Mùa mưa 2015 đến muộn và kết thúc sớm nên dòng chảy bị thiếu hụt, mực nước sông Me Kong xuống thấp nhất 90 năm qua. Xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm hơn cùng kỳ gần 2 tháng, làm chết hàng trăm nghìn ha lúa.
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua Đề án Danh sách Lãnh đạo kế nhiệm trong “thời kỳ bất thường.” (Ảnh: Internet)
Vừa qua, truyền thông Hồng Kông tiết lộ, vào đầu năm nay, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thông qua Đề án Danh sách Lãnh đạo kế nhiệm trong “thời kỳ bất thường”, theo đó nhiều phương án liên quan đến Ban Lãnh đạo tối cao kế nhiệm trong trường hợp có bất trắc đã được đưa ra.
Sau Đại hội 18 ĐCSTQ, với chương trình chống tham nhũng của lãnh đạo đương nhiệm, ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Vương Kỳ Sơn đã nhiều lần bị ám sát, nhưng đều may mắn thoát nạn. Theo Tạp chí Tranh Minh ở Hồng Kông số tháng Ba, vào đầu tháng Một năm nay, trước khi ông Tập Cận Bình đến Trùng Khánh thị sát Tập đoàn quân 13, Bộ Chính trị ĐCSTQ đã nghiên cứu thông qua “Đề án Đặc biệt” do các ông Vương Hộ Ninh, Hứa Kỳ Lượng và Lật Chiến Thư đưa ra.
Được biết, “Danh sách đặc biệt” này có tên “Đề án Thành viên Ban lãnh đạo kế nhiệm trong nhiệm kỳ Đại hội 18, nếu có tình hình bất thường.”
Một số thí dụ về những sự khác biệt giữa biên giới Việt Nam - Trung Quốc và bản đồ của Quân đội Mỹ (phần 2)
Dương Danh Huy, Phạm Quang Tuấn và Phan Văn Song (Bài đã được đăng trên DL ngày 8/10/2013)
Lưu ý
Trước khi xem các bản đồ dưới đây, cần phải đọc lời giới thiệu trong phần 1 của bài này.
Bản đồ Na Lay (12)
Đa số các cột mốc mới ở đoạn này không sai lệch nhiều so với đường biên giới trên bản đồ AMS:
Bản đồ Hà Giang (13)
Khu vực giữa Núi Đất (cao điểm 1509) và cửa khẩu Thanh Thủy: cột mốc mới 260 (gần chữ “Nieou”, nhìn không rõ trong hình vì điểm xanh bị số 260 che) lấn về phía Việt Nam:
Cột mốc 260 (được khoanh tròn) với biên giới theo bản đồ 15 đính kèm với Nghị định thư (đường đỏ):
Bài viết dưới đây được đưa lên blog Phạm Viết Đào năm 2010, trang này
hiện không còn nhưng may mắn còn được blog Huy
Nguyen*Loan Phan giữ hộ...Xin cảm ơn Nguyen*Loan Phan !
Fr: Huy Nguyen*Loan Phan HÀ MINH THÀNH LÀ AI ? Hà Minh Thành là người ngồi bên đống đá trên Cao điểm 1509 nơi đã diễn ra cuộc giao tranh khốc liêt 12/7/1984 với quân TQ .
Đây là ngôi mộ tập thể chôn thi hài các liệt sĩ cũng như các thương binh nặng nhẹ, các tù binh VN bị quânTQ tập trung xử bắn hàng loạt tại chỗ rồi không phân biệt đã chết hay còn sống liệng xuống cái hố đó ,dùng lực lượng hóa học đốt, sau đó cho xe ủi ấp. Ông Vương Hoàn Hải một sĩ quan Trung Quốc từng tham gia cuộc chiến đó cho biết trong cái hố đó có khoảng 3700 xác binh sĩ VN. ( 1 ) Cho đến ngày hôm nay ông ta và các đồng đội vẫn còn ám ảnh nhửng tiếng kêu gào của các thương binh và tù binh bị thiêu sống...Ảnh Hà Minh Thành chụp năm 2009... Blog Phamvietdaonv: Đây là bức thư của Hà Minh Thành gửi cho blog Phamvietdaonv năm 2010, bức thư này đã đưa lên blog tại địa chỉ: http://vn.360plus.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=5963... Trong bức thư Hà Minh Thành kể cho chủ blog về chuyến đi tháp tùng Đoàn làm phim Nhật Bản do Đạo diễn Bành Trung Nghĩa, gốc Trung Quốc sang làm một bộ phim về chiến tranh biên giới Việt-Trung. Hà Minh Thành đi theo Đoàn làm phim để giúp phiên dịch tiếng Việt vì nghe tin tại Lão Sơn nay thuộc phần đất Trung Quốc hiện còn một số bà con người Dao đang sống.. Đoàn đã lên quay tại Cao điểm 1509, phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn, lá cao điểm Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1984, hiện nay thuộc về Trung Quốc... Hà Minh Thành đã gửi cho blog Phamvietdaonv một số ảnh do anh chụp trong chuyến đi này:
Chào anh Đào ! Em là Hà Minh Thành, ở Nhật xin gửi tặng anh Đào một số hình ảnh về núi Đất bây giờ đã thuộc về Trung Quốc sau hiệp định hoạch định biên giới; tên mới của Trung Quốc bây giờ là Lão Sơn mà em đã chụp vào tháng 12 năm ngoái ( 2009 ). Khu vực này hiện tại vẫn còn được xem là khu vực quân sự trọng yếu do quân đội Trung Quốc quản lý. Dĩ nhiên ngoài những chỗ họ cho phép thì hầu như họ cấm chụp ảnh, quay phim với lý do có rất nhiều mìn.
Blog Phạm Viết Đào: Hiện trên mạng đang lưu bài viết dưới đây trên "FB Giáo dục Quốc phòng", không rõ FB này là của cơ quan hay cá nhân nào ?
Bài viết xuất hiện vào ngày 4/5/2013, không biết có nhằm mục đích dọn đường dư luận cho việc Phạm Viết Đào " xộ khám" 1 tháng sau đó, ngày 13/6/2013...
Xin đưa lại bài viết này để quý vị đọc, kiểm chứng thêm về trận Trung Quốc đánh chiếm 1509 nổi tiếng thế giới...
Theo tác giả bài viết này thì từ tháng 9/1989 Trung Quốc đã rút khỏi điểm cao này, trả lại cho Việt Nam ??/
Trên mạng có thể các bạn sẽ gặp các tài liệu của "nhà văn" Phạm Viết Đào về "bí mật trận chiến Núi Đất", được ngụy tạo khá tinh vi để đưa ra những thông tin bịa đặt về trận chiến trên cao điểm 1509 ở Hà Giang.
Về vấn đề này, chúng tôi xin trình bày những thông tin có được như sau:
1. Lịch sử:
Điểm cao 1509 thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đây là vị trí có khả năng khống chế khu vực bờ bắc suối Thanh Thủy cho đến cửa khẩu Thanh Thủy phía đông sông Lô. Đỉnh 1509 gồm 2 mỏm, đường biên giới Việt-Trung chạy qua giữa 2 mỏm này.
Sau chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979, ta đưa bộ đội lên chốt giữ cả 2 mỏm của 1509 (nghĩa là cả phần nằm trong lãnh thổ Trung Quốc).
Chúng ta đã từng nghe Đại
Tướng BT Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh phát biểu tại Diễn đàn Quốc
hội, phản ánh tâm tư của nhiều sĩ quan cao cấp không được phong tướng, không
cho họ làm “ông Tướng”…
Trong 5 năm qua, theo báo
chí đưa tin: đã có 300 sĩ quan được phong quân hàm cấp tướng; blog Trần hung 09
đã có một đuc kết vui: “bình quân mỗi năm có 100 em được phong tướng’’’
Blog Phạm Viết Đào xin đưa
lên mạng tâm tư của những binh bét, những người lính giữ chốt ở Vị Xuyên Hà
Giang trong những năm tháng chống quân Trung Quốc xâm lược để cư dân mạng thấy:
Quân đội ta hiện nay cõ nhiều người tâm tư lắm, không chỉ có mấy ông tướng…
CCB F 313 Vũ Xuân Trường quê
Sơn Dương-Tuyên Quang:
Lúc xảy ra chính sự thì ai cũng lai ra chiến đấu, không nghĩ đến sống chết; Sau này về gặp lại nhau, thấy mình còn sống thế là mừng rồi…
Cuộc sống của anh em chúng
tôi hồi ở 1509 gian nan vất vả không tính hết được; hồi ở trên đó 3 anh em
chúng tôi chung nhau một cái áo bông thay nhau mặc; ở trên đó việc tắm phải
tính là cả tháng mới tắm vài lần…
Ba anh em chúng tôi đã sống
chung với nhau trên ấy những năm tháng ác liệt nhất, tồn tại đến bây giờ nên
quý nhau lắm…bây giờ kể ra lại bảo mình kể công với đất nước;
CCB F 313 Lê Hải Thịnh:
Phải chống được tham nhũng, phải nghe những lời nói thẳng nói thật thì mới động viên được thanh niên ra bảo vệ biên cương tổ quốc…
Theo tôi nhà nước nên trao cho những ai từng tham gia giữ chốt ở Hà Giang mỗi người một cái huân chương…
Cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược ở mặt trận Vị Xuyên-Hà Giang xảy ra ác liệt, như Đại tá Đỗ Thanh Trì Sư trưởng 313 kể: có một số trận quân F 313 đã trực tiếp đánh giáp lá cà với quân Trung Quốc...
Theo Trung tá Hoàng Văn Văn Xiển, một trinh sát pháo binh của E 457-F 313 thì chiến tranh ở Vị Xuyên hồi đó chủ yếu 2 bên sát thương nhau bằng hỏa lực pháo, ít trận lính dùng súng bộ binh bắn thẳng vào nhau.
Lúc cao điểm địa bàn Vị Xuyên phía ta tập trung 4 trung đoàn pháo, khoảng trên 100 khẩu pháo lớn loại 105 mm, chưa kể pháo nhỏ; Lực lượng pháo binh của Trung Quốc thường có số lượng gấp 3 gấp, 4 lần của ta; cơ số đạn của Trung Quốc cũng nhiều gấp bội lần của ta...
Blog Phạm Viết Đào ghi lại một số cuộc trò chuyện với "3 chàng ngự lâm pháo thủ" của mặt trận Vị Xuyên-Hà Giang năm xưa, những con người có trận một ngày đêm đã tham gia bắn sang trận địa Trung Quốc 11 vạn quả pháo để đáp trả 16 vạn quả pháo của Trung Quốc như lời Đại tá Sư trưởng 313 Đỗ Thanh Trì...
Chúng ta nghe họ kể về những trận đấu pháo ác liệt ở Vị Xuyên-Hà Giang giai đoạn 1984-1988; có những trận bắn pháo đến lả cả người; Nghe những " chàng ngự lâm pháo thủ" của Vị Xuyên-Hà Giang kể về thực tại họ phải vượt lê di chứng của những trận đấu pháo với Trung Quốc và vật lộn với bạo quyền của chính quyền sở tại để duy trì cuộc sống ?
1/CCB E 457-F 313 Nguyễn Văn Phong, quê Thủy Nguyên Hải Phòng:
Nếu xảy ra chiến tranh với Trung Quốc bây giờ, nếu còn sức, tôi tiếp tục tham gia pháo binh hoạc động viên con tôi lên đường nhập ngủ bảo vệ đất nước
Có lệnh tổng động viên, tôi xung phong nhập ngũ, lúc đó người bé nhỏ chưa đủ cân nên đã phải xin thêm cân để được đi...
Đầu năm 1985 tôi được điều lên Vị Xuyên Hà Giang, được bố trí vào đơn vị pháo 85; Có những trận đấu pháo kéo dài 7 ngày, 7 đêm liền; Có những đêm khẩu đội của tôi bắn 400-500 quả sang trận địa Trung Quốc...
Tôi là pháo thủ số 2, thường mỗi phút bắn một phát tôi bắn được 2 phát, nhiều anh em lả đi vì không chịu được sức ép của tiếng nổ...Tôi là một trong những người chịu đựng được nên đã được giấy khen và thưởng cho 15 ngày phép...
Clip này được thực hiện bên suối Thanh Thủy, trước của Hang Dơi năm 2012
2/CCB Trần Ngọc Viên-Quê ở Bình Xuyên, Vĩnh Phúc: Tai bị nghễnh ngãng do di chứng của những trận đấu pháo với Trung Quốc;
Trận 12/7/1984, quân ta thương vong nhiều vì lính trẻ chưa có kinh nghiệm tránh pháo...
Trần Ngọc Viên là người trực tiếp tham gia bắn pháo yếm trợ trận 12/7/1984- trận mang mật danh MB 84; Trận này, phía Việt Nam huy động một lúc 4 trung đoàn đánh chiếm lại những 4 cao điểm bị Trung Quốc lấn chiếm ở khu vực Thanh Thủy-Vị Xuyên-Hà Giang...
Đơn vị của Trần Ngọc Viên từng tham gia bắn yểm trợ các trận đánh các cao điểm 233, 400 ( trận Đồi Đài), 685 và 772...
3/ CCB E 457-F 313 Đỗ Trọng Năng, quê ở Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
Tiều đội trưởng chỉ huy 1 khẩu 105 từng tham gia bắn yểm trợ cho trận bảo vệ Cao điểm 1509 tháng 4/1984; Đơn vị của anh đã bắn đến những viên đạn cuối; Tiểu đội của anh chỉ giữ lại 3 viên cuối cùng đề phòng nếu bị Trung Quốc tràn sang thì cho hủy pháo và dùng AK đánh nhau với lính Trung Quốc...
Đầu năm 1985, sau Đại quân khu Thành Đô, Đại quân khu Tế Nam trực tiếp tham chiến tại Mặt trận Vị Xuyên, Đại quân khu Bắc Kinh được điều đến; Chỉ huy đội quân này là Tướng Túc Nhung Sinh, con trai Đại tướng Túc Dụ-Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc... Đại tá Bùi Như Lạc không nhớ tên chỉ huy phía Trung Quốc nhưng ông biết Sư 313 có nhiệm vụ chống lại quân của Đại Quân khu Bắc Kinh...
Tàu tuần duyên của Trung Quốc (màu trắng) đối diện với tàu cảnh sát biển Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 210 km (130 hải lý), 14/05/2014.REUTERS/Nguyen Minh/Files
Ảnh vệ tinh do Hoa Kỳ công bố trong thời gian gần đây đã vạch trần các hành vi quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc. Hành động của Bắc Kinh không chỉ phớt lờ các tuyên bố chủ quyền của Hà Nội trong khu vực, mà còn trực tiếp đe dọa an ninh của Việt Nam. Trước các hành động đó, Việt Nam đã có một loạt phản ứng được giới phân tích đánh giá là nhanh chóng và cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Trả lời RFI qua thư điện tử, giáo sư Carlyle Thayer cho rằng đã có « đồng thuận » trong giới lãnh đạo mới tại Việt Nam là cần phải quyết đoán hơn.
Vào tháng 9 năm ngoái 2015, nhân chuyến viếng thăm Mỹ, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công khai cam kết là Bắc Kinh sẽ không quân sự hóa Biển Đông. Lời hứa này đã nhanh chóng bị thực tế hiện trường chứng minh là lời hứa suông.
Bằng chứng do các phương tiện truyền thông Mỹ cũng như Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington công bố trong tháng Hai 2016 này, cho thấy là Bắc Kinh đã cho triển khai tên lửa địa đối không Hồng Kỳ HQ-9, đồng thời cho điều hai loại chiến đấu cơ Thẩm Dương J-11 và Tây An JH-7 đến đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Ảnh vệ tinh mới nhất cũng cho thấy là Trung Quốc vừa củng cố các phi đạo xây trên đá Chữ Thập (Fiery Cross), Xu Bi (Subi), Vành Khăn (Mischief), vừa cho xây dựng hệ thống radar tần số cao trên đá Châu Viên (Cuarteron), và các trạm radar khác trên đá Ga Ven (Gaven), đá Tư Nghĩa (Hughes) và đá Gạc Ma (Johnson South). Mục tiêu quân sự của các công trình này rất hiển nhiên.
Việc Trung Quốc đang biến những bãi cạn trên quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) thành những căn cứ quân sự (phi pháp) để độc chiếm Biển Đông khiến Mỹ không thể ngồi yên.
Chúng ta đã được chứng kiến một loạt hành động, biện pháp của Mỹ nhằm ngăn chặn Trung Quốc. Đó là:
- Dùng máy bay, tàu chiến tuần tra để thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc (như đưa máy bay B-52 vào Vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông);
- Bật đèn xanh cho Nhật Bản xây dựng quân đội mang tính tấn công và sẵn sàng tác chiến tại Biển Đông khi lợi ích quốc gia của Mỹ, Nhật Bản bị xâm hại;
Nước Úc cũng chính thức có hành động ở Biển Đông, cùng với đó, liên minh tuần tra của Indonesia, Malaysia và Singapore đang sẵn sàng.
Điểm nhấn đặc biệt chú ý là Mỹ - Nhật - Úc (Liên minh quân sự mạnh, trụ cột của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương) đã sẵn sàng can thiệp trực tiếp vào Biển Đông nếu Trung Quốc tiếp tục gây hấn.
Do tính chất không thể thỏa hiệp nên các biện pháp cùng hành động của Mỹ và đồng minh nhằm đối đầu với Trung Quốc khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng và rất dễ xảy ra xung đột.
(Dân trí) - Đó là lời tâm sự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Tham tán Thương mại năm 2016 diễn ra ngày 26/2. Sau khi nghe các doanh nghiệp phản ánh về những khó khăn trong công tác xuất khẩu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói như sau: “Tôi cảm thấy rất tiếc là tôi cũng quan liêu. Nếu nghe được những ý kiến đó sớm sẽ góp phần giúp các đồng chí giải quyết”. >> Thủ tướng: "Làm ăn tốt tướng đi cũng khác, nợ nần tướng đi co ro lắm!" >> Đúng là dân không tin, thưa Thủ tướng!
Đây có thể nói là tâm sự cũng là lời tự phê của Người đứng đầu Chính phủ trong lĩnh vực này.
Chỉ còn ít tháng nữa, nếu không có gì thay đổi, theo cơ cấu tổ chức của Việt Nam ta hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ kết thúc nhiệm kỳ công tác sau 10 năm điều hành Chính phủ.
(Pháp luật) - Trong các sự kiện được Liên kết Việt tổ chức rầm rộ, bao giờ cũng có hàng chục sĩ quan quân đội mà lại là sĩ quan cao cấp. Mặc dù các vị sĩ quan này đã nghỉ hưu nhưng sự xuất hiện của họ chính là một trong những nguyên nhân chính để các nạn nhân dễ bị lừa bởi xưa nay, người dân vẫn đặt niềm tin gần như tuyệt đối vào quân đội.
Hai sĩ quan quân đội còn được Liên kết Việt bổ nhiệm vào ban lãnh đạo. Đó là Đại tá Nguyễn Văn Tùng – Phó TGĐ Tập đoàn Thiết bị y tế BQP; Đại tá Dương Công Minh – Phó TGĐ Đối ngoại. Thế thì ai chẳng tin?
Trong một lần tổ chức sự kiện, có cả Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ quốc phòng tham dự. Thế thì ai chẳng tin?
Trận này theo báo chí Trung Quốc xảy ra 31/5/1985
phía Trung Quốc là quân của Quân ( sư ) 24 của Đại Quân khu Bắc Kinh dưới quyền
chỉ huy của Túc Nhung Sinh, con trai của Đại tướng Túc Dụ…Sau trận này, do phía
Trung Quốc chịu hy sinh quá lớn, một lình Trung Quốc bất mãn đã nổ súng bắn vào
Túc Nhung Sinh nhưng không trúng, sau đó người lính này đã tự sát…Mặc dù thất
trận nhưng con đường hoạn lộ của Túc Nhung Sinh lại hanh thông vì là con cha
cháu ông, theo tác giả bài viết này…
Về trận đánh này, theo Đại tá Đỗ Thanh Trì, khi sang
Thái Lan, bị báo chí hỏi, Bí thư Đảng CS Trung Quốc Triệu Tử Dương trả lời:
Trung Quốc tổn thất 500 quân. Theo Đại tá Đỗ Thanh Trì thì ta đã tiêu diệt được
3000 quân Trung Quốc…
Đọc bài viết này do báo chí Trung Quốc viết để hiểu
thêm trận đánh lớn xảy ra tai khu vực cửa khẩu Thanh Thủy giữa quân của Sư 313
của Việt Nam với quân của Đại quân khu Bắc Kinh mà Đại tá Đỗ Thanh Trì và Đại
tá Bùi Như Lạc trực tiếp chỉ huy…
Đồi Đài, nơi xảy ra chiến sự ác liệt trên bản đồ là Cao điểm 233 nằm ở khu vực cửa khẩu Thanh Thủy
Sau thảm bại ngày 31 tháng 5, quân 67 còn xảy ra một chuyện
trước sau chưa từng có trong chiến tranh với Việt Nam. Một người chiến sĩ, vốn
người Táo Trang [18], từ trận đánh đồi 211 may mắn được sống quay về, vào giờ
ăn cơm sáng, bước vào nhà ăn sở chỉ huy quân 67, nhằm Túc Nhung Sinh mà bắn,
Túc Nhung Sinh nhanh nhẹn trốn xuống gầm bàn ăn, nên không bị thương. Nhưng
người cảnh vệ của họ Túc thì bị giết chết, Quân trưởng Quân 67 Trương Chí Kiên
bị thương xuyên bả vai, còn mười người gồm binh lính sĩ quan đang đứng tại hiện
trường cũng trúng thương…
1- KINH TẾ : Ngày nay rất hiếm có người TQ nào kể cả đảng viên còn tin vào Mác. TQ thật ra được cai trị bởi một câu lạc bộ doanh nhân nhà nước gọi là đảng CSTQ. Tất cả mọi nổ lực của họ là để làm giàu. Thế nhưng họ không có bất kỳ một sáng tạo nào ngoài copy , kể cả chính sách kinh tế. Họ copy lại từ Nam Hàn chính sách "Vây để Xây ". Nhưng Nam Hàn làm theo nhu cầu thị trường còn TQ làm theo kế hoặch nhà nước. Từ đó khiến cho nền kinh tế khổng lồ của TQ nếu trừ đi phần xây dựng thì nó chỉ còn là một nền kinh tế khiêm tốn chủ yếu là làm thuê cho nước ngoài. Chính quyền Tàu đã nhận ra họ không thể cứ như vậy mãi mãi. Họ phải tìm ra lối thoát. Chiến tranh.