Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Vì sao người Việt rất giỏi mà vẫn nghèo!

Người phương Tây có ý tưởng mới thì cổ vũ. Người Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng khi có cái mới thì đặt ra quá nhiều câu hỏi, mà không cổ vũ nó phát triển…



Ảnh minh họa.

Trải qua 30 năm đổi mới, chiến tranh đã qua 40 năm, Việt Nam có nhiều tiến bộ và được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao cả về tốc độ phát triển, các chính sách liên quan đến con người. Nhưng có một điều, Việt Nam vẫn còn nghèo.

“Phải chăng điều này tất cả là do khách quan? Chắc không phải. Phải chăng người Việtchỉ có thế này thôi? Chắc cũng không phải”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu vấn đề.Một câu hỏi đau đáu mà mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ khởi nghiệp đặt ra là: Tại sao nói người Việt Nam rất giỏi mà vẫn cứ nghèo? Sao người Việt đầy đức tính tốt và vẫn đầy rẫy các vấn đề xã hội?

Lịch sử mấy nghìn năm cho thấy, nếu kém vậy thì làm sao chúng ta giữ được đất nước đến ngày nay.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, người Việt hiện có 3 vấn đề.Thứ nhất là lối nghĩ của người Việt. Người Việt thông minh thì dân tộc khác cũng thông minh. Chúng ta nỗ lực, yêu nước thì dân tộc khác cũng nỗ lực, yêu nước…

Ông Đam kể: Hồi năm 1996, khi đó truy cập Internet còn khó khăn, ông đọc được thông tin có người ở Mỹ rao đất trên mặt trăng.

Ông thử làm điều tra 100 người xe ôm. Trong đó, 94 người bằng cách này hay cách khác cho là kỳ cục và không chấp nhận chuyện này. 4 người trả lời xong và để đấy. Chỉ 2 người nói với ông rằng thương vụ này chắc là có cái lý riêng.

Nhiều người đã chia sẻ với Phó Thủ tướng rằng: Người phương Tây có ý tưởng mới thì cổ vũ. Người Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng khi có cái mới thì đặt ra quá nhiều câu hỏi, mà không cổ vũ nó phát triển…

“Đây không phải câu chuyện tự tin hay tự ti, mà là lối nghĩ. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải nghĩ lại, đừng hướng vào bên trong quá nhiều mà hãy hướng ra bên ngoài. Quan trọng là thay đổi cách nhìn”, Phó Thủ tướng nhìn nhận.

“Bấy lâu tôi quan sát, kể cả 3 làn sóng khởi nghiệp trước, phần lớn anh em khởi nghiệp chưa dám đặt mình là một phần của thế giới thực sự. Cách nghĩ, cách làm thị trường vẫn hướng về bên trong”.

Điều thứ 2: Phần lớn từ nhà quản lý, nhà khoa học đến các doanh nghiệp Việt Nam khi đứng trước các vấn đề có tính chất thông lệ, hay khoa học thì không dồn hết tâm sức, nguồn lực để đi sâu đến cùng, mà phần lớn thiên về cái rộng.

“Chúng ta không có những chuyên gia thật giỏi để kết nối lại thành cỗ máy giỏi.Chúng ta có rất nhiều người giỏi, nhưng mỗi người giỏi sơ sơ một chút”.

“Ngày xưa cha ông Việt Nam nói nhất nghệ tinh, nhất thân vinh. Nhưng bây giờ…”, Phó Thủ tướng ngậm ngùi.

Thứ 3 là vấn đề kết nối. Chúng ta ít kết nối về khoa học và nhiều thứ. Nên chăng đặt vấn đề là trong các thành phố phải tạo ra một hệ sinh thái để kết nối với nhau?

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng bày tỏ hy vọng rằng: “Khởi nghiệp” – keyword mà ông đang cố gắng mang đến các diễn đàn, tọa đàm, đưa vào các văn bản pháp luật rồi đây sẽ không như keyword “Công nghiệp hóa” nhiều năm trước, khi Hà Nội nói công nghiệp hóa, Mù Căng Chải cũng nói công nghiệp hóa, nhưng khi được hỏi công nghiệp hóa là gì thì không ai trả lời.

Đọc thêm:Đây là đáp án cho câu hỏi: Vì sao bạn giỏi mà vẫn nghèo?

Bảo Bảo
Theo Trí Thức Trẻ

Đọc thêm:
Thế giới mất 100 năm để già, người Việt chỉ cần... 18 năm
Ông Giám đốc người Nhật 77 tuổi và nỗi xấu hổ cho người Việt
Tại sao học giỏi vẫn cứ nghèo? 

Không có nhận xét nào: