Phạm Viết Đào.
Sau khi đưa loạt bài trên lên mạng, được dư luận cộng
đồng chú ý, phản ứng tích cực. Qua tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn, nhất là
các CCB đã trực tiếp chiến đấu, có thể tạm lọc ra đây một số ý kiến:
Nhóm ý kiến 1: Thiên về ý cho rằng, tại chiến trường Vị
Xuyên, vũ khí Liên Xô vẫn là vũ khí chủ yếu giúp bộ đội ta bảo vệ biên giới,
đánh bại quân Trung Quốc, gây cho chúng nhiều đòn đau.
Nhóm ý kiến này không tin
CBU ( bom bay) loại vũ khí sát thương này của Mỹ đốt hủy ôxy, khi 1 quả bom nổ
có khả năng đốt hết ôxy trong một diện
tích khoảng 4 km2. Đây là loại vũ khí phải sử dụng không quân, chí ít phải bằng
trực thăng. Tại chiến trường Vị Xuyên ta chưa sử dụng không quân.
Nhóm ý kiến thứ 2: Xác nhận thông tin trong bài điều tra của Phạm Viết Đào là đúng: nhờ sáng
kiến của Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, bom bay CBU của Mỹ được cải tiến để có thể
phóng đi bằng đường ray…
Tại chiến trường Vị Xuyên, quân ta không chỉ sử dụng
bom bay CBU mà còn sử dụng tên lửa DKB của Mỹ, loại tên lửa này mang đầu đạn có
tính năng giống như CBU, thiêu đốt ôxy. Chỉ bằng loại vũ khí này mới có khả
năng tiêu diệt quân địch ẩn nấp trong các công sự kiên cố.
Bom bay CBU thứ đặc trị biển người Trung Quốc...
Các thứ vũ khí mang tính chất “bảo bối” trong các trận đánh đặc biệt. Phần
lớn các CCB và cư dân mạng tham gia trao đổi đều chỉ nghe qua thong tin người
khác kể lại.
Riêng CCB Trịnh Kiên Hạnh quê ở xã Nghĩa Đồng, huyện
Tân Kỳ, Nghệ An, nguyên lính vận tại của Trung đoàn 149, F 356 đã gửi cho
BLOG-FB Phạm Viết Đào 1 bức ảnh do phóng viên Minh Lộc- TTXVN chụp 1985; Bức ảnh
ghi về trận địa phóng CBU đặt ở Phong Quang. Theo Trịnh Kiên Hạnh, giai đoạn
chiến tranh, chúng ta bố trí 2 trận địa pháo binh hạng nặng: một ở Phong Quang
là trận địa phóng bom bay CBU; Một ở Tây Côn Lĩnh nơi bố trí trận địa tên lửa
DKB.
Là lính vận tải, Trịnh Kiên Hạnh cho biết, một quả CBU
nặng 250 kg. Có điều qua bức ảnh Trịnh Kiên Hạnh cung cấp, Hạnh cho biết, báo
Quân đội nhân dân hồi đó đã đưa; hình thù của bom bay không giống như quả bom
bay đang trưng bày tại Bảo tang tội ác chiến tranh tại Sài Gòn, kích thước nhỏ
hơn.
Trịnh Kiên Hạnh, thứ 2 bên phải sang tại Nghĩa trang Vị Xuyên
Ở đây một giả thiết: Rất có thể Viện sĩ Trần Đại Nghĩa
là người cải biến CBU của Mỹ thành loại bom như trong tấm ảnh chụp để phóng đi
bằng tên lửa đẩy. Tính năng sát thương của “bom bay Trần Đại Nghĩa” gần giống
như bom bay CBU của Mỹ, chỉ có hình thù là không giống...
Theo CCB Phạm Ngọc Quyền ( E 876, F 356) và Trịnh Kiên
Hạnh thì có 1 lần ta phóng sang Trung Quốc một “ bom bay Trần Đại Nghĩa” nhưng nó lại không nổ. Ta phải sử dụng 1
toán đặc công sang phá bằng được vì sợ rơi vào tay quân Trung Quốc.
Trên đây là những thông tin mang tính chất tạm kết bài
điều tra theo lối “vỉa hè” về một nhận định hết sức thú vị và quan trọng: Lính
Trung Quốc khiếp đảm vũ khí Mỹ hơn vũ khí Liên Xô tại chiến trường Vị Xuyên! Hiệu
suất tiêu diệt quân thù của vũ khí Mỹ cao hơn…
Tại chiến trường Vị Xuyên, con số thương vong của Việt
Nam: số hy sinh trên 5000 cán bộ, chiến sĩ; Số thương vong: trên 9000 theo số
liệu của Tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 2.
Còn phía Trung Quốc, có nguồn nói nghĩa trang Trung Quốc
tại Malifo giáp giới Vị Xuyên, có 9000 ngôi mộ lính Trung Quốc chết trận; Có một
nguồn tin khác cho hay: Trung Quốc tử thương 15.000 lính.
Phó GS Lê Nguyên Cẩn là bạn với người viết bài này cho
hay: Trong một lần sang thăm người nhà ở thị trấn Malifo, giáp giới Vị Xuyên, dọc
đường anh nhìn thấy Nghĩa trang chôn lính Trung Quốc tử trận Lão Sơn kéo dài quãng
30-40 km. Theo Lê Nguyên Cẩn, số tử trận của lính Trung Quốc chắc cao hơn con số
15.000…
Rút từ: " VỊ XUYÊN THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"
Dày 700 trang
Liên hệ chia sẻ: Hoanghtham9@gmail.com; ĐT: 0382598746
P.V.Đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét