Thứ Hai, 10 tháng 6, 2019

" VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"


Kết quả hình ảnh cho Lão Sơn
Dày 700 trang khổ 240x160cm
Một công trình khảo cứu về cuộc chiến chống sự xâm lược của 60 vạn quân Trung Quốc
tại Mặt trận Vị Xuyên Hà Giang giai đoạn 1979-1990.
Tác giả: Nhà văn Phạm Viết Đào.
Địa chỉ liên hệ: Hoanghtham9@gmail.com
ĐT 0382598746



Trung Quốc ngang nhiên thừa nhận quân sự hóa biển Đông

Thứ Hai, ngày 3/6/2019 - 15:23

Trung Quốc ngang nhiên thừa nhận quân sự hóa biển Đông
(PLO)- Trung Quốc ngang nhiên cho mình có mọi quyền triển khai quân đội và chế tạo vũ khí trên các đảo và rạn san hô mà họ đang chiếm đóng, cải tạo trái phép.

Trung Quốc bị tố 'gây khó dễ' tàu, máy bay ở Biển Đông

Dự luật Mỹ trừng phạt hành vi phi pháp của TQ trên Biển Đông

Tàu chiến Mỹ xuất hiện trên Biển Đông, thách thức Trung Quốc

Theo tờ Philstar, Tướng Ngụy Phương Hòa, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, phát biểu hôm 1-6 tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore đã ngang nhiên cho rằng: Trung Quốc có quyền xây dựng các cơ sở quốc phòng trên các đảo tự nhiên và nhân tạo ở Biển Đông.
“Đây là quyền hợp pháp của một quốc gia có chủ quyền để thực hiện xây dựng trên lãnh thổ của mình”, ông Ngụy khẳng định.
Trung Quốc ngang nhiên thừa nhận quân sự hóa biển Đông - ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hòa phát biểu hôm 1-6 tại Đối thoại Shangri-la 2019. Ảnh: IISS
Một vị tướng Trung Quốc khác, ông Hà Lôi đã phản bác lại các cáo buộc của Mỹ rằng Trung Quốc đang cưỡng ép và đe dọa các nước láng giềng bằng các hoạt động quân sự ở vùng biển giàu tài nguyên này.

ng Quốc ngang nhiên thừa nhận quân sự hóa biển Đông; 5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa - Kỳ 1: Bãi đá Huy Gơ

Thanh Niên

Tháng 1.2014, tàu Thiên Kình của Trung Quốc hoạt động suốt ngày đêm bồi đắp đảo. Đến thời điểm hiện nay, căn cứ quân sự do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Huy Gơ đã hoàn tất.
Tòa nhà bê tông 2 tầng do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Huy Gơ - Ảnh: Mai Thanh Hải
Đá Huy Gơ nằm trong cụm đảo Sinh Tồn (H.Trường Sa, Khánh Hòa), hay còn gọi là đá Tư Nghĩa (tiếng Anh là Hughes Reef, phía Trung Quốc tự đặt tên là Dongmen Jiao - Đông Môn tiêu) là bãi đá san hô chỉ nổi lên khi thủy triều xuống.
Ngày 28.2.1988, phía Trung Quốc bất ngờ cho lực lượng đổ bộ chiếm đóng bãi Huy Gơ và dựng lên đó nhà tạm để chốt giữ, phòng thủ.

[HỒ SƠ] Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: 'Đầu rồng' bị chém, đuôi quẫy mạnh

TPO - Thâm Quyến trở thành mặt trận chính trong chiến tranh thương mại sau khi Mỹ tấn công Huawei – “đầu rồng” của trung tâm công nghệ cao Trung Quốc.

[HỒ SƠ] Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: 'Đầu rồng' bị chém, đuôi quẫy mạnh
Người Trung Quốc có câu “Nhất diệp tri thu” – Nhìn một chiếc lá rụng là biết mùa thu tới. Cách nhìn nhận của những người trong cuộc về tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đối với Thâm Quyến và phản ứng của thành phố này có thể cung cấp bức tranh rộng lớn hơn về sự đối đầu hiện tại và tương lai giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Quá trình hình thành các vùng biên giới Việt Nam

This entry was posted on Tháng Sáu 7, 2019, in Lịch sử Việt Nam and tagged . Bookmark the permalink. Bạn nghĩ gì về bài viết này?

viet nam
Việt Nam bao gồm đất, nước và con người (Ảnh Dân Trí)
Nguyễn Văn Huy
Lời mở đầu
Cho tới nay công cuộc mở mang bờ cõi thường được biết đến qua cuộc Nam tiến, tức sự nới rộng lãnh thổ về phía Nam. Cuộc Nam tiến này thật ra cũng ít người nắm vững, người ta đại khái chỉ biết là nó bắt đầu từ năm 1069 và kết thúc vào khoảng thế kỷ 18, kéo dài hơn gần bảy thế kỷ, và cũng không ít người cho rằng hình thể đất nước Việt Nam có được ngày nay là do cuộc Nam tiến đó.
Thực tế đã không hẳn như vậy. Cuộc Nam tiến của người Việt cho đến đầu thế kỷ 18 chỉ chinh phục được một dải đất hẹp chạy dài từ vùng đồng bằng duyên hải miền Trung đến vùng ven biển tỉnh Đồng Nai, sau đó tỏa rộng xuống châu thổ sông Cửu Long trong từng giai đoạn. Vùng đất rộng lớn trên cao nguyên miền Trung hoàn toàn xa lạ với người Việt và chỉ mới hội nhập vào Việt Nam hồi đầu thế kỷ này mà thôi.

Ông Nguyễn Trần Bạt: Đại chiến thương mại với Trung Quốc, sức mạnh của Mỹ còn nguyên!

0:00/0:00
Báo nói Dân trí

Dân trí "Khi ông Trump "đánh" vào các nền kinh tế của nhiều nước lớn vừa qua mà không ai làm gì được nước Mỹ thì tức là nước Mỹ vẫn mạnh thật. Sức mạnh ấy không phải do Tổng thống Trump tạo ra mà do các Tổng thống tiền nhiệm tạo ra. Nước Mỹ vẫn vĩ đại như cũ, chỉ có điều là phải làm thế nào để giữ cho sự vĩ đại ấy đứng yên". 
>>"Thương chiến" Mỹ - Trung đang định hình cuộc chiến tranh lạnh toàn diện 
>>Kinh tế Singapore ảnh hưởng tiêu cực, suy thoái năm 2020 vì "thương chiến" Mỹ - Trung 
>>Ông Trump một mình "đấu" cả thế giới

Tiếp tục chia sẻ với Dân Trí xung quanh chủ đề của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, chuyên gia, luật sư và nhà tư vấn kinh tế Việt Nam Nguyễn Trần Bạt cho rằng: Tổng thống Trump là người thức tỉnh nước Mỹ về sự mất cảnh giác trong toàn cầu hóa.
Ông Nguyễn Trần Bạt: Đại chiến thương mại với Trung Quốc, sức mạnh của Mỹ còn nguyên! - 1
Luật sư, nhà tư vấn kinh tế, chuyên gia Nguyễn Trần Bạt, nhà sáng lập InvestConsult Group
Thưa ông, Mỹ đang phong tỏa một số hãng công nghệ lớn của Trung Quốc, điều này được cho sẽ tác động đến Việt Nam vì một số doanh nghiệp Việt có sử dụng phần cứng, phần mềm của nước này, ông nhìn nhận vấn đề này ra sao?
- Tôi nghĩ chúng ta có thể bị tác động đấy, hiện nay doanh nghiệp Việt theo tôi biết mới chỉ mua và mua được những thứ phù hợp với túi tiền của mình. Chúng ta liệu có tiền để mua các công nghệ thuần túy phương Tây không? Ưu thế của Huawei là giá cả phù hợp và công nghệ của họ là rất mạnh, đến mức người Mỹ sợ và phải gây chiến.

PHẢN HỒI VỀ VIỆC VIỆT NAM SỬ DỤNG VŨ KHÍ MỸ, HỦY DIỆT QUÂN TRUNG QUỐC TẠI CHIẾN TRƯỜNG VỊ XUYÊN


Lời dẫn:

          Sau khi FB-BLOG Phạm Viết Đào đưa loạt bài dạng điều tra với tiêu đề: “VIỆT NAM SỬ DỤNG VŨ KHÍ MỸ, HỦY DIỆT QUÂN TRUNG QUỐC TẠI CHIẾN TRƯỜNG VỊ XUYÊN” (2 kỳ), điều tra về một trận đánh lớn diễn ra tại chiến trường Vị Xuyên vào cuối tháng 5 đầu tháng 6/1985. Trong trận đánh này, theo các nhân chứng và từ nhiều nguồn tin, quân đội Việt Nam đã tiêu diệt khoảng 3500 lính Trung Quốc?
          Trong chiến dịch MB 84 nổ súng 12/7/1984, phía Việt Nam huy động 5 trung đoàn bộ binh, 1 lữ đoàn pháo binh với 150 pháo trên 100 ly tấn công 4 cao điểm tại khu vực Thanh Thủy: 772, 685, 1030, 233; phía Trung Quốc, họ huy động 450 pháo trên 100 ly, trận đánh này phía Việt Nam chịu tổn thất khoảng 1200 cán bộ chiến sĩ.
          Vậy trong tháng 5/1985, nếu Việt Nam tiêu diệt 3500 quân Trung Quốc thì phải sử dụng một hỏa lực lớn, gấp ba lần lớn hơn lực lượng 450 pháo 100 ly của Trung Quốc trong trận 12/7/1984.
          Trận 12/7/1984, phía Việt Nam bị tổn thất lớn chủ yếu do bi pháo binh Trung Quốc bắn đúng thời điểm, đúng tọa độ của các mũi tập kết triển khai quân. Sở dĩ pháo Trung Quốc bắn trúng đội hình tác chiến của quân ta do toàn bộ kế hoạch tác chiến MB 84 của quân ta đã bị Tình báo Hoa Nam nắm được; Điều này được các các trang mạng Trung Quốc đưa tin công khai cả bằng tiếng Trung và tiếng Anh. Năm 2009, báo chí Trung Quốc công khai rùm beng: Chiến thắng Lão Sơn là chiến thắng của pháo binh và Tình báo Hoa Nam…
          Một phép tính đơn giản theo lô gích hình thức: với lực lượng 450 khẩu pháo lớn trên 100 ly, Trung Quốc đã sát thương 1200 cán bộ chiến sĩ của 3 sư đoàn F 356, F 312 và F 316 trong trận 12/7/1984. Vậy thì, nếu quân Việt Nam sát thương 3500 quân Trung Quốc trong trận 31/5/1985 thì hỏa lực cũng phải phải gấp 3 lần, tương đương với 1300 khẩu pháo trên 100 ly thì mới đạt được hiệu suất trên. Không thể tiêu diệt 3500 lính Trung Quốc bằng 150 khẩu pháo trên 100 ly và “bằng mắt”…
          Pháo binh của Quân khu 2 thời điểm đó tại chiến trường Vị Xuyên chỉ có một lữ đoàn, đó là lữ đoàn 168. Ngoài ra biên chế mỗi sư đoàn bộ binh có 1 trung đoàn pháo binh. Tổng cộng pháo binh của Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang về pháo lớn chỉ có khoảng 150 khẩu trên 100 ly? Vậy thì làm sao tiêu diệt được 3500 quân Trung Quốc?
          Điều này khiến chúng ta có cơ sở liên tưởng tới loại vũ khí của Mỹ mà ta thu được tại Tổng kho Long Bình. Đó là bom bay CBU, là loại mà WikiPedia mô tả là:"vũ khí phi hạt nhân khủng khiếp nhất trong kho vũ khí của Mỹ", loại bom này đã là một trong những vũ khí truyền thống mạnh nhất được thiết kế cho chiến tranh.”
          Phải chăng do Việt Nam sử dụng cái quả độc CBU này, nên phía Việt Nam thì im thit 
thít còn Trung Quốc cũng lại im re, không dám rên la. Sau trận 31/5/1985, phía Trung Quốc không còn dám hung hăng như trước. 

Tướng Trương Chí Kiên, trực tiếp chỉ huy Quân đoàn 67 bị lính Trung Quốc do căm thù vì tội nướng quân nên đã quay súng bắn trọng thương; Còn Túc Nhung Sinh, con của Đại tướng Túc Dụ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng suýt ăn đạn, tên tướng này bị huyền chức mất 5 năm…Thiệt hại nặng nhất trong trận này là binh lính của đại quân khu Bắc Kinh…

          Dư luận của các CCB Vị Xuyên cho biết: tác giả của những cú đấm thôi sơn, hủy diệt quân Trung Quốc trận này là các Tướng Đào Trọng Lịch và Tướng Trần Tất Thanh, thời điểm đánh trận này còn đeo lon tá.
          Tướng Đào Trọng Lịch sau này đảm nhận Tổng tham mưu trưởng và Tướng Trần Tất Thanh sau này là Tư lệnh Quân khu 2; Cả 2 vị tướng này đều đã bị tai nạn nổ máy bay bên Lào, vụ nổ này khiến 5 viên tướng và 5 đại tá từng tham dự chiến trường Vị Xuyên tử nạn. Dư luận cho rằng: Rất có thể đây là “đòn thù” của Trung Quốc vì mấy Tướng này đã cho Trung Quốc đo ván trong trận 31/5/1985.
          Quân khu 2 là quân khu có  nhiều tư lệnh nhất bị đột tử: Thượng tướng Vũ Lập-Tư lệnh Quân khu 2, người cãi lệnh lui quân của BT Lê Đức Anh tại chiến trường Vị Xuyên 1987, tình báo Hoa Nam nhận họ là thủ phạm hạ độc ông. Sau Đào Trọng Lịch trưởng thành từ Sư đoàn 316, Tướng Trần Tất Thanh trưởng thành từ Sư đoàn 31 và sau này còn có Tướng Lê Xuân Duy, trưởng thành từ Sư đoàn 313, mới được bầu vào Ban chấp hành TW và nhận chức Tư lệnh quân khu 2 mấy tháng, đã phải quy tiên vì sức khỏe kém?
          Trước nêu chính kiến của FB-BLOGGER Phạm Viết Đáo về việc sử dụng bom bay CBU trận 31/5/1985, xin đưa lại một số phản hồi, bình luận của một số cư dân mạng về bài điều tra của Phạm Viết Đào. 
         Qua ý kiến người đọc cũng đoán ra họ là CCB hoặc có quan hệ gì đó với CCC Vị Xuyên…

          BÌNH LUẬN-PHẢN HỒI BÀI VIẾT CỦA PHẠM VIẾT ĐÀO

·       Hà Phạm Hồng: Vũ khí nào cũng tốt miễn là đánh dập đầu bọn Tàu khựa.

Ma trận phá hoại của Trung Quốc bắt đầu tác oai tác quái với kinh tế Việt Nam

  Ngọc Việt

(GDVN) - Người Trung Quốc đã chuẩn bị mọi kế sách thâm sâu cho việc hình thành “ma trận phá hoại”. Vì vậy muốn đối phó hiệu quả thì phải có một hệ thống bao gồm...
VOA ngày 8/12/2015 đưa tin. một số người dân Đà Nẵng đã né luật để giúp người Trung Quốc mua đất ven biển hướng ra Biển Đông. Trước thông tin này, nhiều người nhận định đây là hành vi rất tai hại cho đất nước Việt Nam.
Song với người viết thì hành động “cõng rắn cắn gà nhà” của một nhóm người Việt Nam “không yêu nước” ấy không quá nguy hại, bởi lẽ nó có thể ngăn chặn được. Sự nguy hại thực sự lại nằm ở phía sau hành động của người Trung Quốc.
Như người viết từng phân tích qua bài “Quy trình ngược tinh vi”, Trung Quốc luôn tìm cách hợp pháp hoá những hành vi gây hại của họ, để từ đó triệt hạ đối phương một cách dễ dàng và tác hại đạt mức cao nhất.
Khi đối phương ngấm đòn thì họ bắt đầu gây nhiễu loạn, từ đó tạo ra hiệu ứng phải điều chỉnh cơ chế quản lý của cả một quốc gia để đối phó với “nhân tai” Trung Quốc. Lúc đó một “ma trận phá hoại” được người Trung Quốc giăng ra với bao hệ luỵ cho cả một đất nước.
Người Trung Quốc có thể thay đổi sở hữu tại một vài doanh nghiệp Việt Nam, khiến cho luật pháp của Việt Nam phải bổ sung, sửa đổi nhưng không dễ ngăn chặn. Ảnh minh họa: pbs.org

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2019

FORMOSA HÀ TĨNH LỖ LỚN HAY GIẢ LỖ ĐỂ TRỐN THUẾ?

Mới đi vào hoạt động, Formosa Hà Tĩnh lỗ lớn nhưng doanh thu đã vượt xa Hòa Phát với gần 3 tỷ USD

06-06-2019 - 10:00 AM Doanh nghiệp
Mới đi vào hoạt động, Formosa Hà Tĩnh lỗ lớn nhưng doanh thu đã vượt xa Hòa Phát với gần 3 tỷ USD

Do mới đi vào hoạt động nên năm 2018 Formosa Hà Tĩnh vẫn lỗ 5.300 tỷ đồng so với mức lãi hơn 10.000 tỷ của Hòa Phát. Đến cuối năm 2018, Formosa Hà Tĩnh lỗ lũy kế gần 14.000 tỷ đồng.

HPG: Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

Giá hiện tại
23.0
Thay đổi
  0.3 (1.1%)
Cập nhật lúc 11:00 Thứ 6, 07/06/2019
Xem hồ sơ doanh nghiệp 
Rà soát lại chính sách ưu đãi cho Formosa Hà Tĩnh
Đầu tháng 5/2019, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát, đánh giá tổng thể lại việc thực hiện chính sách ưu đãi với siêu dự án FDI - khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Vũng Áng.
Dự án thép Formosa Hà Tĩnh được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 6/2008 bao gồm quyền sử dụng 2.025ha đất và 1.293ha mặt nước tại Khu Kinh tế Vũng Áng, nằm giữa tỉnh Hà Tĩnh. Dự án bắt đầu khởi công vào tháng 7/2008. Đây là một dự án có quy mô tầm cỡ thế giới, với vốn đầu tư thực tế đến thời điểm cuối năm 2017 lên đến 12,87 tỷ USD.