Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Trong chiến tranh hiện đại, hệ thống cấp nước sẽ là mục tiêu bị tấn công đầu tiên


(VTC News) - Ở Mỹ, hệ thống sản xuất và cấp nước sạch cho người dân được xếp vào loại quan trọng đặc biệt.

Thời gian vừa qua xảy ra khá nhiều sự việc nghiêm trọng liên quan đến đầu tư và đấu thầu của nước ngoài nhưng rất mất cảnh giác như cho thuê đất, cho đầu tư ở những vị trí  đặc biệt quan trọng về chiến lược an ninh quốc phòng, hoặc cho sản xuất những sản phẩm liên quan lớn đến sức khỏe của nhân dân. Lợi ích tệ hại như thế nào mọi người đều thấy đã khiến cho dư luận vô cùng bức xúc.
Mấy hôm nay lại xuất hiện thông tin cho đấu thầu những công trình vô cùng quan trọng đến sự sống còn của nhân dân, đó là Dự án đường ống nước Sông Đà 2 ở Thủ đô Hà Nội. 

Khắc phục sự cố vỡ đường ống nước sông Đà - Ảnh: Vietnamnet
Khắc phục sự cố vỡ đường ống nước sông Đà - Ảnh: Vietnamnet 

Theo thông cáo báo chí của Công ty Cổ phần nước sạch Vinaconex (Viwasuco) về kết quả triển khai công tác chọn nhà thầu cung cấp ống gang dẻo cho dự án nước Sông Đà (giai đoạn 2), công ty TNHH sản xuất gang dẻo Xing Xing (TQ) đã được lựa chọn với giá trúng thầu thấp hơn khoảng 11,8% so với giá gói thầu đã được phê duyệt.

Không thể lấy quyền lợi của nhân dân, đặc biệt là sức khỏe của nhân dân để mặc cả đối với bất cứ ai.

Người viết từng đi công tác ở Mỹ được biết: hệ thống sản xuất và cấp nước sạch cho người dân được xếp vào loại quan trọng đặc biệt. Hệ thống này không chỉ được thiết kế xây dựng bằng những nguyên vật liệu đặc biệt an toàn, mà còn được các lực lượng tinh nhuệ và tin cậy nhất bảo vệ. Họ cho rằng có những sai sót mà không thể sửa chữa được hoặc gây ra hậu quả vô cùng lớn thì không cho phép sai lầm. 

Phía Mỹ nhấn mạnh, trong chiến tranh hiện đại thì hệ thống cấp nước là một trong những mục tiêu đối phương sẽ tấn công đầu tiên. Và trong chiến tranh hiện đại sẽ có rất nhiều phương thức, phương tiện khác nhau là vũ khí tấn công hiệu quả. Người có quyền lực hãy có Tầm và có Tâm. Nhân dân trao quyền cho họ thì họ hãy suy nghĩ và làm việc vì dân vì nước chứ đừng vì cái gì khác. Không thể lấy quyền lợi của nhân dân, đặc biệt là sức khỏe của nhân dân để mặc cả đối với bất cứ ai. Và nếu ai muốn hợp tác đặc biệt với chúng ta thì họ hãy làm cho chúng ta tin cậy!
Video: Đường ống nước sông Đà gặp sự cố lần thứ 17


Nguyễn Trường Giang


PTT Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu rà soát toàn bộ dự án nước sông Đà 2

VOV.VN - Phó Thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội rà soát toàn bộ dự án nước sông Đà giai đoạn 2 và báo cáo trước ngày 31/3 tới.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát toàn bộ quá trình thực hiện Dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai – Miếu Môn – Hà Nội – Hà Đông do Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) làm chủ đầu tư.
ptt nguyen xuan phuc yeu cau ra soat toan bo du an nuoc song da 2 hinh 0
PTT Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu rà soát toàn bộ dự án nước sông Đà giai đoạn 2. Ảnh: TTXVN.
Gần đây một số cơ quan thông tin đại chúng có đưa tin liên quan đến việc thực hiện Dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai – Miếu Môn – Hà Nội – Hà Đông giai đoạn 2 do Tổng công ty Vinaconex làm chủ đầu tư.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát toàn bộ quá trình thực hiện dự án, trên cơ sở đó, có đánh giá làm rõ những thông tin gần đây mà dư luận đề cập liên quan đến dự án, khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ (đề xuất rõ những giải pháp (nếu có) để bảo đảm dự án được thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ và theo đúng quy định của pháp luật. Phó Thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội báo cáo trước ngày 31/3 tới./.



Theo Chinhphu.vn

Thầu Trung Quốc làm đường ống sông Đà: Điểm yếu Việt Nam

(Tin tức thời sự) - Từ trước đến nay, Việt Nam vẫn luôn coi nhẹ hợp đồng xây dựng, không quy định cụ thể trách nhiệm giữa hai bên, đó là nhược điểm lớn.

Cần sự vào cuộc của Bộ KH&ĐT, Bộ Xây dựng
Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex- Viwasupco, đơn vị chủ đầu tư dự án nước Sông Đà giai đoạn II đã lựa chọn nhà thầu Trung Quốc cung cấp ống gang dẻo cho dự án.
Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay trên thế giới các nước phát triển như Mỹ, Đức đã không còn sản xuất ống gang dẻo, Trung Quốc lại là nước có thế mạnh, như vậy, việc Công ty Viwasupco mở thầu cung cấp ống gang dẻo đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho nhà thầu Trung Quốc thắng thầu.
Mặt khác, ống gang dẻo do các nước Mỹ, Nhật Bản sản xuất có giá thành đắt gấp 5 lần so với ống của Trung Quốc, nên với bài toán kinh tế, nên Vinaconex đã lựa chọn ống của Trung Quốc.
Trước những thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 25/3, TS Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết: "Chủ đầu tư đã tổ chức đấu thầu quốc tế một cách nghiêm chỉnh, nhưng với một dự án lớn như vậy cần phải có sự kiểm tra, chỉ đạo của Bộ KH&ĐT.
Cụ thể là kiểm tra quá trình đấu thầu đúng hay không đúng, có hợp lệ hay không?
Mặt khác, ống gang dẻo xưa nay ở Việt Nam cũng dùng rất nhiều, nhà máy cơ khí tại Hà Nội đã từng sản xuất được, nhưng tỷ lệ phế thải quá cao, đúc 2 ống thì mới có 1 ống hợp chất lượng, đường kính nhỏ. Trung Quốc chúng ta không phủ nhận công nghệ đúc ống gang dẻo của họ vẫn được coi là mạnh.
Nhưng sau khi xem xét quá trình chọn thầu, thì phải xem xét hợp đồng có tốt hay không, vấn đề này Bộ Xây dựng phải vào cuộc xem xét, đánh giá.
Thau Trung Quoc lam duong ong song Da: Diem yeu Viet Nam
Đường ống nước sông Đà giai đoạn 1 liên tiếp gặp sự cố
Bởi hợp đồng trúng thầu hai bên ký kết rất quan trọng, trong đó, vấn đề chất lượng đảm bảo ra sao, tiêu chuẩn của nước nào, đạt yêu cầu hay không. Ống nước sông Đà có đặc điểm áp lực tương đối cao vì muốn đẩy nước đi xa thì phải có áp lực cao, nên cần kỹ thuật tốt.
Thông thường để kiểm tra chất lượng, thì phải đưa sản phẩm thí nghiệm chịu áp lực, kỹ lưỡng theo yêu cầu của chúng ta".
Bên cạnh đó, theo ông Liêm, chuyện Việt Nam không lựa chọn được ống gang dẻo của Nhật Bản vì giá thành đắt cũng không quá lạ. Ai cũng biết, hàng Trung Quốc vốn dĩ vẫn có giá rẻ hơn so với các nước khác. Nhưng tại sao nó rẻ?
Tất nhiên, vì họ thừa rất nhiều gang thép, thậm chí ế, giá gang thép đang rất hạn. Việt Nam hiện nay đang phải bảo vệ gang thép trong nước bằng cách đánh thuế cao gang thép Trung Quốc nhập khẩu. Thay vì xuất gang thép, họ chuyển sang xuất ống gang dẻo thì cũng là một cách để tránh thuế, vẫn bán được hàng.
Một lý do khác cũng quan trọng, đó chính là, Vinaconex đang lỗ quá nặng vì đường ống nước số 1, nên họ mới tìm đến một loại ống có giá thành phù hợp. Thực ra có thể dùng ống thép, nhưng phải có lớp chống gỉ cả trong lẫn ngoài, chịu được cường độ cao, nhưng giá thành đắt.
"Trong vấn đề chọn thầu có yếu tố tư cách của người tham gia đấu thầu, nên chủ đầu tư phải công bố rõ ràng, không được đưa thông tin chung chung.
Tư cách của nhà thầu này trong quá khứ làm dự án nào thì các chủ dự án đó phải phát biểu, nhưng tôi biết, các dự án đó dù thế nào thì cũng nhỏ hơn dự án đường ống nước sông Đà này", ông Liêm nhấn mạnh.
Việt Nam vẫn qua loa trong hợp đồng xây dựng
Một vấn đề khác được ông Liêm nhấn mạnh, đó chính là hiện nay tất cả các hợp đồng xây dựng của Việt Nam làm rất qua loa. Nếu như các nước là một quyển sách có dự kiến toàn bộ các sự cố có thể xảy ra, giải quyết ra sao, ghi trong hợp đồng hết, cứ sai cái gì thì cứ thế mà làm.
Bên A chậm thanh toán, chất lượng kém thì phải ra sao, hợp đồng kinh tế phải như vậy, như Việt Nam chỉ vài trang.
Đây là nhược điểm lớn nhất của chủ đầu tư Việt Nam, họ coi hợp đồng như một bản thỏa thuận, chứ không phải là một văn bản pháp lý, trong khi trên thế giới, họ coi đó là văn bản pháp lý để ràng buộc.

"Thực ra sản xuất ống gang dẻo có 2 cách, một là đúc thẳng đứng, hai là đúc ly tâm, cách này chất lượng rất tốt nhưng đắt vì quy trình sản xuất hiện đại. Nên phải xem xét cụ thể, ống gang dẻo được sản xuất theo cách nào, chất lượng cụ thể ra sao", ông Liêm chỉ rõ.

Dư luận về việc Cty TQ trúng thầu dự án dẫn nước sông Đà số 2

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-03-25
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
1-1444212359533-622
Lễ khởi công xây dựng đường ống dẫn nước sạch sông Đà 2.
Courtesy Dân Trí

Người dân lo lắng

Thông tin nhà thầu Trung Quốc được chọn cung cấp ống cho dự án dẫn nước sông Đà về Hà Nội giai đoạn 2 khiến dư luận người dân thủ đô cũng như những đối tượng quan tâm tỏ ra lo lắng. Lý do về vấn đề chất lượng cũng như những tác động khó lường khác.
Tin tức cụ thể là công ty Trung Quốc Xinxing đã thắng gói thầu dự án hệ thống dẫn nước từ sông Đà về chuỗi đô thị Sơn Tây-Hòa Lạc-Xuân Mai-Miếu Môn-Hà Nội-Hà Đông mà chủ đầu tư là Vinaconex Tổng Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Và Xây Dựng Việt Nam. Và ống dẫn nước sẽ là những ống bằng gang dẻo do một nhà thầu của Trung Quốc tại tỉnh Hà Bắc thiết kế.
Bạn trẻ Việt An thì nói rằng cũng như mọi người bạn cảm thấy vô cùng lo lắng:
Ai cũng lo, bây giờ cái gì của Tàu họ mang qua cũng phải lo, đồ ăn, thức uống, đồ dùng, quần áo... những chuyện thường ngày còn vậy, bây giờ tới ống nước bằng kim loại của Tàu thì ai cũng lo chứ.
-Ông Trịnh Bách
“Với góc nhìn của em, một người đã sống và làm việc ở Hà Nội rất lâu thì em rất lo lắng. Gần đây các phương tiện truyền thông đưa ra hàng loạt tin tức liên quan đến thực phẩm không được sạch rồi những hóa chất độc hại trong thức ăn từ Trung Quốc tràn sang Việt Nam thì khi mà thấy nhà thầu Trung Quốc trúng gói thầu làm nước sạch cho Hà Nội thì em không an tâm về sự việc này.
Thứ hai là vì giai đoạn 1 đã xảy ra rất nhiều lần vỡ ống nước, em và bạn bè là những người trực tiếp chịu hậu quả là có những lần mất nước ba đến năm có khi đến cả tuần không có nước sạch để dùng, rất khó khăn. Cũng mong muốn có thể tìm một phương án nào đấy, nếu không thay. Em không an tâm, em nghĩ nếu không đổi được nhà thầu thì phải tìm ngay một đơn vị trực tiếp giám sát gói thầu này sao cho đảm bảo được nguồn nước thiết yếu của cuộc sống hàng ngàý. Nếu không thể đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả mặt kinh tế sức khỏe của người dân Hà Nội nữa.”
Ông Trịnh Bách, Việt kiều đã về sống ở Hà Nội hơn mười năm nay, nói rằng điều ông suy nghĩ cũng không khác gì điều người Hà Nội đang suy nghĩ, tức là đường ống dẫn nước giai đoạn 1 đã vỡ những 17 lần thì giai đoạn 2 chắc cũng không tránh khỏi bị vỡ ống nữa:
“Mình sống đây thì cũng giống như mọi người thôi là ai cũng lo, bây giờ cái gì của Tàu họ mang qua cũng phải lo, đồ ăn, thức uống, đồ dùng, quần áo... những chuyện thường ngày còn vậy, bây giờ tới ống nước bằng kim loại của Tàu thì ai cũng lo chứ.
Nói thiệt ra chính quyền họ làm thì ai biết họ làm cái gì, ai có quyền nói gì họ đâu, nhưng mà lo thì vẫn lo. Nhà ai mà có thể sắm sửa được thì để một cái lọc nước trong nhà. Ống nước trước bể như vậy rồi mà cứ đâm đầu y chang như vậy thì mình cũng không hiểu. Lo là lo cho bà con mình đó.”
duong-ong-nuoc-sach-song-da-2-400
Một trong những điểm vỡ đường ống dẫn nước sạch sông Đà giai đoạn 1. Photo courtesy of Dân Trí.
Dưới mắt chuyên gia môi trường, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, cái chính là lòng tin của người tiêu dùng vì đến lúc này dân chỉ được thông báo rằng hệ thống cấp nước Sông Đà giai đoạn 2 sẽ được lắp đặt bằng những ống gang dẻo của Trung Quốc:
“Chất lượng và cấu tạo thành phần hóa học của chất gang ấy như thế nào, sức bền vật liệu của nó ai kiểm định, đấy là cái quan trọng nhất. Gang dẻo hay gang cứng không thành vấn đề vì người ta có tin họ đâu. Trong gang dẻo có rất nhiều loại gang, Inox cũng có rất nhiều loại Inox, nhôm cũng có nhiều loại nhôm, đồng thì có đồng thau, đồng đỏ, đồng đen. Cái chính là người ta không biết nó là gì, thành phần nó có bao nhiêu sắt, bao nhiêu cacbon, nó có thể có thêm Nikel không, có thêm Chrôm không... thì mới biết mà trả lời chứ chúng tôi có biết họ làm cái gì đâu.”
Anh Kiên, cư dân Hà Nội, lại có cái nhìn khác:
“Việc xây thêm đường nước về Hà Nội rất cần thiết rất quan trọng đối với người dân. Quan điểm của em thì nhà thầu Trung Quốc cũng tốt mà, trong mỗi việc làm cũng có cái tốt cũng có cái xấu. Hàng Trung Quốc có rất nhiều cái mà người Việt Nam dùng chẳng hạn một số hàng giá rẻ, từ cuốc, xẻng rồi dao kéo, tại sao cứ nói thế nọ thế kia trong khi người dân vẫn thích vẫn mua dùng đấy chứ.
Việt Nam làm đi, tổng thầu Việt Nam làm hay là hỏng suốt vỡ suốt, vậy thử xem để Trung Quốc làm thì họ có làm vỡ hay không.”

Nhà nước cần quan tâm hơn

Sau khi có phản ứng của người dân, hôm thứ Sáu ngày 25 phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội, phối hợp cùng Bộ Xây Dựng, rà soát lại toàn bộ dự án xây đường nước Sông Đà số 2.
Yêu cầu duyệt xét và đánh giá tổng thể dự án đường nước Sông Đà 2 mà ông Nguyễn Xuân Phúc đưa ra cũng được dư luận đặc biệt chú ý. Theo chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Phạm Chí Dũng, minh bạch và rõ ràng là những yếu tố không thể bỏ qua nếu muốn người dân tin tưởng:
Phải chứng minh cho người dân là việc kiểm định minh bạch và công bằng. Chỉ có điều cơ quan đứng ra thực hiện là bên Vinaconex thì bị tai tiếng quá nhiều cho nên người dân không tin.
-Ông Bùi Văn
“Thông tin là chủ đầu tư của công trình nước sạch Viwasucto chấp nhận người thắng thầu là công ty Xinxing của Trung Quốc thì người ta cho rằng nhà thầu Trung Quốc, doanh nghiệp Trung Quốc chi thoáng nhất và chi dưới gầm bàn do đó là thắng thầu. Một trong những mánh khóe của doanh nghiệp Trung Quốc là bỏ giá rẻ để thắng thầu cho dễ dàng nhưng sau đó lại tăng vốn đầu tư lên và yêu cầu chủ đầu tư phải bù đắp. Có thể nói các doanh nghiệp Trung Quốc đã thắng thầu và đãthu lợi rất lớn, bằng chứng là trong nhiều năm qua có tới 90% một số công trình xây dựng cơ bản ở Việt Namthuộc về các nhà thầu Trung Quốc.
Từ 2009 Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam đã mua từ Trung Quốc với giá gấp 3 lần ở trong nước, làm thất lợi cho nhà nước và ngân sách quốc gia rất lớn.
Trong trường hợp cung cấp ống gang dẻo của công ty Xinxing thì người dân cho đây là một thất lợi của chính phủ Việt Nam, tức là một sự phụ thuộc hơn nữa đối với Trung Quốc.
Do đó tôi nghĩ trong trường hợp này chủ đầu tư là Viwasucto và công ty Xinxing phải công khai toàn bộ chỉ tiêu kỹthuật đường ống dẫn nước Sông Đà giai đoạn 2, cơ quan chức năng cần có cơ chế giám sát chặc việc thực hiện dự án, rút kinh nghiệm từ giai đoạn 1 bể tới 17 lần mà chủ đầu tư Việt Nam hoàn toàn không hề hấn gì, thậm chí được tuyên dương. Yêu cầu thứ hai là phải công khai và cam kết với dân nếu không làm được thì phải chịu hình thức xử lý xử phạt như thế nào.”
Thẩm định dự án đường ống dẫn nước Sông Đà giai đoạn 2 bằng ống gang dẻo của Trung Quốc không phải chuyện khó, cái khó là nhà nước hãy chú tâm giải quyết những chuyện tồn đọng lớn hơn nữa nếu muốn lấy lại niềm tin nơi người dân. Ông Bùi Văn, giảng viên kinh tế của chương trình Fulbright ở Việt Nam, góp ý:
“Năm vừa rồi Việt Nam nhập của Trung Quốc 50 tỷ đô la hàng hóa, còn dự án đường ống nước này chỉ có hơn 200 triệu, khoảng chừng 0,4% tổng nhập khẩu một năm, còn 99,6% còn lại là thực phẩm, hóa chất, hàng điện tử, linh kiện máy móc, vì thế mà khó kiểm định khó kiểm tra gấp hàng trăm lần so với ống gang. Ống gang này với trình độ khoa học công nghệ hiện nay ai cũng thẩm định được.
Phải chứng minh cho người dân là việc kiểm định minh bạch và công bằng. Chỉ có điều cơ quan đứng ra thực hiện là bên Vinaconex thì bị tai tiếng quá nhiều cho nên người dân không tin. Cái thứ hai là các cơ quan kiểm định của Việt Nam chẳng có động tác nào để cho dân người ta tin cả.”
Vẫn theo chỉ thị của phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, kết quả rà soát phải được trình lên phó thủ tướng trước ngày 31 tháng Ba này. Được biết thời gian xây dựng đường ống dẫn nước Sông Đà giai đoạn 2 dự kiến hoàn tất năm 2019. Và khi hoàn thành, những tuyến ống dẫn nước này sẽ có chiều dài hơn 47 kilômét với năng suất gấp đôi so với giai đoạn 1 là 600.000 mét khối một ngày.

Bài liên quan

Không có nhận xét nào: