-“Lợi ích chung của hai nước Việt-Trung lớn hơn bất đồng”- Một “tổng quyết toán”gian của Trung Quốc? ( Phần 3)
Trong phần 1 và phần 2, blog Phạm Viết Đào đã tạm "khái toán" các khoản chi phí tạm ghi vào phần Dư NỢ cho phía Trung Quốc và phần Dư CÓ cho phía Việt Nam về tổng chi phí mà Trung Quốc đã xuất sang Việt Nam ( viện trợ) trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, với giá trị khái toán: 3,5 tỷ USD...
Số tiền mà Việt Nam vay này tạm khái toán Việt Nam mang NỢ Trung Quốc như bài viết đã đặt vấn đề: hoàn toàn chưa đụng đến củ khoai hạt gạo của nhân dân Trung Quốc...
Theo chủ bloc thì khoản tiền này đối ứng với một khoản Dư NỢ mà Trung Quốc phải hạch toán đối ứng với một nguồn tài sản có giá trị có nguồn gốc từ Việt Nam: Đó là Hiệp định sơ bộ ký ngày 6/3/1946 giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại diện cho Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa với Chính phủ Pháp và Hiệp ước Pháp-Hoa ký giữa Chính phủ Pháp với đại diện Chính quyền Trung Hoa dân quốc của Tưởng Giới Thạch, ký đầu năm 1946 trước khi Pháp ký với Chính phủ Hồ Chí Minh...
Cái lõi của 2 hiệp ước này là: Chính quyền Tưởng Giới Thạch đồng ý rút quân ra khỏi miền Bắc Việt Nam, nhường cho quân đội Pháp vào miền bắc danh nghĩa là để giải giáp quân đội phát-xít Nhật; Việc thỏa thuận này được sự đồng thuận của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa thể hiện trong Hiệp định sơ bộ 6/3/1946...
Để đổi lại sự đồng thuận này: quân đội Tưởng Giới Thạch chịu rút ra khỏi miền bắc Việt Nam, phía Pháp đồng ý nhượng lại một số tô giới thuộc quyền sở hữu khai thác của Chính phủ Pháp trên đất Trung Hoa...
Một trong những món hàng đổi chác này đó là quyền khai thác tuyến đường sắt Hà Khẩu-Vân Nam, tuyến đường sắt do phía Pháp đầu tư xây dựng từ 1901-1910 theo dạng giống như BOT ngày nay; Nước Pháp được quyền khai thác, thu lợi tuyến đường sắt này 100 năm tức tới năm 2010...
Với 2 hiệp ước ký đầu năm 1946, kể từ năm 1946, quyền khai thác tuyến đường sắt do người Pháp bỏ tiền xây dựng này về tay Quốc dân đảng và sau năm 1949 thì về tay Cộng hòa nhân dân Trung Hoa của Mao Trạch Đông..
Như vậy, do cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam với quân đội phát xít Nhật và quân đội Pháp mà: chính quyền Tưởng Giới Thạch và chính phủ Bắc Kinh không giây máu mà được ăn phần...
Để hiểu được phần Dư NỢ mà phía Cộng hòa nhân dân Trung Hoa của ông Mao phải chịu hạch toán đối ứng với xương máu của nhân dân Việt Nam, chúng ta cùng nghiên cứu việc người Pháp đã bỏ ra bao nhiêu sức người, sức của để xây tuyến đường sắt này; các tài liệu, số liệu hiện đang được lưu về việc các công ty của Pháp xây dựng tuyến đường sắt này hiện đang giữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1...
Các số liệu được ghi bằng giá trị của đồng tiền thới kỳ đó cho thấy có mấy số liệu đáng chú ý;
"-Công việc khởi đầu năm 1901 và kéo dài đến năm 1910, băng qua những vùng núi cao vực sâu hết sức hiểm trở.
-Tuyến đường sắt Vân Nam bắt đầu xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1910 với chi phí xây dựng là 87.700 đồng bạc/km cho đường sắt đoạn Hải Phòng- Lào Cai và 147.300 đồng/km cho đường sắt đoạn Lào Cai- Vân Nam Phủ. Tổng chi phí cho cả tuyến đường lên đến 102 triệu đồng bạc, tương đương với 243.500.000 phơ-răng tính theo tỷ giá của các năm xây dựng.
--Ít nhất có 12.000 trên tổng số 60.000 công nhân bản địa và khoảng 80 người châu Âu đã chết trong thời gian xây dựng tuyến đường sắt, trong đó nhiều người chết vì bệnh sốt rét. Để vượt chênh lệch độ cao 1.900m giữa Hải Phòng và Côn Minh, đoàn thi công phải bắc 173 cây cầu và đào 158 đoạn đường hầm xuyên núi..."
Việc quy đổi khoản chi phí trên ra giá trị tiền hiện nay là việc khó khăn nhưng không thể không tính được;
Chủ blog chỉ đưa ra một khái toán: Hiện Trung Quốc đang đề nghị giúp Lào xây dựng tuyến đường sắt nối Vân Nam xuyên qua Lào tới Lao Bảo với dự toán 7,5 tỷ USD...Khi tuyến đường sắt xuyên Lào với giá trị 7,5tỷ USD thì nếu Trung Quốc bỏ tiền ra xây dựng tuyến đường sắt Côn Minh-Hà Khẩu không thể dưới 4 tỷ USD...
Cộng với số lợi tức mà TRung Quốc khai thác tuyến đường sắt này từ năm 1949 tới năm 2010, về pháp lý thuộc của Pháp, chắc chắn sẽ vượt xa khoản tiền 3,5 tỷ USD mà Trung Quốc đa bỏ ra chi phí cho 2 cuộc chiến tại Việt Nam...
Cơ sở để chủ blog đưa ra kết luận: số tiền 3,5 tỷ USD mà Trung Quốc chi phí để đánh Mỹ, đánh Pháp đến người Việt Nam cuối cùng ấy, chắc chắn chưa đụng đến một củ khoai, hạt gạo của nhân dân Trung Quốc...
Chỉ tính riêng khoản lợi tức khai thác tuyến đường sắt Hà Khẩu-Côn Minh, Trung Quốc hưởng lợi lớn, đang mang NỢ đối với nhân dân Việt Nam !
Xin đưa lại tư liệu về việc các Công ty Pháp đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Côn Minh-Hải Phòng dưới đây:
Lịch sử đường sắt Đông Dương qua tài liệu lưu trữLộ trình và hoạt động
Tuyến đường sắt này dài 855 km, trong đó 390 km nằm
trên lãnh thổ Việt Nam (từ Hải Phòng lên đến Lào Cai),
và 465 km trên lãnh thổ Trung Quốc (từ Hà Khẩu lên đến Côn Minh). Thời gian xây dựng
tuyến đường sắt này được xây dựng trong vòng 10 năm, từ 1901 đến 1910,
( WikiPedia )
|
Kỳ II: Tuyến đường
Hải Phòng – Vân
Tuyến đường sắt Hải
Phòng – Vân
|
Tuyến Lào Cai- Vân Nam
Công ty nhượng quyền đã giao việc xây dựng tuyến đường Vân
Nam với tổng kinh phí 96 triệu phơ-răng cho một nhà thầu (Công ty xây dựng
đường sắt Đông Dương), tuy nhiên công ty này đã không lường được hết các khó
khăn gặp phải khi thi công. Vùng được chọn xây dựng tuyến đường sắt là khu vực đông
nam tỉnh Vân Nam với hai điểm nút cực là Vân Nam Phủ (Yunnanfou)- thủ phủ,
trung tâm tiêu thụ, phân bố chính của vùng và Mông Tử (Mongtseu)- ga quan trọng
của huyện mỏ Kokieou giúp xuất khẩu thiếc, hoạt động kinh tế chủ đạo của tỉnh
Vân Nam. Tuyến đường Lào Cai- Mông Tử là tuyến đường trung chuyển độc đạo cho
xuất nhập khẩu của Vân Nam .
Vùng này tập trung bồn địa của ba con sông là sông Hồng, sông Quảng Châu và
sông Dương Tử với nhiều loại địa hình phức tạp. Trụ sở “Ban chỉ đạo công trình”
được dựng ở Mông Tử- trọng tâm của tuyến đường và là nơi tập trung thương mại
quốc tế có sự hiện diện công sứ Pháp. Từ Hà Nội, các tàu bè di chuyển đến
Man-Hao, tiếp tục 2 -3 chặng đi bằng ngựa hoặc kiệu từ Man-Hao đến Mông Tử, ở
độ cao 2.120m nên phải mất gần 1 tháng mới tới nơi. Đội tàu của Công ty xây
dựng đường sắt trên sông Hồng gồm 50 ghe, 2 tàu sà lúp chạy bằng hơi nước và
một ca nô gắn động cơ. Những khó khăn trong vận chuyển phục vụ xây dựng tuyến
đường chỉ được khắc phục khi tuyến đường Hà Nội- Lào Cai chính thức đi vào hoạt
động ngày 01/02/1906. Việc tiếp tế cho các đơn vị rải rác suốt dọc tuyến đường
cũng rất khó khăn, do 250 người Âu đảm trách trong các điều kiện địa hình khó
khăn. Tháng 2 và 3/1903, các công trình trên toàn tuyến được đem ra đấu thầu
với 12 nhà thầu, nhưng đến năm 1906, con số này đã lên đến 54 nhà thầu. Ba đoạn
tuyến đầu hợp thành phần thứ nhất dài 144 km được gọi là “Nam-Ti” hay “Hạ
Phần”, hai đoạn tuyến tiếp theo độc lập trực thuộc quản lý của Ban chỉ đạo công
trình. Từ Km200, 4 đoạn tuyến cuối cùng hợp thành phần thứ hai “Thượng phần” vì
chúng gần như nằm ở độ cao trên 1.200 m. Việc chấm công các cu-li và thợ xây sẽ
do các nhân viên đặc biệt thực hiện.
Tuyến đường sắt Vân Nam bắt đầu xây dựng năm 1901 và hoàn
thành năm 1910 với chi phí xây dựng là 87.700 đồng bạc/km cho đường sắt đoạn
Hải Phòng- Lào Cai và 147.300 đồng/km cho đường sắt đoạn Lào Cai- Vân Nam Phủ.
Tổng chi phí cho cả tuyến đường lên đến 102 triệu đồng bạc, tương đương với
243.500.000 phơ-răng tính theo tỷ giá của các năm xây dựng. Các khoản thu gộp
trong năm 1915 đạt 2.770.000 đồng bạc, năm 1921 tăng lên 3.540.000 đồng bạc,
năm 1924 đạt tới 4.228.000 đồng bạc đánh dấu mức tăng trung bình năm là 162.000
đồng bạc. Công ty Hoả xa Đông Dương Vân Nam phụ trách khai thác tuyến Hải Phòng
- Lào Cai ở Bắc Kỳ dưới sự chỉ đạo của một giám đốc khai thác và các trưởng bộ
phận chuyên môn. Các nhà xưởng được xây dựng ở Gia Lâm, gần Hà Nội đảm nhiệm
việc lắp ráp, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị.
Trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1931 mà Đông Dương cũng
chịu ảnh hưởng, để cạnh tranh với các hình thức vận tải khác, Công ty Hoả xa
Đông Dương Vân Nam bắt buộc phải hạ giá cước vận chuyển cũng như tiến hành một
số biện pháp nhằm cải thiện và hiện đại hoá phương thức khai thác: tăng điểm
dừng trên suốt toàn tuyến, đưa vào vận hành các đầu máy có công suất lớn, cho
ra đời dịch vụ lấy và giao hàng tại nhà ở các thành phố lớn. Đặc biệt, một số
dịch vụ thư tín bằng xe hơi cũng được mở cho các vùng Hà Giang và Sa Pa, Đồ Sơn
và Tam Đảo cũng như các trạm dừng mới được thiết lập giữa Yên Bái và Lào Cai
phục vụ cho việc định dân ở vùng thượng du sông Hồng. Công ty cũng cho xây dựng
ở Phố Mới một nhà nghỉ rất hiện đại và tiện nghi nhằm cải thiện điều kiện du
lịch cho điểm nghỉ dưỡng Sa Pa.
Khai thác sử dụng sau năm 1945
Ngày 15/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh huỷ quyền
nhượng quyền khai thác tuyến đường sắt Hải Phòng - Vân Nam ký giữa chính phủ Pháp cho Công ty Hoả xa
Vân Nam
theo Thoả thuận ngày 16/6/1901 (4).
Quyền sở hữu và hưởng lợi từ tuyến đường sắt này cũng như các động sản và bất
động sản phụ trợ chuyển thuộc chính phủ Cộng hoà Việt Nam . Kể từ ngày sắc lệnh trên được
ký, chính phủ Cộng hoà Việt Nam tiếp quản tuyến đường sắt Hải Phòng - Vân Nam,
giao cho Bộ Giao thông và Công chính quản lý tổ chức. Tuyến đường này được sáp
nhập vào tuyến Hà Nội- Sài Gòn (Mạng lưới đường sắt không nhượng quyền) cũng
thuộc sở hữu của chính phủ để thống nhất chế độ quản lý. Bộ Giao thông và Công
chính có thể quyết định trưng dụng nhân sự của Công ty Hoả xa Vân Nam, thiết
bị, tài sản thuộc sở hữu của Công ty trong trường hợp xét thấy cần thiết cho
việc tái cơ cấu tổ chức các tuyến đường sắt. Tuyến đường sắt Vân Nam được mở lại vào năm 1993, theo thoả thuận
song phương giữa chính phủ Việt Nam
và Trung Quốc.
Hoàng Anh - Ngọc Nhàn, Trung tâm lưu trữ Quốc gia I
Tài liệu tham khảo tra cứu:
(1) Phông Công chính Bắc Kỳ TPT
1394
(2) và (4) Phông Đường sắt Đông
Dương- Vân
(3) Phông Đường sắt Vân
(5) RST 6531
(6) Phông Kiến trúc Ga Hà Nội hộp 163
|
Created by
doanthuha
|
Tin khác: |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét