Thứ Hai, 10 tháng 6, 2019

PHẢN HỒI VỀ VIỆC VIỆT NAM SỬ DỤNG VŨ KHÍ MỸ, HỦY DIỆT QUÂN TRUNG QUỐC TẠI CHIẾN TRƯỜNG VỊ XUYÊN


Lời dẫn:

          Sau khi FB-BLOG Phạm Viết Đào đưa loạt bài dạng điều tra với tiêu đề: “VIỆT NAM SỬ DỤNG VŨ KHÍ MỸ, HỦY DIỆT QUÂN TRUNG QUỐC TẠI CHIẾN TRƯỜNG VỊ XUYÊN” (2 kỳ), điều tra về một trận đánh lớn diễn ra tại chiến trường Vị Xuyên vào cuối tháng 5 đầu tháng 6/1985. Trong trận đánh này, theo các nhân chứng và từ nhiều nguồn tin, quân đội Việt Nam đã tiêu diệt khoảng 3500 lính Trung Quốc?
          Trong chiến dịch MB 84 nổ súng 12/7/1984, phía Việt Nam huy động 5 trung đoàn bộ binh, 1 lữ đoàn pháo binh với 150 pháo trên 100 ly tấn công 4 cao điểm tại khu vực Thanh Thủy: 772, 685, 1030, 233; phía Trung Quốc, họ huy động 450 pháo trên 100 ly, trận đánh này phía Việt Nam chịu tổn thất khoảng 1200 cán bộ chiến sĩ.
          Vậy trong tháng 5/1985, nếu Việt Nam tiêu diệt 3500 quân Trung Quốc thì phải sử dụng một hỏa lực lớn, gấp ba lần lớn hơn lực lượng 450 pháo 100 ly của Trung Quốc trong trận 12/7/1984.
          Trận 12/7/1984, phía Việt Nam bị tổn thất lớn chủ yếu do bi pháo binh Trung Quốc bắn đúng thời điểm, đúng tọa độ của các mũi tập kết triển khai quân. Sở dĩ pháo Trung Quốc bắn trúng đội hình tác chiến của quân ta do toàn bộ kế hoạch tác chiến MB 84 của quân ta đã bị Tình báo Hoa Nam nắm được; Điều này được các các trang mạng Trung Quốc đưa tin công khai cả bằng tiếng Trung và tiếng Anh. Năm 2009, báo chí Trung Quốc công khai rùm beng: Chiến thắng Lão Sơn là chiến thắng của pháo binh và Tình báo Hoa Nam…
          Một phép tính đơn giản theo lô gích hình thức: với lực lượng 450 khẩu pháo lớn trên 100 ly, Trung Quốc đã sát thương 1200 cán bộ chiến sĩ của 3 sư đoàn F 356, F 312 và F 316 trong trận 12/7/1984. Vậy thì, nếu quân Việt Nam sát thương 3500 quân Trung Quốc trong trận 31/5/1985 thì hỏa lực cũng phải phải gấp 3 lần, tương đương với 1300 khẩu pháo trên 100 ly thì mới đạt được hiệu suất trên. Không thể tiêu diệt 3500 lính Trung Quốc bằng 150 khẩu pháo trên 100 ly và “bằng mắt”…
          Pháo binh của Quân khu 2 thời điểm đó tại chiến trường Vị Xuyên chỉ có một lữ đoàn, đó là lữ đoàn 168. Ngoài ra biên chế mỗi sư đoàn bộ binh có 1 trung đoàn pháo binh. Tổng cộng pháo binh của Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang về pháo lớn chỉ có khoảng 150 khẩu trên 100 ly? Vậy thì làm sao tiêu diệt được 3500 quân Trung Quốc?
          Điều này khiến chúng ta có cơ sở liên tưởng tới loại vũ khí của Mỹ mà ta thu được tại Tổng kho Long Bình. Đó là bom bay CBU, là loại mà WikiPedia mô tả là:"vũ khí phi hạt nhân khủng khiếp nhất trong kho vũ khí của Mỹ", loại bom này đã là một trong những vũ khí truyền thống mạnh nhất được thiết kế cho chiến tranh.”
          Phải chăng do Việt Nam sử dụng cái quả độc CBU này, nên phía Việt Nam thì im thit 
thít còn Trung Quốc cũng lại im re, không dám rên la. Sau trận 31/5/1985, phía Trung Quốc không còn dám hung hăng như trước. 

Tướng Trương Chí Kiên, trực tiếp chỉ huy Quân đoàn 67 bị lính Trung Quốc do căm thù vì tội nướng quân nên đã quay súng bắn trọng thương; Còn Túc Nhung Sinh, con của Đại tướng Túc Dụ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng suýt ăn đạn, tên tướng này bị huyền chức mất 5 năm…Thiệt hại nặng nhất trong trận này là binh lính của đại quân khu Bắc Kinh…

          Dư luận của các CCB Vị Xuyên cho biết: tác giả của những cú đấm thôi sơn, hủy diệt quân Trung Quốc trận này là các Tướng Đào Trọng Lịch và Tướng Trần Tất Thanh, thời điểm đánh trận này còn đeo lon tá.
          Tướng Đào Trọng Lịch sau này đảm nhận Tổng tham mưu trưởng và Tướng Trần Tất Thanh sau này là Tư lệnh Quân khu 2; Cả 2 vị tướng này đều đã bị tai nạn nổ máy bay bên Lào, vụ nổ này khiến 5 viên tướng và 5 đại tá từng tham dự chiến trường Vị Xuyên tử nạn. Dư luận cho rằng: Rất có thể đây là “đòn thù” của Trung Quốc vì mấy Tướng này đã cho Trung Quốc đo ván trong trận 31/5/1985.
          Quân khu 2 là quân khu có  nhiều tư lệnh nhất bị đột tử: Thượng tướng Vũ Lập-Tư lệnh Quân khu 2, người cãi lệnh lui quân của BT Lê Đức Anh tại chiến trường Vị Xuyên 1987, tình báo Hoa Nam nhận họ là thủ phạm hạ độc ông. Sau Đào Trọng Lịch trưởng thành từ Sư đoàn 316, Tướng Trần Tất Thanh trưởng thành từ Sư đoàn 31 và sau này còn có Tướng Lê Xuân Duy, trưởng thành từ Sư đoàn 313, mới được bầu vào Ban chấp hành TW và nhận chức Tư lệnh quân khu 2 mấy tháng, đã phải quy tiên vì sức khỏe kém?
          Trước nêu chính kiến của FB-BLOGGER Phạm Viết Đáo về việc sử dụng bom bay CBU trận 31/5/1985, xin đưa lại một số phản hồi, bình luận của một số cư dân mạng về bài điều tra của Phạm Viết Đào. 
         Qua ý kiến người đọc cũng đoán ra họ là CCB hoặc có quan hệ gì đó với CCC Vị Xuyên…

          BÌNH LUẬN-PHẢN HỒI BÀI VIẾT CỦA PHẠM VIẾT ĐÀO

·       Hà Phạm Hồng: Vũ khí nào cũng tốt miễn là đánh dập đầu bọn Tàu khựa.

·       Phạm Anh Trung: em nghĩ có chút nhầm lẫn ạ! CBU là dạng bom được ném, thả từ trên không do máy bay thực hiện. Mà ngày đó không quân ta không tham chiến, vì thế có khả năng đây là pháo chụp.
·       Gia Long Hp: Bác viết đúng như những gì chú em của em kể lại khi ra quân. Cảm ơn
·       Viet Dao Pham: Nhiều CCB kể nhìn thấy bom bay bay từ Phong Quang bay sang Trung Quốc thành vệt khói màu vàng và rú rất ghê. Loại bom này đốt cháy oxy…
o   Phạm Anh TrungViet Dao Pham đó là loại C-24 của Nga anh ạ!
Bottom of Form
·       Đại Hùng: Viet Dao Pham, Miền Nam còn CBU để lại nhưng không có ngòi nổ. Có thể vũ khí của Nga chăng? Pháo chụp?
·       Viet Dao Pham: Sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Theo Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, CBU-55 đã được sử dụng lần đầu tiên trong chiến dịch Quảng Trị (1972) để tiêu diệt sinh lực và dọn bãi đổ bộ.…
Theo trang web của tỉnh Bến Tre, Việt Nam, có hai quả bom CBU-55 khác đã được ném xuống Bến Tre, một quả xuống ấp 1, xã Tam Phước, huyện Châu Thành, vào tháng 8-1972, quả thứ hai xuống xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm vào giữa năm 1973. Hai vỏ bom mang dòng chữ "BOMB... CBU - 55, US ARMY" được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bến Tre.[4].
          Một trong các sự kiện nổi bật nhất là vụ ném bom CBU-55 xuống ngã ba Dầu Giây, Long Khánh, trong trận Xuân Lộc, vào ngày 21 tháng 4 năm 1975. Từ đầu tháng 4 năm 1975, một quả bom CBU-55 đã được chở bằng máy bay từ Thái Lan tới căn cứ không quân Biên Hòa. Được sự chuẩn y của tướng Homer Smith cho phép chính phủ Việt Nam Cộng hòa sử dụng loại vũ khí này, một máy bay vận tải C-130 lượn vòng trên bầu trời Xuân Lộc tại độ cao 6.000m, rồi thả quả bom. Bom nổ tạo một quầng lửa che phủ một vùng rộng 4 mẫu Anh (khoảng 1,6 hécta). Các chuyên gia ước lượng rằng khoảng 250 người lính và dân quân du kích đã bị thiệt mạng, chủ yếu do bị ngạt ô-xy thay vì bị bỏng[2][5]. CBU-55 đã không được sử dụng thêm lần nào nữa trong chiến tranh.


          Bảo tàng tội ác chiến tranh ở thành phố Hồ Chí Minh cũng trưng bày loại bom này…”
o   Phạm Anh TrungViet Dao Pham, CBU loại lớn phải được mang phóng thả từ máy bay vận tải quân sự hạng nặng,và thường ném vào khu vực có địa hình rộng. Mà C-130 ngày ý không có sử dụng tại khu vực biên giới Hà Giang anh ạ!
o   Đại HùngViet Dao Pham theo tôi biết thì tướng Toàn, tư lệnh quân khu 3 ra lệnh thả 2 hai quả bom CBU xuống Dầu Giây. Trong kho vẫn còn CBU nhưng Mỹ rút quân 1972 và mang đi ngòi nổ, không để lại cho VNCH. Phía VNCH chỉ có được 2 ngòi nổ và tướng Toàn đã sử dụng lúc đó.
·       Viet Dao Pham: Ơ Hà giang không sử dung C 130 mà dùng tên lửa đẩy chăng?
o   Phạm Anh TrungViet Dao Pham, CBU nhỏ nhất cũng có trọng lượng tầm 340 kg mà thời điểm những năm 88-90 ta chưa có tên lửa nào mang nổi trọng lượng như vậy ạ!
Bottom of Form
·       Duy Trần: Năm 85, VN cũng sử dụng vũ khí hóa học ở biên giới Cam Thái (Ngày 16 tháng 2/1985: Trong một cuộc giao tranh với lực lượng nổi dậy chống cộng sản gần Ta Phraya, bốn quả rocket của Việt Nam có chứa khí độc đã được bắn, khiến người dân Thái Lan trong khu vực phàn nàn bị chóng mặt và ói mửa. Phòng thí nghiệm quân đội Hoàng gia Thái Lan xác nhận rằng các tên lửa có chứa khí gas Phosgene.
·       Viet Dao Pham: CBU trọng lượng 350 kg theo tôi tên lửa có thể đẩy được. Tóm lại tôi và bạn có vẻ chỉ được nghe người khác kể lại. Mong 1 chuyên gia vũ khi tham gia làm trọng tài cho vụ này…
o   Huy Dinh PhamViet Dao Pham tại Bảo tang tội ác chiến tranh tại TPSG thì CBU nặng gần 6 tấn!
Bottom of Form
·       Phạm Ha Trung: Nghe nói VN xài bom gì mà Tàu cộng bị nghạt chết hàng loạt?
·       Viet Dao Pham: Xin hỏi bạn Phạm Anh Trung những điều bạn quả quyết do từ kiến thức nghề nghiệp hay do người khác kể lại. Quả tên lửa SAM hàng tấn còn bay đươc lý gì CBU nửa tấn lại không đấy lên đươc?
o   Phạm Ha TrungViet Dao Pham ý tôi là bom CBU đấy, có khả năng tạo địa chấn với bán kính 500 m và tôi thường chỉ cho khách du lịch Nga! Còn SAM thì chức năng khác xa!
o   Nhơn Nguyễn Hoài: Anh viết hay quá, anh Đào ơi
o   Phạm Anh TrungViet Dao Pham thiết kế ban đầu cho Sam với trọng lượng hàng tấn bay lên, khác xa với việc anh mang động cơ đẩy của SAM gắn bom CBU và bắt nó bay. Một thời người dân mãi đồn thổi việc chúng ta cải tiến nâng tầng đẩy của SAM để đánh B-52 và cuối cùng chính chúng ta phải thừa nhận ko hề có chuyện đó.
o   Nguyệt Hoa: Phạm Anh Trung, với SAM VN chỉ cải tiến bộ lọc mục tiêu trên màn hình rada để tìm B52 chứ không thay đổi tầng đẩy gì cả vì bản thân SAM2 đã thừa lực đẩy tên lửa tới mục tiêu rồi. Việc này làm theo gợi ý của ông Trần Đại Nghĩa chứ ông Nghĩa không trực tiếp làm
Bottom of Form
·       Duy TrầnViet Dao Pham cho em hỏi biên giới phía bắc VN có sử dung vũ khí hóa hoc như chiến trường K không ( ví dụ Phosgene.)

o   Viet Dao PhamDuy Trần mình nghe nói Lạng sơn có kho vũ khí hóa học lọt vào khu vực quân Trung Quốc chiếm đóng. Sư đoàn 3 lấy tinh thần xung phong ai hịu vào phá. Trần Ngọc Sơn nhà phố Nguyễn An Ninh Ha Nội xung phong vào phá. Kho vũ khí nổ Sơn hy sinh được phong anh hùng. Sơn đã tiêu diệt được hơn 70 lính Trung Quốc.
·       Gia Long Hp: Tôi nghe kể thì đấy là bom bay bắn bằng máng của LX .
o   Viet Dao Pham: Tôi nghĩ Liên Xô không có bom bay. Tôi nghe kể dùng máng phóng đó chính là CBU do sáng chế của Trần Đại Nghĩa..
o   Phạm Anh Trung: Viet Dao Pham chính xác thì nó là quả tên lửa không điều khiển loại C-24 đước gắn lên máy bay nhằm bắn phá các mục tiêu mặt đất.Ta cải tiến theo kiểu lắp nó lên dạng ray phóng, biến nó thành tên lửa đất đối đất mà lính ta hay gọi dân dã là bom bay
o   Viet Dao Pham: Phạm Anh Trung anh cho biết thông tin về CBU sử dụng ở Hà Giang có hay không?
o   Phạm Anh Trung: Viet Dao Pham em nghĩ đấy không phải CBU! Bởi CBU là bom.Còn ở Hà Giang có thể là pháo, hoặc tên lửa, rốc két sử dụng nhiên liệu rắn có gắn đầu đạn các loại.
o   Viet Dao Pham: Phạm Anh Trung, tôi rất muốn trao đổi với anh qua email để làm rõ vấn đề này. Nếu có thể anh cho tôi địa chỉ để tôi trao đổi. Email của tôi: Hoanghtham9@gmail.com
o   Phạm Anh Trung Viet Dao Pham em dùng điện thoại không có máy tính nên không dùng email anh ạ!
o   Viet Dao Pham: Phạm Anh Trung khi nào rỗi mình messenger vậy
o   Phạm Anh Trung: Viet Dao Pham vâng ạ!
Lan Nguyen: Phạm Anh Trung bom bay ở Vị Xuyên là có 100%, mình tận mắt từ 673 nhìn bom bay phóng lên từ Phong Quang C33 là C bom bay.
Bottom of Form
·       XinLoi Doi QuaDen: Qua tư liệu của Bác Đào hiểu rõ thêm vì sao Đại Tướng Võ Nguyên Giáp lúc đó được đưa về làm Trưởng ban Sinh đẻ có kế hoạch rùi ạ ??? 👍
·       Khue Nguyenthanh: Toàn những bọn bình luận nói phét có biết gì về chiến tranh đâu mà cũng đòi tham gia góp ý
·       Quynh Pham: Tôi nghe hình như là Bom bay BKU thì đúng hơn, trận địa bên Phong quang
o   Đoan Nhật Hồng: Quynh Pham trực tiếp mặt trận thời đánh Mỹ chung tôi gọi là bom chụp. Loại bom chưa đến đã nổ. Mảnh bom dày đặc xuống mặt đất, sát thương cao. Còn loại lớn hơn gọi bom phát quang. Cần trực thăng đổ bộ, chỉ đôi ba quả là tạo ra một sân bay cho hàng chục chiếc trực thăng rải quân. Bom này chà xác tận gốc tạo mặt bằng diện rộng. Nằm trong vùng bom đánh thì không còn xác. Đây là mắt thấy tai nghe. Lúc này nhiệm vụ chính trị là bảo toàn thực lực, trốn không để tổn thất.
o   Quynh Pham: Đoan Nhật Hồng, anh ạ, mặt trận Vị Xuyên Hà Tuyên Tầu nó cũng chơi 3 loại đạn pháo: Pháo chụp, pháo chạm nổ và pháo khoan rất nguy hiểm – Bọn em đôi khi cũng mặc số phận cho may rủi a ạ
·       Quynh Pham: Tôi nghe loại này bắn bằng máng trượt…
o   
Bìa 4 của: VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG
·      
Tran Duc Anh Son: Em muốn đặt mua cuốn sách này của anh thì liên hệ với ai hả anh Phạm Viết Đào?
·       Nguyen Huong Nguyen: Hay, cảm ơn bác Phạm Viết Đào, mấy năm nay tôi thường nghe và theo dõi các trân chiến tranh trên biên giới Việt- Trung 1979, đặc biệt mặt trận Vị Xuyên qua trang www Việt Nam của chị Yến, cùng các nhân chứng, rất cám ơn bác đã cho tôi hiểu thêm về mặt trận này!
o   
o  Trinh Kiên Hạnh: Có lấy tư liệu và Hinh ảnh bộ đội đang phóng bom bay năm 1985 không em gửi cho?
o   Viet Dao Pham: Trinh Kiên Hạnh, anh đưa lên đi, làm sao giúp tôi có đươc hình ảnh.
o   Trinh Kiên Hạnh: Viet Dao Pham anh cho em số điện thoại của anh. Để em vào là kết nối được ngay…
o   Trinh Kiên Hạnh: Ở sân bay Phong Quang năm 1985 bắn liên tục bắn bằng giá trượt. Khi phóng đi nó rú rất mạnh, cứ 3 người điều khiển một giá. Có những trận phải phóng mấy quả liền hồi đó chúng tôi thường bảo là bom bay của Trần Đại Nghĩa. Anh à...
Giao Huong Nguyen: Tôi nhập tâm mấy dòng này: "Quân ta theo lệnh của BT Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh phát lệnh lui quân. Đây là 1 lệnh lui quân bí hiểm được phát ra từ đầu năm 1987; Sau khi ta dừng không phản công thì Trung Quốc không lùi mà lấn tới ở Biển Đông...". Đúng là "đại tướng Gạc Ma"…
·       Thanh Van Dang: Cảm ơn nhà văn Phạm Viết Đào. Bác đã nói lên sự thật đẫm máu mà Trung Quốc đã gây ra cho nhân dân Việt Nam. Tôi cũng bồi hồi xúc động nhớ lại mình cũng gần 9 năm chinh chiến ở Vị Xuyên Hà Giang.
Bottom of Form
·       Thanhphong Dong: Xã Phương Thiện cách xa Trung Quốc nên không thể đổi chác gì đc với Trung Quốc bác ạ, chỉ có thể đổi với các xã giáp biên như Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức hoặc Thanh Thủy thôi ạ…
o   Viet Dao Pham: Thanhphong Dong, để mình tra cứu laii có thể thời Pháp-Nguyễn, địa danh Phương Thiện ôm trùm tất cả. Lúc đó chư có tên Hà Giang mà là phủ Tuyên Quang ôm trùm tất cả vùng Hà Giang, Cao Bằng…
o   Thanhphong Dong: Viet Dao Pham vâng, nếu thời xưa thì có thể là đúng như vậy vì huyện Đồng Văn xưa giờ đã chia làm 4, em tưởng bác viết về thời gian gần đây...
Bottom of Form
·       Hung Viet: Hình của bác lấy chả có chú thích gì!
·       Nguyễn Thanh Bình: Khá nhiều nhầm lẫn và không ít chỗ xuyên tạc trong bài viết trên và cuốn sách này. Vậy không nên đọc nó?!

Phạm Viết Đào

( Tổng thuật)


Liên hệ chia sẻ sách với tác giả: Hoanghtham9@gmail.com; ĐT 0382598746

Không có nhận xét nào: