" Nhưng nếu người Việt không đánh người Việt, mà đoàn kết với nhau để đánh Tàu, thì tốt hơn ?!"
Blog
Phạm Viết Đào:
Có điều không rõ vì lý do gì mà trang mạng này viết
một bài công phu về Tướng Hoàng Đan nhưng lại không đề tên tác giả; đuôi tên
miền của trang mạng lại na ná với một tờ báo của Trung Quốc ( Minh báo )…
Chủ yếu bài viết dài tập trung ca ngợi về cuộc đời
binh nghiệp của Tướng Hoàng Đan khá công phu…
Blog Phạm Viết Đào không bình luận gì về phần viết về
Tướng Hoàng Đan, ông là bạn chiến đấu với Tướng Lê Duy Mật; Theo Tướng Lê Duy
Mật thì Tướng Hoàng Đan được Bộ Tổng tham mưu phái xuống giúp Bộ Tư lệnh quân
Khu 2 phòng thủ mặt trận Vị Xuyên-Hà Giang mặt trận 1984-1988…
Về Tướng Hoàng Đan blog Phạm Viết Đào có nghe các
chiến sĩ Tiểu đoàn 1 trung đoàn 876 nhắc đến trong đầu năm 1985, khi lên đơn vị
này, lúc đó đang đóng quân tại dốc Mã Tin, ngoại vi thành phố hà Giang để hỏi
về thông tin chú em LS Phạm Hữu Tạo hy sinh trong trận 12/7/1984 ở cao điểm
772…
Tại đơn vị này, hồi đó blog Phạm Viết Đào đã nghe anh
em chiến sĩ cho biết trước trận đánh, Tướng Hoàng Đan đã đến đơn vị động viên:
Chúng mày mang theo thật nhiều giây thừng bắt trói tù binh Trung Quốc về đây…
Nhớ lại chi tiết này cho thấy: trước trận đánh cả
quân và tướng ta đều tỏ ra khinh địch, chủ quan; Điều này phần nào thể hiện
trong bài viết Vị Xuyên, Hà Giang…
Về tướng Hoàng Đan, người viết bài này có một nguồn
tư liệu riêng cho thấy nguyên do ông được cử lên Hà Giang là do bởi những chiến
tích nổi tiếng trong chiến tranh chống Mỹ…
Quân của Tướng Hoàng Đan được ví với “quân của Lưu
Bang đã vào thành Hàm Dương của nhà Tần trước cánh quân của Hạng Vũ” trong trận huyết chiến Hán- Sở tranh hùng; trong
trận Tổng tấn công mùa xuân 1975 khi đánh vào Sài Gòn, Quân đoàn dưới quyền chỉ
huy của Lê Trọng Tấn-Hoàng Đan đã vào Dinh Độc Lập trước cánh quân của Phạm
Hùng-Văn Tiến Dũng; mặc dù ý đồ trận đánh bố trí cánh quân của Quân đoàn của
Chính ủy Phạm Hùng- Đại Tướng văn Tiến Dũng tiếp quản vào Dinh Độc Lập…
Khi vào tới dinh Độc Lập, Chính ủy Phạm Hùng có ý
định bắt ông Dương Văn Minh quỳ dâng cờ của của Chính quyền Sài Gòn cho ông;
thế nhưng Tướng Hoàng Đan đã can ngăn không chấp hành.
Sở dĩ Hoàng Đan không chấp hành mệnh lệnh này là do
bởi ông vào trước nên ông đã điện được cho Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, ông Duẩn đã
dặn Tướng Hoàng Đan: “Không được làm nhục người ta”…
Do nhận trực tiếp ý kiến này của ông Lê Duẩn nên mới
cản được việc ông Phạm Hùng bắt Tổng thống Dương Văn Minh quỳ dâng cờ…
Trong chiến trận được thua là chuyện bình thường của
người cầm quân; Vấn đề trách nhiệm thuộc về ai trong trận 12/7/1984 theo tác
giả bài viết Vị Xuyên-Hà Giang, Tướng Lê Trọng Tấn đứng ra nhận với Thủ tướng
Phạm Văn Đồng là có phần khách quan, đúng với thực tế lịch sử...
Do vậy việc tác giả cho rằng:”Cả ông Lê Duy Mật, lẫn ông Vũ Lập đáng phải đưa ra Tòa án binh để xét
xử, sau trận ngày 12 tháng 7 năm 1984…” là một ý kiến hồ đồ, thiếu cẩn trọng; ý
kiến này xúc phạm tới vong linh của Tướng Vũ Lập, ông là một trong 34 chiến sĩ
của Trung đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do Tướng Giáp chỉ huy; Xúc
phạm Tướng Lê Duy Mật, người đã đảm nhận chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn
Trung Dũng nổi tiếng năm 1953, một trung đoàn nổi tiếng trong kháng chiến chống
Pháp.
Tướng Lê Duy Mật được mệnh danh là vị
tướng trải ngàn trận nam chinh bắc chiến; chinh đông chinh tây: ông tham gia
chiến đấu cả sang Lào và Cămpuchia và đi tàu không số vào Miền Nam …
Blog Phạm Viết Đào là người đầu tiên đưa
lên mạng trận 12/7/1984 phía Việt Nam chịu tổn thất 3700 bộ đội; thông tìn này
dựa vào số liệu của một bài viết trên mạng Quốc phòng Trung Quốc của Trung Quốc
viết bằng tiếng Anh; Bài viết này được một blogger là Hà Minh Thành từ Nhật Bản
dịch và gửi cho Phạm Viết Đào…
Ngay khi thông tin 3700 bộ đội ta hy sinh
trận 12/7/1984 blog Phạm Viết Đào cũng đã mở đầu: rất có thể đây là con số do
phía Trung Quốc phóng đại…Còn chi tiết một Trung đoàn trưởng pháp binh Trung
Quốc nói: Việt Nam bị tổn thất là do một sĩ quan quân báo cao cấp của Việt Nam đã
bán thông tin bí mật kế hoạch mang Mật danh MB 84 cho Trung Quốc là có cơ sở ?
Thông tin này không do Tướng Lê Duy Mật đưa ra !
Vì nếu không bị lộ thì làm sao mà blogger
Hà Minh Thành từ Nhật lấy được, ghi rõ nguồn Trung Quốc để cung cấp cho blog
Phạm Viết Đào, một người ngoại đạo để đưa lên mạng ? Đây là tài liệu tác chiến
của một chiến dịch chứ có phải là chuyện bói toán đâu ?
Về chiến dịch mang Mật danh MB 84, chính
blog Phạm Viết Đào đã mấy lần hỏi kỹ Tướng Lê Duy Mật, lúc đầu ông nhận do Bộ
tư lệnh Quân khu 2 vạch ra nhưng hôm sau ông đã cải chính: Chiến dịch MB 84 là
do Bộ Tổng tham mưu lập ra và Tướng Lê Ngọc Hiền mang xuống trực tiếp truyền
đạt…
Do vậy, mới dẫn tới việc Tướng Lê Trọng
Tấn đứng ra nhận trách nhiệm với Thủ tướng Phạm Văn Đồng…
Tóm lại, đưa lại thông tin này để cho
thấy rất có thể ý kiến trong bài viết không đứng tên trên mạng Hochiminhbao.com
là một thao tác “ rung cây dọa khỉ” vì: Tướng Lê Duy Mật là người tham gia ký
Bản kiến nghị 5 điểm và “Nhóm kiến nghị 61 ” gồm nhiều lão thành và tướng lĩnh quân đội tham
gia…Mặc dù tác giả kết bằng câu xanh rờn:"" Nhưng nếu người Việt không đánh người Việt, mà đoàn kết với nhau để đánh Tàu, thì tốt hơn ?!"
Ảnh P.V.Đ chụp trước khi Tướng Lê Duy Mật qua đời 1 tháng: mất ngày20/10/2015
Xin giới thiệu với quý vị đoạn trích viết
về Mặt trận Vị Xuyên-Hà Giang đoạn viết về Tướng Lê Duy Mật và Tướng Vũ Lập…để
hiểu thêm nội tình phía ta trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược !
Tướng Lê Duy Mật và Phạm Viết Đào
( Ảnh chụp trước khi Tướng Lê Duy Mật mất 1 tháng )
Vị
Xuyên, Hà Giang năm 1984
Thế nhưng
năm 1984, chiến tranh với Tàu lại bùng lên ở biên giới huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà
Giang. Năm 1979, Tàu đánh ta, trình độ chiến đấu và vũ khí của họ khi đó rất
kém, nên bị thua đau. Sau đó, họ lập tức rút kinh nghiệm, tổ chức lại quân đội,
huấn luyện lại, trang bị lại, phát triển mới tất cả các loại vũ khí, súng bộ
binh, đại bác, tên lửa,,,.Họ tự sản xuất được tất cả các loại vũ khí, tên lửa,
đạn các loại, khí tài, quân trang, quân dụng, xe pháo,,,.Và nhất là, họ cũng
rất tích cực học cách đánh từ người Việt Nam ta.