Tập Cận Bình có thể thỏa hiệp điều gì với Obama ở Biển Đông?
(GDVN) - Tập Cận Bình có thể cam kết sẽ không đi xa (leo thang) hơn nữa trong quân sự hóa quần đảo tranh chấp. Đổi lại, người Mỹ phải đồng ý...
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore: Không thể kiềm chế Trung QuốcMalaysia, Indonesia bất ngờ "dĩ hòa vi quý" với Trung Quốc ở Biển ĐôngThế giới khó cưỡng lại túi tiền Trung Quốc
The New York Times ngày 29/3 đưa tin, Thứ Năm này Tổng thống Barack Obama sẽ có cuộc hội đàm riêng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh hạt nhân tại Mỹ. Phiên họp là tín hiệu quan trọng phản ánh mối quan hệ song phương trong lúc Trung Quốc quyết tâm trở thành siêu quyền lực châu Á, còn Mỹ thì muốn duy trì địa vị của mình tại Thái Bình Dương.
Nhưng quan hệ Trung - Mỹ đang ở mức thấp nhất trong 15 năm qua. Trung Quốc nhanh chóng quân sự hóa Biển Đông có thể là điểm nổi bật nhất của mâu thuẫn Trung - Mỹ, trong khi nền kinh tế chậm lại và quan hệ thương mại với Trung Quốc đã trở thành đề tài gây chú ý trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ.
Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: Doug Mills / The New York Times. |
Kỳ vọng rằng có bất cứ tiến triển nào về chất trong cuộc họp dự kiến sẽ kéo dài 90 phút giữa 2 nhà lãnh đạo này là rất nhỏ. Vì vậy có thể một số phân tích từ học giả Trung Quốc và Mỹ về khả năng thỏa hiệp giữa 2 nhà lãnh đạo để giảm bớt căng thẳng là điều đáng ngạc nhiên, The New York Times bình luận.
Khả năng thỏa hiệp
Thời Ân Hoằng, một Giáo sư Quan hệ quốc tế Đại học Nhân Dân và là cố vấn của chính phủ Trung Quốc về đối ngoại nói với The New York Times, ông Tập Cận Bình có thể cam kết sẽ không đi xa (leo thang) hơn nữa trong quân sự hóa quần đảo tranh chấp. Đổi lại, người Mỹ phải đồng ý chấm dứt việc điều tàu chiến, máy bay tuần tra tự do hàng hải gần khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành 2 cuộc tuần tra như vậy trong vài tháng qua và Quốc hội nước này đang thúc đẩy gia tăng hoạt động tương tự. Nhà phân tích Mỹ, Douglas H. Paal từ Quỹ Hòa bình quốc tế Carnegie nhận xét, một chương trình kiềm chế trên Biển Đông từ cả hai phía sẽ rất hữu ích.
"Yêu cầu đảm bảo kiềm chế các hành động mới của Trung Quốc sẽ dẫn đến sự hạn chế việc triển khai quân sự quan trọng hoặc thường trực mới của Mỹ sẽ là một sự khởi đầu. Vì dụ Trung Quốc có thể đồng ý không bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo ở Scarborough", ông Paal nói.
Về phía Trung Quốc, mặc dù ông Tập Cận Bình đã dàn dựng các hành động bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông, một số chuyên gia về chính sách đối ngoại cũng không đồng ý với lập trường cứng rắn này của Bắc Kinh.
Phóng lao phải theo lao
Những người này lo ngại, hành động của Bắc Kinh chỉ càng đẩy các nước láng giềng châu Á của Trung Quốc tiến lại gần Hoa Kỳ, điều này đi ngược lại với những hiệu ứng ông Tập Cận Bình đang cố gắng đạt được bằng con đường thương mại và ngoại giao.
Việt Nam nên ứng xử như thế nào với vai trò, hoạt động của Mỹ ở Biển Đông? |
Một số học giả độc lập Trung Quốc khẳng định rằng, bằng cách công nhận vai trò của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, Trung Quốc mới có thể đưa ra yêu sách chủ quyền ở Biển Đông một cách chặt chẽ hơn, bằng cách xác định bản chất đường 9 đoạn.
Đó còn gọi là đường chữ U, đường lưỡi bò do chính quyền Trung Hoa Dân quốc tự vẽ ra năm 1947 để đánh dấu "yêu sách lãnh thổ". Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kế thừa yêu sách này nhưng chưa bao giờ đưa ra được tọa độ chính xác của 9 gạch.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lặng lẽ đề xuất thực hiện điều này trong năm 2011, một năm trước khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, nhưng sau đó nhanh chóng bị xếp lại, ông Paal, người từng là trưởng đại diện văn phòng của Mỹ tại Đài Loan thời Tổng thống George W, Bush cho hay.
Điều này không thể xảy ra bây giờ.
Còn theo Giáo sư Thời Ân Hoằng: "Biển Đông là lợi ích cốt lõi quốc gia, nên sẽ là điểm rắn chiến lược của Trung Quốc". Tuần trước khi họp báo về chuyến công du của ông Tập Cận Bình, Lý Bảo Đông - Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã cố gắng không "tô vẽ vấn đề". Khi được hỏi về Biển Đông, Lý Bảo Đông đanh nét mặt nói, Trung Quốc có quan điểm riêng, lập trường riêng của mình.
Việc dưới thời ông Tập Cận Bình, Trung Quốc đang quân sự hóa nhanh chóng ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) cũng như Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) theo Giáo sư Thời Ân Hoằng: "Ông Tập Cận Bình muốn các nước láng giềng ven biển ở châu Á và Hoa Kỳ chấp nhận một hiện trạng mới".
Ông Hoằng giải thích thêm, mọi học sinh ở Trung Quốc đều được dạy rằng toàn bộ Biển Đông "thuộc về Trung Quốc từ thời cổ đại", bởi vậy bất kỳ động thái nào được coi là làm giảm yêu sách này của Bắc Kinh có thể bị xem là sự đầu hàng.
Biển Đông rồi đây sẽ ra sao?
Người viết cho rằng, khả năng thỏa hiệp giữa Tập Cận Bình và Obama về vấn đề Biển Đông sẽ khó có thể xảy ra như đánh giá lạc quan của một số học giả này. Bởi lẽ tham vọng của ông Tập Cận Bình không dừng lại ở siêu cường châu Á, mà cạnh tranh và muốn chiếm lấy vai trò bá chủ toàn cầu của Hoa Kỳ. Đó là cốt lõi "giấc mộng Trung Quốc" hay "phục hưng dân tộc Trung Hoa", mà Biển Đông là khởi đầu và đột phá khẩu.
Mặt khác, ông Obama đã ở giai đoạn "hoàng hôn nhiệm kỳ", trong khi các ứng cử viên tiềm năng cho ghế Tổng thống kế tiếp của Mỹ còn đang tranh cãi và nhận thức khác nhau về Trung Quốc.
Bắc Kinh có lẽ đã nhìn thấy, từ nay đến khi ông chủ mới của Nhà Trắng nhậm chức, Mỹ muốn làm "một cái gì đó" đủ thay đổi cục diện Biển Đông là khó.
Bài học Chiến tranh Biên giới 1979-1989 với khủng hoảng Biển Đông |
Có hai vấn đề về phía Mỹ mà Trung Quốc sẽ phải cân nhắc trong tương quan với cục diện Biển Đông, một là Mỹ xây dựng liên minh chống bành trướng và tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực, nhất là Philippines. Hai là Mỹ đang đẩy mạnh triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc.
Nhưng yếu tố thứ nhất Mỹ đang hóa giải bằng củ cà rốt kinh tế chia rẽ ASEAN cũng như nội bộ dư luận từng nước liên quan, phân tán lực lượng chống bành trướng.
Đồng thời dù Mỹ có tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông thì Trung Quốc vẫn "nắm thóp", Washington không muốn chiến tranh với Bắc Kinh ở Biển Đông. Bởi vậy xúc xích vẫn tiếp tục cắt từng lát, Biển Đông vẫn bị gặm từng phần.
Về yếu tố thứ 2, Trung Quốc vẫn còn "con bài" CHDCND Triều Tiên trong tay, mặc dù biểu hiện bề ngoài của Bình Nhưỡng có vẻ như một "con ngựa bất kham" trước Bắc Kinh. Nhưng nói gì thì nói, mạch nguồn của kinh tế, năng lượng Triều Tiên đang đến từ Trung Quốc.
Bởi vậy với thủ đoạn leo thang nhỏ từng bước thay đổi hiện trạng, hay tạo ra "trạng thái bình thường mới" như Bắc Kinh đang làm hiện nay, thực sự là thủ đoạn khó đối phó bằng sức mạnh.
Muốn kéo Trung Quốc khỏi lưng hổ, cần bảo vệ luật pháp quốc tế
Hành động phiêu lưu quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay được hỗ trợ bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan dựa trên giáo dục, tuyên truyền sai trái về cái gọi là "chủ quyền từ thời cổ đại" với Biển Đông, bất chấp sự thật và công lý quốc tế.
Các quan chức, học giả Trung Quốc không phải không nhận thấy điều này. Thậm chí chính họ trong thâm tâm cũng vẫn lo ngại chủ nghĩa dân tộc cực đoan quá khích đang được chính quyền nuôi dưỡng và cổ súy trong vấn đề "yêu sách chủ quyền" có thể vượt tầm kiểm soát.
Về đối nội, nó có thể quay lại tấn công chính bộ máy cầm quyền bởi tham vọng không cùng của người đứng đầu. Về mặt đối ngoại, nó làm cho Trung Quốc đang tự cô lập mình với phần còn lại của cộng đồng quốc tế.
Nhưng Trung Quốc vẫn đang nhắm mắt nhắm mũi theo đuổi mục tiêu trở thành siêu cường bằng con đường bành trướng lãnh thổ kết hợp thế thượng phong về tài chính - kinh tế, bất chấp các hệ lụy và hậu quả. Cứ nhìn vào vai trò độc tôn, quyền lực tuyệt đối của ông Tập Cận Bình ở trong nước làm cả bộ máy phải chạy theo ông có thể thấy điều này.
Do đó thiết nghĩ làm thế nào để các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là người đứng đầu thấy rằng, không phải Mỹ hay khu vực muốn bao vây Trung Quốc, mà rất mong Trung Quốc ổn định, phát triển thành một cường quốc, nhưng là cường quốc biết tuân thủ và bảo vệ luật pháp quốc tế là việc hệ trọng, khó khăn nhưng cần làm.
Số tiền Trung Quốc đang đổ vào vũ khí, thiết nghĩ sẽ hữu ích và ý nghĩa hơn khi được chi cho phúc lợi xã hội, phát triển hài hòa bền vững. Bởi thực lực và vai trò của một cường quốc hiện đại không phải nằm ở súng ống, mà ở sức mạnh kinh tế, văn hóa và cách hành xử văn minh, thượng tôn pháp luật, có trách nhiệm với cộng đồng.
Phán quyết tới đây của Tòa Trọng tài Thường trực PCA trong vụ Philippines kiện Trung Quốc áp dụng giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 không chỉ có ý nghĩa với Biển Đông, mà có ý nghĩa với tất cả biển và đại dương, các thực thể trên biển trong phạm vi toàn cầu.
Không chỉ Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của PCA, mà ngay cả Mỹ, Úc, Nhật Bản...và nhiều cường quốc khác cũng sẽ phải xem lại những tuyên bố của mình về vùng đặc quyền kinh tế của các đảo (island) hay đảo đá (rock).
Bởi nếu so với đảo Ba Bình, Trường Sa mà Philippines đang yêu cầu PCA phán quyết nó là một rock chứ không phải island, do đó không có vùng đặc quyền kinh tế riêng, thì có nhiều thực thể khác tương tự hoặc không bằng Ba Bình vẫn được các nước này yêu sách 200 hải lý.
Để tránh dung túng và nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, để tránh xung đột và đối đầu, cùng phát triển hòa bình thịnh vượng, thiết nghĩ thượng tôn pháp luật, bảo vệ pháp luật quốc tế và tuân thủ phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế có đủ thẩm quyền như PCA mới thực sự là lối thoát khả quan.
Hoa Kỳ sẽ không cho phép Trung-Nga làm thay đổi trật tự khu vực
(GDVN) - Có một số vấn đề chung, bao gồm pháp chế, toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng biên giới quốc tế. Trong những vấn đề này, giữa các khu vực cần đoàn kết hơn.
Học giả Trung Quốc bình luận về 5 căn cứ quân sự Mỹ chọn tại PhilippinesMỹ quyết triển khai THAAD ở Hàn Quốc, Trung - Nga bắt tay đáp trảNhật Bản thúc đẩy pháp trị ở Biển Đông
Hiện nay, Trung Quốc và Nga đang tiếp tục thúc đẩy phát triển quan hệ song phương chặt chẽ hơn trong bối cảnh quốc tế mới - Mỹ và phương Tây tiếp tục kiềm chế Nga, Mỹ cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ chiến lược tái cân bằng ở châu Á-Thái Bình Dương, một trong những mục tiêu là kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nhu cầu hợp tác chiến lược và kinh tế đã thúc đẩy Trung-Nga xích lại gần nhau hơn nhiều, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có quốc phòng, an ninh. Một câu hỏi xuất hiện lâu nay là liệu Trung-Nga có kết thành liên minh để làm thay đổi trật tự quốc tế do Mỹ lãnh đạo?
Hãng tin VOA Mỹ ngày 26/3 cho rằng, trong 2 năm qua, Trung Quốc và Nga đẩy nhanh quan hệ song phương, hai bên ký kết hợp đồng mua bán dầu khí lớn, hải quân hai nước tổ chức diễn tập quân sự liên hợp ở nhiều vùng biển, Nga còn bán tên lửa và máy bay chiến đấu tiên tiến cho Trung Quốc.
Giáo sư Akihiro Iwashita, chuyên gia về Âu-Á từ Đại học Hokkaido và Đại học Kyushu, Nhật Bản cho rằng, tranh chấp biên giới đã không còn là trở ngại của quan hệ Trung-Nga. Hiện nay, Trung Quốc và Nga rất giống như hai đồng minh thân cận.
Akihiro Iwashita nói: "Tôi cho rằng, quan hệ Nga-Trung đang hướng tới giai đoạn sơ khai của quan hệ đồng minh".
Thomas Wright, chủ nhiệm chương trình nghiên cứu chiến lược và trật tự quốc tế của Viện Brookings Mỹ cho rằng, hai nước Trung Quốc và Nga đều tìm cách làm thay đổi trật tự quốc tế ở khu vực đứng chân của họ và tìm cách ngăn chặn sự can dự của Mỹ, vì vậy hai nước này đã đến với nhau.
Thomas Wright cho rằng: "Họ đều không muốn chịu sự ràng buộc bởi trật tự quốc tế do Mỹ lãnh đạo, bởi vì họ muốn đạt được mục đích làm thay đổi trật tự khu vực".
Quân đội Nga không kích IS ở Syria |
Tuy nhiên cũng có nhiều nhà phân tích cho rằng, quan hệ Trung-Nga cách quan hệ đồng minh còn xa. Phó giáo sư Chisako Masuo từ Đại học Kyushu Nhật Bản cho rằng, quan hệ Trung-Nga là một cuộc "hôn nhân tạm thời". Ông nói: "Trong những vấn đề mang tính chiến lược ở phạm vi rộng lớn hoặc những vấn đề nhạy cảm có thể liên quan đến chủ quyền, họ hoàn toàn không hợp tác".
Sau khi Nga sáp nhập Crimea, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga. Moscow hy vọng quan hệ chặt chẽ Trung-Nga có thể tạo ra lối thoát cho hàng hóa năng lượng của Nga.
Nhưng David Gordon, cựu quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ, cố vấn lâu năm của Tập đoàn Âu-Á, một cơ quan nghiên cứu ở Washington cho rằng, giá cả năng lượng tụt dốc và thiếu lòng tin giữa Trung-Nga đang ảnh hưởng đến sự phát triển quan hệ năng lượng và chiến lược của hai nước.
David Gordon cho hay: "Quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực năng lượng đã bắt đầu lỏng lẻo. Sau 1 năm hai bên ký kết hợp đồng khí đốt lớn, quan hệ năng lượng Nga-Trung đã mất đi rất nhiều động lực".
Mặc dù vậy các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc và Nga tăng cường quan hệ song phương là một hiện thực mà Mỹ và đồng minh phải đối mặt.
Thomas Wright từ Viện Brookings cho rằng, Mỹ và các nước đồng minh châu Á, châu Âu cần liên kết lại cùng ứng phó với các nỗ lực làm thay đổi trật tự an ninh khu vực của Trung Quốc và Nga.
Theo Thomas Wright: "Ở đây có một số vấn đề chung, bao gồm pháp chế, toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng biên giới quốc tế. Trong những vấn đề này, giữa các khu vực cần đoàn kết hơn".
Các chuyên gia an ninh cho rằng, Ấn Độ và Nhật Bản có thể đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các nỗ lực làm muốn thay đổi trật tự an ninh khu vực của Trung Quốc và Nga.
Ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ đang tích cực làm việc với Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và các nước ASEAN để duy trì trật tự khu vực, bảo đảm tự do và an toàn hàng hải, hàng không. Đầu tháng 3/2016, Mỹ đưa ra lời kêu gọi thành lập liên minh chiến lược về hải quân giữa 4 nước Mỹ-Nhật-Ấn-Australia.
Là đồng minh then chốt của Mỹ ở khu vực châu Á, Nhật Bản đang đóng một vai trò tích cực hưởng ứng chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ. Nhật Bản bắt đầu thực hiện Luật an ninh mới, thúc đẩy chủ nghĩa hòa bình tích cực, tích cực đưa vấn đề Biển Đông ra các diễn đàn đa phương như Hội nghị thượng đỉnh G7, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á…, thúc đẩy pháp trị ở các vùng biển của châu Á, đối phó với các “yêu sách quá mức” của Trung Quốc.
Hoa Kỳ tích cực thúc đẩy thực hiện chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương |
Đông Bình
Hồng Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét