Dân trí “Tất nhiên kiếm lợi nhuận là ưu tiên hàng đầu của bất kỳ công ty nào. Nhưng chúng tôi thì khác, với chúng tôi, đây không phải là một dự án thương mại thuần túy.” theo Tổng giám đốc của VCEP - Zhang Xiaotao.
>>Những dự án “triệu đô” đưa Campuchia xích lại gần Trung Quốc
Cho đến giữa năm 2018, Khu công nghiệp VCEP do Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam, nằm ở trung tâm sản xuất phía đông bắc của Hải Phòng và thuộc sở hữu của chính quyền thành phố Thâm Quyến, vẫn là một trong những khu công nghiệp phát triển chậm nhất. Tại sao lại vậy?
Nhiều người nghĩ rằng bức tranh của sự đầu tư này nằm chủ yếu nằm ở mục đích thương mai, nhưng sự thật là bức tranh này nhiều màu hơn thế.
Thực tế, việc kiếm lợi nhuận chưa bao giờ là ưu tiên hàng đầu đối với các nhà điều hành Trung Quốc tại khu công nghiệp này, đối với các nhà sản xuất ở đây, nhiệm vụ đầu tiên là giới thiệu dự án hợp tác kinh tế quốc tế hàng đầu của chính phủ Trung Quốc, Sáng kiến Vành đai và Con đường.
“Chi nhánh Thâm Quyến của Ủy ban kiểm soát và giám sát tài sản nhà nước Trung Quốc (SASAC), giám sát tất cả các công ty thuộc sở hữu thành phố, và yêu cầu chúng tôi biến khu công nghiệp này thành nơi trưng bày cho Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đến Việt Nam, họ có thể đến kiểm tra của chúng tôi”, Chen Xu, phó tổng giám đốc của Phòng Hợp tác Kinh tế và Thương mại Việt Nam - Trung Quốc (VCEP), nói với South China Morning Post.
Tại Hải Phòng, từ khi bắt đầu dự án, một bộ phận của chính phủ Trung Quốc đang tích cực khuyến khích các công ty đến Việt Nam, sẵn sàng chi 200 triệu đô la vốn đầu tư với tầm nhìn tạo ra 30.000 việc làm vào thời điểm toàn bộ dự án bao gồm ba giai đoạn hoàn thành vào năm 2022.
Tuy nhiên sau đó, Dự án VCEP tư nhân đã bị đình chỉ sau các cuộc gây rối làm một số người chết và cả 100 người bị thương tại địa phương. Và sau đó, chính quyền Thâm Quyến đã quyết định tiếp quản hoàn toàn dự án, theo tổng giám đốc của VCEP Zhang Xiaotao
“Với chúng tôi, theo đánh giá thì chúng tôi không thể nào kiếm được lợi nhuận từ dự án này. Vậy thì tại sao chúng ta vẫn tiếp quản nó? Chúng tôi phải phục vụ Sáng kiến Vành đai và Con đường, vì đó là một chiến lược quốc gia”, ông Zhang nói thêm.
“Trên thực tế, chúng tôi phải hy sinh một phần lợi nhuận của mình, chúng tôi phải bán đất với giá thấp hơn và với các cơ sở tốt hơn so với các khu công nghiệp lân cận. Chúng tôi vẫn đang lỗ dựa trên giá đất hiện tại. Các ông chủ của hiểu tình hình và yêu cầu chúng tôi ít nhất là đừng để bị lỗ", ông này nói.
Cũng theo ông Zhang, “tất nhiên để kiếm lợi nhuận là ưu tiên hàng đầu của bất kỳ công ty nào. Nhưng chúng tôi thì khác, với chúng tôi, đây không phải là một dự án thương mại thuần túy.”
Theo Chen và Trương, những công ty Trung Quốc mới đến bây giờ phải tự mua đất và xây dựng các cơ sở hạ tầng vì các tòa nhà ban đầu đã được cho thuê.
Tình trạng cơ sở hạ tầng tương đối nghèo nàn cũng khiến VCEP phải chi 30 triệu nhân dân tệ (4,3 triệu USD) cho một con đường và cây cầu mới nối khu công nghiệp với đường quốc lộ ở Hải Phòng.
“Chúng tôi không thể chờ đợi chính phủ Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng. Họ không có tiền và hiệu quả của họ rất thấp, vì vậy chúng tôi tự xây dựng nó” ông Li Meng, thành viên của Cục Đầu tư Chiến lược VCEP cho biết, chỉ mất chưa đầy chín tháng để hoàn thành dự án.
“Chi phí cho xây dựng cây cầu cao hơn gấp ba lần so với chi phí ở Trung Quốc vì hiệu quả ở đây thấp hơn nhiều và chúng tôi cần nhập nhiều nguyên liệu từ Trung Quốc do thiếu nguyên liệu ở Việt Nam”, Li nói thêm. “Mỗi mét của con đường và cây cầu nối quốc lộ ở Hải Phòng với VCEP hoàn toàn được lát bằng đồng Nhân dân tệ.”
Dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc tiến sang đang tăng dần, tuy nhiên cũng đã gặp phải sự phản đối ở Việt Nam, mặc dù khác xa với quy mô của các cuộc bạo động chết người năm 2014.
Tổng giám đốc Zhang cho biết thêm, chính quyền Việt Nam cũng trở nên nhạy cảm hơn với đầu tư từ Trung Quốc, Theo quan điểm của giảng viên cao cấp của Học viện Ngoại giao Việt Nam - Lam Thanh Hà. Sự phụ thuộc quá mức vào tiền mặt nước ngoài nói chung và vốn Trung Quốc nói riêng có thể gây ra rủi ro cho Việt Nam về biến động tỷ giá hối đoái và những ảnh hưởng bên ngoài khác, ông Hà cảnh báo.
Các hoạt động sản xuất thường phụ thuộc vào chuỗi cung ứng xuyên quốc gia, các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam thường tham gia sâu vào cả quá trình xuất nhập khẩu, khiến nền kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương trước điều kiện kinh tế toàn cầu, ông Hà nói thêm.
Trong một bài bình luận được đăng bởi Post vào đầu tháng 5, Hà cũng cảnh báo rằng Việt Nam nên tránh việc trở thành trở thành sân sau của Trung Quốc, Nhưng Zhang có quan điểm ngược lại.
“Chúng tôi không chuyển tất cả các ngành công nghiệp cấp thấp của mình sang Việt Nam, điều này là hoàn toàn vô trách nhiệm. Trung Quốc đang cố gắng giúp đỡ Việt Nam bằng sự chân thành, ngay cả khi chúng tôi không kiếm được lợi nhuận, chúng tôi vẫn muốn tiến hành dự án”, ông nói.
Vũ Huy Hoàng
Theo Scmp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét