Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Mihai Eminescu: Thắm thiết khơi nguồn và khẳng định

Nguyễn Xuân Sanh.
Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh và Chủ tịch HNVVN Hữu Thỉnh gặp gỡ Đoàn nhà văn Rumani do Chủ tịch HNV Rumani Eugen Uricaru thăm VN năm 2001...

 Vài nét về nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh 
Nguyễn Xuân Sanh ( sinh 1920) là nhà thơ Việt Nam đầu tiên sang thăm Rumani vào năm 1956; Chuyến thăm giống như một đợt đi thực tế sáng tác kéo dài 3 tháng tại Rumani đã để lại trong ông nhiều ấn tượng sâu sắc về đất nước, con người, văn học Rumani…
Nguyễn Xuân Sanh đã dịch và giới thiệu nhiều tác giả văn học Rumani với độc giả Việt Nam trong đó có thơ Eminescu…
Năm 2000 Nhà xuất bản Văn học đã xuất bản tuyển Thơ tình Mihai Eminescu, Nguyễn Xuân Sanh đã đóng góp 5 bài và một tiểu luận công phu viết về thân thế, sự nghiệp thơ Eminescu…
Nguyễn Xuân Sanh thẩm thơ Eminescu qua bản dịch tiếng Pháp của các nhà xuất bản của Rumani; cộng cũng với vốn kiến thức 3 tháng thăm Rumani năm 1956 đã giúp ông có được cách nhìn khách quan, sâu sắc về Eminescu, một nhà thơ lớn của Rumani…
Mặc dù giai đoạn đó, tư liệu về Eminescu chưa phong phú như sau này, nhưng qua tiểu luận của Nguyễn Xuân Sanh bạn đọc phần nào hiểu được số phận cũng như sự nghiệp thơ của Eminescu, một con người gắn bó cuộc đời, sự nghiệp sáng tạo văn học của mình với đất nước, quê hương, sẻ chia những nỗi đau thương của nhân dân Rumani đang phải gánh chịu…
Trong bài tiểu luận, có một vài thông tin Nguyễn Xuân Sanh viết dựa theo ý kiến của Marin Preda, một nhà văn lớn của Rumani: Mihai Eminescu chết trong nhà thương điên…
Đọc Biên niên tiểu sử ( cronologie) của Eminescu được in trong trọn bộ tác phẩm Eminescu do Nhà xuất bản Thế giới Bách khoa thư-Viện hàn lâm Rumani năm 1999 thấy ghi:
-1/1/1884 nhà văn Maiorescu cùng với Constantin Popasu-một người họ hàng của Eminescu vào thăm nhà thơ trong bệnh viện ở Ober-Dobling;
-9/11/1886 ông được đưa vào nhà thương điên ( ospiciul) ở Tu viện Neamt;
-12/4/1888 Eminescu cùng Veronica Micle chuyển về Bucarest sống  một cuộc sống nghèo…
-2/2/1889 Eminescu được đưa vào nhà thương tế bần Spitalul Mărcuta;
-Eminescu qua đời ngày 15/6/1889 tại nhà thương này…
Trân trọng giới thiệu bài viết của nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh, rút từ trong tuyển Thơ tình Eminescu-NXB Văn học 2000…
Phạm Viết Đào.
Có thể nói rằng: Mihai Eminescu là nhà thơ lớn nhất của Rumani. Eminescu lớn bởi tình cảm phong phú được thể hiện trong nhiều tác phẩm thi ca của ông; ông lớn vì trí tuệ tâm hồn sâu sắc; ông lớn bởi đã sử dụng và sáng tạo ngôn ngữ thơ ca của quê hương Rumani của ông.
Bí quyết sâu sắc, tâm tư nghệ thuật sâu thẳm của ông được thể hiện ở chỗ ông đã cống hiến hết mình cho tình yêu cuộc sống; ông đã ghét cay ghét đắng những kẻ nào trong thời đại của ông đã manh tâm làm tối tăm cuộc sống, làm cho cái đẹp của cuộc sống không thể nảy mầm, bắt rễ. Kẻ làm cho cuộc sống trở nên tối tăm đó là tầng lớp phong kiến thống trị đang hàng ngày hàng giờ cướp bóc, đàn áp nhân dân.

Điều này ông đã thấu hiểu và đã nói đi nói lại nhiều lần trong nhiều tác phẩm thi ca, trong các bài báo nảy lửa.Eminescu vĩ đại bởi đã cố gắng nói lên cái đẹp, bằng việc mô tả đời sống nhân dân bằng những tình cảm yêu mến quê hương mình. Với Eminescu, lần đầu tiên chúng ta thấy một nhà thơ của Rumani đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật ngang hàng với các nhà thơ lớn của châu Âu và thế giới về các vấn đề của cuộc sống…
Nét mặt Eminescu qua các bức ảnh chân dung thấy khuôn mặt của ông nghiêm trang giản dị, luôn tỏ ra khinh miệt những cái xấu xung quanh, ông luôn tỏ trách nhiệm với đời, yêu cuộc sống hăng say và ghét hung dữ…
Gương mặt của ông thường thể hiện sự đau buồn của đông đảo nhân dân Rumani đang bị áp bức, chà đạp; Chính vì thế nên thơ của ông có khả năng thôi thúc người ta đứng dậy lao về phía trước…
Mihai Eminescu sinh ra trong thế kỷ XIX, vào những năm tháng mà những thành quả của cuộc cách mạng 1848-1849 đang dần bị tiêu tan. Tình trạng áp bức tàn nhẫn lại diễn ra khắp mọi nơi trên đất nước Rumani. Gia đình muốn nhà thơ hưởng một một sự giáo dục chu đáo. Nhà thơ vốn thích chu du nên đã di học trong nước, ngoài nước; ông học chỉ vì tình yêu khoa học, yêu văn học mà không học để có bằng cấp. Ông học trong đời sống nông thôn, là cỗi nguồn nhiều vốn thơ ca dân gian. Trường học đã giúp nhà thơ trở thành một người hiểu biết sâu sắc đời sống nhân dân và đất nước Rumani. Eminescu là người có vốn văn hóa cao, ông có nhiều kiến thức về văn học, khoa học, địa lý, sử ký…
Sau một thời gian làm giáo sư, làm Giám đốc thư viện trung tâm Iasi, làm thanh tra giáo dục; từ năm 1877 ông là biên tập viên của Thời bao Bucarest…
Năm 1883 ông bị coi là bị điên, cộng với những xáo trộn bi đát trong xã hội Rumani đã làm cho ông mòn mỏi, khả năng sáng tác của ông mất hẳn và ông qua đời…
Đúng vào khoảng thời gian ngắn ngủi, xung quanh năm 1883, Eminescu đã cho ra đời nhiều bài thơ rất hay. Đó là thời gian ông sáng tác hăng say, để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng…Nhà văn Mari Preda đã thân mật nói với tôi ( Nguyễn Xuân Sanh): “ Chúng ta là nhà văn, nhà thơ, chúng ta cần ít nói đến tiểu sử, chúng ta tự hiểu chúng ta qua tác phẩm. Để giới thiệu chúng ta, báo chí và sách giáo khoa muốn biết chúng ta qua tiểu sử. Chúng ta chỉ cần đời ta, tâm hồn ta và ngòi bút…
Về Eminescu cho phép tôi không nói nhiều về tiểu sử mà chỉ vắn tắt thế này thôi ; Eminescu sinh15/6/1850 và mất ngày 15/6/1889...
Thời đi học ông hơi lang thang một chút ; sống ở quê một thời gian rồi chuyển sang Autria và Đức. Eminescu sống để làm thơ và làm thơ hay, hây đến tuyệt tác ; thơ ông đượm vẻ u buồn thế sự bởi thế Eminescu trở thành người có trọng lực và sức đề kháng đối với đời. Thơ ông thấm đẫm nhứng giá trị dân gian cổ truyền, ông yêu chũ nghĩa lãng mạn và yêu triết học Đức...Mới 33 tuổi ông đã kiệt sức vì bệnh tâm thần, sáu năm sau ông qua đời khi chưa tới tuổi 40. Eminescu vĩnh biệt nhân loại trong nhà thương điên...
Tác phẩm đáng chú ý của ông đó là tập thơ xuất bản năm 1884 ; Cũng năm đó ông công bố bài thơ dài 392 câu, 98 khổ đó là kiệt tác Sao hôm. Như vậy, tác phẩm của ông không quá nhiều nhưng đầy chất trữ tình và triết lý dân gian Rumani... »
Băng qua vòm trời thi ca Rumani, chúng ta không thể không lưu ý đến sự phát triển một cách quang minh các gía trị ưu việt của folklor đối với thi ca của Eminescu. Việc phục hồi ngôn ngữ thi ca dân tộc, trở về với cách biểu hiện, biểu cảm của thơ ca dân gian được Eminescu kế thừa sáng tạo. Đó cũng là cách nhà thơ góp phần vào việc ngăn chặn sự xâm lược của văn hóa ngoại lai. Trong bài thơ Doina Eminescu đã thể hiện tư tưởng sáng tạo này của ông :
Mong thượng đế cho anh
Quyền bảo toàn dân tộc
Từ nơi anh ngỡ mất
Hãy đứng dậy đi lên
Nghe anh thổi tiếng kèn
Quê hương ta vẫn sống
Tiếng thứ nhất anh gióng
Đất nước sẽ vùng lên
Anh gióng một tiếng thêm
Rừng cây sẽ cứu trợ
Tiếng thứ ba niềm nở
Lũ giặc chết từng bầy
Bờ nọ đến bến này
Chúng, mồi ngon cho quạ
Ta treo chúng lên giá
Thắt cổ chúng bằng giây...

Năm 1850, năm Eminescu ra đời, 2 năm sau cuộc cách mạng 1848 của Rumani, nhà triết học-sử học- anh hùng Nicolae Bălcescu bị phát vãng và phải chịu đói khổ đã lên tiếng khẳng định : « Tổ quốc Rumani của chúng ta tồn tại ; Chỉ có kẻ đui mù mới không nhìn thấy điều đó »...
Ngày 20/11/1852 tại Palelmo, nơi ông từ giã cói đời Bawlcescu lên tiếng : « Như vậy sẽ không còn một người nô lệ, sẽ không còn một dân tộc bị áp bức, không có dân tộc nào có quyền hạ thấp dân tộc khác »...
Qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao dằn vặt của đất nước trong quá trình phát triển đi lên không thể không trải những thử thách khó khăn, dân tộc Rumani có những lựa chọn khôn ngoan của mình. Cái sự khôn ngoan ấy, cái tính hiền giả ấy đã dạy cho các nhà văn hiểu tình yêu cuộc sống, không biết sợ cái chết, không từ bỏ chiến tranh khi cần thiết để bảo vệ quê hương, giành độc lập cho dân tộc của nhân dân Rumani...Những cái đó đã làm nên phẩm giá của Rumani...
Thơ Rumani là vậy. Hơn 100 năm trước đây, thơ của Eminescu là vậy. Eminecu là người có công khơi nguồn sáng tạo và bảo vệ ngôn ngữ Rumani đương đại. Năm 2000 là năm kỷ niệm 150 năm ngay sinh của Mihai Eminescu; Do bởi cuộc sống và sự cao đẹp của những sáng tạo thi ca nên nhân dân và giới văn học Rumani đặt tên năm Eminescu để tượng niệm những đóng góp của ông...
Sự nghiệp sáng tạo thơ ca của Eminescu có thể nói ông đi từ hình tượng «  Con quỷ » ( tên một bài thơ Inger si demon ) đến hình tượng Sao Hôm ( Luceafarul). Thiên thần và con quỷ là một tròng những bài thơ đầu đời của Emienscu ; Còn trường ca Sao Hôm là đỉnh cao sáng tạo của Eminescu...
Qua ngòi bút lãng mạn của ông, ta thấy Eminescu làm thơ để kêu gọi nhân dân vùng dậy chống cường quyền, chống áp chế ; thơ ông khuấy động nhân dân đứng lên chống lại, lật đổ những kẻ cướp bóc và hành hạ nhân dân. Chính vì thế nên trong bài thơ có hình tượng con gái nhà vua lại đem lòng yêu «  Con quỷ » :
Chàng khơi trong nhân dân ngọn lửa quật khởi
Gieo trong tim đau buồn nỗi căm thù chống đối...
Eminescu tự tin vào thơ ông có sức mạnh vô song, có thể lật đổ bất cứ thế lực chuyên quyền, bạo chúa nào ; đạp đổ mọi ngai vàng xuống vực. Từ năm 24 tuổi ( 1874) thơ ông đã hướng tới các chủ đề xã hội, điều này thế hiện trong trường ca Đế vương và vô sản ( Imparat si Proletar ).
Trước khi xảy ra công xã Pari, Eminescu đã ngẫm ngợi về những bất công của chế độ cũ, trong bản thảo đầu tiên ông đã viết lên nỗi đau và nguyện vọng làm cách mạng, lật đổ chế độ chuyên chế của người nghèo... Khát vọng của người nghèo được mô tả rất sâu, nhiều câu thơ đã trở thành những khẩu lệnh kích động nhân dân đứng dậy :
Đập nát những gì làm ta đau khổ
Xô các cung điện dấu che điều khả ố
Đập tượng bạo quân cho vỡ tan tành
Vết chân bẩn phải bị vữa đá xóa nhanh...
Mihai Eminescu là nhà thơ lớn cuối thế kỷ XIX ; trí tuệ tâm hồn của ông mãi lưu truyền trong lòng người đọc cho đến ngày hôm nay.
Thơ của Eminescu có khi trữ tình, có khi hùng tráng thể hiện mọi cung bậc,sắc thái tình cảm của dân tộc Rumani, một dân tộc đã từng phải chiến đấu gian khổ để giành quyền sống cho mình.
Cái lõi của thơ Eminescu chính là chỗ đó...


N.X.S.

Không có nhận xét nào: