Thanh Niên
Tháng 1.2014, tàu Thiên Kình của Trung Quốc hoạt động suốt ngày đêm bồi đắp đảo. Đến thời điểm hiện nay, căn cứ quân sự do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Huy Gơ đã hoàn tất.
Đá Huy Gơ nằm trong cụm đảo Sinh Tồn (H.Trường Sa, Khánh Hòa), hay còn gọi là đá Tư Nghĩa (tiếng Anh là Hughes Reef, phía Trung Quốc tự đặt tên là Dongmen Jiao - Đông Môn tiêu) là bãi đá san hô chỉ nổi lên khi thủy triều xuống.
Ngày 28.2.1988, phía Trung Quốc bất ngờ cho lực lượng đổ bộ chiếm đóng bãi Huy Gơ và dựng lên đó nhà tạm để chốt giữ, phòng thủ.
Đầu những năm 90, Trung Quốc xây dựng nhà tạm thành nhà kiên cố 2 tầng với cầu cảng, lô cốt và hệ thống thông tin liên lạc, ụ pháo...
Là người gắn bó cả chục năm với quần đảo Trường Sa và đã có 1 năm giữ nhiệm vụ chính trị viên phó đảo Sinh Tồn Đông (đảo do bộ đội lữ đoàn 146, Bộ Tư lệnh vùng 4 hải quân chốt giữ, chỉ cách Huy Gơ khoảng 4 hải lý), thiếu tá Vũ Đức Vinh hiện đang công tác tại Trường đại học Chính trị (Bộ Quốc phòng), đã theo dõi, chứng kiến những ngày đầu tiên phía Trung Quốc ào ạt xây dựng trái phép trên bãi Huy Gơ.
Thiếu tá Vinh nhớ lại: Sáng 27.1.2014, lệnh báo động cấp 1 được phát ra. Bộ phận ra đa trên đảo báo cáo: "Một tốp tàu Trung Quốc bao gồm 1 mục tiêu chưa được nhận dạng, trên không có máy bay trinh sát, đang tiến vào khu vực đảo từ khoảng cách 20 hải lý".
Đội hình tàu Trung Quốc tiến vào mỗi lúc 1 gần, 5 hải lý, rồi 3 hải lý... và đột ngột chuyển hướng sang bãi cạn Huy Gơ mà Trung Quốc đã chiếm đóng từ năm 1988.
“Mục tiêu lạ” được xác định là tàu cuốc lượng giãn nước 10.000 tấn mang tên Thiên Kình.
Từ ngày 28.1.2014, tàu Thiên Kình của Trung Quốc hoạt động suốt ngày đêm không nghỉ và 3 tháng sau hoàn tất việc bồi đắp đảo trái phép.
Đến nay căn cứ quân sự do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Huy Gơ đã hoàn tất các cơ sở hạ tầng, công trình trên diện tích cải tạo khoảng 9,5 ha bao gồm nhà kiên cố 8 tầng cao khoảng 26 - 27 m, tại 4 góc nhà của các tầng đều bố trí lỗ bắn.
Trên nóc bố trí 2 rada hàng hải và 2 ăngten parabol, 1 thiết bị có quả cầu che và các thiết bị thông tin liên lạc, quan sát. Ở tầng 6 của tòa nhà lắp radar điều khiển hỏa lực, kính ngắm quang học, còn tầng 5 lắp 4 bệ pháo 30mm (7 nòng); tầng 1 lắp 4 bệ pháo 76mm...
Ngoài ra, phía Trung Quốc còn lắp đặt trên bãi các vị trí hỏa lực của pháo 76 mm, pháo 30 mm; tháp viễn thông thu phát sóng 4G cao khoảng 50m; bãi đáp trực thăng, cầu cảng hướng đông - tây dài khoảng 80 - 100 m…
Hiện nay, phía Trung Quốc đang tiếp tục trồng cây trên bãi Huy Gơ để lấy bóng mát và che chắn các công trình xây dựng trái phép. Bên cạnh đó, tăng cường ngăn chặn, đẩy đuổi các tàu thuyền không phải của Trung Quốc vào gần bãi đá.
Mai Thanh Hải
Ông Tập Cận Bình đã thất hứa trên Biển Đông
Trung Quốc ngang nhiên thừa nhận quân sự hóa biển Đông
(PLO)- Trung Quốc ngang nhiên cho mình có mọi quyền triển khai quân đội và chế tạo vũ khí trên các đảo và rạn san hô mà họ đang chiếm đóng, cải tạo trái phép.
TIN LIÊN QUAN
Theo tờ Philstar, Tướng Ngụy Phương Hòa, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, phát biểu hôm 1-6 tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore đã ngang nhiên cho rằng: Trung Quốc có quyền xây dựng các cơ sở quốc phòng trên các đảo tự nhiên và nhân tạo ở Biển Đông.
“Đây là quyền hợp pháp của một quốc gia có chủ quyền để thực hiện xây dựng trên lãnh thổ của mình”, ông Ngụy khẳng định.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hòa phát biểu hôm 1-6 tại Đối thoại Shangri-la 2019. Ảnh: IISS
Một vị tướng Trung Quốc khác, ông Hà Lôi đã phản bác lại các cáo buộc của Mỹ rằng Trung Quốc đang cưỡng ép và đe dọa các nước láng giềng bằng các hoạt động quân sự ở vùng biển giàu tài nguyên này.
Ông Hà Lôi cũng là Phó Chủ tịch của Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Trung Quốc. Ông đưa ra một so sánh hết sức khập khễnh giữa việc xây dựng các tiền đồn quân sự ở Biển Đông và quyết định của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình gửi một đơn vị đồn trú của quân đội Trung Quốc tới Hong Kong năm 1997 để biểu thị chủ quyền của Bắc Kinh.
Rõ ràng là các thực thể ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) hoàn toàn không giống như việc Trung Quốc triển khai quân đội đến Hong Kong theo cách nói của ông Hà.
Đáng chú ý là hai ý kiến trên của ông Ngụy và ông Hà được coi là hiếm có tại một sự kiện quốc tế khi chính thức thừa nhận Trung Quốc có kế hoạch đưa quân đội và vũ khí trên các đảo và rạn san hô ở Biển Đông mà họ tuyên bố một cách bất hợp pháp, tờ Philstar bình luận.
Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc đang ngày càng củng cố sức mạnh quân sự thông qua việc phát triển lực lượng vũ trang và phát triển công nghệ quân sự.
Sau quá trình cải tạo phi pháp, Trung Quốc vẫn tiếp tục trắng trợn quân sự hóa bằng cách triển khai các hệ thống tên lửa chống hạm và phòng không tối tân nhất tới các tiền đồn trái phép.
Trung Quốc cũng phớt lờ phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 - vốn phủ nhận hoàn toàn yêu sách đường chín đoạn không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào do Trung Quốc tuyên bố.
Việt Nam trước nay luôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời cực lực phản đối các hành vi quân sự hóa trái với luật pháp quốc tế, gây tổn hại cho hòa bình và an ninh trên biển Đông.
(PLO)- Đó là tuyên bố do Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đưa ra hôm 29-5 khi đề cập nỗ lực quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc.
KIM NGUYÊN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét