Tổ tiên, tạo hoá gửi lại cho chúng ta những công trình, những di tích, những cảnh quan thiên nhiên là để chúng ta gìn giữ, nâng niu, kiêu hãnh chứ không phải tới lúc lại xúm vào đào bới, "ăn" nốt hồi môn của tổ tông, của trời đất.
Tôi bàng hoàng khi nhận thông tin này. Vừa đấy, mấy năm trước dư luận phản ứng rất mạnh việc cho xây cáp treo lên FANXIPAN với lo ngại sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường thiên nhiên ở đây, nhưng rồi cái gì đã khiến người ta bỏ ngoài tai và vẫn cấp phép xây cáp treo? Thế rồi, bây giờ chỉ cách đỉnh FANXIPAN một quãng ngắn, núi bị san phẳng, ồ ạt xây lên một ngôi chùa lớn.
Cần phải biết rằng FANXIPAN nằm trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên của tỉnh Lào Cai, năm 2006 Vườn quốc gia Hoàng Liên còn được quốc tế công nhận là Vườn di sản Asian. Chính phủ, Bộ văn hoá TT&DL có nhiều quy định ngặt nghèo để bảo vệ các Di sản Quốc gia, đặc biệt là nghiêm cấm xâm hại, xây dựng các công trình phá vỡ cảnh quan thiên nhiên...Và chắc chắn, tôi tin chả có cấp nào dám ký giấy phép cho xây chùa trên đỉnh FANXIPAN- nơi được cho là niềm kiêu hãnh của Du lịch Việt và Du lịch Sapa, Lào Cai.
Người ta đang "ủ mưu" đón trước cáp treo để dẫn khách tham quan vào những thùng "công đức" chăng? Và bắt đầu sẽ có nhiều tụ điểm mua bán ăn theo...và cuối cùng là gì, là tan nát một địa chỉ du lịch hiếm và quý giá nhất của nước Việt....tan nát không chỉ là môi trường, là cảnh quan, là sự xô bồ, tan nát bởi người ta đã vét cạn những tinh tuý thiêng liêng của tạo hoá cho những mục đích không ngoài tiền bạc.
Tôi lại phải nhắc lại ai đã cấp phép? Và nếu Bộ văn hoá TT&DL kiểm tra không có phép, chắc chắn không thể cho tồn tại. Hãy làm nghiêm để đừng xảy ra những hiện trạng đã từng xảy ra ở di tích Chùa Hương khi người ta dựng vô số am thờ, miếu thờ để tạc dựng nên "thánh giả mò tiền thật", hay như cách xây những công trình xâm hại ở Di tích Yên Tử...
Tổ tiên, tạo hoá gửi lại cho chúng ta những công trình, những di tích, những cảnh quan thiên nhiên là để chúng ta gìn giữ, nâng niu, kiêu hãnh chứ không phải tới lúc lại xúm vào đào bới, "ăn" nốt hồi môn của tổ tông, của trời đất.
Hãy tự vấn một câu hỏi: Giữ nguyên trạng cảnh quan PHANXIPAN hay là từ bây giờ bắt đầu cáp treo, bắt đầu chùa, bắt đầu am miếu, bắt đầu phá đạp? Chờ câu trả lời của Lào Cai, của Bộ văn hoá TT&DL. Hay câu trả lời sẽ được trả lời ...chuyển cho nhiệm kỳ sau như câu phát biểu nổi đình đám ở Quốc hội vừa qua của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh?
Một công trình đồ sộ, xây không phép 4 năm trời... mới biết và xử lý thì có lẽ Ban quản lý Di tích Chùa Hương và các cấp chính quyền đạt danh hiệu...tù mù nhất Việt Nam. Đó là Toà nhà Hương nghiêm pháp đường đồ sộ, cao 3 tầng, rộng hơn 400m2, xây không phép, hơn thế tòa nhà có nhiều hình thù kiến trúc lạ. Dọc đường lên xuống xuất hiện bức phù điêu hình đầu rồng, gắn vòi voi, mũi sư tử không có trong nghệ thuật tạo hình của Việt Nam.
Ban quản lý Di tích ở đây và chính quyền địa phương thực sự rất đáng khen, vì họ đã kiên nhẫn, đã chờ đợi không biết mỏi mệt cho tới khi công trình không phép xây xong thì mới kiểm tra...giấy phép. Sau đó, khi Cục Di sản vào cuộc, mới đầu rất ghê, phải phá ngay, đập ngay, cắt ngay như cắt toà nhà 8B Lê Trực, nhưng sau đó, câu chữ bắt đầu dịu dàng, phát ngôn bắt đầu mênh mang, gặp gỡ bắt đầu rộn ràng để lại chính họ, những người đại diện Nhà nước cầm cây nẩy mực thì lại hồ hởi bảo vệ giữ lại công trình xây không phép này với những lập luận nghe như có vẻ thuận tai: "Vị trí của Hương nghiêm pháp đường không đứng trước điện Mẫu, không che khuất Phật điện, nằm ở phía bên và trên nền những nhà khách trước đây nên không ảnh hưởng yếu tố gốc của di tích. Tuy nhiên, công trình này lớn, át đi những kiến trúc khác. Do đó, dù không cần thiết phá bỏ vẫn cần tách khối công trình này ra bằng cách trồng các cây lâu niên lớn để che bớt"... Nếu thế, cứ phát hiện sai rồi giữ, cứ thế thì chả mấy hồi, các di tích, di sản quốc gia bị băm nát, bị giày xéo, bị biến dạng mà hậu quả chắc chỉ còn những tiếng vỗ tay đồng thuận của kẻ làm sai...
Tôi còn nhớ, cũng lâu lâu rồi, cái thời ở Chùa Hương ồ ạt xây miếu thờ, am thờ, điện thời để dụ khách tham quan bỏ tiền "công đức", thời ấy ông Phạm Quang Nghị còn làm Bộ trưởng văn hoá, tôi đi và viết phóng sự điều tra trên báo Lao Động: " Chùa Hương, thánh giả mò tiền thật", ngay sau đó với sự vào cuộc nghiêm túc của các cơ quan chức năng, thánh giả bị loại...Nhưng bây giờ thì...nói theo giọng facebook, đắng...à mà thôi!
Một bài phỏng vấn hay về một đề tài không dễ. Phóng viên Báo Tuổi Trẻ đã làm được điều mà các báo khó làm được, gặp được một uỷ viên Trung ương có tiếng là thẳng thắn, đặt được những câu hỏi mà người đọc đang rất "hóng" và nhận được những câu trả lời khá chân thực và đầy đủ, vẫn bảo đảm tính nguyên tắc phát ngôn, vẫn mở cho người đọc những thông tin tương đối rõ ràng trong công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng toàn quốc, vâng, nhân sự- đề tài nóng nhất thời gian qua, "hóng" nhất thời gian qua, "đoán mò" dữ dội nhất thời gian qua và cũng "chém gió" nhất thời gian qua.
Không dễ cho một đề tài như vậy, nhưng với phỏng vấn này, tôi cho rằng, phóng viên và người được phỏng vấn rất thành công, vì nó thẳng thắn, chân thành và trung thực với sự thật. Bài phỏng vấn gửi cho bạn đọc những thông điệp quan trọng và nhiều thông tin "bếp núc" mà hầu như ai cũng muốn biết.
Đây nữa: Sách Khoa học lớp 5 bài “Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?” có nội dung dạy trẻ về việc “Phụ nữ có thai nên làm gì”: Đi khám thai định kỳ ba tháng một lần; Tiêm văcxin phòng bệnh và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Có gì đó chua chát khi đọc những thông tin này. Bộ Giáo dục chẳng lẽ không còn ai để tuyển chọn vào ekip biên soạn giáo khoa mà phải chọn những người này, lười biếng, ấu trĩ, tào lao và chụp giật kiến thức như thế?
Trung Quốc đang biến đất cướp được thành của riêng, công khai và trắng trợn. Người Việt Nam chúng ta không ai lại không phẫn nộ khi đọc thông tin này: Máy bay dân dụng của hãng hàng không Hải Nam, Trung Quốc, ngày 15/1 ngang nhiên đưa một nhóm người dân, tiếp cận trái phép đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc hôm nay ngang nhiên công bố nước này đã cho phép nhóm người dân đầu tiên đến đá Chữ Thập mà nước này xây dựng phi pháp trên Biển Đông. Cũng trong ngày 15/1, Feng Wenhai, người giữ chức "Phó thị trưởng Tam Sa", thông báo Bắc Kinh chào đón tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng trên đảo và chính quyền sẽ khởi động chương trình hợp tác giữa nhà nước với tư nhân. Trung Quốc lập ra cái gọi là thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Bạn cảm nhận gì trên facebook:
*Hoàng Linh:Lặng lẽ Fanxinpan : Niềm kiêu hãnh đã chết!
Một ngôi chùa nhanh chóng mọc lên trên Fanxinpan làm tan nát trái tim những người vốn yêu sự cô đơn lặng lẽ đến thánh thiện của ngọn núi.
Thiên đường đã mất!
Lắng nghe dòng tâm sự của một người bạn của ngọn núi, Nguyễn Hạnh Hà My:
-“Mình đã bật khóc khi nhìn thấy tấm ảnh này. Làm sao tin nổi đây lại là cảnh ở đỉnh FANXIPAN. Nghĩ trong đầu: Không thể! Không phải đâu!
Nhưng mình phải tin, vì nó đã quá rõ ràng rồi. Họ nổ mìn vài đoạn núi. Họ phá tan phá nát vài đoạn dốc gần đỉnh. Họ trưng cái bảng sắt thông báo: "Nguy hiểm, có vật rơi trên đầu!" Rồi họ mang vật liệu lên đây, bằng đôi vai của những thanh niên địa phương hoặc những cái cáp chở đồ đã từng lấy đi vài mạng người. Rồi họ dựng lên một cái chùa, sẽ đặt vài cái hòm công đức. Họ sẽ lại bê đâu vài cái tượng phật to đùng lên đặt ở đó. Họ sẽ rỉ tai nhau rằng ngôi chùa trên đỉnh Fanxipan thiêng lắm. Lên trển cầu tài cầu lộc cầu tiền ắt thành thật. Rồi đó, cứ để xem, hương khói nghi ngút, tiền lẻ xẻ đàn, người người nhộn nhịp. Các bà các mẹ các ông kinh doanh tha hồ "leo núi" để cầu tài lộc.
Mình bất ngờ quá khi nhìn vào tấm ảnh này. Chỉ mới cách đây 2 tháng thôi, ở những bước chân cuối cùng leo lên đỉnh. Khi trời còn chập choạng tối. Đi đến đoạn này, mình đã xúc động khi quay lưng lại và thấy mặt trời đang hửng cam phía sau, giữa những tầng mây bồng bềnh cuộn sóng. Mình bật khóc. Vì giây phút được ngắm nhìn núi non và mây trời. Còn bây giờ, cũng chính khung cảnh này, mình lại phải bật khóc vì xót xa cho ngọn núi kiêu hãnh ấy. Fanxipan, từng là niềm tin, niềm mơ ước suốt một thời tuổi thơ của mình. Giờ, sao cảm giác như nó đã gục ngã trước những cỗ máy, máy cẩu, máy xẻ đá, mìn nổ, và chính bàn tay con người?
Fanxipan, gục ngã và bất lực. Nằm lặng lẽ với những vết thương sẽ chẳng thể lành lại.
Mình nhỏ bé quá. Mình không làm gì được. Mình cũng biết đau cho những điều mình trân quý đang thật sự bị tàn phá.
Hương khói làm tan mây trời. Người người chen nhau làm đau lòng núi.
Fanxipan, rồi vài tháng nữa, khi cáp treo đi vào hoạt động, sẽ ra sao?”
Tôi thầm nghĩ có quá nhiều thứ đã mất nhưng đến những đỉnh núi thiêng cũng bị thương mại hóa thì vận khí dân tộc sẽ đi về đâu? Nepal có quốc giáo là Phật giáo nhưng người Nepal đâu có xây chùa trên núi tràn lan đâu?
Một ngôi chùa nhanh chóng mọc lên trên Fanxinpan làm tan nát trái tim những người vốn yêu sự cô đơn lặng lẽ đến thánh thiện của ngọn núi.
Thiên đường đã mất!
Lắng nghe dòng tâm sự của một người bạn của ngọn núi, Nguyễn Hạnh Hà My:
-“Mình đã bật khóc khi nhìn thấy tấm ảnh này. Làm sao tin nổi đây lại là cảnh ở đỉnh FANXIPAN. Nghĩ trong đầu: Không thể! Không phải đâu!
Nhưng mình phải tin, vì nó đã quá rõ ràng rồi. Họ nổ mìn vài đoạn núi. Họ phá tan phá nát vài đoạn dốc gần đỉnh. Họ trưng cái bảng sắt thông báo: "Nguy hiểm, có vật rơi trên đầu!" Rồi họ mang vật liệu lên đây, bằng đôi vai của những thanh niên địa phương hoặc những cái cáp chở đồ đã từng lấy đi vài mạng người. Rồi họ dựng lên một cái chùa, sẽ đặt vài cái hòm công đức. Họ sẽ lại bê đâu vài cái tượng phật to đùng lên đặt ở đó. Họ sẽ rỉ tai nhau rằng ngôi chùa trên đỉnh Fanxipan thiêng lắm. Lên trển cầu tài cầu lộc cầu tiền ắt thành thật. Rồi đó, cứ để xem, hương khói nghi ngút, tiền lẻ xẻ đàn, người người nhộn nhịp. Các bà các mẹ các ông kinh doanh tha hồ "leo núi" để cầu tài lộc.
Mình bất ngờ quá khi nhìn vào tấm ảnh này. Chỉ mới cách đây 2 tháng thôi, ở những bước chân cuối cùng leo lên đỉnh. Khi trời còn chập choạng tối. Đi đến đoạn này, mình đã xúc động khi quay lưng lại và thấy mặt trời đang hửng cam phía sau, giữa những tầng mây bồng bềnh cuộn sóng. Mình bật khóc. Vì giây phút được ngắm nhìn núi non và mây trời. Còn bây giờ, cũng chính khung cảnh này, mình lại phải bật khóc vì xót xa cho ngọn núi kiêu hãnh ấy. Fanxipan, từng là niềm tin, niềm mơ ước suốt một thời tuổi thơ của mình. Giờ, sao cảm giác như nó đã gục ngã trước những cỗ máy, máy cẩu, máy xẻ đá, mìn nổ, và chính bàn tay con người?
Fanxipan, gục ngã và bất lực. Nằm lặng lẽ với những vết thương sẽ chẳng thể lành lại.
Mình nhỏ bé quá. Mình không làm gì được. Mình cũng biết đau cho những điều mình trân quý đang thật sự bị tàn phá.
Hương khói làm tan mây trời. Người người chen nhau làm đau lòng núi.
Fanxipan, rồi vài tháng nữa, khi cáp treo đi vào hoạt động, sẽ ra sao?”
Tôi thầm nghĩ có quá nhiều thứ đã mất nhưng đến những đỉnh núi thiêng cũng bị thương mại hóa thì vận khí dân tộc sẽ đi về đâu? Nepal có quốc giáo là Phật giáo nhưng người Nepal đâu có xây chùa trên núi tràn lan đâu?
*Cu làng cát:
Ở Việt Nam xổ số được nói là kiến thiết nhưng 40% doanh thu là lương thưởng và đi du lịch. Giám đốc xổ số kiến thiết lương khủng như vô biên. Còn ở Mỹ, với mỗi 1 USD doanh số bán vé, 50% sẽ được dùng để trao giải, 40% dành cho các khoản như giáo dục và 10% chi cho người bán lẻ và các chi phí hành chính. Cái đám đi học làm vé số về không biết có dị không ta?
Ở Việt Nam xổ số được nói là kiến thiết nhưng 40% doanh thu là lương thưởng và đi du lịch. Giám đốc xổ số kiến thiết lương khủng như vô biên. Còn ở Mỹ, với mỗi 1 USD doanh số bán vé, 50% sẽ được dùng để trao giải, 40% dành cho các khoản như giáo dục và 10% chi cho người bán lẻ và các chi phí hành chính. Cái đám đi học làm vé số về không biết có dị không ta?
*Phan Thanh Phong: Mời cả nhà đón nhòm em trên Tạp chí Mỹ Phẩm số Xuân Bính Thân 2016 cả nhà ơi!
*Sơn Kiều Mai: Có chút việc về muộn nên ngồi măm cơm một mình thì bà xuống kéo ghế ngồi cùng. Hai bà cháu vừa ăn vừa chém gió chuyện trong làng. Nhưng hôm nay mới phát hiện ra bà chả bỏ chương trình thời sự nào.
- Hôm nay Việt Nam lên tiếng về vụ đánh bom. Mấy hôm trước thì lên tiếng về vụ TÀU BAY của Trung Quốc dám BAY TRỘM vào nước mình.
Thế rồi bà kể về những câu chuyện cái hồi giặc HOÀNG CÂN đánh sang Việt Nam mà bà nội của bà kể lại. (Nể nhất là cụ vẫn nhớ được 2 chữ HOÀNG CÂN).
- Bà vẫn theo dõi thời sự sát sao thế á?
- Ta chả bỏ cuộc nào hết. Thời sự xem mới có ích, mới biết chuyện nước ta nước họ. Ai như mẹ anh, suốt ngày cắm mặt xem Cô dâu 8 tuổi.
- He he.
- Hôm nay Việt Nam lên tiếng về vụ đánh bom. Mấy hôm trước thì lên tiếng về vụ TÀU BAY của Trung Quốc dám BAY TRỘM vào nước mình.
Thế rồi bà kể về những câu chuyện cái hồi giặc HOÀNG CÂN đánh sang Việt Nam mà bà nội của bà kể lại. (Nể nhất là cụ vẫn nhớ được 2 chữ HOÀNG CÂN).
- Bà vẫn theo dõi thời sự sát sao thế á?
- Ta chả bỏ cuộc nào hết. Thời sự xem mới có ích, mới biết chuyện nước ta nước họ. Ai như mẹ anh, suốt ngày cắm mặt xem Cô dâu 8 tuổi.
- He he.
2 nhận xét:
Người tàu gọi bọn chúng là cái đồ con hoang còn người Mỹ thì gọi chúng lá bọn chó đẻ.
Ăn của rừng rưng rưng nước mắt rồi, kẻ nào phá núi thì núi sẽ mọc trong lòng nó thôi.
Đăng nhận xét