Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2019

Ông Lê Thanh Hải-nguyên bí thư và cựu chủ tịch UBND Tp HCM có thể vào ‘lò’ vụ Thủ Thiêm?; VNTB- “Giờ tôi hưu rồi, có làm được gì mà trả lời?” và những phiên bản "Hải Heo"


Trúc Giang

Khi phóng viên đặt câu hỏi về dự án Thủ Thiêm, ông Lê Thanh Hải phủi tay: “Giờ tôi hưu rồi, có làm được gì mà trả lời?”.


“UBND TP.HCM thực hiện thu hồi và hoàn trả ngay khoản tiền tạm ứng từ ngân sách nhà nước không đúng quy định đã đầu tư cho khu đô thị mới Thủ Thiêm (tính đến 30-9-2018) là 26.300 tỉ đồng” - trích kiến nghị của Thanh tra Chính phủ ngày 26-6-2019.

Ông Hai Nhựt vẫn mạnh miệng?

Trong 20 năm trầy trật quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, TP.HCM, ông Lê Thanh Hải với các chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM rồi đến Bí thư Thành ủy TP.HCM, được coi là vị “Nhạc trưởng” đã phá nát quy hoạch bán đảo này, đẩy người dân Thủ Thiêm vào chốn khốn cùng. 

Với việc trả lời bằng một câu hỏi, “Giờ tôi hưu rồi, có làm được gì mà trả lời?”, cho thấy xét về các quy định của đảng viên, đã có thể bắt đầu trình tự khai trừ đảng viên, và xóa bỏ tất cả các chức vụ từng có trong hệ thống đảng cộng sản của ông Lê Thanh Hải – người còn được biết đến với bí danh Hai Nhựt.

“Đảng viên sau khi chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm vẫn phải xem xét, kết luận; nếu vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì phải thi hành kỷ luật theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và những nội dung nêu trong Quy định này”. Điều 1.2, Quy định số 102-QĐ/TW, về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, cho biết như vậy.

Cụ thể, trong chuyện quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm ở thời gian ông Lê Thanh Hải giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM, theo nội dung ở bản kết luận của Thanh tra Chính phủ công bố hôm 26-6-2019, mặc dù vẫn là chung chung, nhưng nếu căn cứ theo các điều khoản của Quy định số 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thì ông Lê Thanh Hải phải đối mặt với những hình thức kỷ luật cao nhất.

“Các cơ quan chức năng liên quan của Thành phố đã đề xuất và được Thường trực Thành ủy, UBND Thành phố phê duyệt chi phí đầu tư bình quân cho 1m2 đất thương mại – dịch vụ - nhà ở là 26 triệu đồng/m2, chênh lệch giảm khoảng 50% so với đơn giá đã được các sở, ngành đề xuất ban đầu với lý do loại bớt một số chi phí cho các hạng mục công trình đã được phê duyệt quy hoạch có tổng giá trị là 17.042 tỷ đồng (gồm: Quảng trường trung tâm, công viên bờ sông Sài Gòn, Khu lâm viên sinh thái phía Nam, 06 trường công lập và 05 cây cầu nối từ Trung tâm Thành phố qua khu đô thị mới Thủ Thiêm) là không đầy đủ và không đúng quy định. 

Ngoài ra, khi đề xuất phương án giá trên, các sở, ngành và UBND Thành phố đã không tính lãi đối với khoản tiền được tạm ứng từ ngân sách nhà nước, dẫn đến, tổng mức đầu tư đã xác định và phê duyệt là không đúng quy định. Việc UBND Thành phố và các sở, ngành lấy giá 26 triệu đồng/m2 làm giá tối thiểu để xác định giá trị quyền sử dụng đất theo phương pháp thặng dư hoặc tự thỏa thuận khi giao đất cho nhà đầu tư tại các dự án trong KĐTM Thủ Thiêm là không đầy đủ, thiếu chính xác và không đúng quy định.

Toàn bộ quỹ đất trong khu đô thị mới Thủ Thiêm là 221,68 ha được tạo ra bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhưng UBND Thành phố đã sử dụng chủ yếu để thanh toán đối ứng cho các dự án BT được chỉ định nhà đầu tư, nhất là các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho chính khu đô thị mới Thủ Thiêm, không thông qua hình thức đấu thầu dự án hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất không qua đấu giá quyền sử dụng đất là vi phạm các quy định về đấu thầu và quản lý sử dụng đất đai”. 

Đoạn trích ở trên nằm ở mục “Những khuyết điểm, vi phạm” của Kết luận Thanh tra.

Nếu không thay đổi, sẽ còn nhiều phiên bản Lê Thanh Hải

Lâu nay trên hệ thống văn bản pháp luật về đất đai đều lập luận, “Nhà nước với những đặc trưng vốn có của mình, là thiết chế trung tâm của hệ thống chính trị, là công cụ để nhân dân thực hiện quyền lực nhân dân dưới hình thức dân chủ đại diện. Vì vậy, Nhà nước là thiết chế đại diện cho nhân dân (chủ sở hữu duy nhất đối với đất đai ở nhà nước ta) thực hiện quyền chủ sở hữu đối với đất đai”.

Như vậy, trong vai trò đại diện quyền lực nhà nước để quản lý đất đai, Ủy viên Bộ Chính trị Lê Thanh Hải đã vi phạm việc quản lý đất đai như kết luận của Thanh tra Chính phủ. Điều đó cho thấy với phát ngôn “Giờ tôi hưu rồi, có làm được gì mà trả lời?” của cựu Ủy viên Bộ Chính trị Lê Thanh Hải trước những cáo buộc về các sai phạm trong quản lý ở thời gian ông Lê Thanh Hải ‘trị vì’ ở TP.HCM, hoàn toàn hợp lý cho áp dụng điều khoản: “Khi xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra, mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng” nêu ở Điều 2.3 “Nguyên tắc xử lý kỷ luật” của Quy định số 102-QĐ/TW.

Từ vụ việc đất đai Thủ Thiêm với vai trò của những quan chức cấp Bộ Chính trị như Lê Thanh Hải, còn cho thấy mâu thuẫn kéo dài về quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, nhưng quyền của đại diện chủ sở hữu, nhất là quyền định đoạt và quyền hưởng lợi từ đất đai lại chưa được định rõ; trong khi đó, người được Nhà nước giao quyền đại diện nhà nước để quản lý đất lại tự coi như người chủ sở hữu, tùy tiện mua bán, chuyển nhượng. 

Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm: Ai phá nát quy hoạch?

Không phải chờ đến những bản kết luận thanh tra, nói như đại đa số người dân thì UBND TP.HCM đã phá vỡ quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm ngay từ trong trứng nước.

Người ký “Giấy thông hành” cho quá trình phá nát đó là ông Lê Thanh Hải.

Hồ sơ Thủ Thiêm cho biết sau 6 năm Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì quy hoạch vẫn 'án binh bất động', mãi đến ngày 22-3-2002, văn phòng UBND TP.HCM ban hành một lúc hai thông báo: 77/TB-VP và thông báo hoả tốc 78/TB-VP truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM lúc bấy giờ là ông Lê Thanh Hải: Giao cho kiến trúc sư trưởng TP, giám đốc Sở địa chính nhà đất có trách nhiệm cắm mốc giao đủ 770 ha đất của khu trung tâm, theo giải pháp bổ sung diện tích khu tái định cư Bình Khánh vào trung tâm Khu đô thị mới Thủ Thiêm; 

Đồng thời rà soát lại quỹ đất trên địa bàn quận 2 đề xuất phạm vi giao đủ 160 ha đất để xây dựng khu tái định cư thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm, tính đến việc thu hồi đất của các dự án chậm triển khai theo thời hạn luật định.

Bên cạnh đó, giao Trưởng Ban quản lý Đầu tư - Xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm phối hợp kiến trúc sư trưởng hoàn chỉnh nội dung hướng dẫn điều chỉnh nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Thủ Thiêm trình UBND TP.HCM phê duyệt ban hành. 

Trên cơ sở nội dung đã chuẩn bị, phân định rõ nội dung có tính nguyên tắc và các gợi ý định hướng nghiên cứu, nhằm nêu bật được ý đồ quy hoạch theo chỉ đạo của Ban thường vụ Thành uỷ… Công văn 77/TB-VP, UBND TP.HCM, đã thể hiện rõ về chỉ đạo Sở Địa chính và Kiến trúc sư trưởng phải cắm mốc giao đủ 770 ha đất cho khu trung tâm. 

Điều đáng nói là UBND TP.HCM sẽ lấy đất ở đâu để giao đủ 770ha, trong khi theo theo Tờ trình 1861/TT-UB-QLĐT ngày 27-5-1996 thì trong 770 ha đã có 130 ha mặt nước sông Sài Gòn, nghĩa là chỉ còn 640 ha mặt đất?. Nếu UBND TP.HCM muốn có đủ 770 ha đất trung tâm, thì phải cắt phần đất 160 ha tái định cư của dân để bù vào, hoặc phải lấp 130 ha mặt nước sông Sài Gòn (mà điều này thì không được làm).

Cũng trong ngày 22-3-2002, Văn phòng UBND TP.HCM lại ra tiếp một Công văn hoả tốc cũng truyền đạt ý kiến kết luận của ông Lê Thanh Hải như sau: Xác định diện tích đất dành cho tái định cư phục vụ đền bù giải toả cho khu đô thị mới Thủ Thiêm phải đảm bảo đủ 160 ha theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, không nhất thiết tập trung ở một địa điểm, có thể bố trí từ 3 đến 4 địa điểm trên địa bàn quận 2. 

Theo phản ánh của người dân, thì chính đây là văn bản cũng như là “tấm vé thông hành” đắc dụng nhất để ngay sau đó, khu đô thị mới Thủ Thiêm dần dần bị băm nát, thay đổi hoàn toàn so với quy hoạch chi tiết mà trước đó dưới thời Chủ tịch Võ Viết Thanh, UBND TP.HCM đã thuê công ty SASAKI thiết kế và được Bộ Xây dựng thẩm định.

Từ sự chỉ đạo trên của ông Lê Thanh Hải, khu tái định cư của người dân đã bị “đánh bật” ra khỏi quy mô 930 ha đã được chính phủ phê duyệt.

Chắc hẳn suốt thời gian ‘trị vì’ ở TP.HCM, ông Lê Thanh Hải cũng biết ‘phải quấy’, nên ông vẫn mạnh miệng kiểu “Giờ tôi hưu rồi, có làm được gì mà trả lời?”.

+ Clip của nhóm phóng viên Việt Nam Thời Báo: “Khu đô thị Thủ Thiêm: nơi ngút trời oán khí...”. Người dân Thủ Thiêm nói rằng chính quyền đã gây tội ác trong hành xử với người dân Thủ Thiêm. Ở đây bao nhiêu con người, ruộng vườn, xóm làng, đình chùa, nhà thờ… hiện hữu gần hai trăm năm đã bị gần như giải tỏa trắng. Bao nhiêu số phận con người và một phần lịch sử thành phố bỗng nhiên như không còn hiện hữu trong những bản quy hoạch lạnh lùng vô cảm. - https://youtu.be/G9lDGsbsA9E





Ông Lê Thanh Hải-nguyên bí thư và cựu chủ tịch 

UBND Tp HCM có thể vào ‘lò’ vụ Thủ Thiêm?

Ông Lê Thanh Hải nguyên bí thư và cựu chủ tịch UBND Tp HCM và khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Ông Lê Thanh Hải nguyên bí thư và cựu chủ tịch UBND Tp HCM và khu đô thị mới Thủ Thiêm.
 RFA Edited

Khó khăn xử lý

Thanh tra Chính phủ mới đây đã công bố Kết luận Thanh tra Thủ Thiêm, chỉ ra những sai phạm trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện dự án Đô thị mới ở Thủ Thiêm, thành phố Hồ Chí Minh. Một trong những điểm trong kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng được chú ý là đã chuyển kết luận cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng để xử lý những cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý để xử lý.
Kết luận của Thanh Tra Chính phủ về Thủ Thiêm được công bố vào chiều ngày 26 tháng 6; sang đến sáng 27 tháng 6 bên lề Đai hội Đại biểu Mặt Trận Tổ Quốc TPHCM lần XI, báo chí đặt vấn đề về các nội dung sai phạm tại dự án Thủ Thiêm trong kết luận thanh tra với một đại biểu khách mời là ông Lê Thanh Hải nguyên bí thư thành ủy và cũng là cựu chủ tich thành phố Hồ Chí Minh. Ông Lê Thanh Hải từ chối trả lời với lý do đã về hưu, không còn nhớ gì và không còn làm được gì nữa.
Nhà báo Nguyễn An Dân từ Thành phố Hồ Chí Minh nhận định rằng dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm là một dự án lớn phải thông qua cấp chính phủ thì dự án mới được triển khai và thủ tướng khi đó là ông Võ Văn Kiệt.
“Sau thủ tướng thì người chịu trách nhiệm thứ hai trong hệ thống hành chính Đảng và chính quyền đương nhiên chủ tịch và bí thư thành phố HCM chịu trách nhiệm trực tiếp nên ông Hải mười năm làm Bí thư thành ủy và 10 năm làm chủ tịch thành phố thì trách nhiệm của ông là lớn nhất chứ không thể đùn đẩy cho cấp dưới được, nếu ông không chịu trách nhiệm chẳng lẽ là thủ tướng, thủ tướng người ta lo cho cả quốc gia chứ có phải riêng mỗi thành phố Hồ Chí Minh đâu.”
Nhà báo Nguyễn An Dân còn cho rằng rằng phải khởi tố hình sự Ông Lê Thanh Hải thì mới yên lòng dân được.
“Trong bối cảnh quốc tế đang căng thẳng như thế mà lòng dân trong nước không yên thì vị trí lãnh đạo cũng không ổn. Thành ra trường hợp ông Hải thì Đảng có thể xử lý nhẹ hơn mức mà nhân dân mong muốn. Nhân dân mong muốn là vô cùng mà giới hạn chính trị là có hạn còn đến đâu thì phải chờ.”
Trong khi đó nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang nhận định rằng, đối với trường hợp của ông Lê Thanh Hải chắc chắn là phạm tội nhưng để xử lý kỷ luật ông Hải là điều khó xảy ra. Ông giải thích lý do:
“Vấn đề ông Hải là thành viên của Bộ Chính trị lúc đó thành phố làm không đúng với luật pháp hay chỉ đạo của thủ tướng chính phủ nhưng cũng có một số nội dung xin ý kiến, Bộ Chính trị hay Thủ tướng chính phủ cho phép, nếu giờ lôi ổng ra thì ổng cũng cho biết tôi có giấy xin ý kiến thế này thế kia thành ra có thể khó xử lý đối với ông Hải. Trong con mắt chúng tôi về trách nhiệm chứ chưa nói đến tham nhũng mà để thất thoát số tiền khổng lồ như thế thì không cần anh tham nhũng là anh cũng đã phạm tội rồi. Chức vụ trong Đảng của ông Hải cũng lớn mà đụng tới Bộ Chính trị là điều hiếm hoi ngoại trừ trường hợp của ông Đinh La Thăng là điều đặc biệt chứ từ trước đến nay thì không có đâu.”
Luật sư Nguyễn Văn Miếng từ Sài Gòn khẳng định rằng, nếu vi phạm vẫn truy cứu trách nhiệm hình sự và thậm chí ngay cả khi người đó ra quyết định hành chính nào sai phạm trong thời kỳ đương chức vẫn bị khởi tố sau khi về hưu và chịu mọi trách nhiệm bồi thường phần họ đã gây thiệt hại.

Các vụ kỷ luật cựu quan chức

Trước đây cũng từng có một số vụ xử các quan chức cấp cao đã về hưu đối với những sai phạm trong thời gian đương nhiệm.
Ông Nguyễn Bắc Son và ông Vũ Huy Hoàng.
Ông Nguyễn Bắc Son và ông Vũ Huy Hoàng. RFA Edited
Đơn cử như trường hợp ông Nguyễn Bắc Son cựu Bộ trưởng Thông tin Truyền thông bị phát hiện sai phạm trong việc Mobifone mua AVG. Một quan chức khác là ông Vũ Huy Hoàng cựu Bộ trưởng Bộ Công thương bị kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương và Bí thư ban cán sự Đảng Bộ vì có dấu hiệu vi phạm tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam và một số vi phạm công tác cán bộ khi giữ chức vụ.
Luật sư Đặng Đình Mạnh từ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết ý kiến về trường hợp xử phạt những quan chức vi phạm:
“Mặc dù trong thực tế quan chức càng cao cấp thì đôi khi họ còn được hưởng những đặc ân trong quá trình xét xử nhưng về nguyên tắc không có điều đó đâu. Có một điều đáng chú gì là khởi đầu là trường hợp ông Vũ Huy Hoàng là có lối xử lý rất là lạ, dù đã về hưu nhưng đặc vấn đề là cách chức vụ mà họ đã từng đảm đương chức vụ đó nên trường hợp của ông Hải nếu bị khởi tố thì có thể ông bị xử lý như vậy, cách chức nguyên bí thư thành ủy thành phố.”
Nhà báo Nguyễn An Dân thì lại có ý kiến khác cho rằng để xử lý ông Lê Thanh Hải như ông Vũ Huy Hoàng là điều không có khả năng.
“Vai trò của ông Lê Thanh Hải không chỉ liên quan trách nhiệm Thủ Thiêm mà hiện nay Đảng đang có chiến dịch chống người nước ngoài, thẳng ra là người Trung Quốc mua đất và sở hửu đất đai mà điều này trong 20 năm ông Hải nắm giữ quyền lực tại TPHCM thì điều này nó diễn ra hơi nhiều nên ổng sẽ chịu trách nhiệm thêm về vấn đề này. Do đó tôi nghĩ xử lý ông Hải như ông Vũ Huy Hoàng thì tôi thấy không có khả năng vì sai phạm về chính trị đối với Đảng đối với đất nước nó nặng hơn ông Vũ Huy Hoàng nhiều.”
Tác giả Nguyễn Ngọc Chu có bài viết đăng trên mạng Tiếng Dân vào ngày 28 tháng 6 với câu hỏi ‘Những kẻ phạm tội đầu sỏ bao giờ thì bị trừng trị?’
Tác giả Nguyễn Ngọc Chu nêu rõ ‘sai phạm về Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm không phải chỉ ông Tất Thành Cang là người có tội lớn nhất, mà là thủ trưởng của ông Tất Thành Cang là ông Lê Thanh Hải mới là người chịu trách nhiệm cao nhất.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Chu thì ‘những tội phạm tham nhũng, nhận hối lộ, sử dụng quyền lực và cơ chế để vơ vét tài sản của nhân dân, làm giàu cho cá nhân và người thân thì phải bị trừng trị thích đáng.’

Không có nhận xét nào: