Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Lình xình chuyện quản lý thuế nhập khẩu xăng dầu của Bộ Công thương ?



Mức thuế nhập xăng dầu qua các thời điểm

Bộ Công Thương lên tiếng về thuế xăng dầu


BNEWS.VNChiều 14/3, Bộ Công Thương đã có thông tin về việc áp dụng mức thuế nhập khẩu xăng dầu trong tính giá cơ sở.

Bộ Công Thương lên tiếng về thuế xăng dầu. Ảnh: TTXVN

Theo đó, thời gian gần đây trên một số phương tiện truyền thông có đưa tin về việc áp dụng mức thuế nhập khẩu xăng dầu trong tính giá cơ sở làm căn cứ điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu sau khi Bộ Tài chính ban hành các Thông tư quy định lộ trình, mức thuế nhập khẩu xăng dầu theo các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với ASEAN, Hàn Quốc... khác nhau và khác với mức thuế nhập khẩu xăng dầu ưu đãi (MFN). 


Bộ Công Thương cho biết, theo điểm b Khoản 2 Điều 40 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Bộ Tài chính được giao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giá; chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn phương pháp tính giá cơ sở làm căn cứ điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước.
Hiện nay, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, trong công thức tính giá cơ sở đối với sản phẩm xăng dầu thì mức thuế nhập khẩu là mức thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN).

Bộ Công Thương đã và đang tiếp tục đề nghị và phối hợp với Bộ Tài chính sớm có giải pháp tài chính tổng thể xử lý hài hòa việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo lộ trình của các FTA theo cam kết hội nhập quốc tế trên cơ sở bảo đảm lợi ích của Nhà nước; các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất xăng dầu và các đối tượng tiêu dùng.

Theo cam kết hội nhập Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế áp dụng trong năm 2015 với dầu diesel và mazut là 5% và từ 1/1/2016 là 0% (thuế với xăng vẫn là 20%, tương tự các thị trường khác).

Từ đầu năm nay, thêm thuế nhập dầu diesel từ Hàn Quốc về Việt Nam cũng giảm về 5%, thuế xăng về 10% (thấp hơn thị trường khác 10%).

Trong khi đó, theo Thông tư 78 được Liên bộ Công Thương Tài chính ban hành tháng 5/2015, giá cơ sở được tính dựa trên thuế suất nhập khẩu 20% với xăng, 10% với dầu diesel và mazut./.
Đức Dũng/BNEWS/TTXVN

Người dùng "gánh hộ” thuế xăng dầu: Ai tạo ra chênh lệch?

14/03/2016 | 17:38
Hưởng lợi từ hội nhập, doanh nghiệp xăng dầu nhập khẩu với mức thuế chỉ từ 0-5% nhưng giá bán lẻ đến tay của người dân vẫn được tính mức thuế từ 10-20% trong năm 2015.
Người tiêu dùng chịu thiệt… từ hội nhập
Liên Bộ Tài Chính - Công Thương đang áp dụng biểu thuế nhập khẩu trong Thông tư 78 ban hành tháng 5/2015 làm cơ sở tính giá xăng dầu bán lẻ trong nước. Cụ thể, thuế với xăng là 20%, dầu diesel và mazut là 10%, dầu hỏa là 13%.
Tham gia Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Việt Nam phải từng bước mở cửa thị trường. Tháng 11/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 165 biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện ATIGA trong giai đoạn 2015 -2018.
Theo đó, từ ngày 1/1/2015, thuế nhập khẩu xăng dầu từ ASEAN được điều chỉnh như sau: xăng là 20%, dầu diesel, madút được giảm còn 5%.
Các doanh nghiệp nhập khẩu dầu chỉ cần có giấy chứng nhận xuất xứ chứng minh được nơi mua dầu thuộc các nước trong khu vực ASEAN là có thể được hưởng những ưu đãi thuế trên. Mức thuế nhập xăng dầu qua các thời điểm.
Từ tháng 4/2015 đến nay, liên bộ áp dụng mức thuế nhập khẩu với xăng là 20%, dầu diesel là 10%. Như vậy, thực chất thuế nhập khẩu diesel là 5% nhưng giá bán lẻ cho người dân vẫn áp dụng thuế 10%.
Người dân, doanh nghiệp mua dầu diesel phải trả khoản chênh thuế 5% và “đặc ân” này đã đem lại hàng nghìn tỷ đồng về cho doanh nghiệp trong năm 2015.
Theo lộ trình ATIGA, từ 1/1/2016, thuế nhập khẩu tất cả các loại dầu đều về 0% như vậy khoảng cách chênh lệch đã nâng lên 10%. Người dân mua dầu diesel đang bị “móc túi” thêm 10%.
Phép tính cụ thể cho thấy, ngày 18/2 giá CIF diesel 0,05S nhập từ Singapore là 42,82 USD/thùng, tương đương mức giá về tới cảng là 5.958 đồng/lít, sau khi cộng các khoản thuế phí thì mức giá bán lẻ đến tay người dân là 9.580 đồng/lít, trong đó thuế nhập khẩu 10%, tương đương 600 đồng.
Người dân đã gánh thêm 600 đồng mỗi lít và tiền này được chảy vào túi các doanh nghiệp. Với cách tính thuế này nếu giá dầu hồi phục, giá CIF lên cao, người dân sẽ phải chịu thiệt nhiều hơn.
Mỗi tháng bình quân Việt Nam tiêu thụ khoảng 438 triệu lít dầu diesel từ ASEAN, đồng nghĩa với việc người dân đã phải “cõng” thêm 262 tỷ đồng cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu dù đáng lẽ họ không phải nộp vì thuế nhập khẩu đã về 0%.
Chênh lệch thuế 5% đã kéo dài suốt năm 2015 và sang năm 2016 là 0% nhưng liên bộ điều hành giá xăng vẫn im lặng, phía doanh nghiệp cũng im lặng… trước thua thiệt của người tiêu dùng.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, từ tháng 1/1/2015-14/4/2015, mức thuế nhập khẩu được liên bộ Tài chính - Công Thương áp dụng khi tính giá bán lẻ với xăng, dầu hoả, dầu madút (35%), dầu diesel (30%), nhiên liệu bay (25%).
Trong khi Thông tư 165 đã có hiệu lực từ 1/1/2015, như vậy doanh nghiệp xăng dầu có chứng nhận xuất xứ nhập từ ASEAN sẽ được hưởng mức thuế chênh lệch tới 15% với xăng, 25% với diesel, 20% với nhiên liệu bay và 30% đối với dầu ma dút, dầu hoả.
Với mức giá CIF ở thời điểm ngày 20/1 là 56,39 USD/thùng với xăng RON 92, diesel khoảng 65 USD/thùng thì mức chênh lệch người dùng phải chịu thiệt tương ứng là gần 1.100 đồng với xăng và 1.300 đồng với diesel.
“Vô tình tạo ra chênh lệch”?
Ngoài ra, Thông tư 20 của Bộ Tài chính ban hành ngày 16/12/2015 về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo FTA Việt Nam - Hàn Quốc, thuế nhập khẩu với sản phẩm xăng từ Hàn Quốc sẽ cũng được áp dụng là 10% từ đầu năm 2016 nhưng liên bộ vẫn áp thuế 20% khi tính giá bán lẻ.
Với mức giá CIF xăng RON 92 khoảng 45 USD/thùng, tương ứng giá mỗi lít xăng từ Hàn Quốc chỉ 6.200 đồng, thuế nhập khẩu 10% tức 620 đồng/lít, nhưng Liên Bộ vẫn tính thuế 20% tức 1.240 đồng/lít.
Giá bán lẻ xăng RON 92 đến tay người dân ngày 4/3 là 13.750 đồng/lít mà thực chất chỉ có giá 13.110 đồng/lít nếu áp dụng đúng mức thuế 10%. Rất nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng nhìn ra cơ hội này và tăng nhập khẩu xăng từ Hàn Quốc.
Lãnh đạo một doanh nghiệp xăng dầu đang có thị phần lớn tại Việt Nam cho rằng năm qua và đầu năm nay nhiều doanh nghiệp xăng dầu được hưởng lợi vì hội nhập được giảm thuế và cách tính giá bán lẻ của liên bộ đã vô tình tạo ra chênh lệch trên.
Báo cáo tài chính của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho thấy lợi nhuận sau thuế đạt mức kỷ lục 3.128 tỷ đồng, từ mức lỗ 9 tỷ đồng năm 2014.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2015, Việt Nam nhập khẩu tổng cộng 10,1 triệu tấn, giá trị 5,36 tỷ USD. Trong đó, xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong năm qua chủ yếu có xuất xứ từ Singapore (3,84 triệu tấn), Thái Lan (2,28 triệu tấn)…
Kiều Châu
VNECONOMY

Nhập khẩu từ Hàn Quốc

Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc nhưng trong cơ cấu nhập siêu có điều gì bất ổn? 5 nhóm hàng mà VN nhập khẩu nhiều nhất từ HQ là (1) xăng dầu, (2) vải các loại, (3) sắt thép, (4) máy vi tính, sản phâm điện tử và linh kiện, (5) máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác. 

Với nhóm (1), ai cũng biết rõ ràng năm 2011 gần như 100% xăng dầu chúng ta đều nhập khẩu, chủ yếu từ Singapore và Hàn Quốc. Nếu VN không nhập ở HQ thì cũng buộc phải nhập khẩu ở một số nước khác. Nhưng ngược lại, VN lại xuất siêu Dầu thô khối lượng lớn (giá trị gần bằng xăng dầu thành phẩm nhập khẩu). Điều này sẽ được giải quyết khi VN xây và đưa vào hoạt động các nhà máy lọc dầu, ví dụ gần đây dự án Long Sơn rất được chú ý trị giá 4 tỷ $ đấy. 

Với nhóm (2) vải các loại. VN nhập khẩu nhóm này nhưng đầu ra là xuất khẩu dệt may. Nhập khẩu vải các loại là hơn 6 tỷ thì xuất khẩu dệt may là hơn 13 tỷ $. Riêng thị trường Hàn Quốc, nhập khẩu vải là hơn 1,3 tỷ $ thì xuất khẩu dệt may đã hơn 800 triệu $. Nhập khẩu nguyên liệu thì cũng không có gì quá lo ngại, do nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng đủ quy mô sản xuất của nền kinh tế. 

Với nhóm (3) sắt thép. Hiện tại sản xuất thép của VN là hơn 9 triệu tấn/năm. Sản lượng đặt hàng là hơn 6 triệu tấn/năm, sản lượng sử dụng thực tế là hơn 5 triệu tấn/năm. Và dư kiện tới năm 2015, sản lượng thép trong nước sản xuất được là hơn 15 triệu tấn/năm. Nhưng VN vẫn nhập khẩu nhiều loại thép khác mà trong nước chưa sản xuất được như thép dẹp, thép tấm hoặc phôi thép. Mà VN chủ yếu nhập khẩu từ HQ là phôi thép. Cái này ko chỉ VN mà nhiều nước ĐNA cũng phải nhập khẩu. Ngược lại, sản phẩm thép của VN cũng xuất ra các nước lân cận như Thái Lan và Campuchia.
Nhóm (4), cái này thì chắc nhiều người biết lý do vì sao. Sam sung, LG….. 

Nhóm (5), cái này luôn đi kèm với việc đầu tư vốn vào VN. Việc chuyển giao công nghệ từ HQ tốt hơn nhiều việc chuyển giao công nghệ với máy móc cũ kĩ và lạc hậu từ TQ. 

VN chỉ có một vấn đề trong cán cân thương mai với HQ là chủ đầu tư HQ tham gia nhiều vào các dự án BDS, khách sạn… Nhưng cán cân này đang dần cân bằng khi nhiều khách sạn của HQ ở thời kỳ trước sắp bán lại (ví dụ như Daewoo), còn các dự án về sau thì đều có sự hợp tác với chủ đầu tư VN. 

Trong năm 2012, một trong những biến chuyển lớn của kinh tế VN là đàm phán và ký kết hiệp định FTA với HQ. Đầu thế kỷ 21 VN đã ký với Hoa Kỳ, mang lại hiệu quả lớn cho nền kinh tế chắc ai cũng thấy.
via hungnguyen1402




Không có nhận xét nào: