Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Tập Cận Bình sẽ bãi bỏ chế độ Cộng sản tại Trung Quốc

Các chính trị gia châu Âu hy vọng ông Tập Cận Bình bãi bỏ chế độ Cộng sản tại Trung Quốc


Trong buổi nói chuyện với đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD), một đài truyền hình có trụ sở tại New York, hai chính trị gia của châu Âu đã bày tỏ hy vọng lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ mang lại cải cách chính trị thực sự bằng việc từ bỏ hệ tư tưởng Mác-xít của chế độ Trung Cộng hiện nay.

Tử Cấm Thành là niềm tự hào Trung Hoa, nhưng được thiết kế bởi người Việt

Posted By ETvn Staff 06 On In Người Việt bốn phương,Văn hóa,Văn hoá truyền thống | No Comments

Giữa trung tâm Bắc Kinh là một tòa thành nguy nga, tráng lệ, nơi cư ngụ của nhiều vị hoàng đế 2 triều Minh, Thanh – Tử Cấm Thành [1]. Nếu như người Trung Hoa luôn tự hào về một công trình đồ sộ vào bậc nhất thế giới, thì ít ai biết rằng, công trình ấy lại có đóng góp không nhỏ của một người Việt tên là Nguyễn An.

Nguyễn An là ai?

Theo nhiều ghi chép khác nhau, Nguyễn An [2] (1381-1453), còn được gọi là A Lưu khi sống ở Trung Quốc, là người vùng Hà Đông, nay là địa phận Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là thần đồng và có biệt tài về kiến trúc. Ông từng tham gia vào công cuộc xây dựng cung điện ở kinh thành Thăng Long dưới thời vua Trần Thuận Tông, nhà Trần. Khi đó, Nguyễn An mới gần 16 tuổi.
Năm 1407 (có tài liệu ghi là 1406), nhà Minh đem quân xâm lược nước ta dưới danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”. Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi chép lại thời điểm lịch sử ấy: “Người Minh lùng tìm những người ẩn dật rừng núi, có tài đức, thông minh, giỏi giang xuất chúng… lục tục đưa dần về Kim Lăng…” Nguyễn An cũng như nhiều thanh niên tráng kiệt và những tài năng ưu tú khác bị bắt đưa về Trung Quốc. Sau đó, ông được chọn làm thái giám để phục vụ trong cung điện nhà Minh.
Một góc Tử Cấm Thành (Ảnh: lotuspro.net)
(Ảnh: lotuspro.net)

Bén duyên với Tử Cấm Thành

Sống dưới triều Minh, Nguyễn An đã trải qua 5 đời vua khác nhau, bắt đầu từ Minh Thành Tổ Chu Đệ (hiệu Vĩnh Lạc).

Cà Mau: Bị phạt tiền vì "dám" chửi đường xấu !?

Tags: Lý Văn Lâm, Cà Mau, TP Cà Mau, Bào Sơn, Báo Thanh Niên, Nguyễn Quốc Hưng, công an xã, tiếp xúc với, phóng viên báo, đường xấu, phạt tiền, bị phạt, của người, chửi, nhận

Hôm qua 19.6, Công an xã Lý Văn Lâm xác nhận với phóng viên Báo Thanh Niên: Công an xã vừa xử phạt ông Nguyễn Quốc Hưng, sinh năm 1962, ngụ ấp Bào Sơn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau vì "có lời nói thô bạo, có cử chỉ khiêu khích, xúc phạm danh dự của người khác". Tuy nhiên, khi tiếp xúc với chúng tôi, ông Hưng lại cho rằng ông "bị ép" vì ông... không chửi ai cả.
Sự việc xảy ra vào ngày 18.5, khi ông Hưng đi qua con đường thuộc khu đô thị mới Hoàng Tâm, xã Lý Văn Lâm. Thấy đường sình lầy, ông Hưng bực mình chửi đổng, không ngờ sáng hôm sau ông bị mời lên trụ sở Công an xã viết bản kiểm điểm. Ông Hưng đã thừa nhận rằng chửi tục như vậy là sai. Tưởng vậy là xong nhưng sự việc vẫn không dừng lại, đến ngày 18.6, ông Hưng lại được mời lên để nhận quyết định phạt 100 ngàn đồng. Bức xúc, ông Hưng đến các cơ quan kêu oan vì... "tôi chửi đường xấu chứ đâu có chửi ai". 

Cần xóa cơ chế "Đảng cử dân bầu"

16/06/2014 16:50 GMT+7

TTO - Đó là kiến nghị của trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa tại phiên thảo luận Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) ngày 16-6.
gKPT9ZUp.jpg
Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) phát biểu thảo luận về dự thảo Luật đầu tư công - Ảnh: TTXVN
Ông Nghĩa cho rằng phần lớn công việc của Quốc hội đều do đại biểu Quốc hội chuyên trách thực hiện, còn các đại biểu khác chỉ tham gia ở mức độ nhất định.

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Nhà lãnh đạo phải trong sạch và đổi mới

16/01/2016 11:15 GMT+7

TTO - Trước thềm Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, báo Tuổi Trẻcó cuộc phỏng vấn ông Vũ Ngọc Hoàng - ủy viên Trung ương Đảng, phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương.
Để đất nước tránh đối diện “nguy cơ tụt hậu xa hơn”, cần phải đổi mới căn bản. Trong ảnh: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - Ảnh: H.Khoa
Để đất nước tránh đối diện “nguy cơ tụt hậu xa hơn”, cần phải đổi mới căn bản. Trong ảnh: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - Ảnh: H.Khoa
“Có người sợ nói đổi mới căn bản thì sẽ đổi mới nhiều quá dễ dẫn đến mất ổn định. Tôi nghĩ khác. Tình hình hiện nay phải đổi mới căn bản thì mới giải quyết căn bản được tình hình. 
Ông Vũ Ngọc Hoàng 
* Thưa ông, vừa kết thúc Hội nghị trung ương 14 và chỉ còn ít ngày nữa là khai mạc Đại hội lần thứ XII của Đảng, ông có cảm nghĩ gì lúc này?
- Hôm 13-1, trong phiên họp cuối của Trung ương khóa này, tôi thấy có nhiều đồng chí Trung ương cũng chung suy nghĩ với tôi, có tình cảm với tổ chức (Ban Chấp hành Trung ương) mà mình tham gia lâu nay.
Có thể trong suốt quá trình cũng có lúc có việc này, việc khác còn băn khoăn, nhưng cuối kỳ, với tình cảm như một lẽ tự nhiên, chúng tôi đều muốn tổ chức mà mình đã tham gia sẽ ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn, phục vụ được nhiều hơn cho dân, cho nước.

Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân giành nhau kiểm soát quân đội

Cải cách quân sự tại Trung Quốc: Cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân

1311050155202482
Tranh giành quyền lực trong quân đội trở thành cuộc tranh đấu sinh tử giữa Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân (Ảnh: Epoch Times).
Ngày 31 tháng 12 năm 2015, một ngày trước khi chuyển sang năm mới, tại Bắc Kinh đã diễn ra nghi lễ trao cờ quân sự cho ba đơn vị quân sự mới được thành lập của Quân đội Giải phóng Trung Quốc. Tại buổi lễ, trong trang phục áo đại cán, ông Tập Cận Bình, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các lực lượng vũ trang, đã trao cờ cho Bộ Tổng tư lệnh lục quân, Bộ Tư lệnh tên lửa chiến lược và lực lượng hỗ trợ chiến lược.
Sự kiện này đánh dấu bước đi táo bạo mới nhất trong chương trình tái cơ cấu quân đội khổng lồ, chương trình mà ông Tập đã bóng gió nhắc tới khi phát biểu trên khán đài ở cổng Thiên An Môn trong cuộc diễu binh của 12.000 binh sĩ cuối tháng chín vừa rồi.
Trong bài phát biểu đó, ông Tập đã thông báo sẽ cắt giảm 300.000 binh sĩ trong quân đội. Trong các tháng tiếp theo đó, chi tiết của các cuộc cải cách đã dần dần lộ ra: Bảy bộ tư lệnh khu vực sẽ được tổ chức lại thành năm quân khu, bốn trụ sở chính của quân đội sẽ được cải tổ, và nhân sự chủ chốt sẽ được bổ nhiệm.

Tranh giành quyền lực trong quân đội đã trở thành một cuộc tranh đấu sinh tử giữa Tập Cận Bình và phe cánh Giang Trạch Dân.

– Trần Phá Không, tác giả và chuyên gia phân tích các vấn đề thời sự

Những cải cách quân sự của Tập Cận Bình rõ ràng nhằm mục đích hiện đại hóa Quân đội Giải Phóng Trung Cộng, một tổ chức thiếu sức sống đã rơi vào bế tắc trong những năm 1980, nhưng chúng cũng phục vụ cho một mục tiêu chính trị cấp bách. Cải cách quân đội giúp Tập Cận Bình giành quyền kiểm soát quân đội – tổ chức có quyền lực quyết định – từ phe đối thủ do cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân đứng đầu, và củng cố quyền lực chính trị của ông.

Cái chết bí ẩn thách thức hậu thế của Tần Thủy Hoàng

Nguyễn Nhung | 

Cái chết bí ẩn thách thức hậu thế của Tần Thủy Hoàng

Xung quanh cái chết của Tần Thủy Hoàng, hiện vẫn tồn tại 2 luồng quan điểm trái chiều. Và nếu như không chết vì bệnh, ông sẽ là Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc bị giết.

Là Hoàng đế nức tiếng trong lịch sử Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng lâu nay vẫn được mệnh danh là “thiên cổ nhất đế”.
Nhân vật lịch sử này không chỉ được người đời chú ý, từ yếu tố con người, đời tư, công, tội mà ngay cả cái chết của ông với nhiều bí ẩn chưa được giải đáp cũng thu hút sự quan tâm của nhiều thế hệ.
Cuốn “Sử ký” của Trung Quốc ghi chép rằng, Tần Thủy Hoàng chết trên đường đi du tuần, thị sát về phía Đông.
Tuy nhiên cho đến nay, giới sử gia của nước này vẫn tồn tại hai luồng quan điểm trái chiều xung quanh cái chết này. Theo đó, một luồng ý kiến cho rằng, Tần vương chết vì bệnh và luồng ý kiến còn lại nhận định, ông đã bị hại mà chết.

Shop TIN ngày 17/1: Ai cấp phép phá đỉnh FANXIPAN xây chùa?

Tổ tiên, tạo hoá gửi lại cho chúng ta những công trình, những di tích, những cảnh quan thiên nhiên là để chúng ta gìn giữ, nâng niu, kiêu hãnh chứ không phải tới lúc lại xúm vào đào bới, "ăn" nốt hồi môn của tổ tông, của trời đất.
Tôi bàng hoàng khi nhận thông tin này. Vừa đấy, mấy năm trước dư luận phản ứng rất mạnh việc cho xây cáp treo lên FANXIPAN với lo ngại sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường thiên nhiên ở đây, nhưng rồi cái gì đã khiến người ta bỏ ngoài tai và vẫn cấp phép xây cáp treo? Thế rồi, bây giờ chỉ cách đỉnh FANXIPAN một quãng ngắn, núi bị san phẳng, ồ ạt xây lên một ngôi chùa lớn. 
Cần phải biết rằng FANXIPAN nằm trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên của tỉnh Lào Cai, năm 2006 Vườn quốc gia Hoàng Liên còn được quốc tế công nhận là Vườn di sản Asian. Chính phủ, Bộ văn hoá TT&DL có nhiều quy định ngặt nghèo để bảo vệ các Di sản Quốc gia, đặc biệt là nghiêm  cấm xâm hại, xây dựng các công trình phá vỡ cảnh quan thiên nhiên...Và chắc chắn, tôi tin chả có cấp nào dám ký giấy phép cho xây chùa trên đỉnh FANXIPAN- nơi được cho là niềm kiêu hãnh của Du lịch Việt và Du lịch Sapa, Lào Cai. 
Người ta đang "ủ mưu" đón trước cáp treo để dẫn khách tham quan vào những thùng "công đức" chăng? Và bắt đầu sẽ có nhiều tụ điểm mua bán ăn theo...và cuối cùng là gì, là tan nát một địa chỉ du lịch hiếm và quý giá nhất của nước Việt....tan nát không chỉ là môi trường, là cảnh quan, là sự xô bồ, tan nát bởi người ta đã vét cạn những tinh tuý thiêng liêng của tạo hoá cho những mục đích không ngoài tiền bạc. 
Tôi lại phải nhắc lại ai đã cấp phép? Và nếu Bộ văn hoá TT&DL kiểm tra không có phép, chắc chắn không thể cho tồn tại. Hãy làm nghiêm để đừng xảy ra những hiện trạng đã từng xảy ra ở di tích Chùa Hương khi người ta dựng vô số am thờ, miếu thờ để tạc dựng nên "thánh giả mò tiền thật", hay như cách xây những công trình xâm hại ở Di tích Yên Tử...

Tổ tiên, tạo hoá gửi lại cho chúng ta những công trình, những di tích, những cảnh quan thiên nhiên là để chúng ta gìn giữ, nâng niu, kiêu hãnh chứ không phải tới lúc lại xúm vào đào bới, "ăn" nốt hồi môn của tổ tông, của trời đất. 
Hãy tự vấn một câu hỏi: Giữ nguyên trạng cảnh quan PHANXIPAN hay là từ bây giờ bắt đầu cáp treo, bắt đầu chùa, bắt đầu am miếu, bắt đầu phá đạp? Chờ câu trả lời của Lào Cai, của Bộ văn hoá TT&DL. Hay câu trả lời sẽ được trả lời ...chuyển cho nhiệm kỳ sau như câu phát biểu nổi đình đám ở Quốc hội vừa qua của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh?

VIỆT NAM ĐANG TỒN TẠI MỘT THẾ LỰC LỢI DỤNG FACEBOOK ĐỂ KHỦNG BỐ

Ảnh của Dân Việt.
Đó là nhận đinh ông Trương Minh Tuấn - Thứ trưởng Bộ TT-TT, Trưởng ban Chỉ đạo Phòng, chống khủng bố của Bộ TT-TT.
Theo ông Tuấn, "Khủng bố đang triệt để lợi dụng sự ưu việt, hiệu quả của phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội để đẩy mạnh tuyên truyền, xuyên tạc, kích động quần chúng. Mục đích của chúng là nhằm mua chuộc, lôi kéo, tập hợp lực lượng từ các phần tử dân tộc, tôn giáo cực đoan, đối tượng có tư tưởng hận thù, thoái hóa biến chất, cơ hội, bất mãn, một bộ phận quần chúng nhẹ dạ cả tin.. Một số tình trạng đáng lo ngại đã xuất hiện, như một bộ phận người dùng Internet tại VN thiếu thông tin, nhận thức hạn chế, trong đó có một bộ phận thanh thiếu niên thích thể hiện bản thân, thường Like và Share các trang fanpage của tổ chức phản động, khủng bố.(😷)

Người VN nộp bảo hiểm xã hội cao hàng đầu Đông Nam Á

03/08/2015 20:46 GMT+7

TTO - Đó là khẳng định của ông Trương Văn Cẩm, tổng thư ký Hiệp hội Dệt may VN, về chính sách tiền lương và bảo hiểm ở VN trong buổi họp báo của hiệp hội này chiều 3-8.
Dẫn số liệu của Phòng Thương mại và công nghiệp VN, ông Trương Văn Cẩm nêu tại VN doanh nghiệp đang phải đóng cho người lao động bảo hiểm xã hội là 18%, bảo hiểm y tế 3%, bảo hiểm thất nghiệp 1%, kinh phí công đoàn 2%. Tổng cộng lên đến 24%. 
Bên cạnh đó, người lao động cũng phải tự đóng 10,5% (trong đó bảo hiểm xã hội 8%, bảo hiểm y tế 1,5%, bảo hiểm thất nghiệp 1%). Nếu là công đoàn viên thì phải đóng thêm 1% phí công đoàn.
Tổng cộng, chi phí cho bảo hiểm và phí công đoàn lên tới khoảng 35%. Trong khi đó, theo ông Cẩm, Malaysia chỉ đóng 13%, Philippines 10%, Indonesia 8%, Thái Lan 5%.
Mức đóng như thế, ông Cẩm cho rằng doanh nghiệp đang phải chịu gánh nặng. Trong khi đó, tiền lương tối thiểu liên tục tăng hằng năm, tiền bảo hiểm lại căn cứ trên lương nên doanh nghiệp đang “quá sức chịu đựng, đề nghị Nhà nước nghiên cứu, tính toán lại”.
C.V.KÌNH

Chính phủ quyết tâm cao trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

TP - Sáng 15/1, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 của Văn phòng Chính phủ (VPCP), Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, năm 2015 là một năm đầy sôi động của đất nước và Chính phủ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân PhúcPhó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Theo Phó Thủ tướng, đóng góp vào thành công đó là sự nỗ lực của các cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động trong VPCP.  Nhiều cải tiến đã được VPCP thực hiện để tổng hợp, tham mưu nhanh hơn, chính xác hơn, bám sát thực tiễn để xử lý kịp thời các vấn đề nóng, nhạy cảm, các vấn đề được xã hội quan tâm… Bên cạnh đó, VPCP làm rất tốt khâu hậu cần kỹ thuật, qua đó phần lớn các cuộc họp của Chính phủ là thực hiện theo hình thức trực tuyến, tiết kiệm được chi phí rất lớn. “Chính phủ rất tiết kiệm. Chính phủ chưa bao giờ có phong bì, phong bao trong bất cứ cuộc họp nào”, Phó Thủ tướng nêu.

Nhà Lê – Khuôn mẫu Việt cho một quốc gia toàn trị, con đường dẫn đến tranh giành quyền lực (1)

    0 Comment 

(Một tiểu luận phê phán nhà Lê)
Nhà Lê (1428-1789) là triều đại được đánh giá là hùng mạnh và thịnh vượng nhất Việt Nam thời phong kiến. Đó là những gì chúng ta được học trong chương trình lịch sử ở bậc phổ thông. Giữ vững niềm tin ấy, hẳn không ít người tiếp tục một sự tôn vinh thái quá với một triều đại, có thể nói là sự suy thoái của phong kiến ở Việt Nam. Nhà Lê bao gồm hai triều đại là Lê Sơ và Lê trung hưng kéo dài tất cả 361 năm, trong số đó những năm tháng thái bình thịnh trị chỉ kéo dài được 51 năm, đó là còn chưa kể trong đó vẫn manh nha rất nhiều những âm mưu thanh trừng nội bộ và lật đổ chính quyền. Trong khi ấy, thời Lý (1009-1225) kéo dài 216 năm nhưng có tới 129 năm liên tiếp cường thịnh, còn thời Trần (1226-1400) kéo dài 174 năm cũng có tới 103 năm giữ được cơ nghiệp và lòng dân trước rất nhiều thách thức, được đời sau ca ngợi. Thời Lý, thời Trần, kể cả có suy yếu đến mức nhu nhược, nhưng cũng không nảy sinh ra những vua bạo chúa như Uy Mục và Tương Dực. Bởi thế, thái độ tôn sùng nhà Lê cần phải được xem xét lại một cách đúng đắn. Sự tôn sùng này không chỉ là một thứ hiệu ứng đám đông hậu quả của lối dậy và học sử trong nhà trường, mà hơn cả thế, tạo thành khuôn mẫu tư tưởng cho sự sùng bái toàn trị và những câu chuyện tranh quyền đoạt vị chốn triều đình đang hiển diện trong tâm lý người Việt hiện nay.