Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Trung Quốc đang thi hành chính sách " bạo dâm"


2 Bộ trưởng Quốc phòng VN-TQ
Trung Quốc đưa giàn khoan ra Biển Đông, cấm tàu bè lại gần
Cục Hải sự Trung Quốc hôm nay thông báo đặt giàn khoan Hải Dương 943 tại vị trí 17-47.5 độ vĩ bắc, 108-46.0 độ kinh đông, từ ngày 25/3 đến 31/7.
Cục Hải sự Trung Quốc cảnh báo tàu thuyền không đi lại trong phạm vi bán kính 1 hải lý (1,85 km).









20131105103039652_thumb
Một giàn khoan của Trung Quốc Ảnh: Sina
Hải Dương Thạch Du 943 là giàn khoan tự nâng, có thể làm việc ở độ sâu 122 m và khoan sâu đến 10.000 m, do Tập đoàn đóng tàu công nghiệp nặng Đại Liên đóng và vừa được bàn giao từ tháng 1 năm nay.

Trả lời Pv, ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ, nhận định các cơ quan chức năng của chính phủ cần theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn khoan Hải Dương 943 để có phản ứng thích hợp và kịp thời.


Ông Trần Công Trục cho rằng nếu vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 943 nằm trong vùng chồng lấn chưa được phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc ở vịnh Bắc Bộ thì đó là hành vi vi phạm Công ước Luật biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) cũng như vi phạm thỏa thuận giữa hai nước.
Năm 2014, Trung Quốc từng hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đó là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ.
Sau 75 ngày hoạt động trái phép, ngày 16/7/2014 Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi khu vực biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Mọi thông tin góp ý và chia sẻ cho CHUYÊN MỤC và BÀI VIẾT , xin quý độc giả vui lòng gửi về hòm thư bbt@tintuc.vn

Hiếu Trung / ZIng.vn



Trung Quốc đưa giàn khoan ra Biển Đông


  • 3.1k
  • 1
 Cục Hải sự Trung Quốc hôm nay thông báo đặt giàn khoan Hải Dương 943 tại vị trí 17-47.5 độ vĩ bắc, 108-46.0 độ kinh đông, từ ngày 25/3 đến 31/7.


 Một giàn khoan của Trung Quốc Ảnh: Sina
Một giàn khoan của Trung Quốc Ảnh: Sina

Cục Hải sự Trung Quốc cảnh báo tàu thuyền không đi lại trong phạm vi bán kính 1 hải lý (1,85 km). 
Hải Dương Thạch Du 943 là giàn khoan tự nâng, có thể làm việc ở độ sâu 122 m và khoan sâu đến 10.000 m, do Tập đoàn đóng tàu công nghiệp nặng Đại Liên đóng và vừa được bàn giao từ tháng 1 năm nay.
Trả lời Zing.vn, ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ, nhận định các cơ quan chức năng của chính phủ cần theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn khoan Hải Dương 943 để có phản ứng thích hợp và kịp thời.
 Ông Trần Công Trục cho rằng nếu vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 943 nằm trong vùng chồng lấn chưa được phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc ở vịnh Bắc Bộ thì đó là hành vi vi phạm Công ước Luật biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) cũng như vi phạm thỏa thuận giữa hai nước.
 Năm 2014, Trung Quốc từng hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đó là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ.
Sau 75 ngày hoạt động trái phép, ngày 16/7/2014 Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi khu vực biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Hiếu Trung

Đăng bởi Ha Tran on Thứ Hai, ngày 28 tháng 3 năm 2016 | 28.3.16

2 Bộ trưởng Quốc phòng VN-TQ
                                                   2 Bộ trưởng Quốc phòng VN-TQ


HÀ NỘI (CTM Media)- Từ ngày 26 đến 28 Tháng Ba, 2016, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thượng tướng Thường Vạn Toàn đã có mặt tại Hà Nội để gọi là thăm viếng Việt Nam và hội đàm với ông Phùng Quang Thanh về vấn đề Biển Đông.

Tin này được báo chí Việt Nam và truyền thông quốc tế loan tải rộng rãi chứng tỏ hiện nay vấn đề Biển Đông là một trong những tin tức thời sự nóng bỏng hàng đầu không những của Việt Nam mà còn của thế giới.

Vào ngày ông tướng Thường Vạn Toàn lên đường sang Việt Nam, hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc ngoài việc loan tải tin tức còn có thêm mấy bài quan điểm với nội dung là Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề tranh chấp ở Biển Đông không chỉ với Việt Nam mà còn với các quốc gia khác nữa bằng đường lối hội đàm song phương trong hòa bình để không cho những nước chẳng có liên hệ gì đến vấn đề này xía vào.

Theo tin từ báo chí Việt Nam thì trong hội đàm, cả hai Bộ trưởng đều nhận định rằng về tổng thể quan hệ hai nước đang phát triển tích cực, hợp tác quốc phòng những năm qua được duy trì và đạt hiệu quả thiết thực. Nhất trí quân đội hai nước phải bình tĩnh, kiềm chế, kiểm soát tốt tình hình, không đe dọa sử dụng vũ lực, không để xảy ra xung đột cùng giữ gìn hòa bình, ổn định, hợp tác và lợi ích của hai nước, của khu vực và thế giới

Cả ông Thanh lẫn ông Toàn đều xác quyết phải tiếp tục giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua đàm phán trong tinh thần hòa bình, hữu nghị; nghiêm chỉnh tuân thủ thoả thuận chung mà lãnh đạo hai nước đã đề ra; hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung.

Theo các chuyên gia về vấn đề Biển Đông thì đây không phiả là lần đầu tiên hai Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Trung hội đàm về vấn đề này. Lãnh đạo Việt-Trung cũng đã nhiều lần hội đàm chuyện Biển Đông. Nhưng sau mỗi lần hội đàm thì Việt Nam bị mất thêm biển đảo, ngư dân Việt Nam bị tàu trung Quốc bắn giết, cướp phá ngay trên chính ngư trường truyền thống của mình. Điều này cho thấy Trung Quốc không tuân thủ những gì do chính họ đưa ra.

Trong thời gian gần đây Trung Quốc bị thế giới lên án mạnh về âm mưu khống chế Biển Đông bằng vũ lực quân sự nên Bắc Kinh đưa Bộ trưởng Thường Vạn Toàn sang Việt Nam lần này để chứng tỏ Trung Quốc không phải là nước muốn bá quyền Biển Đông bằng sức mạnh quân sự.

Đáng lý ra Việt Nam phải tận dụng cơ hội này để yêu cầu Trung Quốc cam kết với Việt Nam và với cộng đồng quốc tế là không được sử dụng quân sự tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông, chứ nói theo lời lẽ gọi là hòa bình của Trung Quốc như ông Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh là xem như Hà Nội vào rọ của Bắc Kinh.

(CTM)


Ông Dương Trung Quốc: 2/3 lãnh đạo đến QH là nguyên thủ TQ

Hoàng Đan | 
Ông Dương Trung Quốc:  2/3 lãnh đạo đến QH là nguyên thủ TQ
Ông Dương Trung Quốc



Ông Dương Trung Quốc cho hay, trong 3 nhiệm kỳ ông tham gia, ngoài ông Ban Ki Moon thì 2 lãnh đạo mà Quốc hội đón là nguyên thủ quốc gia Trung Quốc.



Thiếu cơ chế đánh giá của cử tri
Trong phát biểu trước Quốc hội sáng nay 28/3, ông Dương Trung Quốccho rằng, trong các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ nếu chúng ta chỉ theo tuyến tính ngày hôm nay hơn ngày hôm qua và ngày mai hơn ngày hôm nay thì mới chỉ nhìn vấn đề một cách phiến diện.
"Điều quan trọng hơn là chúng ta có theo kịp được sự phát triển của đất nước, nhu cầu của đời sống, nguyện vọng của người dân không? Thước đo đó mới là quan trọng.
Nếu thước đo là nhiệm kỳ này chúng ta làm 100 luật và nhiệm kỳ trước là một nửa thì rất đáng ghi nhận. Nhưng luật đó có đi vào đời sống không?
Chỉ người dân - những người thụ hưởng thành quả của Quốc hội cũng như chịu đựng hậu quả của những sai sót của Quốc hội mới là người đánh giá chính xác nhất", ông Quốc nói.
Ông cũng nhìn nhận, đánh giá này không đơn giản và khi đọc xong báo cáo, nghe trình bày có chỗ cho rằng nhân dân rất tin tưởng, có chỗ lại cho rằng băn khoăn...
"Dường như Quốc hội thiếu một cơ chế đánh giá ý kiến cử tri và mối tương tác với cử tri mới là điều quan trọng nhất.
Chúng tôi mong rằng, thời gian tới, bên cạnh hoạt động của MTTQ, của truyền thông... thì Quốc hội cần kênh khoa học để cử tri đánh giá", ông Quốc nêu.
"Làm sao biển không còn gợn sóng nữa"
Ông Quốc cũng nhấn mạnh, hoạt động đối ngoại là rất quan trọng, đa dạng về hình thái. Có rất nhiều hoạt động đối ngoại lớn của Quốc hội mà người dân chưa hiểu hết, chưa thấy hết.
"Nhưng một trong những cái thiết thực nhất với người dân là hoạt động ngoại giao ấy có tác động trực tiếp để làm sao cho người dân đi biển yên tâm không?
Làm sao cho biển không còn gợn sóng nữa, làm sao cho chúng ta bảo vệ được chủ quyền đất nước? Trên lĩnh vực này, tôi thấy Quốc hội qua ý kiến của người dân là chưa hài lòng", ông Quốc nêu.
Với tư cách là cơ quan đại diện cao nhất của người dân, nhiều phản ứng của Quốc hội chậm. Quốc hội chính là một lĩnh vực ngoại giao nhân dân cao nhất và trải nghiệm lịch sử cho thấy, tiếng nói QH rất quan trọng.
Nó không chỉ thể hiện ý chí quyết tâm mà cũng thể hiện mong muốn hòa bình. Do đó, trong thời gian tới những vấn đề còn nguyên vẹn như vậy Quốc hội cần quan tâm, có tiếng nói kịp thời, phản ứng.
Một trong những hoạt động của Quốc hội, trên diễn đàn cao nhất, chúng ta đã hết sức trân trọng đón ông Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon, người đại diện cao nhất của tổ chức quốc tế uy tín nhất mà chúng ta là thành viên.
Một bài diễn văn không dài nhưng rất sâu sắc, khiến nhiều đại biểu hoan nghênh.
"Nhưng qua 3 nhiệm kỳ QH tôi chứng kiến thì ngoài ông Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc chỉ có 2 lần QH đón nguyên thủ Quốc gia và đều của Trung Quốc là ông Hồ Cẩm Đào và ông Tập Cận Bình.
Việc đón một nguyên thủ quốc gia của một nước lớn, có nhiều quan hệ với chúng ta là rất đáng trân trọng. Nhưng nếu chúng ta không tạo thành một thông lệ, tất nhiên có chuẩn mực, để chúng ta mời có nhiều tiếng nói hơn, thì nhân dân băn khoăn.
Hơn nữa, trong hoàn cảnh cụ thể của chúng ta hiện nay thì ai là người mời...?
Có chuẩn mực quy định nào để được Quốc hội chấp thuận không? Chúng ta cần phải làm để sau này còn mời nhiều người khác đến nữa", ông Quốc nhấn mạnh.
Ông Quốc cũng nêu rõ, diễn đàn Quốc hội là diễn đàn bày tỏ quan điểm chứ không thuần túy là diễn đàn xã giao.
"Người dân hỏi tôi, khi Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu ý kiến, các đại biểu vỗ tay thì ông thấy như thế nào, đồng thuận với phát biểu chăng hay chỉ là xã giao.
Chắc mỗi ĐBQH hôm đó đều suy nghĩ về việc này. Vì thế, tôi đề nghị nên chuẩn mực chuyện đó và coi như là một sinh hoạt thường xuyên của QH, có quy định rõ ràng, thể hiện sự đồng thuận của chúng ta khi đến với diễn đàn QH.
Từ đó, qua diễn đàn QH, người dân nắm được các vấn đề đối ngoại quan trọng", ông nói.
theo Thế giới trẻ

Không có nhận xét nào: