Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Tướng Lý Tác Thành, ‘khắc tinh’ của quân đội Việt Nam?

Ảnh chụp từ Xinhuanet cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bổ nhiệm Tướng Lý Tác Thành làm tư lệnh Quân chủng Lục quân, ở Bắc Kinh, 31/12/2015.
Ảnh chụp từ Xinhuanet cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bổ nhiệm Tướng Lý Tác Thành làm tư lệnh Quân chủng Lục quân, ở Bắc Kinh, 31/12/2015.
Việc bổ nhiệm Tướng Lý Tác Thành, người được mệnh danh là “sát thủ” trong chiến tranh biên giới Việt – Trung, sẽ giúp quân đội Trung Quốc trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, khi tranh chấp lãnh thổ với nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đang nóng lên, các nhà quan sát nhận định.
Ông Lý, 63 tuổi, được chỉ định làm tư lệnh Quân chủng Lục quân mới được thành lập của quân đội Trung Quốc. Ông là một trong số 7 vị tướng lĩnh của quân đội Trung Quốc có kinh nghiệm trận mạc.
Ông gia nhập quân ngũ năm 1970, và tin nói ông từng bị thương trong chiến tranh biên giới Việt – Trung, nhưng từ chối “ngưng chiến đấu”.
Ngoài khía cạnh quân sự, các nhà quan sát cho rằng việc bổ nhiệm này giúp Chủ tịch Tập Cận Bình đạt được một số mục tiêu chính trị.
Dù việc bổ nhiệm ông Lý được tiến hành từ cuối năm ngoái, nhưng những diễn biến gần đây ở Biển Đông, nhất là việc Trung Quốc đưa tên lửa đất đối không tối tân đến Hoàng Sa đã khiến người Việt lưu tâm hơn nữa.
Báo chí Việt Nam cũng đăng tải tin tức về việc thăng tướng của ông Lý. Báo điện tử Một thế giới chạy hàng tít: “Trung Quốc: Tướng tham gia chiến tranh biên giới Việt -Trung được trọng dụng”.

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Ngô Nhân Dụng - Tập Cận Bình đang cưỡi cọp

45ce0-tmp-danlambao

Những hành động hung hăng của Cộng Sản Trung Quốc trong vùng Biển Ðông nước ta nhắm khích động tự ái quốc gia của dân lục địa, trong khi Tập Cận Bình đang tìm cách củng cố uy thế và quyền hành cá nhân. Ngày hôm qua, Thứ Sáu, 19 Tháng Hai năm 2016, Tập Cận Bình đã được Lưu Vân Sơn (Liu Yunshan, 刘云山), người đứng đầu bộ máy tuyên truyền trong Bộ Chính Trị, dẫn đi thăm báo Nhân Dân, đài truyền hình trung ương, và Tân Hoa Xã. Mỗi nơi này đều trương khẩu hiệu “Tuyệt đối trung thành.”

Tướng Nguyễn Quốc Thước: Chiến thuật của Trung Quốc rất nham hiểm

VietTimes - Ngày 14/2, Trung Quốc đã triển khai các khẩu đội tên lửa phòng không HQ-9 tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hành động trên đã làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông, đe dọa an ninh khu vực và thể hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.

Trần Hữu Vinh - /
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước.Trung tướng Nguyễn Quốc Thước.
     Xung quanh động thái này, VietTimes đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, nguyên Tư lệnh Quân Khu 4.
     Trung tướng có đánh giá thế nào về động thái Trung Quốc đưa tên lửa phòng không ra đảo Phú Lâm mới đây?
     Nói đến hành động cụ thể của Trung Quốc thì phải làm rõ bản chất của sự việc đó là như thế nào.

Saigon-Chợ Lớn và Nam bộ: Từ tiền sử đến Phù Nam, đế quốc Khmer và vương quốc Champa

This entry was posted on Tháng Tám 17, 2015, in Lịch sử Việt Nam and tagged , , , , , , . Bookmark the permalink. 3 phản hồi

chan lap
Nguyễn Đức Hiệp
Địa thế
Ít người biết là vùng đất Saigon-Gia Định-Đồng Nai-Bà Rịa, Cần Giờ và Mỹ Tho cách đây hơn 300 năm chủ nhân không phải là người Việt, cũng không phải là người Khmer mà là người Mạ và Stieng. Thuộc hệ ngôn ngữ Mon-Khmer, họ đã hiện diện trên vùng đất rừng rậm hoang dại nhiều thú dữ và sông ngòi chằng chịt này từ ngàn năm trước, cuộc sống của họ một phần bị ảnh hưởng sau đó bởi văn hóa Sa Huỳnh, văn minh Phù Nam, văn hóa Chân Lạp-Khmer và sau cùng là văn hóa Việt–Hoa. Ngày nay họ không còn và biến mất hoàn toàn và chỉ còn rãi rác ở Đồng Nai và Lâm Đồng. Không như những thổ dân ở một vài nơi trên thế giới được may mắn vẫn còn hiện diện trên đất cha ông của họ sau những tranh đấu gian nan, người Mạ hiền hòa đã không có tiếng nói gì và dư âm rất nhỏ bé còn để sót lại trong lịch sử.

'Cây thị ăn thề' gắn với giai thoại vua Lê Lợi

Chủ nhật, 27/12/2015 | 01:00 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|
Sử sách ghi lại, năm 1425 dưới gốc thị tán rộng ở xã Sơn Phúc (Hương Sơn, Hà Tĩnh), vua Lê Lợi cùng thủ lĩnh nghĩa quân Sơn Cốc Nguyễn Tuấn Thiện đã giết ngựa, cắt tóc ăn thề thể hiện quyết tâm đánh đuổi giặc Minh.
Cây thị cổ được nhà chức trách Hà Tĩnh xác định có tuổi đời hơn 700 năm, tọa lạc trong khu vườn của một gia đình tại xóm Kim Sơn II, xã Sơn Phúc (Hương Sơn, Hà Tĩnh).

Răng... người xin thôi quốc tịch Việt Nam đông gấp 10 lần người xin nhập... rứa hè ?


Cho thôi quốc tịch Việt Nam 32.638 người


(GDVN) - Chiều 19/2, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước – ông Đào Việt Trung đã trình bày dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Chủ tịch nước.

Báo cáo nêu rõ, trong nhiệm kỳ, Chủ tịch nước đã đề nghị Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào các nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước đã bổ nhiệm 6 Phó Thủ tướng Chính phủ, 25 Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; miễn nhiệm 1 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và 1 Bộ trưởng.
Về công tác quốc tịch: Trong nhiệm kỳ, Chủ tịch nước đã quyết định cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam đối với 3.157 người; cho thôi quốc tịch Việt Nam đối với 32.638 người.
Chủ tịch nước gặp mặt đại biểu phụ nữ kiều bào. ảnh: TTXVN.
Về bổ nhiệm các chức danh tư pháp, theo đề nghị của các cơ quan chức năng, trong nhiệm kỳ, Chủ tịch nước đã quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại: 9 Phó Chánh án TAND Tối cao; 66 thẩm phán TAND tối cao, Tòa án quân  sự Trung ương; 25 Thẩm phán cao cấp; 771 thẩm phán trung cấp; 1.641 thẩm phán sơ cấp; 7 Phó Viện trưởng VKSND tối cao; 50 kiểm sát viên VKSNDTC; 3 Kiểm sát viên VKS quân sự Trung ương; cho thôi giữ chức vụ đối với 1 Phó Chánh án TAND Tối cao.

Ông Trương Minh Tuấn phát biểu như dưới đây...nghe được

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: “Mạng xã hội là sự tiến bộ nhân loại"

25/11/2015 - 14:36
Sáng nay, 25/11/2015, Bộ TT&TT tổ chức giao ban truyền thông xã hội lần thứ 5 với các doanh nghiệp mạng xã hội, trang thông tin điện tử. Thứ trưởng Trương Minh Tuấn và Thứ trưởng Phan Tâm chủ trì buổi giao ban.
Thứ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh mạng xã hội Việt Nam cần sớm xây dựng được cộng đồng của mình tương tự Singapore đã làm. Ảnh: B.MThứ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh mạng xã hội Việt Nam cần sớm xây dựng được cộng đồng của mình tương tự Singapore đã làm. Ảnh: B.M
Tham dự có đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Sở TT&TT Hà Nội, Hiệp hội Internet Việt Nam, Hiệp hội Truyền thông số Việt Nam... và các doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, mạng xã hội có lượng truy cập lớn.
Mục tiêu của cuộc giao ban lần này là tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước, định hướng hoạt động thông tin trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong thời gian tới.
Phát biểu khai mạc buổi giao ban, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn chia sẻ: “6 tháng qua, các trang thông tin điện tử, mạng xã hội đã làm được nhiều việc. 6 tháng tới, đất nước có nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng, có thể khiến mạng xã hội “nóng” lên, chẳng hạn như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (trung tuần tháng 1/2016), bầu cử Quốc hội (22/5/2016)...

Cụ Hồ mà sống lại cũng phải " ngậm miệng" trước những ông cháu như ông Nguyễn Sinh Hùng, Ksor Phước ?!

Dự luật báo chí: Phải kiểm soát mạng xã hội bằng luật

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN
Lời bàn: Ông Nguyễn Sinh Hùng vừa nhắc câu của ông Hồ: "Dân chủ là phải để cho dân được mở miệng" nhưng lại đôn đốc Quốc hội phải ban hành cho bằng được luật để kiểm soát hành vi "mở miệng" của dân chúng?!Thử hỏi các vị: Dân chúng làm gì có phương tiện báo chí trong tay, họ muốn trình bày ý kiến của mình, họ muốn thực hiện cái "quyền kêu đau", "quyền rên la" chỉ còn cách lập blog, lên mạng; cái hành vi này sắp tới rồi cũng sẽ bị các ông dùng "rừng luật" bịt miệng lại...Cái ông Ksor Phước còn nói câu đại ý: Ai nói trái đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước thì dùng Luật để tước giấy phép, bắt không được nói nữa...Một xã hội văn minh và dân chủ là xã hội cho phép người dân được tự do bày tỏ chính kiến của mình; Cái quyền đó các vị đang định ban hành Luật để bịt lại vậy thì các vị nói học theo Cụ Hồ là học cái gì ?!Cụ Hồ mà sống lại thì cũng sẽ phải ngậm miệng chứ không phải là dân đen ?!
Ngày 18.2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu của dự án Luật Báo chí (sửa đổi). Mặc dù dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) trình ra UBTVQH là dự thảo lần thứ 19, tuy nhiên nhiều đại biểu cho rằng dự luật vẫn “bỏ lọt” trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội khi không đưa nội dung này vào luật.
    Mới quản lý được 40%...
    Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi cho biết, qua tổng hợp có ý kiến đề nghị xem xét đưa trang thông tin điện tử tổng hợp, trang mạng xã hội vào điều chỉnh tại luật này. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị chỉ nên điều chỉnh các sản phẩm thông tin trên tại văn bản dưới luật.

    Nội tình Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới 1979

    Hồ sơ - Tư liệu

    Đặng Tiểu Bình đã lấy các sĩ quan và binh lính làm bia đỡ đạn và làm bậc thang leo lên quyền lực. Đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới cuộc chiến xâm lược Việt Nam.
    Bài viết của tác giả Kiều Tỉnh. Ông từng theo học tại Học viện Ngoại thương Bắc Kinh trong thập niên 1960, sau đó công tác tại TTXVN từ năm 1983 tới năm 2006. Ông là Trưởng Phân xã TTXVN tại Bắc Kinh từ 1984–1991, Trưởng Phân xã TTXVN tại Hồng Kông từ 1996-2001 và 2004–2006.
    Ngày 22/1/2016, trang Đa Chiều trích dẫn ý kiến của giáo sư Đại học Harvard Ezra Feivel Vogel trong cuốn “Thời đại Đặng Tiểu Bình” do Nhà xuất bản Đại học Trung Văn Hồng Kông lưu hành viết về cuộc Chiến tranh biên giới 1979.
    Cuốn sách được đánh giá là tài liệu đáng tin cậy và được giới thiệu như một tác phẩm tiêu biểu trong phần "lịch sử đảng" trên website của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc.

    GIÁO SƯ NGUYỄN NGUYÊN BẢY GIẢI MÃ NGUỒN GỐC PHONG THỦY


    Bí ẩn của phong thủy hay sự thành công là dịch chuyển, vận động đúng lúc, nắm được chữ "Thời' để hành động ngay.

    ...Người Việt thiếu sinh khí, đời sống nhàm chán, tư duy một chiều, sợ hãi thay đổi bản thân hoặc a dua bắt chước người ta một cách vô tri – đó là trái phong thủy, làm sao có thể hạnh phúc. 
    Xa hơn, nguyên khí quốc gia nghèo nàn (tài nguyên con người) – sao có thể bắt kịp thế giới?

























    Từ khi con người biết đến thuật phong thủy đến giờ, nó vẫn y như thế. Từ cổ chí kim vẫn là phong ở trên thủy ở dưới, tức là quẻ “Hoán”. Bản chất của khoa học phong thủy là dịch chuyển (hoán), thay đổi để điều kiện sống của con người tốt nhất có thể. Nhiều người phủ màu sắc huyền bí lên khoa học phong thủy nên nó bị hiểu sai là dị đoan.

    Cảnh báo: Chúng ta đang phải "ăn chì" hàng ngày mà không biết

    Thái Phong (T.H) | 

    Cảnh báo: Chúng ta đang phải "ăn chì" hàng ngày mà không biết

    Theo ước tính của FDA, một người lớn có thể hấp thụ khoảng 11% lượng chì trong bát đĩa, còn trẻ em nằm trong khoảng từ 30% đến 75%.

    1. Chì độc hại với sức khỏe như thế nào?
    Chì là một nguyên tố có trong tự nhiên có một số công dụng nhất định trong đời sống con người. Tuy nhiên, nếu chì được đưa vào cơ thể, nguyên tố kim loại nặng này sẽ gây nên nhiều tác hại cho cơ thể.
    Theo các nhà khoa học, nồng độ chì cho phép trong cơ thể người là dưới 10mcg/dL.
    Nếu lượng chì trong cơ thể cao hơn mức này sẽ gây ra nhiễm độc chì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây ra tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
    Những tác hại của chì đối với sức khỏe được kể đến như:
    - Gây ra một số bệnh kinh niên, mãn tính như bệnh thận hoặc bệnh thần kinh.

    Điều ít biết về mặt trận biên giới Vị Xuyên 1984-1989



    Trong 5 năm chiến đấu, các lực lượng vũ trang Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn quân địch, phá hủy 200 khẩu pháo cối, 170 xe vận tải và nhiều kho tàng, trận địa… bắt sống 325 tù binh.
    Rạng sáng 12/7/1984, trên cả ba hướng, các đơn vị đồng loạt nổ súng tiến công nhưng trận đánh không thành công, sau đó, BTL Quân khu 2 dùng Su 313 và 356 mở chiến dịch giành lại điểm cao 685, 300-400.


    Ngày 26/3/1984, trong khi Quân tình nguyện Việt Nam cùng lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia bắt đầu đợt hoạt động lớn truy quét tàn quân Khmer Đỏ thì ở khu vực biên giới Việt-Trung, Trung Quốc cũng ráo riết chuẩn bị cho chiến dịch tiến công lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam. Trên tuyến biên giới thuộc tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang), Trung Quốc tập trung 4 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn pháo binh của Đại quân khu Côn Minh trên thê đội một, áp sát hướng Vị Xuyên-Yên Minh.

     Chiến sĩ Sư đoàn 325 trên chốt Vị Xuyên năm 1988. (Ảnh tư liệu)
    Chiến sĩ Sư đoàn 325 trên chốt Vị Xuyên năm 1988. (Ảnh tư liệu) 

    Từ 2/4 đến 27/4/1984, Trung Quốc tiến hành một đợt bắn phá lớn trên toàn tuyến 6 tỉnh biên giới với trên 28.000 viên đạn pháo. Riêng Hà Giang phải chịu hơn 11.000 viên đạn pháo, ngay cả thị xã Hà Giang nằm sâu trong nội địa 18km cũng bị bắn phá.

    Hàng nghìn chiến sĩ thương vong ngày cao điểm trận chiến Vị Xuyên

    Thứ sáu, 25/7/2014 | 16:56 GMT+
    Ngày 12/7/1984, quân đội Việt Nam phản công giành lại những điểm cao bị Trung Quốc chiếm giữ ở Vị Xuyên (Hà Giang), 820 chiến sĩ đã bị thương, sư đoàn 356 có  khoảng 600 người hy sinh.
    Tháng 2/1979, Trung Quốc đồng loạt tấn công vào biên giới sáu tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới Việt Nam đã dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều, đánh bại "chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại" của quân Trung Quốc, buộc họ phải rút khỏi Việt Nam vào ngày 18/3.
    Dù Trung Quốc rút quân, nhưng trong thư gửi chiến sĩ, đồng bào các tỉnh biên giới quân khu 2, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng lúc bấy giờ nhấn mạnh: "chiến sĩ đồng bào cần nêu cao cảnh giác, vì kẻ địch còn ngoan cố và tiếp tục gây thêm nhiều tội ác mới. Cần tăng cường đoàn kết các dân tộc anh em, đoàn kết quân dân, đoàn kết phía trước và phía sau, thực hiện tốt hơn nữa cuộc vận động “phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu” của các lực lượng vũ trang nhân dân".

    Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

    Bài phát biểu của Tổng bí thư Lê Duẩn về Trung Quốc năm 1979

    Hồ sơ - Tư liệu

    Chúng ta không muốn hận thù dân tộc. Tôi lặp lại: tôi nói điều này bởi vì tôi chưa bao giờ cảm thấy căm thù Trung Quốc. Tôi không cảm thấy như thế. Đó là họ đánh chúng ta.
    Nguồn: Thư viện Quân đội Nhân dân, Hà Nội
    Tài liệu do Christopher Goscha có được và dịch cho CWIHP
    Ngọc Thu, dịch từ: Wilson Center
    Nói chung, sau khi chúng ta đánh bại Mỹ, không đế quốc nào dám đánh chúng ta nữa. Chỉ có những người nghĩ rằng họ vẫn có thể đánh chúng ta và dám đánh chúng ta là những kẻ phản động Trung Quốc. Nhưng người dân Trung Quốc hoàn toàn không muốn thế. Tôi không biết những kẻ phản động Trung Quốc này sẽ tiếp tục tồn tại thêm bao lâu nữa. Tuy nhiên, miễn là họ tồn tại, thì họ sẽ tấn công chúng ta như họ vừa thực hiện (nghĩa là đầu năm 1979).