “ém” mà không đưa phần chi trả nợ gốc vào mục bội chi ngân sách, cố ép tỷ lệ bội chi/GDP giảm xuống để làm đẹp báo cáo.

Thành tích mới thời ‘cướp đường đoạt ghế’

Chính phủ của Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ và ‘mỗi tỉnh là một đầu tàu kinh tế’ lại vừa đạt được một thắng lợi chính trị trong nội bộ Đảng đang cướp đường đoạt ghế đến Đại hội 13: kết thúc quý 1, chi ngân sách quốc gia thấp hơn thu ngân sách quốc gia 6.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 250 triệu USD.

Ông Nguyễn Ngọc Già: Tôi bị tù khống!

Diễm Thi, RFA

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Già.
Hình do ông Nguyễn Ngọc Già gửi RFA
Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, người đang chịu án quản chế ba năm cho biết ông không hề nhận được Quyết định Thi hành án Quản chế cũng như Bản án phúc thẩm và Quyết định thi hành án phạt tù.
Diễm Thi: Kính chào ông Nguyễn Ngọc Già. Trước hết xin ông nhắc lại ngày ông ra tòa, bản án, ngày ông ra tù…cho quý thính giả được biết ạ.
Nguyễn Ngọc Già: Kính chào cô Diễm Thi và quý khán thính giả của RFA. Tôi bị kết án theo điều 88 của Bộ luật hình sự cũ. Họ kết tôi tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN VN với mức án ba năm tù giam và ba năm quản chế từ ngày 27 tháng 12 năm 2014. Ngày ra tù là ngày 27 tháng 12 năm 2017. Từ đó đến hôm nay, tôi bị quản chế ba năm tức đến 27 tháng 12 năm 2020.

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

28/4/1984- CAO ĐIỂM 1509 THẤT THỦ, CHÂM NGÒI CUỘC CHIẾN VỊ XUYÊN

Phạm Viết Đào.
Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời
Cao điểm 1509 có ký hiệu A.         

Ngày 28/4/1984, cách đây 35 năm, sau gần một tháng trời dùng pháo binh bắn phá ác liệt, bừa bãi trên toàn tuyến biên giới, trọng điểm là khu vực Thanh Thủy, Vị Xuyên; 5 giờ sáng ngày 28/4/1984, Trung Quốc đã huy động 4 tiểu đoàn tấn công ồ ạt lên cao điểm 1509 nằm tại khu vực ngã ba Thanh Thủy. Cao điểm này do Đại đội 22, E 122, F 313 chốt giữ. Sự thất thủ của cao điểm 1509 chiều 28/4 đã mở đầu cho một cuộc chiến tàn khốc, đẫm máu tại Vị Xuyên, cuộc chiến kéo dài tới đầu nhưng năm 90 gây tổn thất cho cả đôi bên.
          Trung Quốc đã tấn công như thế nào và cao điểm 1509 đã rơi vào tay quân Trung Quốc trong hoàn cảnh nào, Blogger-FB Phạm Viết Đào đã gặp gỡ rất nhiều nhân chứng, những CCB từng tham gia chiến đấu, bảo vệ cao điểm 1509, đề nghị họ kể lại và sẽ lầm lượt đưa lên mạng các ý kiến đó…
          Sự thất thủ cao điểm 1509 cuối ngày 28/4/2984 chắc chắn mai sau lịch sử sẽ phải ghi lại sự kiện quan trọng này. Sự thất thủ này không đơn thuần mang ý nghĩa lịch sử quân sự của một quân đội từng đánh thắng nhiều đội quân xâm lược nhà nghề, sự kiện lịch sử này mà còn mang ý nghĩa về quan hệ chính trị, quan hệ thế sự 2 nước Viêt-Trung dưới quyền lãnh đạo của 2 đảng chính trị có chung tôn chỉ, cương lĩnh hành đông. Đó là đảng chính trị luôn giương cao khẩu hiệu “vô sản toàn thế giới liên hiệp lại” để xây dựng một thế giới đại đồng. 

Lenin và Chủ nghĩa Cộng sản toàn trị

Bởi
 AdminTD
 -

Hoàng Thủy Ngữ
23-4-2019
“Phải dọn sạch mọi thối nát tư sản ra khỏi các thành phố…Phải xóa sổ tất cả những gì đe dọa sự nghiệp cách mạng… Bài thánh ca của giai cấp công nhân là bài ca căm phẫn và trả thù”. (Trích từ báo Bolshevik Pravda ngày 31.08.1918, sau khi Lenin bị ám sát).
Là người cộng sản, Lenin mơ ước một thế giới không có sự bóc lột và đàn áp. Mục đích của Lenin là xây dựng một xã hội hoàn toàn mới, nơi người lao động sẽ tiếp quản quyền lực. Mọi cơ cấu sản xuất và nguồn lực xã hội là tài sản chung và không ai có thể làm giàu bằng công sức của người khác.
Cuộc sống của nhiều người, đặc biệt ở nông thôn, dưới thời Sa Hoàng rất khổ sở. Đây là sự thật không thể chối cãi. Nhưng dân Nga đã phải trả một cái giá quá đắt sau khi Lenin và những người bolshevik nắm được chính quyền năm 1917. Tựu chung, cuộc sống chẳng khá gì hơn dưới thời cộng sản. Bi kịch của nước Nga là một chế độ chuyên chế được tiếp nối bằng một chế độ chuyên chế khác, thậm chí còn tồi tệ hơn.
Sau Thế chiến thứ Hai, Đức buộc phải giải quyết món nợ quá khứ gần đây nhất của mình. Những tội phạm chiến tranh phát xít, theo phán quyết của toà án Nuremberg, bị kết án vì các tội lỗi đã gây ra. Trong nhiều thập niên, quốc gia này phải tự kiểm tra toàn diện, kể cả việc cấm các tổ chức Đức Quốc Xã. Nhưng Liên Sô và Nga chưa bao giờ giải quyết những tội ác dưới thời cộng sản. Trái lại, rất nhiều chính khách Nga hiện nay có quá khứ từ đảng cộng sản. Chắc chắn họ cũng phạm tội và vi phạm nhân quyền dưới chế độ độc tài. Vladimir Putin, tổng thống Nga, xuất thân là một sĩ quan cao cấp của cơ quan mật vụ KGB.
Sau khi chết năm 1924, Lenin được ướp xác như một pharaoh, rửa ráy và trưng bày trong lăng tẩm riêng hoành tráng và lộng lẫy. Cho đến nay ông vẫn nằm ở đó. Không biết người ta sẽ phản ứng ra sao nếu Hitler cũng có lăng tẩm riêng ở Berlin. Mỗi ngày, hàng ngàn khách thập phương đến chiêm ngưỡng cái xác thối. Bộ chính trị Liên Sô do Stalin cầm đầu, qua cách trưng bày xác chết của Lenin, đã tạo ra một mô hình thờ phụng cá nhân mà thế giới chưa từng thấy và trở thành nét đặc thù của thế giới cộng sản. Từ khi đó, vô số tượng Lenin được dựng lên và cái xác ướp được mô tả như một vị thánh. Người cộng sản phá hủy các nhà thờ và di tích tôn giáo trên khắp nước Nga trong thời gian dài. Tôn giáo truyền thống buộc phải im lặng nhường chỗ cho một tôn giáo chính trị mới.

Qui hoạch: Trọng tội khó dung nhưng ai tính?

Bởi
 AdminTD
 -

Trân Văn
24-4-2019
Cho dù trong vòng một tháng, ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam, hai lần lên tiếng, yêu cầu chính quyền thành phố Hà Nội “làm rõ” vấn nạn 2.000 héc ta ở huyện Mê Linh bị bỏ hoang suốt mười năm vừa qua nhưng không ai tin vấn nạn này sẽ được giải quyết tới nơi, tới chốn (1).
Mê Linh vốn là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, đến giữa năm 2008 được sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Giờ, sau mười năm, Mê Linh trở thành một trong nhiều bằng chứng sống động về dã tâm của kế hoạch “Điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô” từ từ 921 cây số vuông thành 3.324 cây số vuông.
***
Mười năm trước, giống như nhiều chuyên gia, nhân sĩ ở cả bên trong lẫn bên ngoài Việt Nam, ông Võ Văn Kiệt – cựu Thủ tướng Việt Nam – phản đối kịch liệt việc mở rộng Hà Nội. Trong một thư ngỏ gửi các đại biểu Quốc hội lúc ấy, ông Kiệt lên án chủ trương “mở rộng Hà Nội” là quá vội vàng.

Phút gặp riêng giữa Đại tướng Lê Đức Anh và ông Giang Trạch Dân


Đại tướng Lê Đức Anh viết trong hồi ký: Trước khi hội đàm, có ít phút gặp riêng giữa Tổng bí thư Giang Trạch Dân và tôi. Đồng chí Giang Trạch Dân nêu một vấn đề khá "hóc búa".

VietNamNet giới thiệu các trích đoạn của chương 11: "Tham gia lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN"  trong hồi ký "Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng" của Đại tướng Lê Đức Anh.
...Cuối tháng 7/1991, Bộ Chính trị cử tôi làm phái viên của Bộ Chính trị sang bàn bạc những vấn đề cụ thể về việc bình thường hóa quan hệ hai nước. Cùng đi với tôi có đồng chí Hồng Hà, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương. Sáng ngày 28/7, chúng tôi bắt đầu khởi hành. Trên đường đi Bắc Kinh, chúng tôi dừng chân ở Nam Ninh, thủ phủ khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây...
...Sau khi ăn cơm trưa ở Quảng Tây, chúng tôi đi máy bay lên Bắc Kinh. Ra sân bay Bắc Kinh đón chúng tôi có đồng chí Chu Lương, ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Trung Quốc, nữ đồng chí Chu Sĩ Cầm, Cục trưởng Cục 2 châu Á và một số cán bộ Ban Đối ngoại. Đồng chí Chu Lương chủ yếu giới thiệu về cải cách kinh tế của Trung Quốc những năm vừa qua. 
Phút gặp riêng giữa Đại tướng Lê Đức Anh và ông Giang Trạch Dân
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Giang Trạch Dân tiếp Đại tướng Lê Đức Anh - ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam tại Bắc Kinh, Trung Quốc tháng 7/1991. Ảnh tư liệu