Hậu quả của sự cài đặt, viện
trợ củaTrung Quốc
Việc
cài đặt, đẩy hai miền nam bắc Việt Nam vào lò lửa chiến tranh, buộc quân đội Mỹ
nhảy vào tham chiến và tạo cơ hội cho Trung Quốc “dây máu ăn phần” là điều
chúng tôi muốn bàn trong phần này.
Do
sự tác động của các chủ trương, chính sách du nhập từ Trung Quốc, các chính
sách đã khiến cho các cột trụ về chính trị-kinh tế-văn hóa xã hội miền bắc bị
giáng những đòn nặng nề, làm cho xã hội miền bắc trở nên lệ thuộc vào Trung
Quốc…
Âm
mưu thâm độc của Trung Quốc “xuất khẩu, viện trợ” các thiết chế maoist đó nhằm
đạt mục đích biến xã hội miền bắc thành một trại lính; và trại lính đó đã biến
những người lính miền bắc bị cương tỏa, dẫn dắt bởi chiến thuật “đốt thuyền,
đánh chìm thuyền”. Những người lình miền bắc sau khi vượt sông Bến Hải cũng giống như “8000 nghìn tráng sĩ của Hạng Vũ vượt sông Trường Giang” trong Hán Sở tranh hùng; Không còn đường về do bị đốt mất thuyền...
Người
lính miền bắc khi bị đưa vào chiến trường miền nam, họ buộc phải chiến đấu đến
cùng, bởi vì sau lưng họ không có chỗ lùi: đất đai vườn tược đã là của HTX;
thành phố thì cũng không còn cơ sở tư doanh cả từ hiệu cắt tóc, tiệm bán phở.
Người lính nếu đảo ngũ, bỏ chiến trường có quay về thì cũng không còn đất sống…Điều
này khác với những người lính của quân đội Việt Nam cộng hòa. Chúng ta có thệ nhận
biết điều này qua một bài thơ của Hữu Thỉnh:
Năm anh em mỗi
đứa một quê
Đã lên xe ấy là cùng một hướng
Nổ máy lên ta một dạ xung phong
Trước quân thù là chỉ biết có tiến công.
Năm anh em ta mang năm cái tên
Ấy khi lên xe không còn tên riêng nữa
Trên tháp pháo một ngôi sao màu lửa
Năm quả tim chung nhịp đập rộn ràng...
( Năm anh em trên một chiếc xe tăng)
Đã lên xe ấy là cùng một hướng
Nổ máy lên ta một dạ xung phong
Trước quân thù là chỉ biết có tiến công.
Năm anh em ta mang năm cái tên
Ấy khi lên xe không còn tên riêng nữa
Trên tháp pháo một ngôi sao màu lửa
Năm quả tim chung nhịp đập rộn ràng...
( Năm anh em trên một chiếc xe tăng)
Xin
đưa một thông tin đáng chú ý trên báo Nhân Dân phát hành tại Hà Nội, số 2021 ra
ngày 28 tháng Chín 1959 nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân
Dân Trung Hoa. Bài báo được dịch sang tiếng Anh và lưu trữ trong Thư Viện Quốc
Hội Hoa Kỳ (Libray of Congress):
“Trong năm năm qua, Trung Quốc đã dành cho
Việt Nam sự giúp đỡ nhiệt tình. Chỉ riêng tiền bạc, trong đó Trung Quốc viện
trợ không hoàn lại, đã lên đến 900 triệu Yuan, đây là số lượng bằng thu nhập
nội địa của ngân sách Việt Nam trong ba năm 1955, 1956, 1957 cộng lại… Trong
công nghiệp, Trung Quốc đã giúp chúng ta trong lãnh vực khai thác hầm mỏ, sản
xuất điện khí, cải thiện sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, công
nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất phân bón và hóa
chất, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp dầu khí, công nghiệp sắt thép…
Mặc dù trong mười năm xây dựng, Trung Quốc đạt được nhiều thành quả vật chất,
vẫn còn là một nước nghèo. Dù sao, Trung Quốc đã hết lòng viện trợ chúng ta. Do
đó, chúng ta càng biết ơn sự trợ giúp đó”.
Trong
khi Trung Quốc dồn tiền của “viện trợ” cho Việt Nam thì tại Trung Quốc, tại nhiều
vùng nông thôn đang phải trải qua nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử loài
người. Nạn đối bắt nguồn từ chủ trương do Mao Trạch Đông gây ra trong thời kỳ
Bước nhảy vọt và Công xã nhân dân từ năm 1958 đến năm 1962.
Chưa
có một con số chính xác số người chết đói tại Trung Quốc, thế nhưng hầu hết các
nhà nghiên cứu đã đồng ý con số lên đến vài chục triệu người. Tác giả Peng
Xizhe dự đoán thấp nhất với 23 triệu người và Frank Dikötter, giáo sư môn Lịch
sử Trung Quốc Hiện đại, dự đoán ít nhất có 45 triệu người chết, trong đó khoảng
2 đến 3 triệu chết vì tra tấn. Phần lớn các nhà nghiên cứu còn lại cho rằng
khoảng 30 triệu người đã chết đói. Viết trên New York Times, giáo sư Frank Dikötter
trích dẫn lá thư viết tay của viên Giám đốc Sở Anh Ninh Công Cộng tỉnh Tứ Xuyên
báo cáo lên cấp trên tỉnh của y có 10.6 triệu người chết đói. Ở Cam Túc có 50
trường hợp ăn thịt người. Nhà báo Daniel Southerland viết trên Washington Post,
tại công xã Fengyang có 63 trường hợp người ăn người và tại công xã Damiao hai
vợ chồng Chen Zhangying và Zhao Xizhen luộc chín đứa con 8 tuổi của mình để ăn.
Riêng tại công xã Wudian có cả trường hợp bán thịt của chính mình như bán thịt
heo. Nói chung, những năm cuối thập niên 1950 cho đến đầu 1960 là những năm dân
số Trung Cộng giảm thấp nhất nhưng không phải vì hạn chế sinh đẻ nhưng chết quá
nhiều.
Miền
bắc Việt Nam giai đoạn đó dân số quãng 17 triệu người…Vậy thì Mao Trạch Đông
cam tâm để cho vài chục triệu người dân Trung Quốc chết đói, dành tiền của đó
để “viện trợ” cho không đó không đó có thể coi là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng
được không? Có thể coi đó là sự giúp đỡ trên tinh thần “ quốc tế vô sản không”?
Thực chết đã là một sự viện trợ đó nhằm thực hiện một dã tâm chính trị thâm
hiểm: dùng tiền của viện trợ để cột chặt số phận của 17 triệu người dân Bắc
Việt Nam vào Trung Quốc, sau khi đã bằng các chính sách kinh tế-xã hội-quân sự
làm cho què cụt, thương tích, tan hoang các “đầu tàu” kinh tê-xã hội miền bắc?
Sự dồn tiền của này của nhân dân Trung Quốc để nuôi cấy cuộc chiến tranh
Việt-Mỹ?!
Âm
mưu thâm hiểm của Trung Quốc: rắp tâm biến miền bắc Việt Nam thành trại lính,
biến hang vạn thành niên miền bắc Việt Nam làm người lính xung kích để tấn công
đế quốc Mỹ để giữ yên ổn cho hậu phương 800 triệu dân Trung Quốc, yên ổn, thoát
hiểm sau những chính sách quan liêu rồ dại, độc tài như đại nhảy vọt, ba nhất,
toàn dân làm gang thép, công xã nhân dân của Mao Trạch Đông…
Đất
nước Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Đảng CS Trung Quốc, sau mười năm đã chồng
chồng chất những hiểm họa, những mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền, mâu
thuẫn giữa các phe phái trong Đảng; mâu thuẫn giữa Mao và các lãnh đạo cao cấp
khác do các chủ trương chính sách sai lầm, duy ý chí trong phát triển kinh
tế-xã hội của Mao…
Do
vậy, nếu không tìm cách đẩy xung đột chiến tranh ra ngoài biên cương, xa biên
cương Trung Quốc, rất có thể cái “thùng thuốc nổ” Trung Hoa sẽ bị dây, bén lửa,
Trung Quốc sẽ đại loạn, dẫn tới tiêu vong Đảng CS Trung Quốc vừa danh được
chính quyền…
Chúng
ta lật giở lại một số bài thơ của Tố Hữu làm vào năm 1960-1961 để thấy nguỗn
cảm xúc của các bài thơ đó mang hơi hướng của “nhân dân tệ” tới mức nào:
Anh chị em ơi
Ba mươi năm đời ta có Đảng
Hôm nay ôn lại chặng đường dài
Ngọt búi nhớ
lúc đắng cay
Ra sông,
nhớ suối có ngày nhớ đêm
Mùa xuân đó
con chim én mới
Rộn đồng
chiêm chấp chới trời xanh
Đời ta
gương vỡ lại lành
Cây khô cây
lại đâm cành nở hoa…
( Ba mươi năm đời ta có Đảng…)
Chào 61
đỉnh cao muôn trượng
Ta đứng đây
mắt nhìn bốn hướng
Trông lại ngàn xưa trông tới mai sau
Trông bắc trông nam trông nam trông cả địa cầu…
Bài thơ « Chào 61 » của Tố Hữu với cảm xúc của
kẻ đang đứng ở « đỉnh cao muôn trượng » được cóp từ bài Từ « Tuyết »
đẫy tự mãn của Mao Trạch Đông. Trong bài Từ « Tuyết », Mao coi Tần
Thủy Hoàng, Hãn Vũ đế, Đường tông, Tống tố, Thành cát tư Hãn cũng chĩ là kẻ chỉ
biết giương cung bắn ó diều, Mao Trạch Đông ta đây mới là kẻ phong lưu thời nay:
Non sông xinh đẹp dường bao
Khiến vô số anh hùng cúi rạp theo
Tiếc Tần hoàng, Hán Vũ
Kém phần văn vẻ
Đường tông, Tống tổ
Thiếu mực phong tao
Khét tiếng một thời
Thành Cát Tư Hãn
Chỉ biết giương cung bắn ó, diều
Xưa đã khuất
Nhìn trời nay hẳn thấy
Nhân vật phong lưu…
Khiến vô số anh hùng cúi rạp theo
Tiếc Tần hoàng, Hán Vũ
Kém phần văn vẻ
Đường tông, Tống tổ
Thiếu mực phong tao
Khét tiếng một thời
Thành Cát Tư Hãn
Chỉ biết giương cung bắn ó, diều
Xưa đã khuất
Nhìn trời nay hẳn thấy
Nhân vật phong lưu…
( Hoàng Trung Thông dịch)
Nếu không có sự
viện trợ của Trung Quốc trong giai đoạn 1955-1959, số tiền vật chất viện trợ bằng
thu nhập của Việt Nam trong cả 3 năm 1955-1956-1957, liệu Tố Hữu có được những
cảm tác viết nên những câu thơ dâng trào : «Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng »…
thấy mình đang ở « đỉnh cao muôn trượng » kia không?
Xin nhắc lại một
vài tư liệu từ nhiều nguồn cho thấy, trước khi Mỹ cho đảo chính, lật đổ và bắn
chết anh em Ngô Đình Diệm 1963, nhiều nhân chứng cho rằng: Tổng thống Ngô Đình
Diệm không tán thành cho phép đưa quân đội Mỹ vào miền Nam. Nếu Ngô Đình Diệm chấp
nhận để Mỹ đưa quân tham chiến tại miền Nam sẽ làm mất cái chính nghĩa của chủ
trương chống cộng của ông. Đối với Việt Nam, sau hàng ngàn năm bắc thuộc, sau
80 năm bị thực dân Pháp đô hộ, việc đưa quân đội nước ngoài vào sẽ tạo nên những
phản ứng hệ lụy, là hành động đi ngược với nguyện vọng của cả dân tộc…Ngô Đình
Diệm, Ngô Đình Nhu rất hiểu được hệ lụy lợi bất cập hại của việc cho phép quân
Mỹ vào miền nam. Thực tế đã chứng minh được dự cảm đó của Ngô Đình Diệm, Ngô
Đình Nhu là đúng. Mỹ tổng động viên lần lượt 3 triệu quân đổ vào chiến trường
miền nam, đỉnh điểm cao nhất là nửa triệu quân cuối cùng lại phải rút ra bằng
giải pháp danh dự: Ký hiệp định Pari 1973…
Qua nhiều nhân
chứng, khi ông Ngô Đình Diệm chấp chính, quân đội Sài Gòn chưa có cuộc hành
quân diệt cộng nào quân số quá sư đoàn. Tổng thống Ngô Đình Diệm chủ trương xua
đuổi là chính. Mặt khác cho thi hành chính sách ấp chiến lược để cô lập, không
cho tiếp tế cho Việt Cộng. Quân miền bắc vào bị đói khát, thiếu thốn, chính quyền
Sài Gòn sẽ dùng biện pháp, tiến của chiêu hồi họ để họ từ bỏ lý tướng CS, để họ
quay về làm ăn sinh sống bình thường. Làng tôi có một số ông nam tiến và đã chịu
chiêu hồi theo ông Diệm, chứ không chịu cầm súng chống Mỹ và chính quyền Sài
Gòn tới cùng…
Nếu chính quyền
Mỹ tin theo chính sách này của ông Diệm, Mỹ không bị giới Phật tử bị Việt Cộng
giật giây gây nên các cuộc bạo loạn ở Huế làm áp lực thay đổi chính quyền Diệm-Nhu
thì rất có thể chiến tranh sẽ Việt-Mỹ đã không nổ ra…Phía chính quyền Sài Gòn
đã có dự tính đem gạo miền Nam ra đổi than đá miền bắc…
Trong giai đoạn
này, đã có những cuộc tiếp xúc bí mật giữa Ngô Đình Nhu và Phạm Hùng ở khu rừng
Tánh Linh, Định Quán Đồng Nai ; có những thiếp trao đổi chúc tết của ông Hồ
Chí Minh gửi Ngô Định Diệm cùng với một cành đào Nhật Tân được gửi vào Sài Gòn…Rồi
có sự trao đổi thông tin qua lại giữa Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm, thông qua
trung gian là Trưởng đoàn quốc tế về Hiệp nghị Giơ-ne-vơ về Việt Nam người Ba
Lan.
Có nguồn tin
cho biết: do vị này phản thùng, bán bí mật các thông tin này cho CIA nên
buộc Mỹ phải ra tay, tổ chức đảo chính. Theo một số nguồn tin: Hiện nay vị trưởng
đoàn người Ba Lan này đã xin sang tị nạn chính trị tại Mỹ?
Có nguồn tin
cho rằng: bản thân Tướng Giáp cũng không muốn giải quyết vấn đề thống nhất bắc-nam
bằng một cuộc chiến tranh; Do quan điểm đó mà sau năm 1964, Tướng Giáp bị vô hiệu
và thậm chí còn bị chụp cho cái mũ « xét lại », theo chủ
trương « chung sống hòa bình » của Liên Xô và nhiều phen súy mất
mạng ví cánh thân Trung Quốc.
Đại tá Lê Trọng
Nghĩa, thư ký, là Cục trưởng Cục 2, người thân tín của Tướng Giáp bị bắt và bị
ép cung khai ra bằng chứng theo chủ trương xét lại của Võ Nguyên Giáp nhưng đã
không thành…
Qua
một số nhân chúng sự kiện đó cho thấy: từ sau năm 1959-1960 không phải không có
những nhóm, những bộ óc trong bộ máy chính quyền của cả nam và bắc có chủ
trương: không để chiến tranh hai miền bắc nam nổ ra, nếu chiến tranh nổ ra sẽ
tạo cớ cho Mỹ, Trung Quốc, Liên Xô nhảy vào biến Việt Nam thành bãi thử vũ khí
húy diệt...
Sau năm 1960, thế giới thật sự có sự sự
giằng co, vật lộn giữa “phe bồ câu” và “diều hâu”. Phái bồ câu chủ trương chung
sống hòa bình, thi đua hòa bình giữa hai hệ thống chính trị nhằm chứng minh: ai
thắng ai; còn phái kia chủ trương dùng liệu pháp sốc, ăn ngay bằng biện pháp
sức mạnh của súng đạn…
Do sự hình thành, xung đột giữa phái bồ câu đó mà phía Liên Xô, Khơrutsov
bị hạ bệ; ở Mỹ Tổng thống Kennedy bị ám sát; tại Việt Nam TT Ngô Đình Diệm bị
đảo chính…
Trước những diến biến của thế sự thế giới, theo người viết bài
này, những
cái đầu tầm cỡ như Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên
Giáp...họ có ý thức và nhận thức nhận ra nguy cơ chảo lửa
chiến tranh bị hất vào đầu cổ dân tộc mình, nhưng họ không làm cách nào thoát ra được
như một thứ định mệnh, trước các ván cờ chính trị bạo tàn, quái quỷ của các nước lớn…
Nếu nhìn nhận như vậy thì chúng ta cũng không nỡ đổ hết trách
nhiệm, lỗi lầm cho các chính khách tinh hoa của thời kỳ đó như: Ngô Đình Diệm,
Ngô Đình Nhu, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn…; Không nên quá trách họ
không tìm cách tránh được cho dân tộc cái họa binh đao…Lỗi lầm này không do họ
không yêu nước, yêu dân tộc; họ bị cộng sản Nga Tàu, bị giới diều hâu Mỹ chi
phối, dắt mũi…
Họ không tránh được cho dân tộc cuộc "chiến tranh Việt-Mỹ” mà
vào thời điểm này ngay bên thắng cuộc cũng cảm thấy một chiến thắng vô duyên và
quá đắt: hàng triệu người vui bên cạnh hàng triệu người buồn.
Sự trớ trêu này có lẽ bị chi phối bởi cái “định mệnh nước nhỏ”:
buộc sống cạnh một nước lớn như Trung Hoa; Đó là quốc gia tồn tại ngàn năm nay
cái “văn hóa ăn thịt người- ăn thịt lẫn nhau” (thuật ngữ thời thượng hiện tại: mổ
cướp nội tạng) như nhà văn Lỗ Tấn đã đúc kết…
P.V.Đ.
Rút từ; " VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"
Chuyên khảo về cuộc chiến chống 60 vạn quân Trung Quốc xâm lược tại chiến trường Vị Xuyên Hà Giang 1979-1990...
Chuyên khảo dày700 trang
Liên hệ qua email: Hoanghtham9@gmail.com
ĐT; 0382598746
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét