Trung Quốc cần cải cách chính trị và xã hội hướng đến sự đổi mới để hưng thịnh và khích động tăng trưởng kinh tế
Những túi xách giả mạo đang được hải quan Pháp tiêu hủy ngày 11 tháng 6 năm 2013. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ cần phải tập trung vào việc đổi mới thay vì sản xuất hàng giả để phát triển, Zhang Weiying cho biết. (FRANK PERRY/AFP/Getty Images)
Những túi xách giả mạo đang được hải quan Pháp tiêu hủy ngày 11 tháng 6 năm 2013. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ cần phải tập trung vào việc đổi mới thay vì sản xuất hàng giả để phát triển, Zhang Weiying cho biết. (FRANK PERRY/AFP/Getty Images)
Trong vài trăm năm qua, xã hội loài người đã trải qua một chu trình toàn cầu hóa. Nó được bắt đầu khi ông Columbus đi thuyền buồm đến châu Mỹ cách đây 500 năm. Kể từ đó, thị trường đã được duy trì mở rộng, phân chia lao động sâu sắc, đổi mới công nghệ và sự giàu có ngày càng tăng. Tại trung tâm của chu trình này là các doanh nhân. Tất cả là vì thị trường không tự tạo ra được. Thị trường được hình thành từ các doanh nhân. Ví dụ, nếu không có WeChat (một ứng dụng chat phổ biến), thì sẽ không có thị trường WeChat. Nếu không có điện thoại di động, sẽ không có thị trường điện thoại di động. Tất cả các thị trường được tạo ra bởi các doanh nhân, những người cũng tạo ra sự phân công lao động. Đổi mới là chức năng cơ bản của các doanh nhân. Nó mang lại sự tăng trưởng kinh tế và gia tăng sự giàu có. Chuyển đổi và phát triển các thị trường mới là công việc của các doanh nhân.
Ngày hôm nay, Trung Quốc dư thừa công suất lan rộng [trên cả nước]. Điều này có nghĩa là các doanh nhân Trung Quốc đã không phát triển bất kỳ thị trường mới nào. Bất chấp sự giàu có của Trung Quốc gia tăng, Trung Quốc vẫn đang sản xuất lặp đi lặp lại, mặc dù thị trường đã bị bão hòa.
Tôi thấy có hai lý do cho sự thiếu hụt đổi mới ở Trung Quốc, đó là: sản xuất sản phẩm giả mạo và những hạn chế xã hội-chính trị.

Sản phẩm giả mạo

Trong gần 3 thập kỷ, bắt đầu vào những năm 1980, khi mà các doanh nhân Trung Quốc trải nghiệm những thành công về tài chính đầu tiên của mình, đã có nhiều thị trường không đồng đều ở Trung Quốc. Tại thời điểm đó, ‘những trái cây ở vị trí thấp’ (*) đã được hái đơn giản bằng cách sao chép các sản phẩm hiện có của các nước khác. Nói cách khác, họ đã kiếm tiền với các sản phẩm giả mạo, làm nhái. Theo thời gian, họ không nghĩ ra việc tạo ra một cái gì đó mới mẻ, để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Những hạn chế xã hội

Một yếu tố khác là hệ thống xã hội-chính trị của Trung Quốc. Hệ thống xã hội quyết định liệu các doanh nhân đang nghiêng về đổi mới hay nghiêng về [sản xuất các sản phẩm theo] các qui định. Việc điều chỉnh sẽ không có nhiều rủi ro hay sự không chắc chắn. Miễn là một người dám mạo hiểm, người đó có thể làm ra tiền. Tuy nhiên, đổi mới là hoàn toàn không chắc chắn. Người ta phải nhìn thấy những điều mà không ai khác có thể nhìn thấy, và một số người thậm chí còn có thể coi đó là những ý tưởng điên rồ. Trong một hệ thống [xã hội – chính trị] mà không chịu đựng được sự tự do, và cũng không bảo đảm quyền con người cơ bản, bao gồm quyền sở hữu lợi nhuận từ đổi mới, hầu hết các doanh nhân sẽ đơn giản là không dành sự tập trung vào đổi mới.
Nếu một quốc gia không có một hệ thống pháp luật lành mạnh, sẽ có rất nhiều hoạt động kinh tế là theo kiểu ‘theo qui định’. Trong một quốc gia không có dân chủ, không có tinh thần thượng tôn pháp luật, không có chính sách minh bạch, nơi mà luật lệ luôn luôn thay đổi, và các quyền của người dân không được bảo đảm có hiệu quả, các doanh nhân không thể đổi mới. Đổi mới cần có thời gian. Nó có thể mất 3, 5, hoặc thậm chí 10 hay 20 năm để phát triển một sản phẩm.
Một ví dụ điển hình là dao cạo Gillette. King C. Gillette là một thương gia nhỏ, bán hàng đến từng nhà vào cuối những năm 1800. Ý tưởng ban đầu của ông, phát triển một lưỡi dao cạo rẻ hơn, an toàn hơn, dùng một lần, đã được lóe lên từ sự phiền toái của mình khi ông luôn luôn nhận được vết cắt trên khuôn mặt của mình khi cạo râu. Ông đã nói chuyện với rất nhiều chuyên gia và họ nói với ông rằng không thể, và không có cách nào, để làm cho thép trở nên thật mỏng mà lại rẻ. Nhưng Gillette đã không tin điều đó, và theo đuổi ý tưởng của mình cho đến khi cuối cùng ông đã thành công 6 năm sau. 6 năm thực sự là một thời gian khá ngắn để phát triển một sản phẩm mới so với những thách thức và thất bại mà nhiều nhà phát minh đã phải đối mặt.
Nếu Trung Quốc thực sự chuyển đổi từ mô hình phân bổ nguồn lực cho tăng trưởng trong quá khứ của mình sang [mô hình] đổi mới, thì các doanh nhân cũng phải thay đổi, từ chỗ chỉ [sản xuất các sản phẩm theo] qui định, sang việc đổi mới, sáng tạo. Để khuyến khích sự đổi mới, hệ thống kinh tế và chính trị của Trung Quốc phải trải qua những thay đổi triệt để. Trích dẫn câu nói [của nhà kinh tế học danh tiếng] Tyler Cowen trong “Sự Trì trệ lớn” (the Great Stagnation): Chỉ thông qua tinh thần thượng tôn pháp luật mà kiềm chế chặt chẽ quyền lực của chính phủ, các doanh nhân mới có khả năng và sự tự tin để đưa ra các dự đoán hợp lý và đầu tư trong tương lai.
Do đó, Trung Quốc cũng cần cải cách trong các lĩnh vực khác, bao gồm cả cải cách hệ thống giáo dục. Khi tâm trí của người dân Trung Quốc, đặc biệt của những sinh viên và những nhà nghiên cứu được giải phóng tự do, thì những ý tưởng mới sẽ đến. Tất cả đổi mới bắt đầu từ một ý tưởng, một ý tưởng mới và khác biệt mà hầu hết mọi người không nắm lấy. Chỉ khi đó, Trung Quốc mới có thể mong đợi có được sự tăng trưởng kinh tế cao hơn trong tương lai. Đổi mới, trên thực tế, ngang bằng với sự tự do.
Trương Duy Nghênh (Zhang Weiying) là một nhà kinh tế lỗi lạc và là cựu giám đốc Học viện Quản lý Quang Hoa ở Bắc Kinh.
Chú thích của tác giả: (*) ‘Những trái cây ở vị trí thấp’ (low-hanging fruit) ám chỉ những mục tiêu dễ đạt được.