Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Eminescu-Thi hào dân tộc Rumani: bị kẻ điên hay chính quyền đập chết vì viết báo, làm thơ chống chuyên chế ?

Phạm Viết Đào.
Mihai Eminescu ( 15/1/1850-15-6-1889)
Phạm Viết Đào.
Mihai Eminescu-Thi hào dân tộc Rumani; Dạnh nhân văn hóa thế giới, sinh 15-1-1850 mất 15-6-1889; ông được coi là nhà thơ lớn nhất Rumani; ông đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 39 khi tài năng đang sung mãn…
Về cái chết của Eminescu đã để lại gây nhiều tranh luận và tranh cãi ở Rumani bởi cái chết hết sức mập mờ của ông…
Có những cứ liệu đương thời cho rằng: Eminescu chết do ông bị bệnh điên vì thất tình nên đã tử tử; ông yêu một người đàn bà đã có chồng đó là nàng Veronica Micle nhưng không thành…
Năm 2001, tôi đã dẫn đoàn nhà văn Việt Nam sang thăm Rumani, chúng tôi đã đến thăm tu viện Văratec, nơi Verica đã đến tu và bà đã tự tử sau khi Eminescum mất đúng 49 ngày…
Có tài liệu nói do ông bị bệnh hiểm nghèo, bị giang mai nên cảm thấy bế tắc trong cuộc sống riêng tư nên đã tự tìm tới các chết…
Tóm lại rất nhiều tư liệu của “lề phải” đương thời cho rằng: Eminescu kết thúc cuộc đời do bế tắc cá nhân chứ chính quyền chuyên chế Rumani không liên đới chịu trách nhiệm…

Về cái chết của Eminescu hiện gần đây sau cuộc cách mạnh 1989, nhiều nhà nghiên cứu đã cất công tìm kiếm, lỹ giải, chúng tôi muốn lưu ý tới 2 thông tin quan trọng, đó là công trình:” De ce a murit Mihai Eminescu? Răspunsul a 12 dintre cei  mai importanți medici români” ( Tại sao Mihai Eminescu đã chết? Câu trả lời của 12 trong số những bác sĩ uy tín nhất của Rumani… cho rằng: không tìm thấy cơ sở nào cho thấy Eminescu chết vì bệnh giang mai…Theo các thấy thuốc hiện tại của Rumani, căn cứ vào tài liệu bệnh lý của Eminescu được lưu giữ lại  thì Eminescu đã phải đau đớn giống như bị nhồi máu cơ tim trong những giây phút cuối đời…

Thông tin thứ 2 trong bài Cum a murit de fapt Mihai Eminescu. Dezvăluirea unui martor ocular”…( Mihai Eminescu đã chết như thế nào; Khám phá của một nhân chứng trực tiếp chứng kiến…) xin dịch lạ bài viết này được đăng trên báo Sự thật Adevarul...


Mihai Eminescu đã chết như thế nào; Khám phá của một nhân chứng trực tiếp chứng kiến…


Cái chết của thi hào dân tộc Romania đã để lại chuỗi dài những sự tranh luận và tranh cãi. Mihai Eminescu chết ở tuổi 39, trong một hoàn cảnh có nhiều biểu hiện mờ ám. Nhân 166 năm ra đời tác phẩm Ngôi sao Mai xin trở lại với chủ đề thời sự này…
Mihai Eminescu bị bệnh vào năm 1883, do một chấn thương về tâm lý nên ông đã được đưa vào điều trị tại viện tâm thần, ông ở đó suốt 6 năm. Vào tháng 6/1889, người ta tìm thấy ông ở Bệnh viện của bác sĩ Şuţu.
Người đã chứng kiến thời khắc thảm kịch dẫn tới cái chết tức tưởi của nhà thơ đó là người thợ làm lạnh Dumitru Cosmănescu  hay „Dumitrache” như Eminescu vẫn gọi tên ông này…Những gì ông này chứng kiến đã đến tai gia đình ông ta và thông tin này đã được báo  „Universul” (Vũ trụ) xuất bản năm 1926…
Vào giữa tháng 6 ( 1889), Mihai Eminescu đã gọi Dumitrache đến cắt tóc cho mình. Vào thời điểm đó do trời khá nóng nên Eminescu muốn đi dạo một chút trong khuôn viên bệnh viện nơi ông điều trị.
Trong thời gian hai người đi dạo, nhà thơ hỏi Dumitrache có biết hát bài ”Deșteaptă-te române!” ( Hãy thông minh hơn, hỡi Rumnai, bài hát của Andrei Mureșanu hiện nay được sử dụng làm Quốc ca của Rumani), Người thợ lạnh trả lời không biết hát…Eminescu muốn dạy cho người thợ lạnh hát bài hát mà ông yêu thích; ông ( Eminescu ) đã cất tiếng hát với một giọng ca tenor trầm ấm như báo chí hồi đó vẫn viết.
Khi nhà thơ cất tiếng hát vang bài hát thì bị một kẻ điên lấy một viên gạch choảng vào đầu khi đang đi dạo trong khuôn viên của Bệnh viện Tình thương  nằm ở đường Nhừng hãng cây ở Bucarest
Do bị chấn thương quá nặng, Eminescu đã gục xuống, Dumitrache chạy đi gọi bác sĩ vì thấy đầu nhà thơ  bị vỡ. Người thợ lạnh cảm thấy bị sốc trước những gì xảy ra. Bác sĩ Șuțu đã đến băng bó và nói mọi việc sẽ tốt thôi. Thế nhưng 2 ngày sau, vào ngày 15/6/1889, Mihai Eminescu qua đời…

Cum a murit de fapt Mihai Eminescu. Dezvăluirea unui martor ocular

Moartea poetului naţional al românilor a generat un lung şir de dezbateri şi controverse. Mihai Eminescu s-a stins la vârsta de 39 de ani, în condiţii pe care unele voci le consideră neclare. La 166 de ani de la naşterea „Luceafărului”, Click! readuce acest subiect în actualitate.
Mihai Eminescu s-a îmbolnăvit în 1883, vorbindu-se de epuizare psihică, şi a fost internat în repetate rânduri în spitale şi ospicii, în următorii şase ani. Luna iunie a anului 1889 l-a găsit la Institutul doctorului Şuţu, unde era internat. Cel care a văzut momentul dramatic ce a grăbit moatea poetului a fost frizerul Dumitru Cosmănescu  sau „Dumitrache”, aşa cum îl striga Eminescu. Mărturia lui a ajuns la urechile familiei sale şi a fost publicată de ziarul „Universul” abia în 1926.
institutul caritatea
Institutul Caritatea de pe Strada Plantelor din București
Foto: Adevărul
La mijlocul lunii iunie, Mihai Eminescu l-a chemat pe Dumitrache ca să-l tundă. Înainte însă, fiind o zi călduroasă, poetul a vrut să se mai plimbe cu Dumitrache prin curtea Institutului, unde era internat. În timpul plimbării, poetul l-a întrebat pe Dumitrache dacă știe să cânte ”Deșteaptă-te române!”. Atunci, frizerul i-a spus că nu. Eminescu a vrut să-l învețe cântecul pe care-l îndrăgea  și a început să-l  intoneze cu vocea lui formidabilă de tenor, despre care s-a vorbit mult în presa vremii. 
În acele clipe, poetul a  fost  lovit cu o  cărămidă în cap de un “nebun” care se plimba și el în curtea Institutului Caritatea, situat pe strada Plantelor în București.  
Din cauza loviturii puternice , Eminescu a căzut și i-a spus lui Dumitrache să cheme repede medicul fiindcă se prăpădește. Frizerul, șocat de întâmplare, l-a anunțat.  Doctorul Șuțu l-a consultat pe poet și a  spus că totul va fi bine. Dar, peste două zile, la 15 iunie, Mihai Eminescu a murit.

(http://www.click.ro/news/national/cum-murit-de-fapt-mihai-eminescu-dezvaluirea-unui-martor-ocular)

Không có nhận xét nào: