Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

Tin sốc: Việt Nam đã ký “hớ” điều khoản về xăng dầu với Hàn Quốc

Bài này trên Dân trí đã hạ xuống !

Dân trí Theo nguồn tin riêng của Dân trí ngày 7/3, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ một vấn đề khá nhạy cảm về thuế xăng dầu trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA).
 >> Vụ 13.000 tấn xăng nhập lậu: Thêm 60 ngày tạm giữ để điều tra

Cụ thể, theo Bộ Công Thương, ngày 24/9/2015, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã ký Nghị định thư thứ ba, sửa đổi Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc (AKFTA). Một trong những nội dung chính của Nghị định thư này là cập nhật biểu thuế chi tiết dùng cho toàn bộ quá trình cắt giảm thuế theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc đã ký từ năm 2006.
Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định thư trên, Bộ Tài chính đã phát hiện thuế suất đối với mặt hàng xăng dầu theo đúng cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN -Hàn Quốc là 10%, thấp hơn cam kết trong các hiệp định khác.
“Tại các diễn đàn đàm phán, chúng ta đang nỗ lực duy trì mức thuế bảo hộ với xăng dầu. Đối với ASEAN, thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn của Việt Nam, thuế suất xăng dầu 20% sẽ được duy trì tới năm 2020. Việc thực hiện mức thuế 10% trong Hiệp định trên sẽ cho phép các nước ASEAN khác cũng được hưởng thuế suất này khi xuất khẩu xăng dầu vào Việt Nam”, Bộ Công Thương nêu rõ điểm bất cập.

(Ảnh minh hoạ).
(Ảnh minh hoạ).
Chính vì vậy, theo báo cáo của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng ký, Bộ Tài chính đã có công văn đề nghị Bộ Công Thương trao đổi với phía Hàn Quốc để điều chỉnh biểu thuế theo lộ trình.

Để “chữa cháy”, cũng theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, tại Hội nghị Ủy ban thực thu Hiệp định FTA ASEAN -Hàn Quốc lần thứ 13 tổ chức vào tháng trước, Việt Nam đã thảo luận ở cấp Trưởng đoàn với Hàn Quốc đề nghị phía Hàn Quốc cho phép Việt Nam điều chỉnh lại mức thuế 20% với lý do “đây là mặt hàng chiến lược, nhạy cảm cao của Việt Nam” mà Việt Nam phải duy trì bảo hộ mặt hàng này tối thiểu đến năm 2020. Ngoài ra, Hàn Quốc vẫn được hưởng thuế suất 10% với xăng dầu theo cam kết VKFTA nên việc điều chỉnh thuế suất AKFTA lên 20% sẽ không ảnh hưởng tới quyền lợi của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, mọi chuyện không dễ dàng như đề nghị của Bộ Công Thương dù ban đầu Hàn Quốc có đồng ý tham vấn với các bộ, ngành của nước này để tìm phương án xử lý nhưng sau đó, phía Hàn Quốc cho rằng, việc nâng thuế suất cao hơn mức thuế cơ sở là vi phạm Hiệp định đã ký và sẽ gây ra phản ứng từ các doanh nghiệp của Hàn Quốc cũng như các thành viên ASEAN.
Thứ hai, theo lập luận phía Hàn Quốc, mức thuế cơ sở để thực hiện cắt giảm thuế trong AKFTA là thuế suất MFN 2005. Trong các biểu cam kết cũ, Việt Nam không chi tiết mức thuế suất xăng dầu là 10% mà chỉ ghi MFN. Và cơ quan quản lý của Việt Nam đã áp thuế với xăng dầu không dựa trên mức thuế cơ sở mà tăng giảm theo điều hành trong nước, có thời điểm lên tới 30%. Phía Hàn Quốc tỏ ý lo ngại khi tham vấn nội bộ về việc sửa biểu thuế sẽ lộ ra việc Việt Nam không thực hiện đúng Hiệp định suốt từ năm 2007 đến nay.
Cũng theo Bộ Công Thương, Việt Nam đã đề nghị Hàn Quốc cùng phối hợp để tìm giải pháp cho rắc rối trên. “Trước mắt, giao cấp chuyên viên nghiên cứu, trao đổi các biện pháp kỹ thuật để xử lý vấn đề. Trong khi chưa xử lý được thì Việt Nam chưa thể phê chuẩn Nghị định thư”, Bộ Công Thương nêu.
Do đó, căn cứ trên đề xuất của Bộ Tài chính và nội dung thảo luận với Hàn Quốc, Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng cho phép tạm dừng quy trình phê duyệt Nghị định thư nói trên cho đến khi đạt được thỏa thuận với Hàn Quốc về giải pháp thuế với xăng dầu.
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng nêu, trong khi hai bên đàm phán tháo gỡ vấn đề này, thuế nhập khẩu theo AKFTA sẽ tiếp tục thực hiện trên cơ sở thông tư của Bộ Tài chính đã ban hành và còn hiệu lực.
Mạnh Quân

VN ký ‘hớ’ thuế xăng dầu trong FTA với Hàn Quốc: Bài học cay đắng

Việc ký ‘hớ’ này sẽ khiến cho giá xăng dầu nhập từ Hàn Quốc và các nước ASEAN tham gia AKFTA sẽ rẻ hơn giá xăng dầu sản xuất tại Việt Nam.
Việc ký ‘hớ’ này sẽ khiến cho giá xăng dầu nhập từ Hàn Quốc và các nước ASEAN tham gia AKFTA sẽ rẻ hơn giá xăng dầu sản xuất tại Việt Nam.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói việc Bộ Công thương Việt Nam thừa nhận đã ký ‘hớ’ điều khoản về thuế xăng dầu trong hiệp định thương mại với ASEAN – Hàn Quốc là một bài học ‘cay đắng’ và ‘đắt giá’ khi Việt Nam bắt đầu tham gia vào sân chơi lớn của thế giới. Khánh An có bài tường thuật chi tiết.
Hôm 7/3, báo Dân Trí dẫn ‘nguồn tin riêng’ nói Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng vừa báo cáo với Thủ tướng chính phủ về thuế xăng dầu trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) mà báo này nói là ‘vấn đề khá nhạy cảm’.
Theo đó, Bộ Tài chính Việt Nam đã ‘phát hiện thuế suất đối với mặt hàng xăng dầu theo đúng cam kết của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc là 10%, thấp hơn cam kết trong các hiệp định khác”.
VN ký ‘hớ’ thuế xăng dầu trong FTA với Hàn Quốc: Bài học cay đắng
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nói việc ký ‘hớ’ này trước mắt sẽ khiến cho giá xăng dầu nhập từ Hàn Quốc và các nước ASEAN tham gia AKFTA sẽ rẻ hơn giá xăng dầu sản xuất tại Việt Nam, điều này kéo theo các hệ lụy sau:
“Điều ấy làm cho ngân sách của Việt Nam bị thất thu một khoản lớn, và điều quan trọng hơn là nhà máy lọc dầu của Việt Nam cũng sẽ phải được giảm thuế tương đương thì mới có thể cạnh tranh được. Đấy là những khó khăn mà sắp tới đây (Việt Nam) cần phải giải quyết.”

Cuối tháng rồi, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã viết ‘thư kêu cứu’ gửi lên thủ tướng chính phủ và ‘dọa’ sẽ đóng cửa nếu vẫn phải chịu mức thuế 20%, cao hơn 10% so với sản phẩm cùng loại nhập từ Hàn Quốc, dẫn đến việc khách hàng chọn mua xăng dầu nhập khẩu để được giá rẻ hơn. Nguy cơ đóng cửa của Dung Quất thậm chí còn tăng lên gấp đôi hoặc hơn nữa trong thời gian sắp tới, khi Hiệp định Thương mại với Nhật Bản được thực hiện và mức thuế nhập khẩu xăng dầu của Nhật Bản cũng là 10%.
Đây là bài học kinh nghiệm cay đắng, đắt giá đối với Việt Nam về việc đàm phán và xét duyệt, thẩm định các kết quả đàm phán đó một cách chuyên nghiệp, phải tính đến tất cả hệ lụy có thể phát hiện được. Tôi nghĩ phía Việt Nam phải có một sự kiểm điểm rất nghiêm túc để rút kinh nghiệm cho trường hợp đáng tiếc này.
Báo Dân Trí cho biết Bộ Tài chính đã có công văn đề nghị Bộ Công thương làm việc với phía Hàn Quốc để ‘sửa’ điều ký ‘hớ’ này, với lý do ‘đây là mặt hàng chiến lược, nhạy cảm cao của Việt Nam’ và Việt Nam phải duy trì bảo hộ mặt hàng này tối thiểu đến năm 2020. Lúc đầu, phía Hàn Quốc nói sẽ tham khảo ý kiến với các bộ về vấn đề này, nhưng sau đó Hàn Quốc trả lời với Việt Nam rằng họ không thể sửa đổi lại các điều khoản đã ký kết. TS. Lê Đăng Doanh nói trong trường hợp Hàn Quốc không đồng ý sửa đổi, phía Việt Nam chỉ còn một cách cuối cùng để không thực hiện theo thỏa thuận:

“Phía Việt Nam có thể dùng biện pháp cuối cùng là đề nghị tạm thời hoãn chưa thực hiện điều này. Nhưng nếu đề nghị đó mà không được phía Hàn Quốc thực hiện, Việt Nam có thể bị coi là đã vi phạm điều ước mà mình đã ký kết. Đấy cũng là một điều bất lợi cho Việt Nam.”
“Đây là bài học kinh nghiệm cay đắng, đắt giá đối với Việt Nam về việc đàm phán và xét duyệt, thẩm định các kết quả đàm phán đó một cách chuyên nghiệp, phải tính đến tất cả hệ lụy có thể phát hiện được. Tôi nghĩ phía Việt Nam phải có một sự kiểm điểm rất nghiêm túc để rút kinh nghiệm cho trường hợp đáng tiếc này.”
Một trong những biện pháp để hạn chế sai phạm ‘hớ’ như trên, theo TS. Lê Đăng Doanh, Việt Nam cần lập ra các hội đồng chuyên gia độc lập để xem xét các điều khoản sẽ ký kết trong các hiệp định quốc tế một cách ‘rất nghiêm túc’, phân tích những tác động có thể và góp ý kiến với đoàn đàm phán.
Điều ấy làm cho ngân sách của Việt Nam bị thất thu một khoản lớn, và điều quan trọng hơn là nhà máy lọc dầu của Việt Nam cũng sẽ phải được giảm thuế tương đương thì mới có thể cạnh tranh được. Đấy là những khó khăn mà sắp tới đây (Việt Nam) cần phải giải quyết.
TS. Lê Đăng Doanh cho rằng Hiệp định TPP cũng là một trường hợp cần phải xem xét kỹ lưỡng hơn.
“Trong trường hợp của TPP – Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương – thì hai bên đã thống nhất với nhau là sẽ giữ bí mật. Vì vậy nên việc trưng cầu ý kiến của các cơ quan độc lập cho đến nay rất hạn chế, ngay cả doanh nghiệp cũng ít nhận được thông tin. Tôi nghĩ đây cũng là một trường hợp, mà sắp tới đây Quốc hội thông qua, có thể cần phải có sự xem xét và phân tích kỹ lưỡng hơn.”
Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc được ký kết vào tháng 6/2006 và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2007. Hiệp định này đưa ra lộ trình cắt giảm thuế theo 3 nhóm chính là nhóm hàng thông thường, nhóm hàng nhạy cảm và nhóm hàng nhạy cảm cao. Theo cam kết trong hiệp định, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu ít nhất 95% mặt hàng trong Danh mục thông thường vào ngày 1/1/2016 và 100% mặt hàng trong danh mục này vào ngày 1/1/2018. Riêng đối với các mặt hàng thuộc nhóm nhạy cảm và nhạy cảm cao sẽ có lộ trình giảm thuế theo từng nhóm nhỏ, kéo dài đến năm 2021.
Cập nhật: Vào lúc 12:20 tối 7/3, bài viết trên báo Dân Trí mà VOA đề cập tới đã không còn truy cập được nữa. Nhưng bài viết trên đã được sao lưu ở nhiều trang mạng và diễn đàn khác.

Tranh cãi VN ký ‘hớ’ thuế xăng dầu

  • 8 tháng 3 2016
Image copyrightGetty
Image captionNhà máy lọc dầu Dung Quất có tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD, vận hành từ năm 2009
Hôm 8/3, một báo điện tử trong nước đã phải tháo link bài về chuyện Việt Nam đã ký ‘hớ’ điều khoản về xăng dầu với Nam Hàn trong lúc một nhà bình luận nói với BBC rằng vấn đề đáng quan tâm hơn là cần chấm dứt độc quyền xăng dầu.
Hôm 7/3, báo Dân Trí dẫn ‘nguồn tin riêng’ nói Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng vừa báo cáo với Thủ tướng chính phủ về thuế xăng dầu trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean – Nam Hàn (AKFTA) mà báo này gọi là ‘vấn đề khá nhạy cảm’.
Bộ Tài chính Việt Nam "phát hiện thuế suất đối với mặt hàng xăng dầu theo cam kết của AKFTA là 10%, thấp hơn cam kết trong các hiệp định khác”.
Việc này được cho là khiến giá xăng dầu nhập từ Nam Hàn và các nước Asean tham gia AKFTA sẽ rẻ hơn giá xăng dầu sản xuất tại Việt Nam.
Hệ quả là ngân sách Việt Nam bị thất thu một khoản lớn và nhà máy lọc dầu Việt Nam cũng phải được giảm thuế tương đương thì mới có thể cạnh tranh được.

'Độc quyền xăng dầu'

Hôm 8/3, từ Hà Nội, ông Đinh Tuấn Minh, nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Chính sách & Công nghệ nói với BBC: “Theo tôi được biết, khi đàm phán FTA thì thường người ta thương lượng cả gói, Việt Nam có thể được ưu đãi mặt hàng này nhưng bù lại gặp bất lợi với mặt hàng khác. Nếu chỉ nhìn từ một góc độ thì nhiều khi không thấy được vấn đề”.
Tuy vậy, ông Minh cũng nói thêm rằng “điều đáng quan tâm hơn là thị trường xăng dầu Việt Nam vẫn còn tình trạng độc quyền. Do vậy, nếu muốn vì lợi ích của người tiêu dùng, nhà nước cần bỏ độc quyền xăng dầu, để doanh nghiệp đối mặt với cạnh tranh từ các nhà nhập khẩu cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp”.
Cuối tháng 2/2016, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) gửi công văn kêu cứu đến Liên Bộ Tài chính – Công Thương và Văn phòng Chính phủ về việc nhà máy lọc dầu Dung Quất có nguy cơ "đóng cửa" vì chênh lệch thuế suất nhập khẩu, theo trang CafeBiz.
Website này tường thuật: “PVN cho hay, ngày 16/12/2015, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư mới về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Nam Hàn”.
“Theo đó, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với sản phẩm xăng từ Hàn Quốc sẽ áp dụng là 10%, trong khi thuế với sản phẩm xăng mua từ Lọc hóa dầu Dung Quất chịu thuế cao gấp đôi - 20%”.
"Nếu mặt hàng diesel không tiêu thụ được thì Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ không thể duy trì công suất ổn định, bắt buộc phải giảm công suất hoặc tạm dừng nhà máy trong thời gian tới", CafeBiz viết.
AKFTA được ký tháng 6/2006 và có hiệu lực từ tháng 7/2007. Riêng đối với các mặt hàng như xăng dầu thuộc nhóm ‘nhạy cảm’ và ‘nhạy cảm cao’ sẽ có lộ trình giảm thuế theo từng nhóm nhỏ, kéo dài đến năm 2021.

Không có nhận xét nào: