Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

Hiệp định sơ bộ 6/3/1946: Nước cờ sắc sảo của Hồ Chủ tịch và Đảng ta

Trung Hiếu | 2

-Xem thêm chùm bài của Phạm Viết Đào:

Viết nhân 70 năm Chính phủ VNDCCH ký Hiệp định sơ bộ với Chính phủ Pháp

( 6-3-1946-6-3-2016 ); thẩm định lại các giá trị quyết toán của “Tài khoản quan hệ chính trị” của quan hệ Việt-Trung qua 2 cuộc chiến tranh...

Phần 1:“Lợi ích chung của hai nước Việt-Trung lớn hơn bất đồng”- Một “tổng quyết toán”gian của Trung Quốc? 

 

Phần 2:“Lợi ích chung của hai nước Việt-Trung lớn hơn bất đồng”- Một “tổng quyết toán”gian của Trung Quốc? 

Phần 3:“Lợi ích chung của hai nước Việt-Trung lớn hơn bất đồng”- Một “tổng quyết toán”gian của Trung Quốc? 


Hiệp định sơ bộ 6/3/1946: Nước cờ sắc sảo của Hồ Chủ tịch và Đảng ta
Lễ ký kết Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 tại 38 Lý Thái Tổ, Hà Nội. Từ trái qua phải: Hồ Chí Minh, Hoàng Minh Giám, Sainteny, Pignon, Caput. Ảnh: Nguyễn Bá Khoản.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Chính phủ đã thực hiện một nước cờ chính trị sắc sảo khi ký Hiệp định sơ bộ với Pháp vào ngày 6/3/1946.

Cách đây đúng 70 năm, chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chính phủ Cộng hòa Pháp ký kếtHiệp định sơ bộ tại Hà Nội.
Bản Hiệp định Việt-Pháp này được đánh giá là kỳ tích khởi đầu lịch sử đấu tranh ngoại giao của nước Việt Nam mới.
Trong 30 năm đấu tranh (1945-1975), ngành ngoại giao Việt Nam có 3 cột mốc nổi bật là Hiệp định sơ bộ 6/3/1946, Hiệp định Geneva 1954 và Hiệp định Paris 1973.
Hiệp định sơ bộ Việt-Pháp 6/3/1946 khác với 2 hiệp định sau ở chỗ đây chưa phải là văn kiện chấm dứt một cuộc chiến tranh mà mới chỉ là hiệp định tạm thời trước khi đạt được một thỏa thuận song phương chính thức giữa Việt Nam và Pháp.
Tuy nhiên văn kiện tạm thời đó lại có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam trong bối cảnh đặc thù thời đó.
Chính Hiệp định sơ bộ này đã tạo nền tảng vững chắc để bảo vệ nền độc lập dân tộc trong giai đoạn đầu của chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Điểm qua các lâu đài bị ma ám nổi tiếng ở Romania





Posted By ETvn Staff 15 On In Khảo cổ,Khoa học,Khoa học huyền bí | No Comments


Romania có rất nhiều cảnh đẹp và địa điểm bí ẩn cho du khách khám phá, tuy nhiên việc lựa chọn những địa điểm trong danh sách dưới đây có thể khiến bạn phải rùng mình…

Lâu đài Banffy: Những con dơi bí ẩn và những linh hồn lang thang chưa yên nghỉ

Lâu đài Banffy nằm ở xã Bontida, được xây dựng bởi gia đình Banffy trong khoảng thời gian từ 1437-1543. Vào năm 1944, quân Nazi cho cải tạo lâu đài này thành một bệnh viện quân đội và sau đó nó đã được sử dụng như một kho lưu trữ. Tuy nhiên, đến ngày nay, chỉ có nhà nguyện và một phần nhỏ của tòa lâu đài được trùng tu.




lau dai ma am o romania 1
Lâu đài Banffy ở xã Bontida, Romania. (Ảnh: Cristian Bortes)

Với khung cảnh thơ mộng và nên thơ của mình, tòa lâu đài này đã trở thành địa điểm vui chơi yêu thích của những bạn trẻ trong vùng. Chính vì vậy, rất nhiều người trong số họ đã có cơ hội tự mình được chứng kiến một số hiện tượng kỳ lạ tại nơi đây.
Theo đó, bên dưới tòa lâu đài này có một đường hầm bí mật với một đầu bắt nguồn từ tòa lâu đài còn đầu kia thông ra nhà thờ La Mã-Hy Lạp. Bên trong đường hầm cũng được trang bị các thiết bị dùng cho việc vận tải; những đứa trẻ trong vùng rất thích đi qua đi lại trong đường hầm này và kể lại rằng thường xuyên bắt gặp rất nhiều dơi bay trong đường hầm, mặc dù không có con dơi nào khác được tìm thấy trong khu vực.
Không những vậy, lâu đài và đất đai xung quanh cũng bị nghi chứa những hồn ma chưa yên nghỉ bởi thỉnh thoảng người ta lại bắt gặp linh hồn của các binh lính đi lang thang gần khu vực này…




lau dai banffy romania
Lâu đài Banffy, Romania. (Ảnh: Internet)

Lâu đài Bran: Hồn ma của người nổi tiếng và sự xuất hiện của mùi hoa violet

Lâu đài Bran hoàn thành vào năm 1377 và được sử dụng cho mục đích quân sự. Qua thời gian, rất nhiều tòa tháp đã được xây thêm và đến năm 1920, Nữ hoàng Maria đã hạ lệnh cho trùng tu lại tòa lâu đài này. Giống như Banffy, đây cũng là một trong những tòa lâu đài nổi tiếng nhất ở Romania với các hiện tượng ma ám và được ghé thăm vô số lần bởi những nhà điều tra hiện tượng siêu thường.

Mỹ-Trung đối đầu trên Biển Đông, Nga sẽ giữ vai nào trong tấn kịch?

Đăng Bởi  - 

Tan kich My-Trung doi dau tren Bien Dong, Nga se giu vai nao ?

Tấn kịch Mỹ-Trung đối đầu trên Biển Đông đang nóng lên khiến các nhà phân tích Nga đặt dấu hỏi Nga sẽ giữ vai trò nào nếu tham gia?







Tấn kịch Mỹ-Trung đối đầu trên Biển Đông rực nóng sau khi hải quân Mỹ đưa đội tàu gồm tàu sân bay hạt nhân John C.Stennis với hơn 7.000 thủy thủ, tàu tuần dương Mobile Bay và 2 tàu khu trục Stockdale, USS Chung-Hoon đến Biển Đông nhằm phô diễn lực lượng từ ngày 1.3.
Hải quân Mỹ nói đội tàu này thuộc Hạm đội 7 thực hiện chuyến tuần tra định kỳ và thực hiện các kiểm tra, diễn tập kiểm soát tổn thất.

Tại sao Quốc Ca VNCH lại là một bài hát của một Đảng viên CS ?

Bạch Diện Thư Sinh

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
Đọc báo mạng, chúng ta thường bắt gặp một số phản hồi từ các độc giả trẻ trong nước thắc mắc tại sao Việt Nam Cộng Hòa và các cộng đồng người Việt Quốc gia hải ngoại lại lấy một bài hát của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, một Đảng viên Cộng Sản, để làm bài Quốc ca ?
Để góp phần giải tỏa phần nào thắc mắc của các bạn trẻ trong nước, trước hết, nên tìm về lai lịch khá đặc biệt của bài hát danh tiếng này.
Bối cảnh 
Nửa đầu Thế kỉ 20, cả Đông Dương thuộc Pháp (Việt-Miên-Lào) chỉ có một Đại học mang tên Đại Học Đông Dương (Université de L’Indochine) tại Hà Nội.  Hồi những năm 1940, có khoảng trên 800 sinh viên theo học ở đây, bao gồm phân nửa là sinh viên Việt Nam, còn lại là các sinh viên Miên, Lào, Pháp và có cả một ít sinh viên Tầu và vài nước Đông Nam Á nữa.
Thời đó, chỉ có con nhà khá giả mới có tiền học lên Đại học, nhất là phải đi học xa nhà.  Nói chung, hầu hết các sinh viên này chỉ lo “giật” lấy mảnh bằng để sau này có địa vị, có tiền bạc theo nguyện vọng của cha mẹ và gia đình họ.
Tuy nhiên, vẫn có một số sinh viên biết đặt dân tộc và đất nước lên trên những lợi lộc vật chất và công danh, sự nghiệp bản thân.  Do đã lĩnh hội được tư tưởng khai phóng và tinh thần cách mạng Pháp, họ hiểu biết về các quyền lợi căn bản của người dân, như các quyền bình đẳng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do đi lại… và hiểu như thế nào là chế độ thực dân, là áp bức bóc lột, là độc lập, tự do, dân chủ… cho nên họ đã đem những kiến thức mới mẻ ấy để nâng nhiệt tình yêu nước của chính mình lên một bước trưởng thành mới; sau đó, họ dùng báo chí, ca, kịch để khơi dậy lòng ái quốc và thúc giục đồng bào đứng lên chống lại thực dân Pháp, giành lại độc lập cho nước nhà.
Một điều khá lí thú là những sinh viên hoạt động văn hóa, văn nghệ hăng say và đều đặn nhất trong thời điểm ấy là nhóm sinh viên từ Miền Nam ra học tại Hà Nội, như Lưu Hữu Phước, Nguyễn Tôn Hoàn, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng, Trần Văn Khê, Phan Thanh Hòa, Đặng Ngọc Tốt, Nguyễn Thành Nguyên, Nguyễn Tú Vinh, Nguyễn Văn Thiêm, Hồ Văn Huê, Nguyễn Mỹ Ca, Phan Thị Bình, Nguyễn Thị Thiều…
Xuất sắc nhất trong số các sinh viên hoạt động văn nghệ thời đó là Sinh viên Lưu Hữu Phước.  Một mình Sinh viên Lưu Hữu Phước đã sáng tác ra nhiều bài hát ái quốc vượt thời gian, như Tiếng Gọi Sinh Viên, Người Xưa Đâu Tá, Bạch Đằng Giang (lời của Mai Văn Bộ), Ải Chi Lăng (lời của Mai Văn Bộ), Hội Nghị Diên Hồng, Hát Giang Trường Hận (Hồn Tử Sĩ), Xếp Bút Nghiên …
Đây là những bài hát có tính cách lịch sử, đã làm bừng sống dậy tình yêu quê hương đất nước.
Bài Sinh Viên Hành Khúc
Bài Sinh Viên Hành Khúc (La Marche des Étudiants) là bài hát có lịch sử rất đặc biệt.  Bài được sáng tác năm 1939, nhạc của Lưu Hữu Phước, lời tiếng Pháp của Lưu Hữu Phước và Mai Văn Bộ và được chọn là bài hát của Câu Lạc Bộ Học Sinh Petrus Ký (chưa tìm thấy lời tiếng Pháp đầu tiên này).  

-“Lợi ích chung của hai nước Việt-Trung lớn hơn bất đồng”- Một “tổng quyết toán”gian của Trung Quốc? ( Phần 3)

                                                        Phạm Viết Đào.

                -Chùm bài viết nhân 70 năm Chính phủ VNDCCH ký Hiệp định sơ bộ với Chính phủ Pháp

( 6-3-1946-6-3-2016 ); Chùm bài nhằm thẩm định lại các giá trị quyết toán của “Tài khoản quan hệ chính trị”                     liên quan tới các giá trị đối ứng NỢ-CÓ của quan hệ Việt-Trung qua 2 cuộc chiến tranh...

Đăng kèm NGHỊ ĐỊNH THƯ 42 ngày 13 tháng 11 năm 2003

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA VỀ VIỆC XÓA MỘT PHẦN NỢ CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

  • Bài liên quan:

Phần 1:“Lợi ích chung của hai nước Việt-Trung lớn hơn bất đồng”- Một “tổng quyết toán”gian của Trung Quốc? 


Phần 2:“Lợi ích chung của hai nước Việt-Trung lớn hơn bất đồng”- Một “tổng quyết toán”gian của Trung Quốc? 



Bài 3:Pháp đã bỏ ra bao nhiêu sức người, sức của để đầu tư xây dựng tuyến đường săt Hải Phòng-Côn Minh ?


Trong phần 1 và phần 2, blog Phạm Viết Đào đã tạm "khái toán" các khoản chi phí tạm ghi vào phần Dư NỢ cho phía Trung Quốc và phần Dư CÓ cho phía Việt Nam về tổng chi phí mà Trung Quốc đã xuất sang Việt Nam ( viện trợ) trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, với giá trị khái toán: 3,5 tỷ USD...

“Sóng gió Biển Đông” đã đổ vào “Hội thơ Nguyên Tiêu”tại Hà Nội…

 Phạm Viết Đào.

Những cuộc chiến chống ngoại xâm của Việt Nam xảy ra trong năm Thân

Hội thơ năm nay, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại Văn Miếu Quốc Tử Giám đúng vẫn vào ngày Tết Nguyên Tiêu ( rằm tháng giêng)…Một cuộc tao ngộ văn chương gắn với ngày tết đầm ấm đầu xuân của Việt Nam
Văn Miếu Quốc Tử Giám được trang hoàng lộng lẫy đón hàng ngàn người yêu thơ.Thơ vẫn còn sức hút với số đông người dân Việt Nam.Thơ vẫn tỏ ra hết sức linh thiêng, đầy sức biểu cảm mỗi khi số phận của đất nước, dân tộc Việt đứng trước những thách thức, nguy biến…
Ngày hội thơ Bính Thân 2016 được tổ chức thành 2 sân thơ: một giành cho thơ truyền thống và một giành cho thơ trẻ…
Ngoài đọc thơ, trình diễn thơ, khuôn viên Văn Miếu còn trưng nhiều “affiche thơ” in ảnh các nhà thơ nổi tiếng kèm một bài thơ của tác giả và thả những câu thơ nổi tiếng lên trời xanh. Hội thơ còn là dịp để các nhà xuất bản, các tác giả thơ đem thơ đến trưng bày, bán và giao lưu với độc giả…
Mở đầu hội thơ, người dẫn chương trình đã ôn lại những biến cố trọng đại, hào hùng của dân tộc Việt, đó là những cuộc chiến oai hùng chống những cuộc xâm lược từ phương bắc từng xảy ra trong năm Thân:
-Năm Giáp Thân 144, nhân dân ở quận Nhật Nam đã nổi dậy, liên kết với nhân dân ở quận Cửu Chân đánh phá các quận ấp của bọn thống trị Đông Hán, làm tan rã chính quyền đô hộ của nhà Hán;
-Năm Giáp Thân 1284, triều Trần, đã tổ chức Hội Nghị Diên Hồng do Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu tập để trưng cầu ý toàn dân về chủ trương HÒA hay CHIẾN với quân Nguyên - Mông sang xâm lược nước ta lần thứ II; Trong năm này, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn công bố áng hùng văn “Hịch tướng sĩ”; Trần Hưng Đạo đã mở cuộc tổng duyệt binh thủy bộ, chống 50 vạn quân Nguyên - Mông sang xâm lược;
-Năm Mậu Thân 1428, cuộc kháng chiến chống giặc Minh toàn thắng, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (tức Lê Thái Tổ) ở Đông Đô, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt, ban bố "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi, bản "Tuyên ngôn độc lập" lần thứ 2 của Việt Nam;
-Năm Mậu Thân 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (Quang Trung) rồi  xuất quân ra Bắc lần thứ hai đánh bại 29 vạn quân Thanh xâm lược;
-Năm Bính Thân 1836, triều Nguyễn xác định chủ quyền toàn vẹn trên quần đảo Hoàng Sa, cử đội trưởng thủy quân Phạm Hữu Nhật, người làng An Vĩnh (Lý Sơn, Quảng Ngãi), đem binh thuyền đến đo đạc, cắm mốc, dựng bia chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa;
-Năm Giáp Thân 1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và giao cho đại tướng Võ Nguyên Giáp phụ trách, đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này…
Hội thơ Bính Thân năm nay, có 3 nhà thơ đến từ EU tham gia: nhà thơ André Velter đến từ Pháp, nhà thơ Jean-Pierre Orban đến từ Bỉ và nhà thơ Wislawa Szymborska đến từ Ba Lan tham gia trình diễn thơ; Đại sứ EU còn mang đến 200 tập sách để tặng cho độc giả Việt Nam

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

"Kê biên tài sản"

15/04/2006 04:25 GMT+7

TT - Sau tháng 4-1975, nhà báo Đinh Phong cùng nhóm phóng viên truyền hình túc trực ngày đêm theo những tổ công tác làm công việc “kê biên tài sản” của những nhà tư sản Sài Gòn ở chợ Bến Thành, chợ Tạ Thu Thâu... Bây giờ, những câu chuyện cũ trở về trong ông như một đoạn phim quay chậm, buồn bã.
Đời ông chủ (Kỳ 3):
"Kê biên tài sản" Phóng to
Nhà báo Đinh Phong - Ảnh: GIẢN THANH SƠN
TT - Sau tháng 4-1975, nhà báo Đinh Phong cùng nhóm phóng viên truyền hình túc trực ngày đêm theo những tổ công tác làm công việc “kê biên tài sản” của những nhà tư sản Sài Gòn ở chợ Bến Thành, chợ Tạ Thu Thâu... Bây giờ, những câu chuyện cũ trở về trong ông như một đoạn phim quay chậm, buồn bã.
Những chuyện ai cũng muốn quên
"Kê biên tài sản" Phóng to
Cửa hàng hợp tác kinh doanh đầu tiên ở quận 1, TP.HCM (ảnh chụp ngày 5-3-1985) - Ảnh tư liệu
Đó là một thời điểm khó quên nhưng ai cũng muốn quên. Ông Đinh Phong (ủy viên Ủy ban MTTQ VN TP.HCM, nguyên phó giám đốc Đài truyền hình TP.HCM) hồi tưởng về những ngày ông và nhiều đồng nghiệp được ban tuyên huấn giao những nhiệm vụ đặc biệt nhưng bí mật đến phút cuối cùng. Ngay cả cái tên của những chiến dịch này cũng được mã hóa thành X1, X2...
Những tổ công tác mật được gấp rút thành lập, bắt đầu rà soát, lên danh sách những hộ gia đình kinh doanh, những gia đình giàu có phải “cải tạo tư sản”. Nguyên tắc hàng đầu của chiến dịch này là bí mật. Những nhà tư sản chỉ bàng hoàng nhận biết những gì xảy ra khi cửa mở và tổ công tác đặc biệt bất ngờ có mặt, đọc quyết định “kê biên tài sản”.

Trung Quốc cộng sản: một chế độ gian tà chỉ có thể sản sinh những sản phẩm gian dối

Lý do nền kinh tế Trung Quốc thiếu đổi mới đích thực

Trung Quốc cần cải cách chính trị và xã hội hướng đến sự đổi mới để hưng thịnh và khích động tăng trưởng kinh tế
Những túi xách giả mạo đang được hải quan Pháp tiêu hủy ngày 11 tháng 6 năm 2013. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ cần phải tập trung vào việc đổi mới thay vì sản xuất hàng giả để phát triển, Zhang Weiying cho biết. (FRANK PERRY/AFP/Getty Images)
Những túi xách giả mạo đang được hải quan Pháp tiêu hủy ngày 11 tháng 6 năm 2013. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ cần phải tập trung vào việc đổi mới thay vì sản xuất hàng giả để phát triển, Zhang Weiying cho biết. (FRANK PERRY/AFP/Getty Images)
Trong vài trăm năm qua, xã hội loài người đã trải qua một chu trình toàn cầu hóa. Nó được bắt đầu khi ông Columbus đi thuyền buồm đến châu Mỹ cách đây 500 năm. Kể từ đó, thị trường đã được duy trì mở rộng, phân chia lao động sâu sắc, đổi mới công nghệ và sự giàu có ngày càng tăng. Tại trung tâm của chu trình này là các doanh nhân. Tất cả là vì thị trường không tự tạo ra được. Thị trường được hình thành từ các doanh nhân. Ví dụ, nếu không có WeChat (một ứng dụng chat phổ biến), thì sẽ không có thị trường WeChat. Nếu không có điện thoại di động, sẽ không có thị trường điện thoại di động. Tất cả các thị trường được tạo ra bởi các doanh nhân, những người cũng tạo ra sự phân công lao động. Đổi mới là chức năng cơ bản của các doanh nhân. Nó mang lại sự tăng trưởng kinh tế và gia tăng sự giàu có. Chuyển đổi và phát triển các thị trường mới là công việc của các doanh nhân.
Ngày hôm nay, Trung Quốc dư thừa công suất lan rộng [trên cả nước]. Điều này có nghĩa là các doanh nhân Trung Quốc đã không phát triển bất kỳ thị trường mới nào. Bất chấp sự giàu có của Trung Quốc gia tăng, Trung Quốc vẫn đang sản xuất lặp đi lặp lại, mặc dù thị trường đã bị bão hòa.
Tôi thấy có hai lý do cho sự thiếu hụt đổi mới ở Trung Quốc, đó là: sản xuất sản phẩm giả mạo và những hạn chế xã hội-chính trị.

Sản phẩm giả mạo

Trong gần 3 thập kỷ, bắt đầu vào những năm 1980, khi mà các doanh nhân Trung Quốc trải nghiệm những thành công về tài chính đầu tiên của mình, đã có nhiều thị trường không đồng đều ở Trung Quốc. Tại thời điểm đó, ‘những trái cây ở vị trí thấp’ (*) đã được hái đơn giản bằng cách sao chép các sản phẩm hiện có của các nước khác. Nói cách khác, họ đã kiếm tiền với các sản phẩm giả mạo, làm nhái. Theo thời gian, họ không nghĩ ra việc tạo ra một cái gì đó mới mẻ, để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Mạc Ngôn-Giải Nobel Văn học của Trung Quốc: không trả lời báo chí vì sợ mất bữa ăn



Lời bình: Một nhà văn tầm Nobel như Mạc Ngôn mà cũng không dám nói thật suy nghĩ của mình với báo chí vì sợ "mất bữa ăn"; Mới thấy Xuân Diệu của ta tài: Cơm áo không đùa với khách thơ...

Đến nhà văn như Mạc Ngôn của Trung Quốc còn phải ngậm miệng trước thời thế, trách gì các ông nhà văn Việt ???


Các đại biểu Chính hiệp Trung Quốc im lặng trước vụ Nhậm Chí Cường

(GDVN) - Nhà văn Mạc Ngôn, người đoạt giải Nobel với bút danh có nghĩa là "không nói" đã từ chối trả lời với lý do ông phải đi ăn trưa.

South China Morning Post ngày 4/3 đưa tin, các đại biểu dự Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Chính hiệp) năm 2016 bế mạc hôm qua đều im lặng trước các câu hỏi của báo chí xung quanh phát biểu của ông Nhậm Chí Cường, một đại gia bất động sản là đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc phàn nàn về ông Tập Cận Bình thắt chặt kiểm soát truyền thông.
Nhà văn Mạc Ngôn trong phiên bế mạc kỳ họp Chính hiệp thường niên hôm qua, ảnh: SCMP.
Tuần trước Nhậm Chí Cường công khai chất vấn ông Tập Cận Bình tại sao lại đòi truyền thông duy trì "trung thành tuyệt đối" với đảng Cộng sản Trung Quốc. Các tài khoản mạng xã hội của ông Cường đã bị đóng ngay lập tức sau đó.
Khi được hỏi về những tranh cãi này bên lề phiên bế mạc của Hội nghị Chính hiệp, nhà văn Mạc Ngôn, người đoạt giải Nobel với bút danh có nghĩa là "không nói" đã từ chối trả lời với lý do ông phải đi ăn trưa.

“Lợi ích chung của hai nước Việt-Trung lớn hơn bất đồng”- Một “tổng quyết toán”gian của Trung Quốc? ( Phần 2)

                                                        Phạm Viết Đào.


                -Chùm bài viết nhân 70 năm Chính phủ VNDCCH ký Hiệp định sơ bộ với Chính phủ Pháp

( 6-3-1946-6-3-2016 ); Chùm bài nhằm thẩm định lại các giá trị quyết toán của “Tài khoản quan hệ chính trị”                     liên quan tới các giá trị đối ứng NỢ-CÓ của quan hệ Việt-Trung qua 2 cuộc chiến tranh...
                   Ông Hồ Chí Minh ký hiệp định sơ bộ với chính phủ Pháp ngày 6/3/1946...

Mỗi khi nói đến lịch sử quan hệ 2 nước, lãnh đạo 2 nước thường nhắc tới những sự giúp đỡ to lớn của phía Trung Quốc đối với Việt Nam về vũ khí, trang thiết bị và nhu yếu phẩm trong 2 cuộc chiến tranh ?

Vậy những sự viện trợ đó có là bao nhiêu, đúng là vô tư, vô điều kiện và một chiều hay không; ở đây người viết xin chưa đề cập tới những lợi ích chính trị mà phí Trung Quốc gặp hái được khi liên minh với Việt Nam, đứng sau Việt Nam để đánh Nhật, Pháp và Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng…

Xin “ hạch toán “ số liệu của các khoản viện trợ mà Trung Quốc đã dành cho Việt Nam trong 2 cuộc chiến tranh…

Theo số liệu của WikiPedia mà chúng tôi tìm thấy: “Trong 20 năm, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổng khối lượng hàng hóa là 2.362.581 tấn; quy đổi thành tiền là hơn 7 tỉ rúp (tương đương 6,8 tỉ USD), trong đó hơn một nửa là viện trợ quân sự, còn lại là viện trợ kinh tế.[4]””

Như vậy: con số 6,8 tỷ USD nếu cộng cả trong chiến tranh chống Pháp cứ coi Trung Quốc chiếm ½ con số trên: 3,5 tỷ USD; theo thông lệ quốc tế những viện trợ về quân sự không được hạch toán vào Dư NỢ, nhưng ta cứ cộng tất cả cho phía Trung Quốc; hạch toán toàn bộ khoản tiền Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam; Phía Việt Nam chấp hạch toán vào phần Dư CÓ, đối ứng với phần Dư NỢ của phía Trung Quốc…

Nói trắng ra tạm tính: Việt vay nợ Trung Quốc 3,5 tỷ USD để mua sắm trang vũ khí và các nhu yếu phẩm dân sinh khác trong cả 2 cuộc chiến tranh…

Vậy cái khoản Dư NỢ 3,5 tỷ USD mà Trung Quốc xuất sang Việt Nam ấy hạch toán vào Tài khoản 154: chi phí sản xuất dở dang có đúng do Chính phủ  phải Trung Quốc bòn rút, chắt bóp từ hạt gạo củ khoai của nhân dân Trung Quốc làm ra không ?

Người viết bài này đảm bảo số tiền 3,5 tỷ USD này Việt Nam chưa đụng đến củ khoai và hạt gạo của nhân dân Trung Quốc.

Người viết bài này đã tìm ra một khoản Dư CÓ liên quan tới khoản Dư NỢ này của phía Trung Quốc có nguồn “ nguyên liệu” kết chuyển từ Việt Nam.

Xin tạm ví nó giống với tài khoản TK 621 là tài khoản mà ngôn ngữ Tài chính gọi là Tài khoản tổng hợp chi phí trực tiếp; Từ Dư CÓ của Tài khoản 621 này đã kết chuyến sảng Dư NỢ của 154 để đối ứng với Dư CÓ kết chuyển cho phía Việt Nam theo sơ đồ dưới đây: 

( sơ đồ )


Theo người viết bài này: Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt (1946) ký giữa Chính phủ Pháp và chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa 6/3/1946 có thể kết toàn, một dạng giống với Tài khoản tổng hợp chi phí trực tiếp, tức TK 621

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

Ông Trương Đình Tuyển: 'Thể chế ưu việt thì mới chạy nhanh hơn Trung Quốc'

Nguyên Bộ trưởng Thương mại cho rằng việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang mở ra cơ hội lớn với Việt Nam trong việc cải cách thể chế, đổi mới kinh tế, thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Những nhận định nêu trên được ông Tuyển và nhiều chuyên gia đưa ra tại hội nghị về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội tổ chức tại Vĩnh Phúc ngày 4-5/3. Tại diễn đàn, hiệp định được ký kết ngày 4/2 một lần nữa được nhận định là nơi Việt Nam - dù là nước có trình độ phát triển thấp nhất - vẫn được hưởng lợi lớn. Trong đó, cơ hội thoát khỏi lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc được đánh giá cao.
ong-truong-dinh-tuyen-the-che-uu-viet-thi-moi-chay-nhanh-hon-trung-quoc
Chia sẻ với nhiều chuyên gia, ông Tuyển cho rằng TPP là cơ hội lớn với Việt Nam. Ảnh tư liệu: N.M

“Lợi ích chung của hai nước Việt-Trung lớn hơn bất đồng”- Một “tổng quyết toán”gian của Trung Quốc? ( Phần 1)

Phạm Viết Đào.

    -Chùm bài viết nhân 70 năm Chính phủ VNDCCH ký Hiệp định sơ bộ với Chính phủ Pháp

( 6-3-1946-6-3-2016 ); Chùm bài nhằm thẩm định lại các giá trị quyết toán của “Tài khoản quan hệ chính trị”                     liên quan tới các giá trị đối ứng NỢ-CÓ của quan hệ Việt-Trung qua 2 cuộc chiến tranh...

  Ông Hồ Chí Minh ký hiệp định sơ bộ với chính phủ Pháp ngày 6/3/1946...

-Không chỉ khi bất đồng mà trong nhiều giao thương chính trị-kinh tế- an ninh… giữa Trung Quốc với Việt Nam phần thủ lợi thường nghiêng về phía Trung Quốc, Việt Nam thì thường thua thiệt…
-Việt Nam từ trước đến nay may còn một thứ may chưa bị Hán hóa triệt để đó là văn hóa; cái này do dân thủ giữ…;
-Còn chính trị, chính trường thì nhiều phen bị Hán hóa tệ hại, đau đớn, nhục nhã ?!

Cái bắt tay của 2 ông " Chủ tài khoản quan hệ chính trị" Việt-Trung...

Xem thêm:

Tập Cận Bình- Vương Hộ Ninh sao chép “chủ thuyết tập quyền” của Vệ Ưởng-Tần Thủy Hoàng-Lý Tư…


Khai mở

Trong các văn kiện ký tá chính thức cũng như phát ngôn trong các cuộc gặp gỡ Việt-Trung, nhiều lần chúng ta nghe phía Trung Quốc “ quyết toán” với Việt Nam các mối quan hệ đối ứng “NỢ-CÓ” của cái “Tài khoản quan hệ chính trị” giữa 2 nước, theo bản “ quyết toán” này thì: “Lợi ích chung của hai nước lớn hơn bất đồng”?
Bản “tổng quyết toán” do Trung Quốc lập lên này có minh bạch, sòng phẳng không ? Có gian không ? Để minh bạch điều này cần thiết có một cuộc kiểm toán độc lập
Về kết quả của bản “tổng quyết toán” này, ông Tập Cận Bình đắc chí:“ chúng ta hoàn toàn có kinh nghiệm và năng lực kiểm soát tốt bất đồng, giải quyết tốt các vấn đề…”
Ông Tập Cận Bình nói đúng với điều kiện phạm trù “chúng ta” tức chỉ riêng phía Trung Quốc (không liên quan tới Việt Nam):  “hoàn toàn có kinh nghiệm và năng lực kiểm soát tốt bất đồng, giải quyết tốt các vấn đề…”
Ai làm nghề tài chính thì sẽ biết hệ thống sổ sách của nhiều quốc gia đang được bút toán trong một mẫu biểu sơ đồ hình chữ T để ghi, cân đối cái hoạt động kinh tế, tài chính, mua bán, kinh doanh; Mẫu biểu chữ T này được phân ra hai khu vực, một bên được ghi là T-NỢ và một bên là T-CÓ…