Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2019

VÌ SAO ÔNG TRUMP YÊU VIỆT NAM?; VÌ SAO TỔNG THỐNG TRUMP QUYẾT "ĐÁNH" TRUNG QUỐC DỮ DỘI NHƯNG LẠI CỞ MỞ VỚI VIỆT NAM

Bloomberg
10
Trung Quốc là nước bị Mỹ áp thuế nặng nề, còn Việt Nam thì không, Trí Thức Trẻ dẫn bình luận của Bloomberg nhận định.
Nghịch lí của ông Trump?
Theo Bloomberg, đối với Mỹ, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm chung về mặt kinh tế và văn hóa. Cả 2 quốc gia đều sản xuất nhiều mặt hàng giá rẻ, tỷ giá hối đoái được kiểm soát chặt chẽ, nhân công dồi dào, nhận nhiều thặng dư thương mại và cẩn trọng trong việc mở cửa các nền công nghiệp nhạy cảm cho nước ngoài. Ngoài ra, 2 nước đều từng có thời kì mâu thuẫn với Mỹ trong suốt chiều dài lịch sử. 
Tuy nhiên, hiện tại, Trung Quốc là nước bị Mỹ áp thuế nặng nề, còn Việt Nam thì không.
Với mong muốn giảm chi phí sản xuất, các công ty từ Nike (hãng quần áo và dụng cụ thể thao thương mại) tới Ikea (tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới) đã bắt đầu chuyển các chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam trong những năm gần đây. 
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tăng liên tục trong 6 năm liên tiếp; tăng trưởng kinh tế đạt ngưỡng 7%; và chính phủ đã giảm bớt một số rào cản đối với sở hữu nước ngoài ở Việt Nam. Đây là những lí do để đất nước này được nhiều chuyên gia nhận định là "người chiến thắng" trong chiến tranh thương mại.
Sách về Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại một cửa hàng ở Hà Nội, Việt Nam
© AP PHOTO / HAU DINH
Sách về Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại một cửa hàng ở Hà Nội, Việt Nam
Và điều đó cũng đặt ra câu hỏi là tại sao mặc dù có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, nhưng Việt Nam lại không bị tổng thống Trump và đội ngũ kinh tế của ông áp thuế quan "dữ dội". 
Nếu một quốc gia "ít nguy hiểm" như Đức - với nhân công giá cao, chính phủ dân chủ và sử dụng đồng tiền chung - vẫn bị Mỹ đánh thuế, thì rõ ràng Việt Nam không thể không bị ông Trump liệt vào "danh sách đen". 
Lợi thế của Việt Nam
Chuyên gia tại Bloomberg lí giải rằng, điều khiến Việt Nam thoát khỏi thuế quan có lẽ là quy mô của nền kinh tế và xã hội. Việt Nam có khoảng 100 triệu dân - gần như ngang bằng với Philippines - và GDP là 224 tỉ USD (năm 2018).
Hay nói ngắn gọn: Việt Nam không phải là Trung Quốc, về địa chính trị, nhân khẩu học, kinh tế hay quân sự, và không phải là một mối lo tới lợi ích chiến lược của Mỹ. Trong những năm qua, mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Môi trường sản xuất kinh doanh ở Việt Nam ngày càng nóng lên.
Nhà máy sản xuất may mặc gần Hà Nội, Việt Nam
© REUTERS / KHAM
Nhà máy sản xuất may mặc gần Hà Nội, Việt Nam
Các công ty Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí là Trung Quốc đã tăng cường khảo sát và tìm kiếm các địa điểm ở Việt Nam để thoát khỏi cuộc chiến tranh thương mại khốc liệt giữa Washington và Bắc Kinh. 
Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo ngại liệu các cảng biển và tuyến đường bộ của Việt Nam có thể chịu được lưu lượng giao thông lớn; liệu nhân công có đủ kĩ năng cần thiết; và liệu giá đất có đang tăng quá nhanh hay không.
Nếu so với Trung Quốc, kinh tế của Việt Nam vẫn chưa quá lớn. Nhưng Bloomberg cho rằng, mô hình phát triển và chiến lược của Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc.
Mỹ đã từng coi Trung Quốc là cơ hội đầu tư "trăm năm có một". Hàng loạt nhà đầu tư và lãnh đạo kinh tế đã tuyên bố rằng Trung Quốc là địa điểm tuyệt vời để kinh doanh. Những vấn đề chính trị đã là quá khứ - và cách khai thác kinh tế của phương Tây sẽ giúp quan hệ các nước trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, ngày nay mọi thứ đã khác với Trung Quốc.
Điều tương tự có thể sẽ xảy ra với Việt Nam. Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn là điểm đến đầy hứa hẹn với tất cả các nước.

Vì sao ông Trump yêu Việt Nam đến thế?
Elena Nikulina
62
Tuần này, các phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin theo nhiều chủ đề liên quan đến Việt Nam, nhưng dành cho tổng quan thường lệ, chúng tôi chọn lĩnh vực quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế.
Chúng tôi gửi tới bạn đọc chuyên mục "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".
Tờ Truthout đã dành bài viết dài kể về mối quan hệ của Việt Nam với nước cựu thù là Hoa Kỳ. Nói về đà phát triển của nền kinh tế Việt Nam, sự tăng trưởng của đầu tư Mỹ, xu thế nâng cao mức sống của cư dân, sự xuất hiện vô số cửa hàng với những thương hiệu phương Tây đắt giá ở các thành phố khắp đất nước, tác giả bài báo trích dẫn USA Today năm 2015: «Việt Nam ...có thể thành một trong những nước thân tư bản chủ nghĩa nhất trên Trái đất. Theo dữ liệu của Trung tâm nghiên cứu Pew (Pew Research Center), vào cuối năm 2014, có 95% người Việt Nam tán thành chủ nghĩa tư bản. Trái lại, chỉ 70% dân Mỹ cho rằng hệ thống “thị trường tự do” là lý tưởng hoàn hảo. Đó là lý do tại sao Donald Trump yêu thích nước Việt Nam XHCN đến thế - bởi ông ta là trùm tư bản», - báo nhận xét.  Có thực tế là Chính phủ các nước độc đảng tiếp thu áp dụng hệ thống kinh tế tư bản thì có quan hệ ổn định hơn với các tập đoàn và nhà đầu tư.  Do đó, các tập đoàn xuyên quốc gia có thể thích hợp với một Việt Nam hoặc Trung Quốc Cộng sản hơn là những dân tộc cho phép tiếp nhận tiến trình dân chủ khó lường trước. Nhưng kết quả không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản đang phát triển ở Việt Nam là tình trạng bất bình đẳng về  thu nhập. Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy sự  chênh lệch thu nhập ở Việt Nam đã tăng mạnh trong hai thập kỷ qua và điều quan trọng hơn là những người giàu nhất lại nhận được phần thu nhập “khủng”, “nước chảy chỗ trũng” không cân xứng, - theo báo đánh giá.
Asia Times đi sâu phân tích quan hệ tay ba Việt-Mỹ-Trung, trích dẫn quan điểm ​​của nhiều chuyên gia Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ví dụ, các học giả từ Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) thừa nhận thực tế  là mục tiêu chính trong  chính sách đối ngoại của Việt Nam là tập hợp thu hút  số lượng bạn bè đông đảo  nhất để tránh phụ thuộc vào một quốc gia nào đó. Chuyên gia từ  hãng nghiên cứu RAND của Mỹ nói rõ rằng "Việt Nam không có lá chắn nào của Hoa Kỳ", và thêm rằng "ở đây không hiện hữu liên minh trên bình diện đảm bảo an ninh như kiểu của Washington với  Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Australia”.  Mặc dù không muốn tỏ ra yếu đuối trước một Trung Quốc hung hăng nhưng  Hà Nội cũng không muốn tỏ ra quá thù địch, có lẽ vì không biết chắc chắn Mỹ sẽ phản ứng như thế nào trước sự bành trướng  của Trung Quốc, - chuyên gia phán đoán.
Tờ Moneycontrol kể về chuyến thăm của Phó Tổng thống Ấn Độ Venkaiah Naidu tới Hà Nội và mong muốn của hai nước phấn đấu xây dựng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng trên cơ sở tôn trọng chủ quyền quốc gia và luật pháp quốc tế. Chuyến thăm này trùng với cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên ở Biển Đông, có Hải quân Ấn Độ tham gia.
Việt Nam lọt vào tâm điểm chú ý của ấn phẩm chuyên theo dõi cuộc sống của các nhân vật hoàng tộc.  Royal Central thuật lại chuyến thăm ba ngày của công chúa thừa kế Thụy Điển Victoria và hoàng tử Daniel tới đất nước châu Á này đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Thụy Điển và Việt Nam.
Bây giờ đến mục kinh tế trong tổng quan báo chí. Bài viết khá đồ sộ trên South China Morning Post phân tích hiện tượng chuyển dịch của các công ty Trung Quốc đến Việt Nam trong bối cảnh diễn ra cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ. Theo dữ liệu của tờ báo Nhà nước Trung Quốc The Securities Times, trong quý I của năm 2019, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tăng 86,2% trong đó đầu tư của Trung Quốc chiếm gần một nửa tổng số. Nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng đối với những người chưa kịp thực hiện bước đột phá nhảy vào Việt Nam thì có thể là đã muộn, “con tàu đã rời ga”. Chi phí mặt bằng và nhân công tăng, thiếu chỗ trong các cảng, ùn tắc giao thông và cắt giảm năng lực sản xuất làm phát sinh những vấn đề lớn. Điều đó dẫn các công ty từ những  trung tâm sản xuất truyền thống  tới  vùng xa hơn của Việt Nam, nơi cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, và cũng buộc họ phải tìm kiếm địa điểm thay thế ở Đông Nam Á.
Các hãng hàng không Việt Nam đang chuẩn bị khai thông  đường bay trực tiếp đến Mỹ, mở ra  một kỷ nguyên mới trong liên hệ kinh tế giữa đất nước Đông Nam Á và thị trường xuất khẩu lớn nhất của nó, -  Nikkei Asian Review viết. Đang chờ đợi là Vietnam Airlines, VietJet и Bamboo Airways  sẽ bắt đầu xúc tiến các chuyến bay thẳng đến Mỹ ngay trong năm nay, như vậy rút ngắn thời gian hành trình khoảng 8 giờ. Theo dữ liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2018 có khoảng 690 nghìn người từ Hoa Kỳ đến  Việt Nam, tức là tăng thêm 12% so với năm năm trước. Số lượng hành khách từ Việt Nam sang Mỹ cũng vượt hơn 100 nghìn. 
Trong một diễn biến khác, New Straits Times cung cấp thông tin rằng Malaysia đã chuyển cho Hà Nội bức công hàm phản đối về chuyện số lượng lớn các vụ tàu cá Việt Nam xâm phạm vùng biển của Malaysia. Trong giai đoạn từ 2006 đến 2019 tổng cộng  có 748 tàu và 7.203 thành viên  thủy thủ đoàn Việt Nam đã bị bắt giữ.
Và tổng quan báo chí tuần này sẽ khép lại với thông tin về sự tham gia của Việt Nam trong lễ hội kỷ niệm Ngày Chiến thắng. Kênh truyền hình "Zvezda" và site Sputnik Vietnam tường thuật diễn biến cuộc tuần hành “Trung đoàn Bất tử” được tổ chức tại Hà Nội lần thứ ba liên tiếp. Hơn 1.200 người đã tham gia cuộc tuần hành rước theo di ảnh thân nhân của họ là các anh hùng thời chiến: cùng với các công dân Nga, trong đoàn tuần hành có đông đảo người Việt Nam, cũng như đại diện các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ hiện đang sinh sống làm việc tại Hà Nội.  Phương tiện truyền thông Nga cũng thông báo rằng Việt Nam đã liên kết vào sự kiện Chính tả lịch sử toàn Nga với chủ đề Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Trong khuôn viên Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội, các học sinh trường PTTH thuộc Đại sứ quán Nga ở Việt Nam, cũng như những người tự nguyện tham gia đã trả lời 20 câu hỏi về lịch sử Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại trong vòng 45 phút. Mục  tiêu của sự kiện là thu hút công chúng rộng rãi nghiên cứu lịch sử chiến tranh, nâng cao hiểu biết lịch sử và giáo dục lòng yêu nước trong giới trẻ. Việt Nam đã trở thành một trong 23 quốc gia nước ngoài tham dự sự kiện “Bài Chính tả Chiến thắng”, tổ chức với sự hỗ trợ của cơ quan "Rossotrudnichestvo". Lần đầu tiên hoạt động này được tiến hành trùng vào dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng ở nước Nga.

Không có nhận xét nào: