Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

SỰ THẬT VỀ SỰ "VIỆN TRỢ" ÁC ĐỘC CỦA TRUNG QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM ( Phần 2)


                                                     Phạm Viết Đào.

Bài liên quan:
Không có mô tả ảnh.
Vai trò của Trung Quốc với cuộc chiến tranh Việt-Mỹ

           Hiện nay, rất nhiều các tài liệu đã công bố đề cập tới sự tác động và can thiệp của Trung Quốc sâu vào cuộc chiến tranh Việt-Mỹ: Khi Mỹ mở rộng chiến tranh, dùng không quân đánh phá ra miền bắc, cả triệu dân Bắc Kinh xuống đường, hô vang khẩu hiệu: “800 trăm triệu dân Trung Quốc là hậu phương vững mạnh của nhân dân Việt Nam”; Song song với khẩu hiệu này, Trung Quốc lại đưa thêm một khẩu hiệu khác: “Mi không đụng đến ta thì ta không động đến mi”
Mặc dù, Mỹ chưa làm gì đụng tới Trung Quốc, thế nhưng, do được thỏa thuận với miền bắc Việt Nam, Trung Quốc đã đưa vào miền bắc Việt Nam có giai đoạn 32 vạn quân. Trong tác phẩm “Trung Quốc lâm chiến”- Một bộ bách khoa (China at War: An Encyclopedia) tác giả Xiaobing Li liệt kê các đóng góp cụ thể của 320 ngàn quân Trung Cộng trong chiến tranh Việt Nam:

Mặc dù đang mạnh dần, Trung Quốc vẫn lo ngại sự hiện diện ngày càng mở rộng của Mỹ tại Đông Nam Á. Trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn năm 1964 đến năm 1973, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã lần nữa can thiệp. Tháng Bảy năm 1965, Trung Cộng bắt đầu đưa quân vào Bắc Việt, bao gồm các đơn vị hỏa tiễn địa-không (SAM), phòng không, làm đường rầy xe lửa, công binh, vét mìn, hậu cần. Quân đội Trung Cộng điều khiển các giàn hỏa tiễn phòng không, chỉ huy các đơn vị SAM, xây dựng và sửa chữa đường sá, cầu cống, đường xe lửa, nhà máy. Sự tham gia của Trung Cộng giúp cho Việt Nam có điều kiện gởi thêm gởi nhiều đơn vị Bắc Việt vào Nam đánh Mỹ. Giữa năm 1965 và năm 1968, Trung Quốc gởi sang Bắc Việt 23 sư đoàn, gồm 95 trung đoàn, tổng số lên đến 320 ngàn quân. Vào cao điểm năm 1967, có 170,000 quân Trung Quốc hiện diện”.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và văn bản

Nội dung này cũng phù hợp với con số do hãng tin Reuter loan đi ngày 16 tháng Năm, 1989 dựa theo tin của China News Service “Hãng tin bán chính thức của Trung Quốc trong một thông báo được theo dõi tại Hong Kong cho biết Trung Cộng đã gởi 320 ngàn quân sang Việt Nam trong thập niên 1960”.

Cuộc chiến Việt-Mỹ là một cuộc chiến mà cho đến bây giờ, giới bình luận thế sự, giới sử học của hai phía nhất là phía Mỹ có nhiều ý kiến trái chiều nhau. Một số ý kiến cho rằng: Đó là một sai lầm lịch sử của phía Mỹ, cuộc chiến đã mang tai họa cho cả hai dân tốc Việt-Mỹ. Mới đây, Tổng thống Mỹ Trump cùng đã công khai lên tiếng cho rằng: Mỹ đáng ra không nên nhảy vào cuộc chiến này; gây cản trở tiến trình thống nhất, hòa hợp giữa hai miền Nam- Bắc Việt Nam.
Chính giới Mỹ và Việt Nam không ít người sau mấy chục năm đã nhìn nhận lại: Hai miền bắc-nam Việt Nam hoàn toàn có khả năng thống nhất được với nhau, hòa hợp được với mà không nhất thiết phải qua  một cuộc chiến tranh máu lửa.
Sở dĩ nổ ra cuộc chiến tranh đẫm máu đáng tiếc này, được thể hiện qua số thương vong của cả 3 phía và số lượng bom đạn ném xuống chiến trường Việt Nam lớn hơn thế chiến thứ 2; Tai họa này có thể tránh được, nếu không có sự can dự, sự “viện trợ-lập trình” ác độc từ Trung Hoa cộng sản. Đây là một vấn đề cần được lịch sử bình tâm xem xét lại.
Theo WikiPedia: “Cho tới nay, Chiến tranh Việt Nam vẫn giữ kỷ lục là cuộc chiến có số lượng bom được ném nhiều nhất trong lịch sử thế giới. Tổng số bom mà máy bay Mỹ ném xuống Việt Nam là 7,85 triệu tấn,[32] gấp gần 3 lần tổng số bom mà tất cả các nước đã sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai và tương đương sức công phá của 250 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima. Tính bình quân mỗi người Việt Nam thời đó phải chịu đựng khoảng 250 kg bom ném xuống từ máy bay Mỹ.[33][34]. Đó là chưa kể tới 7,5 triệu tấn đạn dược được Mỹ sử dụng trên mặt đất (gồm lựu đạn, mìn, thuốc nổ, đạn súng pháo các loại)[35] và 45.260 tấn (khoảng 75 triệu lít) chất độc hóa họcđược Mỹ rải xuống[36][37]n
( Chiến tranh Việt Nam-WikiPedia)
          Rất nhiều giới nghiên cứu cho rằng: Một trong những nguyên nhân sâu xa đẩy tới cuộc chiến tranh Việt-Mỹ là do: Trung Quốc âm mưu, chủ động “lập trình, nuôi cấy”. “Sự gieo mầm” chiến tranh có từ trong và sau hội nghị Giơ-ne-vơ… Điều này có thể đọc thấy trong các phát biểu của Lê Duẩn, thời điểm 1954 đang phụ trách chiến trường Nam Bộ; Phạm Văn Đồng, Trưởng đoàn của Việt Nam tại hội nghị này báo chí chính thống đã đăng.
Điều này có thể đọc thấy trong việc phân vùng giới tuyến bắc-nam Việt Nam trong Hiệp định Giơ-ne-vơ, người chủ động đưa ra áp đặt giới tuyến chia cắt thành 2 miền tại vĩ tuyến 17 là Chu Ân Lai, Trưởng đoàn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc thời điểm đó.
Sự áp đặt giới tuyến nam-bắc tại vĩ tuyến 17 đã được Trung Quốc tính toán cân nhắc kỹ cả về phương diện địa chính trị lẫn quân sự. Có ý kiến cho rằng Chu Ân Lai áp đặt giới tuyến hai miền nam-bắc Việt Nam tại vĩ tuyến 17 là để tạo “cơ sở pháp lý-địa chính trị” cho cuộc xâm lược Hoàng Sa năm 1974. Bởi nếu giới tuyền nam-bắc Việt Nam ở 13 hoặc 15 thì Trung Quốc khó lòng đưa quân xâm lược Hoàng Sa trắng trợn vào năm 1974, bởi quan hệ 2 nước Việt Nam-Trung Quốc đang được vinh danh: Vừa là đồng chí vừa là anh em.


Sự “ươm trồng” của Trung Quốc cộng sai lầm của chính giới Mỹ làm bùng nổ chiến tranh
Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam ký tháng 7-1954, sau hai năm, hai miền nam-bắc sẻ tổ chức tuyển cử tự do để thống nhất bầu chọn ra một chính quyền thống nhất.
Trong một bài viết cho BBC dịp 30/4/2015, sau 40 năm kết thúc chiến tranh Việt-Mỹ: “Hậu quả của sự cuồng tín và sự cuồng chiến” của Phạm Viết Đào đã đưa ra các kiến giải đáng chú ý sau đây:
“Rất nhiều người của cả 3 phía (Mỹ, Việt Nam Cộng hoà và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà), sau 40 năm bắt đầu ngộ ra rằng trong cuộc chiến vừa qua, chính mình bị áp, bị lôi, bị ném vào cuộc chiến bởi những chính kiến chính trị cuồng tín của kẻ khác.
Sự cuồng tín chính trị được thể hiện qua việc quá tin vào những điều vu vơ, không có thật hoặc tin vào những sự thật bị phóng đại, kích động bởi những động cơ chính trị vụ lợi, đen tối.
Từ sự cuồng tín về chính trị đã xô đẩy hàng triệu người vào những hành vi bất chấp mạng sống của mình, của đồng loại, của đồng bào mình, thậm chí người thân của mình.
Trong cuộc chiến Việt-Mỹ vừa qua, có rất nhiều gia đình Việt Nam anh em họ hàng ruột thịt trong một gia đình đã bị đẩy vào các chiến tuyến đối địch nhau, thậm chí bắn, giết trực diện nhau chỉ vì những chính kiến chính trị chẳng liên quan gì tới mình...”
“Trước hết, về phía chính giới Mỹ, sự cuồng tín thứ nhất bắt nguồn từ tín điều cho rằng: làn sóng cộng sản từ miền bắc Việt Nam đang lan tràn xuống miền nam, sẽ tràn sang khu vực Đông Nam Á, như đã tràn vào Đông Âu.
Nếu Mỹ không trực tiếp ra tay ngăn chặn được, theo tín điều này, thì an ninh của chính nước Mỹ sẽ bị đe doạ và sẽ có một cuộc “cách mạng đỏ” lan sang tận Mỹ và Tây Âu; thách thức cơ nghiệp của giới tài phiệt Mỹ...
Đây là một ý tưởng chính trị cuồng tín mà vì nó mà căn cứ vào dó, chính giới Mỹ đã phát động một cuộc chiến tổng lực; nước Mỹ đã huy động toàn bộ sức người, sức của cao nhất; có thời điểm Chính phủ Mỹ đưa vào Việt Nam cả triệu quân để nhằm mục đích ngăn chặn, đẩy lùi cộng sản tại Việt Nam.
Chính kiến chính trị cuồng tín này là nguyên nhân dẫn tới nhiều hành vi cuồng chiến của quân đội Mỹ: ném bom rải thảm B52 vào một số thành phố đông dân ở miền bắc, ném bom rải thảm chất độc da cam vào rừng, ở mức độ được cho là lạm dụng khi nhiều khu vực dân sự và đối tượng tấn công không liên quan tới các lực lượng cộng sản.
Tóm lại, cuộc chiến Việt-Mỹ cách đây 40 năm là cuộc chiến giữa một bên thì đem bom đạn, chất độc ra huỷ diệt bất cứ chỗ nào vì nỗi sợ ý hệ về làn sóng đỏ; một bên thì tuyên bố “sẵn sàng đốt cháy cả Trường Sơn” nếu không đuổi được Mỹ ra vì sự nhầm lẫn bị xâm lược vĩnh viễn như một nghìn năm Bắc thuộc, hai một trăm năm thực dân bóc lột của người Pháp v.v...
Cả hai bên rút cuộc đã ném vào ván bài tất cả: một bên thẳng tay chống, một bên thì đem tất cả xương máu ra để bảo vệ… những giá trị ảo?!”
Tới thế ký XXI, lịch sử đã cho thấy: sự cuồng tín đó là phi thực tiễn!

 Trong hình ảnh có thể có: núi, bầu trời, ngoài trời và thiên nhiên
Trung Quốc đã “giải tỏa mặt bằng” Việt Nam như thế nào để bị “ươm trồng” chiến tranh…

Sau Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ hai 1951, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Trung Quốc thật sự đã can thiệp sâu vào nội tình Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực quân sự, kinh tế, chính trị và tới nhiều quyết sách lớn nhỏ.
Để cho sự can thiệp có hiệu lực, thứ nhât: Trung Quốc sử dụng con bài viện trợ kinh tế; “Phóng tiền tài thu nhân tâm”; Từ “ viện trợ” kinh tế, bước tiếp sau là thọc sâu vào công tác cán bộ Việt Nam…
Ngay trong đợt “chỉnh phong” năm 1953, nhiều cán bộ nhất là cán bộ quân đội có tài năng đã bị loại ra khỏi bộ máy của Đảng do dính thành phần giai cấp. Xin lấy 2 ví dụ: đại tá Lê Trọng Nghĩa Trung tá Đặng Văn Việt, “con hùm xám” vùng Đông Bắc là hai trong số những sĩ quan trẻ có tài, có triển vọng. Song do sự tham mưu của cố vấn Trung Quốc nên họ bị loại ra khỏi các cương vị, trọng trách được giao.
Võ Nguyên Giáp chỉ bảo vệ được Lê Trọng Nghĩa, sử dụng ông làm Cục trưởng Cục phản gián trong chiến dịch Điện Biên Phủ, hòa bình Đại tá Lê Trọng Nghĩa bị vu cho bán bí mật cho Liên Xô xét lại.
Còn Đặng Văn Việt thì mặc dù Cụ Hồ rất biết tài cầm quân của ông, chính ông Hồ Chí Minh trực tiếp ra đốc chiến “ Chiến dịch Biên Giới” xem quân của Đặng Văn Việt đánh đồn Đông Khê, sự việc này được ghi trong một bức ảnh của Vũ Năng An; Thế nhưng từ sau 1951, Đặng Văn Việt, một “Hàn Tín” của Việt Nam phải ngồi chơi xơi nước, trong thời điểm Việt Nam đang rất cấn những sĩ quan trẻ có tài thao lược…
Dùng chiêu bài “chỉnh Đảng, chỉnh phong” do Trung Quốc “viện trợ”, Trung Quốc đã tìm cách phân hóa đội ngũ cán bộ trẻ Việt Nam; Trung Quốc tìm cách đưa, nâng đỡ những người có tư tưởng thân Trung Quốc, sùng bái Trung Quốc như Nguyễn Chí Thanh; Nếu ai không có khả năng lôi kéo được do tài năng, do phẩm chất trung kiên thì Trung Quốc tìm mọi cách để gạt bỏ thông qua chiêu bài “chỉnh đảng, chỉnh phong”.
Sau khi miền bắc bước qua giai đoạn hòa bình, Trung Quốc đã áp đặt Việt Nam: phải phát động cải cách ruộng đất. Đây là một chủ trương, chính sách được Trung Quốc nhồi cho: cải cách ruộng đất là để xây đựng nền tảng cho giai cấp vô sản giành lấy vũ đài lịch sử.
Cùng với chủ trương, chính sách đấu địa chủ ở nông thôn; tại các thành phố lớn, do sự tham mưu của cố vấn Trung Quốc: Việt Nam đã thi hành cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh tại địa bàn vừa ra khỏi sự chiếm đóng của Pháp. Công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, lấy cớ để xây nền móng cho giai cấp vô sản nắm vũ đài lịch sử; thực chất dùng chính sách này để trưng thu, sung công nhà máy, túi tiền của họ…Mà trong số họ, có rất nhiều người từng bỏ ra hàng ngàn lượng vàng cho Chính phủ Hồ Chí Minh mua súng đánh Pháp…
Công cuộc cải tạo này thật sự là một đòn trí mạng đánh vào tầng lớp, giai cấp tư sản, bản chất chỉ là những ông chủ nhỏ, vừa mới nho nhe nhú ra sau chiến tranh. Ở Hà Nội, ông chủ có tiếng tăm như Nhà máy da dày Thụy Khuê có trong nhà  máy có 300 công nhân; phần lớn số lượng chỉ ở mức vài chục tới vài trăm.
Tất cả giới chủ vừa mới hình thành, lập tức được gom nhốt vào trong cái tổ hợp “công tư hợp doanh”, tài sản, công nhân, vốn liếng do mồ hôi bao đời nay cha ông họ và bản thân họ gom góp được bổng chốc phải sung công. Các nhà tư sản thực chất là các tiểu chủ đã phải cắn răng chịu cướp mất tài sản, phương tiện làm ăn. Nhiều nhà tư sản đã cho phá máy, bán tống bán tháo, có người cõn dỡ máy ra để bán sắt vụn vì không chịu nổi sự áp bức của cái chủ trương “công tư hợp doanh” bất lương, phi đạo lý này…
Còn tại nông thông, những địa chủ, thực chất là những nông dân cày sâu cuốc bẫm, chăm chỉ với đồng áng, gom góp được một lượng ruộng đất từ 5 mẫu ruộng đất trở lên, nếu bình quân đầu trong gia đình chia ra vượt 8 sao/người đều bị quy là địa chủ, bị tịch thu nhà cửa, phương tiện và ruộng đất, bị đẩy ra bên lề xã hội nông thôn.
Còn tầng lớp văn nghệ sĩ, trí thức thì nhân sự kiện “ nhân văn giai phẩm”, về thực chất là do một số văn nghệ sĩ từng tham gia kháng chiến, từng nếm mật nằm gai, lấy tiếng hát, tài làm thơ ra để động viên quân đội lao vào chiến đấu đánh đuổi quân Pháp. Trong chiến tranh giữa văn nghệ sĩ và những nhà lãnh đạo họ thì người ở lán trên, lán dưới, nhà phên vách đất như nhau; Cùng nhau “ chia củ sắn lùi; bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”…
Hòa bình rồi, khi về thành phố người thì ở nhà lầu xe hơi:”Con đi đánh giặc mười năm; Vonga con cưỡi, gà hầm con xơi”; “ Tông Đản là chợ vua quan; Vỉa hè là chợ nhân dân anh hùng”; Trong khi đó thì phần đông cán bộ, công chức, văn nghệ sĩ được chia cho mấy mét vuông nhà mỗi gia đình, hàng tháng phải sống chế độ tem phiếu, hơn chục km gạo, 5 met vải, mấy lạng đường, mấy lạng thịt…Từ thực tế này mà làm nảy sinh tư tưởng, thế là tuôn ra thơ ca hò vè… Để bịt miệng cái đám lắm lời này, thế là họ bị chụp cho cáu mũ “nhân văn giai phẩm”, chống phá đảng và nhà nước…Và thế là họ bị đánh, bị bỏ tù, bị bỏ đói…
Nếu sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ đổ tiền cho châu Âu, Nhật, Hàn Quốc để mà tìm đường lám ăn thì ngược lại tại Việt Nam, Trung Quốc đã viện trợ, cầm tay chỉ việc đế  giải tỏa mặt bằng” sâu rộng toàn miến bắc để ươm trồng cho một cuộc chiến. Với sự viện trợ và cố vấn của Trung Quốc, họ đã kiến tạo, biến biến miền bắc danh nghĩa là “tiền đồn” và “thành trì” của phe XHCN ở Đông Nam Á: “Nếu được làm hạt giống để mùa sau: Nếu lịch sử chọn ta lfm điểm tuwah: Trong đêm tối tim ta là ngọn lửa; Vui gì hơn làm người lính đi đâu…”:Không có mô tả ảnh.

Thật sự, giai đoạn 1954-1964, Trung Quốc đã tìm mọi cách để biến miền bắc thành “một trại lính” khổng lồ, trại lính đó có sứ mạng chuẩn bị tiếp quản một cuộc chiến tranh một mất một còn với “đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai bán nước”; Những người bị coi là “tay sai bán nước” ấy, thực ra họ là anh em ruột thịt của mình, có cùng huyết thống, có người có huyết thống gần gũi trong 2-3 đời; Thậm chí quan hệ: cha-con; anh em ruột thịt, quan hệ vợ- chồng? Có nhiều tác phẩm văn học nói về sự éo le: vợ là lính phía giải phóng; vợ con lại tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn…

( Còn nữa…)

Không có nhận xét nào: