Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Cảnh báo: Chúng ta đang phải "ăn chì" hàng ngày mà không biết

Thái Phong (T.H) | 

Cảnh báo: Chúng ta đang phải "ăn chì" hàng ngày mà không biết

Theo ước tính của FDA, một người lớn có thể hấp thụ khoảng 11% lượng chì trong bát đĩa, còn trẻ em nằm trong khoảng từ 30% đến 75%.

1. Chì độc hại với sức khỏe như thế nào?
Chì là một nguyên tố có trong tự nhiên có một số công dụng nhất định trong đời sống con người. Tuy nhiên, nếu chì được đưa vào cơ thể, nguyên tố kim loại nặng này sẽ gây nên nhiều tác hại cho cơ thể.
Theo các nhà khoa học, nồng độ chì cho phép trong cơ thể người là dưới 10mcg/dL.
Nếu lượng chì trong cơ thể cao hơn mức này sẽ gây ra nhiễm độc chì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây ra tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Những tác hại của chì đối với sức khỏe được kể đến như:
- Gây ra một số bệnh kinh niên, mãn tính như bệnh thận hoặc bệnh thần kinh.

Điều ít biết về mặt trận biên giới Vị Xuyên 1984-1989



Trong 5 năm chiến đấu, các lực lượng vũ trang Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn quân địch, phá hủy 200 khẩu pháo cối, 170 xe vận tải và nhiều kho tàng, trận địa… bắt sống 325 tù binh.
Rạng sáng 12/7/1984, trên cả ba hướng, các đơn vị đồng loạt nổ súng tiến công nhưng trận đánh không thành công, sau đó, BTL Quân khu 2 dùng Su 313 và 356 mở chiến dịch giành lại điểm cao 685, 300-400.


Ngày 26/3/1984, trong khi Quân tình nguyện Việt Nam cùng lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia bắt đầu đợt hoạt động lớn truy quét tàn quân Khmer Đỏ thì ở khu vực biên giới Việt-Trung, Trung Quốc cũng ráo riết chuẩn bị cho chiến dịch tiến công lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam. Trên tuyến biên giới thuộc tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang), Trung Quốc tập trung 4 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn pháo binh của Đại quân khu Côn Minh trên thê đội một, áp sát hướng Vị Xuyên-Yên Minh.

 Chiến sĩ Sư đoàn 325 trên chốt Vị Xuyên năm 1988. (Ảnh tư liệu)
Chiến sĩ Sư đoàn 325 trên chốt Vị Xuyên năm 1988. (Ảnh tư liệu) 

Từ 2/4 đến 27/4/1984, Trung Quốc tiến hành một đợt bắn phá lớn trên toàn tuyến 6 tỉnh biên giới với trên 28.000 viên đạn pháo. Riêng Hà Giang phải chịu hơn 11.000 viên đạn pháo, ngay cả thị xã Hà Giang nằm sâu trong nội địa 18km cũng bị bắn phá.

Hàng nghìn chiến sĩ thương vong ngày cao điểm trận chiến Vị Xuyên

Thứ sáu, 25/7/2014 | 16:56 GMT+
Ngày 12/7/1984, quân đội Việt Nam phản công giành lại những điểm cao bị Trung Quốc chiếm giữ ở Vị Xuyên (Hà Giang), 820 chiến sĩ đã bị thương, sư đoàn 356 có  khoảng 600 người hy sinh.
Tháng 2/1979, Trung Quốc đồng loạt tấn công vào biên giới sáu tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới Việt Nam đã dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều, đánh bại "chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại" của quân Trung Quốc, buộc họ phải rút khỏi Việt Nam vào ngày 18/3.
Dù Trung Quốc rút quân, nhưng trong thư gửi chiến sĩ, đồng bào các tỉnh biên giới quân khu 2, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng lúc bấy giờ nhấn mạnh: "chiến sĩ đồng bào cần nêu cao cảnh giác, vì kẻ địch còn ngoan cố và tiếp tục gây thêm nhiều tội ác mới. Cần tăng cường đoàn kết các dân tộc anh em, đoàn kết quân dân, đoàn kết phía trước và phía sau, thực hiện tốt hơn nữa cuộc vận động “phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu” của các lực lượng vũ trang nhân dân".

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Bài phát biểu của Tổng bí thư Lê Duẩn về Trung Quốc năm 1979

Hồ sơ - Tư liệu

Chúng ta không muốn hận thù dân tộc. Tôi lặp lại: tôi nói điều này bởi vì tôi chưa bao giờ cảm thấy căm thù Trung Quốc. Tôi không cảm thấy như thế. Đó là họ đánh chúng ta.
Nguồn: Thư viện Quân đội Nhân dân, Hà Nội
Tài liệu do Christopher Goscha có được và dịch cho CWIHP
Ngọc Thu, dịch từ: Wilson Center
Nói chung, sau khi chúng ta đánh bại Mỹ, không đế quốc nào dám đánh chúng ta nữa. Chỉ có những người nghĩ rằng họ vẫn có thể đánh chúng ta và dám đánh chúng ta là những kẻ phản động Trung Quốc. Nhưng người dân Trung Quốc hoàn toàn không muốn thế. Tôi không biết những kẻ phản động Trung Quốc này sẽ tiếp tục tồn tại thêm bao lâu nữa. Tuy nhiên, miễn là họ tồn tại, thì họ sẽ tấn công chúng ta như họ vừa thực hiện (nghĩa là đầu năm 1979).

Thù Mỹ, Nga giở giọng bênh Trung Quốc về xung đột Biển Đông ?

Học giả Nga bình luận "lạ" về việc Trung Quốc kéo tên lửa ra Hoàng Sa

(GDVN) - Chúng tôi thấy rõ một Trung Quốc mới, họ có tâm lý sẵn sàng sử dụng vũ lực quân sự.

Hãng thông tấn Nga TASS ngày 18/2 bình luận, bế tắc Trung - Mỹ trên Biển Đông hiện nay đã khiến giới phân tích Nga chú ý đến nguy cơ một cuộc xung đột toàn diện giữa hai nước. Tuy nhiên, một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Trung Quốc và Mỹ trên Biển Đông là điều khó xảy ra, nhưng những va chạm làm hỏng quan hệ hai nước hoàn toàn có thể.
Căng thẳng trên Biển Đông sẽ còn kéo dài và hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy có sự thỏa hiệp giữa Bắc Kinh và Washington, TASS nhận định. 
Những bình luận "lạ"
Học giả Aleksey Maslov từ Trung tâm Nghiên cứu Phương Đông, Đại học Kinh tế nói với TASS: "Tôi sẽ không so sánh tình hình hiện nay ở Biển Đông với cuộc khủng hoảng Caribe (như một số tờ báo phương Tây, theo TASS)".
Học giả Aleksey Maslov từ Trung tâm Nghiên cứu Phương Đông, Đại học Kinh tế, ảnh: hse.ru.
"Trung Quốc chỉ khẳng định sự hiện diện quân sự của mình bằng cách bảo vệ một dải đất, và không gắn với một cuộc tấn công nào chống lại các nước khác như Việt Nam hay Nhật Bản. Tuy nhiên, ở đây chúng ta có thể thấy những thay đổi nhất định trong cơ chế hành vi của Trung Quốc. 

Ông Tập Cận Bình hạ mật lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu Hạm đội Đông Hải?

(Quốc tế) - Trong khi Biển Đông đang ngày một nóng, chuyên gia này nói với Zakzak: “Senkaku nguy mất…

Zakzak, một tờ báo điện tử của tập đoàn Sankei Digital Inc Nhật Bản ngày 19/2 đưa tin, trong lúc Trung Quốc vừa kéo tên lửa ra hạ đặt (bất hợp pháp) ở đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) làm căng thẳng tăng vọt trên Biển Đông, có chuyên gia an ninh Hoa Kỳ lại cảnh báo Nhật Bản về nguy cơ Trung Quốc có thể “bất thình lình cướp đảo Senkaku”.
Chuyên gia giấu tên này cho rằng, quân đội Trung Quốc có kế hoạch chiếm Senkaku trong thời điểm chuyển giao lãnh đạo ở Hoa Kỳ. Trong khi Biển Đông đang ngày một nóng, chuyên gia này nói với Zakzak: “Senkaku nguy mất. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đã quyết định sẽ có một trận sống mái với Nhật Bản”.
Ông Tập Cận Bình trao cờ thành lập Chiến khu, ảnh: egpaper.gmw.cn
Ông Tập Cận Bình trao cờ thành lập Chiến khu, ảnh: egpaper.gmw.cn

Nhà văn Nguyên Bình hỏi cung đại đội quân chính quy Trung Quốc đầu hàng quân du kích xã Quang Long, huyện Hạ Lang, Cao Bằng…

Phạm Viết Đào.


-Số phận " Bản kiến nghị 5 điểm" về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược...
-Đại tá Phạm Xuân Phương: Một số đặc điểm của cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược sau năm 1975 ...

-Đại tá Quách Hải Lượng: Một số bài học xương máu về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược...;

-Tập Cận Bình- Vương Hộ Ninh sao chép “chủ thuyết tập quyền” của Vệ Ưởng-Tần Thủy Hoàng-Lý Tư…

-

-Lợi ích chung của hai nước Việt-Trung lớn hơn bất đồng, một quyết toàn gian của

 TQ; ( phần 1)

-Lợi ích chung của hai nước Việt-Trung lớn hơn bất đồng, một 

quyết toán gian ( phần 2);

-Bài đăng Cũ hơn - Nv Phạm Viết Đào

nvphamvietdao5.blogspot.com/.../bai-3-cac-cong-ty-cua-phap-bo-ra-bao...

12 thg 1, 2016 - Bài 3:Pháp đã bỏ ra bao nhiêu sức ngườisức của để đầu tư xây dựng tuyến đường săt Hải Phòng-Côn Minh ?


 

Nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, là con gái tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, kể về những điều chị chứng kiến khi tham gia lấy cung một đại đội hàng binh thuộc trung đoàn bộ binh 448, sư đoàn 150, quân đoàn 50, quân khu Thành Đô- Trung Quốc tháng 3/1979;
Để đầu hàng, tù binh Trung Quốc khai: họp “ đảng bộ Đảng cộng sản  Trung Quốc” của đại đội mất nửa ngày để ra nghị quyết: kéo cờ trắng đầu hàng dân quân xã Quang Long, huyện Hạ Lang, Cao Bằng trong cuộc chiến tranh tháng 2/1979…

 

Từ đâu chị đến với cái nghề “hỏi cung” hàng binh Trung Quốc bất đắc dĩ này ?

Trước cuộc tấn công 17-2-1979, Trung Quốc đã ít nhiều để lộ âm mưu qua một số kênh khác nhau. Chúng ta chỉ bị bất ngờ về thời điểm nổ súng chứ chúng ta cũng đã có sự chuẩn bị nhiều mặt cho cuộc chiến đấu với ‘anh bạn vàng hay trở mặt’. Chính vì chuẩn bị đối phó nên từ hàng năm trước, các cơ quan hữu quan ở Bộ Quốc phòng đã tìm một số cán bộ quân đội biết tiếng Trung Quốc, tập trung nghiên cứu về đối tượng tác chiến mới này.
Với truyền thống coi trọng công tác vận động binh sỹ địch ra hàng để tránh đổ máu thương vong vô ích cho cả hai bên, cơ quan địch vận cũng khẩn trương vào cuộc.

Chị vào “vai” hỏi cung như thế nào?

Cuộc chiến mới diễn ra chừng hai chục ngày, đến đầu tháng 3-1979, từ Cao Bằng đã có tin báo về: một đại đội quân Trung Quốc đã ra đầu hàng! Thật là một sự kiện hiếm hoi…
Năm 1965, tôi vừa học xong một năm chuyên tu tiếng TQ thì bị cuộc ‘cách mạng văn hóa vô sản’ của ông Mao phá đám; tôi phải về nước học ngành khác.

Lính Trung Quốc: bắn, hủy đốt thương binh Việt Nam trong cuộc chiến ở Vị Xuyên-Hà Giang...

Phạm Viết Đào.

Lính Trung Quốc bắn thương binh Việt Nam tại Cao điểm 1509

Lão Sơn là tên chung mà phía Trung Quốc nói về những trận đánh ác liệt giữa quân Trung Quốc lấn chiếm với bộ đội Việt Nam trên các mỏm núi tại khu vực ngã ba Thanh Thuỷ, gồm địa bàn 2 xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ, Vị Xuyên, Hà Giang giai đoạn từ 1983-1989…
Tại những mỏm núi từng xảy ra những trận đánh giằng co, ác liệt, quân 2 bên tranh dành nhau từng hốc đá, từng khe suối; Phía Việt Nam đã gọi các tên các trận đánh này theo cách riêng:
-Trận đánh bảo vệ 1509 diễn ra ngày 28/4/1984;
- Trận phản công đánh chiếm lại Cao điểm 772, (lính Hà Giang thời đó gọi là “ Đồi thịt băm” ) ngày 12/7/1984;
-Những trận đánh giằng co cuối năm 1984 kéo sang năm 1985 tại Cao điểm 685 ( Lính Hà Giang gọi 685 là “Lò vôi thế kỷ” vì đạn pháo 2 bên ngày đêm bắn phá nên ngọn núi này trắng xoá như vôi)…

Mỹ-Việt: 'Quan hệ chung lớn hơn cá nhân'

   Ông Ted Osius đã có 25 năm làm ngoại giao, với phần lớn thời gian làm việc ở châu Á.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói sẽ không có một yếu tố 'giọt nước làm tràn ly' duy nhất trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.

Trả lời phỏng vấn với BBC tiếng Việt tại Hà Nội vào đầu tháng Hai, ông Ted Osius cũng bình luận về nhân sự Đại hội 12 cũng như chủ đề nhân quyền Việt Nam.

BBC: Tổng thống Obama nói rằng "TPP cho phép Hoa Kỳ - chứ không phải các quốc gia như Trung Quốc – soạn ra luật lệ và lộ trình trong thế kỷ 21, đặc biệt quan trọng trong một khu vực năng động như khu vực châu Á-Thái Bình Dương". Liệu có khả thi để đưa ra các luật chơi tương tự nhằm đối phó với các vấn đề như tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông hay không?

Trong cả hai trường hợp, chúng ta đang nói về việc tăng cường pháp quyền và tạo ra luật lệ để khu vực được thịnh vượng hơn. Trong trường hợp Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông, đó là đảm bảo rằng luật pháp quốc tế được tuân thủ.

Chiến tranh 1979: 'Lò vôi thế kỷ' và 'cối xay thịt người' ở Hà Giang

(VTC News) - Những địa danh, những mỏm đồi mang tên Cối Xay Thịt, Lò Vôi Thế Kỷ, Thác Gọi Hồn, Ngã Ba Cửa Tử… đã nói lên sự kinh hoàng của cuộc chiến này.

Kỳ 2: 'Lò vôi thế kỷ' và 'cối xay thịt người' ở Hà Giang
Đường lên cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang) rộng mênh mang, vắng người qua lại. Thanh Thủy là cửa khẩu quốc tế, nhưng tình trạng buôn bán khá buồn tẻ. Cuộc sống nơi cửa khẩu khá thanh bình.

Đứng ở cửa khẩu Thanh Thủy, nhìn rõ những điểm cao như 468, 685, 772, và lẫn trong mây mờ là điểm cao 1509. 

Những quả địa danh chết chóc như Đồi Đài, Đồi Chuối, Cửa Tử nằm ngay cửa khẩu, nhưng không phải ai cũng biết. Giờ đây, những địa danh khủng khiếp đó đã được phủ màu xanh ngằn ngặt của cây rừng.

Điểm cao 1509 

Đại tá Nguyễn Kim Chung, nguyên Chỉ huy Phó Chính trị, Bộ CHQS tỉnh Hà Giang, hiện sống lặng lẽ trong ngôi nhà ở vùng ven thành phố Hà Giang. Đại tá Chung từng có cả chục năm xông pha trận mạc thời chống Mỹ, nhưng khi nhắc đến cuộc chiến Vị Xuyên, bản thân ông cũng ngậm ngùi.

Đại tá Chung bảo: “Cuộc chiến Vị Xuyên năm 1984 tuy diễn ra rất ngắn, nhưng cực kỳ khốc liệt. Những địa danh, những mỏm đồi mang tên Cối Xay Thịt, Lò Vôi Thế Kỷ, Thác Gọi Hồn, Ngã Ba Cửa Tử… đã nói lên sự kinh hoàng của cuộc chiến này”.

Chiến tranh 1979: Đặng Tiểu Bình ngông cuồng và thua nhục thế nào?

(An Ninh Quốc Phòng) - Nhân kỷ niệm 37 năm Chiến tranh biên giới 1979, chúng tôi xin giới thiệu tới quý độc giả LOẠT BÀI NGHIÊN CỨU RẤT KỸ, CÔNG PHU TỪ CHÍNH TƯ LIỆU CỦA TRUNG QUỐC, LIÊN XÔ… CÙNG CÁC HỌC GIẢ UY TÍN TRÊN THẾ GIỚI, cũng như truyền thông Hoa ngữ.

Chiến tranh 1979: Đặng Tiểu Bình ngông cuồng và thua nhục thế nào?
Chiến tranh 1979: Đặng Tiểu Bình ngông cuồng và thua nhục thế nào?
Trong loạt bài viết kỷ niệm 37 năm Chiến tranh biên giới 1979, chúng tôi đã lần lượt giới thiệu tình hình, quan điểm thực tế từ chính các lãnh đạo, tướng lĩnh và truyền thông Trung Quốc trước và sau cuộc xâm lược của quân đội nước này nhằm vào Việt Nam.

BÚT KÍ CỦA PHẠM ĐÌNH TRỌNG: ĐIỂM CAO TRƯỚC MẶT

Posted by adminbasam on 17/02/2016

TRÒN 36 NĂM KHỞI ĐẦU CUỘC CHIẾN TRANH 10 NĂM (1979 – 1989) DO TÀU CỘNG PHÁT ĐỘNG XÂM LƯỢC BIÊN GIỚI PHÍA BẮC NƯỚC TA. HÀNG CHỤC NGÀN NGƯỜI DÂN VIỆT NAM BỊ GIẶC TÀU GIẾT HẠI. HÀNG CHỤC NGÀN CHIẾN SĨ VIỆT NAM BỎ MÌNH TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG TÀU BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM.
BÚT KÍ “ĐIỂM CAO TRƯỚC MẶT” GHI CHÉP LẠI MỘT SỰ HI SINH CAO CẢ ĐÓ
BÚT KÍ CỦA PHẠM ĐÌNH TRỌNG
17.2.1979 – 2016
Con đường lớn bám theo bờ tây sông Lô càng ngược lên phía bắc càng chênh vênh, gập ghềnh, quanh co giữa núi non chất ngất. Qua khỏi thị xã Hà Giang, con đường lại bị đạn pháo Trung Quốc đào bới nham nhở. Từ đây lên biên giới, con đường hoàn toàn vắng bóng dân, chỉ còn những tốp lính ba lô trên lưng, súng đạn lỉnh kỉnh quanh người lầm lũi hành quân. Rồi đến bóng những người lính cũng không còn nữa. Những người lính đã bỏ con đường lớn rẽ vào những nhánh đường nhỏ sâu hút trong rừng già. Rồi những con đường nhỏ cũng không còn. Chỉ còn những triền núi đất, những vách núi đá giăng giăng như những bức tường thành, tầng tầng lớp lớp. Chỉ còn những đỉnh núi chót vót chon von lẫn trong mây sớm, chìm trong sương chiều. Trong bản đồ tác chiến của những người cầm quân chặn giặc giữ đất, những đỉnh núi đó là những điểm cao được ghi bằng một chữ cái và một chữ số, điểm cao A1, điểm cao B2…

Gs. Carl Thayer - "Giàn tên lửa không thể tấn công Việt Nam, không thể bắn và gây hư hại với Hải Phòng hay Hà Nội"

image-400
   Một trong những tên lửa hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc chụp ngày 03/11/1999. AFP photo


Trung Quốc mới đây đã triển khai giàn tên lửa đất đối không được cho là hiện đại nhất thế giới ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam. Hành động này của Trung Quốc làm dấy lên những câu hỏi về những bước đi tiếp tới của Trung Quốc trong việc quân sự hóa khu vực biển Đông, làm thay đổi hiện trạng và tiến tới đe dọa sự thống trị trên biển của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương. Việt Hà phỏng vấn giáo sư Carl Thayer, chuyên gia thuộc học viện Quốc phòng Úc về những vấn đề này.

Vì sao?

Việt Hà: Theo ông vì sao Trung Quốc triển khai tên lửa ra Hoàng Sa vào lúc này, nó có liên quan gì đến chương trình tự do hàng hải của Mỹ gần đây ở biển Đông hay không?